* Khí thải từ các phương tiện vận tải:
Trong quá trình thi công công trình như: đào đắp và san ủi mặt bằng, vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng và trang thiết bị, thi công xây dựng,.…hoạt động của các phương tiện vận tải phục vụ cho các công việc trên sẽ thải ra môi trường một lượng khói thải chứa các chất gây ô nhiễm không khí như: bụi, SOx, NOx, COx, hydrocacbon,…
Trong giai đoạn nhà máy đi vào hoạt động cũng phát sinh khí thải từ các loại phương tiện vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm ra vào nhà máy, các phương tiện này sử dụng nhiên liệu chủ yếu là xăng và dầu diezel, chúng sẽ thải ra môi trường một lượng khi thải chứa các chất gây ô nhiễm không khí như: COx, NOx, SOx, hydrocarbon, aldehyd, bụi.
Tải lượng chất ô nhiễm từ các phương tiện vận tải thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.4: Tải lượng chất ô nhiễm từ các phương tiện vận tải
STT Chất ô nhiễm Hệ số ô nhiễm ((kg/Lxăng)
1 SO2 0,00625
2 NO2 0,01
3 CO 0,075
4 Bụi 0,005
5 THC 0,01
Nguồn : Viện CN&XH Quản lý tài nguyên ITMER
Đặc điểm nổi bật của nguồn ô nhiễm này là nguồn ô nhiễm rất thấp, di động,…xe chạy trên đường thì chủ yếu gây ô nhiễm cho 2 bên đường. Nguồn ô nhiễm này phân bố rải rác và khó kiểm soát một cách chặt chẽ được.
Các khí NOx, SO2 khi bị oxi hoá trong không khí, có thể kết hợp với nước mưa tạo nên mưa axit gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng và thảm thực vật. Sự có mặt NOx, SOx trong không khí nóng ẩm còn làm tăng cường quá trình ăn mòn kim loại, phá hủy vật liệu bêtông, nhà cửa.
Không những vậy mà các chất này còn ảnh hưởng đến sức khoẻ công nhân lao động tại khâu lên xuống hàng hoá, nguyên vật liệu và người dân sống dọc lộ
giao thông. Mức độ ảnh hưởng phụ thuộc vào thời gian tiếp xúc và nồng độ các chất có trong không khí.
Bảng 3.5: Biểu hiện gây độc của SO2, NO2 và CO2
Tên Nồng độ Biểu hiện
SO2
20.000 - 30.000 µg/m3 Kích thích hô hấp 50.000 µg/m3 Ho
130.000 - 260.000 µg/m3 Nguy hiểm NO2
5990 µg/m3 Ảnh hưởng xấu đến hô hấp
72 µg/m3 Ảnh hưởng đến phổi nếu tiếp xúc thường xuyên
CO2
0,5 - 1,5 % Gây khó chịu đến không thể làm việc
3,0 - 6,0 % Nguy hiểm đến tính mạng khi tiếp xúc 40 – 60 phút
Nguồn: Độc học môi trường, Lê Huy Bá
Tuy nhiên, dạng ô nhiễm từ các phương tiện vận tải có thể gián đoạn không liên tục và ít tập trung nên các tác động của nó không lớn.
* Khí thải từ việc đốt dầu DO:
Theo dự án đầu tư nhà máy thì để sản xuất 1 tấn thành phẩm cần 40 lít dầu Diezen (dầu DO), trong đó: 20l dự trữ cho máy phát điện dự phòng khi có sự cố cúp điện và 20l sử dụng ở các công đoạn cần cấp nhiệt trong sản xuất như lò hơi, ….
Thành phần khí thải phụ thuộc vào chế độ đốt; nếu cháy hoàn toàn sẽ sinh ra chủ yếu là khí CO2, hơi nước, SO2, bụi khói; nếu cháy không hoàn toàn thì ngoài các thành phần nêu trên còn sinh ra khí CO, CxHy, NOx, SO2,…
- Tính chất và thành phần dầu DO:
Bảng 3.6: Tính chất và thành phần của dầu DO
STT Chỉ tiêu – đơn vị Mức quy định
(thông dụng)
01 Trị số Xêtan – Contanc Number min 45,00
02 Thành phần cất – Distillation, 0C - Điểm cất 50% Vol - Điểm cất 90% Vol max 290,0 max 370,0 03 Độ nhớt – Viscosity/400C, mm2/s (cSl) 1,8 ÷ 5,0 04 Nhiệt độ bắt cháy cốckin – Flash Point, 0C min 60,0
05 Điểm đông đặc – Pour Point, 0C max 9,0
06 Hàm lượng tro – Ash, % Vol max 0,02
07 Hàm lượng nước – Water, % Vol 0,05
08 Hàm lượng lưu huỳnh – Total Sulfua, % Wt max 1,0 09 Ăn mòn đồng – Corrosion, 3h/500C max N-1
10 Màu sắc – Color, ASTM max N-2
11 Densityat 150C, g/cm3 max 0,870
Nguồn: Petrolimex – 2006
- Hệ số ô nhiễm do đốt dầu DO như sau:
Bảng 3.7: Hệ số ô nhiễm do đốt dầu DO
STT Các chỉ tiêu ô nhiễm Hệ số ô nhiễm (Kg/1 tấn dầu)
1 Bụi 0,28 2 SO2 20 x S 3 SO3 0,28 x S 4 NOx 2,84 5 CO 0,71 6 VOC 0,035
Nguồn : Viện Môi trường và Tài nguyên, 1998
Ghi chú: S: Hàm lượng lưu huỳnh trong dầu DO, bằng 1%
(Nguồn: Petrolimex)
Theo nguồn Petrolimex thì lượng khí thải khi đốt 1kg dầu DO là: 38,6 m3
hay 38.600 m3/1tấn dầu DO.
Như vậy, với lượng dầu DO dự kiến sử dụng trong 1 năm là: 40 x 3.500 = 140.000 lít, tương đương 135,8 tấn/năm (1 lít dầu DO nặng 0,97 kg), thì tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải đốt dầu mà hàng năm dự án thải vào môi trường như sau:
Bảng 3.8: Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm từ khí thải đốt dầu DO
Chất ô nhiễm Tải lượng (tấn/năm) Nồng độ
mg/m3 TCVN 5939-2005(B) Bụi 0,038 7,2 200 SO2 0,027 5,1 500 SO3 0,00038 0,07 50
NOx 0,386 73,6 850
CO 0,096 18,3 1.000
VOC 0,00475 0,9 -
Ghi chú: TCVN 5939 ÷ 2005: Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ, cột B áp dụng cho các nhà máy, cơ sở xây dựng mới.
Nhận xét: Theo kết quả tính được về nồng độ các chất ô nhiễm từ khí thải
do đốt dầu DO ở bảng trên, so sánh với tiêu chuẩn khí thải (TCVN 5939-2005, cột B) cho thấy, hầu hết nồng độ các chất ô nhiễm đều nằm trong mức tiêu chuẩn cho phép. Tuy nó không không đáng kể nhưng với thời gian dài nó có thể làm cho chất lượng không khí trong khu vực bị thay đổi theo chiều hướng xấu, có thể ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
- Cụ thể những tác động của chất ô nhiễm trong khí thải đốt dầu DO như: SO2, COx,.... được mô tả ở phần trên ( khí thải từ các phương tiện vận tải).
- Đối với các chất hữu cơ bay hơi (VOC): thường ít gây nhiễm độc mãn tính mà chỉ gây độc cấp tính. Các triệu chứng nhiễm độc cấp tính là: suy nhược, chóng mặt, say, co giật, ngạt,…Khi hít thở Hydrocacon ở nồng độ 40.000 mg/m3
có thể nhiễm độc cấp tính với các triệu chứng: tức ngực, chóng mặt, rối loạn giác quan, nhức đầu, buồn nôn,…Khi hít thở Hydrocacon ở nồng độ 60.00 mg/m3 sẽ xuất hiện các cơn co giật, rối loạn tim và hô hấp, thậm chí có thể tử vong. Tuy rất nguy hiểm nhưng đối với nồng độ thải của nhà máy này sẽ không gây ảnh hưởng gì vì nồng độ của nó rất nhỏ (0,99 mg/m3).
Bản chất các chất ô nhiễm trong khí thải đốt dầu DO tuy có ảnh hưởng đến môi trường nhưng với nồng độ nhỏ hơn tiêu chuẩn cho phép thì ảnh hưởng tới môi trường không nhiều. Tuy nhiên, lượng thải phát sinh trong suốt thời gian nhà máy hoạt động nên cũng cần có biện pháp khống chế, ngăn ngừa nhằm giảm đến mức thấp nhất các tác động.