Tài nguyên sinh vật và hệ sinh thái khu vực

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Quốc Ái” (Trang 27 - 31)

Qua khảo sát thực tế tại khu vực thực hiện dự án nhận thấy:

Khu vực dự án và vùng lân cận không có loại thực vật và động vật nào quí hiếm; thực vật chủ yếu là dừa trồng dọc theo các bờ bao, dừa nước, mắm, bạch đằng, cỏ nước mặn, và các loài cỏ dại mọc tự nhiên,…...

Động vật chủ yếu là các loài gia súc, gia cầm được nuôi theo quy mô hộ gia đình như: lợn, gà, vịt, chó,……Dưới nước có nhiều loài thủy sản nước mặn, lợ, ngọt như: tôm, cua, ghẹ,…và thủy sản nước ngọt như: cá lóc, cá rô,……chúng phát triển quanh năm.

2.2 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI2.2.1 Điều kiện về kinh tế 2.2.1 Điều kiện về kinh tế

Cơ cấu kinh tế của tỉnh Cà Mau qua các năm được trình bày trong bảng sau:

Bảng 2.6: Cơ cấu kinh tế (%) diễn biến qua các năm

Cơ cấu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Tổng số 100 100 100

Ngư - Nông - Lâm nghiệp 48,28 45,57 37,40

Công nghiệp - xây dựng 28,97 31,37 40,47

Thương mại - Dịch vụ 22,75 23,06 22,13

Nguồn: Cục Thống kê Cà Mau, Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội tỉnh Cà Mau

* Huyện Thới Bình:

+ Kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế - xã hội năm 2008 như sau:

- Tổng sản phẩm trong huyện (giá trị thực tế) ước đạt 1.138 tỷ đồng, đạt 96,95% kế hoạch, tăng 12,45% so với cùng kỳ. Trong đó: Nông - ngư nghiệp 724 tỷ đồng, đạt 97,30% kế hoạch, tăng 9,20%; Công nghiệp - xây dựng 89 tỷ đồng, đạt 90,82% kế hoạch, tăng 20,27%; Dịch vụ 325 tỷ đồng, đạt 97,10% kế hoạch, tăng 18,18%.

- Thu nhập bình quân đầu người (GDP) ước 8,3 triệu đồng, đạt 103,75% kế hoạch, tăng 19,54%.

- Ước thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện được 46.500 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch, bằng 124% so với cùng kỳ.

- Tỷ lệ hộ sử dụng điện 93%, đạt 100% kế hoạch. + Nông nghiệp:

- Cây lúa: Vụ mùa năm 2008, đã xuống giống 27.832 ha lúa, đạt 110% kế hoạch, bằng 113,70% so với cùng kỳ.

- Cây mía: Diện tích mía 1.494 ha, đạt 59,76% kế hoạch, bằng 58,93% so với cùng kỳ, ước tổng sản lượng 112.000 tấn.

- Hoa màu: Diện tích hoa màu thu hoạch 459 ha, giảm 37,73% so với cùng kỳ, năng suất bình quân từ 08 - 09 tấn.

- Chăn nuôi-thú y: Tổng đàn heo khoảng 13.500 con, đạt 67,50% kế hoạch, bằng 82,06% so với cùng kỳ; đàn gia cầm có 170.000 con, đạt 141,67% kế hoạch, bằng 200% so với cùng kỳ.

+ Thủy sản:

- Diện tích nuôi trồng thủy sản 45.340 ha, đạt 104,70% kế hoạch, bằng 100,81% so với cùng kỳ.

Trong đó: Diện tích tôm 44.031 ha, đạt 104,83% kế hoạch, bằng 104,89% so với cùng kỳ.

- Sản lượng thủy sản thu hoạch ước 28.866 tấn, đạt 103,09% kế hoạch, bằng 103,54% so với cùng kỳ.

Hỗ trợ cho 223 hộ thuộc xã chương trình 135, ở xã Hồ Thị Kỷ, với 2.198 ngàn con tôm sú giống, trị giá 25,3 triệu đồng.

* Xã Hồ Thị Kỷ:

Trong năm 2008, thu ngân sách nhà nước được 536.392.400 đ, đạt 103,15%; thu ngân sách xã được 2.567.712.359 đ đạt 136,33% so với dự toán huyện giao.

+ Hoạt động nông nghiệp:

Nông nghiệp chủ yếu là đất trồng lúa trên đât nuôi tôm và nuôi trồng thủy sản nước lợ. Các hoạt động nông nghiệp chủ yếu quy mô nhỏ theo từng hộ gia đình, có phần mang tính tự phát.

Năm 2008, cải tạo ao đầm trên diện tích 7.676 ha, thả con giống ước tính 12.000 con/ha. Thu hoạch bình quân 75kg/ha đạt 1.950 tấn. Sản lượng cá các loại bình quân 500kg/ha.

Sản lượng lúa thu hoạch được trên đất nuôi tôm ước đạt 3 ÷ 3,5 tấn/ha.

Diện tích gieo mạ (tận dụng sân và bờ vuông) được 64,2 ha, tính tổng cộng đến cuối năm 2008 diện tích gieo xạ được 2.761 ha đạt 108,8% chỉ tiêu trên giao.

Sản lượng gia cầm toàn xã là 29.384 con.

+ Hoạt động sản xuất công nghiệp:

Hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn xã Hồ Thị Kỷ còn hạn chế, hầu như không có các cơ sở công nghệp lớn nhưng dọc tuyến lộ Cà Mau đi U Minh (lộ cũ) cũng có rải rác một vài cơ sở sản xuất quy mô nhỏ như: nhà máy chế biến thức ăn thủy sản Tư Huê,…...Nói chung khu vực này tỷ lệ phát triển ngành nghề công nghiệp còn thấp.

+ Hoạt động dịch vụ và các ngành khác:

Chủ yếu là các loại hình dịch vụ, kinh doanh nhỏ lẻ quy mô gia đình. Nói chung, các loại hình dịch vụ, kinh doanh khác trong khu vực này chưa phát triển. Trong tương lai khu vực này dân cư sẽ đông đúc hơn và các loại hình dịch vụ cũng phát triển theo khi thành phố Cà Mau được mở rộng.

+ Hạ tầng giao thông:

Dự án nằm trong khu vực thuận lợi giao thông thủy, bộ. Vị trí dự án nằm cặp Sông Tắc Thủ và lộ Cà Mau-U Minh nên rất thuận tiện cho hoạt động của dự án.

+ Điều kiện cung cấp điện, nước:

Nước phục vụ cho nhu cầu ăn uống, sinh hoạt ở đây chủ yếu bằng nước ngầm và nước mưa vào mùa mưa. Nước của Công ty Cấp thoát nước và Công trình đô thị Cà Mau chưa tới được khu vực này.

Sử dụng lưới điện Quốc gia. Hiện tại trên địa bàn xã có 3.088 hộ sử dụng điện đúng quy định.

2.2.2 Điều kiện về xã hội

Điều kiện chăm sóc sức khỏe: Hiện nay, ngoài bệnh viện đa khoa của huyện, còn có 12 đơn vị xã, thị trấn có cơ sở y tế, có 103 tổ y tế ấp đang hoạt động hiệu quả, 09 đơn vị có bác sĩ (còn 03 đơn vị chưa có Bác sĩ gồm: Tân Lộc Đông, Hồ Thị Kỷ và thị trấn Thới Bình); 06 xã có trạm y tế được công nhận đạt chuẩn quốc gia, đang tiếp tục xây dựng đạt chuẩn quốc gia cho các trạm y tế xã còn lại.

Giáo dục: Thực hiện tốt công tác dạy và học theo chương trình của Bộ Giáo dục & Đào tạo, chất lượng giáo dục ngày một nâng cao. Kết quả năm học 2007 - 2008: cấp tiểu học có 2.147 học sinh hoàn thành chương trình, đạt tỷ lệ 98,67%; trung học cơ sở tốt nghiệp 1.477 học sinh, đạt 99,06%; tốt nghiệp trung học phổ thông 736/822 học sinh, đạt 89,50%. Năm học 2008 - 2009, có 47 điểm trường, 948 lớp học, 24.723 em học sinh đang theo học từ mẫu giáo đến THPT (trong đó THPT có 03 trường, 60 lớp và 2.203 em học sinh). Ngành Giáo dục và Đào tạo của huyện tiếp tục thực hiện các cuộc vận động “Hai không” và “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” của Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động.

* Khu vực Xã Hồ Thị Kỷ:

Dân số, lao động: Số người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao, nguồn lao động về chất lượng chưa cao, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cũng còn hạn chế, cần phải có kế hoạch đào tạo tại chỗ, thực hiện các chính sách phù hợp để động viên, khuyến khích góp phần tích cực thúc đẩy đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở địa phương hiện nay.

Về văn hoá: xã đã đựơc công nhận đạt chuẩn văn hoá. Đến cuối năm 2008, xã đã công nhậ được 3886/4.160 hộ đạt 93,41% hộ gia đình đạt chuẩn văn hoá và 613 hộ đạt gia đình văn hoá tiêu biểu đạt 12,38%, đã công nhận 11/11 ấp đạt chuẩn văn hoá.

Về y tế: Trong những những năm gần đây, nền y tế của khu vực luôn được coi trọng nhưng chưa phát triển mạnh, hiện nay toàn xã chỉ có 1 cơ sở y tế; cơ sở hạ tầng và thiết bị y tế chưa được trang bị đầy đủ, đội ngũ cán bộ y tế phục vụ trong ngành còn thiếu; do đó công tác khám chữa bệnh cho người dân chưa đáp ứng kịp thời, nhiều trường hợp phải chuyển lên thành phố Cà Mau để điều trị gây ít nhiều khó khăn cho người dân trong khu vực. Tuy nhiên, do vị trí của xã gần thành phố Cà Mau nên việc khám chữa bệnh của bà con trong xã được thuận lợi hơn.

Về giáo dục: Ngành giáo dục của khu vực đang có những bước phát triển mạnh mẽ, số lượng trường lớp, phòng học, cấp học, đội ngũ giáo viên… mỗi năm đều tăng đáng kể, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị được đầu tư đầy đủ. Công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, giáo viên được coi trọng, chương trình phổ cập giáo dục cho các bậc tiểu học, trung học cở sở và xóa mù chữ đã vượt kế hoạch so với các năm trước, không còn tình trạng học ca ba, thiếu trường, thiếu lớp, phát huy tốt vai trò hoạt động của hội khuyến học, chất lượng và hiệu quả nền giáo dục của toàn xã đang được nâng lên một tầm cao mới.

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Quốc Ái” (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w