BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNGDự án: Đầu tư mở rộng, nâng công suất nhà máy đường Phụng Hiệp từ 2.300 TMN lên 3.000 TMNBÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNGDự án: Đầu tư mở rộng, nâng công suất nhà máy đường Phụng Hiệp từ 2.300 TMN lên 3.000 TMNBÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNGDự án: Đầu tư mở rộng, nâng công suất nhà máy đường Phụng Hiệp từ 2.300 TMN lên 3.000 TMN
Trang 1MỤC LỤC
MỤC LỤC I DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT V DANH MỤC CÁC BẢNG VI DANH MỤC CÁC HÌNH VIII TÓM TẮT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 1
1.2.2 Mối quan hệ của dự án với cụm CN-TTCT thị xã Ngã Bảy 8
2 CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM 92.1 Các văn bản pháp luật 9
2.2 Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành 10
2.3 Nguồn tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập 10
3 PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG
1.4.2 Khối lượng và quy mô các hạng mục dự án 15
1.4.2.1 Các hạng mục công trình hiện hữu15
1.4.2.2 Các hạng mục công trình mở rộng và xây mới 15
1.4.3 Công nghệ sản xuất, vận hành 16
1.4.3.1 Công đoạn ép mía 16
1.4.3.2 Công đoạn làm sạch nước mía (hóa chế) 18
1.4.3.3 Công đoạn kết tinh đường 20
1.4.4 Danh mục máy móc, thiết bị bổ sung trong dự án 23
1.4.5 Nguyên, nhiên, vật liệu và các chủng loại sản phẩm của nhà máy 23
Trang 21.4.5.1 Nhu cầu về nguyên liệu sản xuất 23
1.4.5.2 Nhu cầu phụ liệu 24
1.4.5.3 Nhu cầu năng lượng, nhiên liệu 24
1.4.6 Nhu cầu lao động và chế độ làm việc 26
1.4.6.1 Nhu cầu lao động 26
1.4.6.2 Chế độ làm việc tại nhà máy: 26
2.1 ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN 28
2.1.1 Điều kiện về địa lý, địa chất 28
2.1.3 Điều kiện thủy văn 32
2.1.4 Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường vật lý 33
2.1.4.1 Chất lượng không khí xung quanh 33
2.1.4.2 Chất lượng nước mặt 35
2.1.4.3 Chất lượng nước ngầm 37
2.1.4.4 Hiện trạng chất lượng đất mặt 39
2.1.5 Hiện trạng tài nguyên sinh học 39
2.2 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI 40
2.2.1 Điều kiện về kinh tế 40
2.2.1.1 Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp40
2.2.1.2 Thương mại, dịch vụ 41
2.2.1.3 Tình hình phát triển nông nghiệp 41
2.2.2 Điều kiện về xã hội 42
2.2.3 Hiện trạng quản lý môi trường của nhà máy đường Phụng Hiệp 422.2.3.1 Xử lý bụi và khí thải42
2.2.3.2 Xử lý nước thải sản xuất 44
Trang 32.2.3.3 Xử lý chất thải rắn 45
2.2.3.4 Xử lý chất thải nguy hại 45
CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 46
3.1.3.1 Các rủi ro, sự cố trong xây dựng cơ bản 73
3.1.3.2 Những rủi ro, sự cố trong quá trình hoạt động của nhà máy 733.2 NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA ĐÁNH GIÁ 74
CHƯƠNG 4 BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC VÀ PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 76
4.1 BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC
4.1.1 Trong giai đoạn xây dựng 76
4.1.1.1 Giảm thiểu ô nhiễm không khí 76
4.1.1.2 Kiểm soát ô nhiễm từ nước thải 76
4.1.1.3 Khống chế chất thải rắn trong quá trình xây dựng 77
4.1.1.4 Giảm thiểu tác động từ ô nhiễm nhiệt 77
4.1.2 Trong giai đoạn vận hành 77
4.1.2.1 Xử lý khí thải từ lò hơi 77
4.1.2.2 Khống chế ô nhiễm do nước thải 79
4.1.2.3 Khống chế ô nhiễm từ chất thải rắn 86
4.1.2.4 Quản lý chất thải nguy hại 86
4.1.2.5 Giảm thiểu tiếng ồn và rung 86
4.2 BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ ĐỐI VỚI CÁC RỦI RO, SỰ CỐ864.2.1 Trong giai đoạn xây dựng 86
4.2.1.1 Biện pháp an toàn lao động 86
4.2.1.2 Biện pháp phòng cháy chữa cháy 87
4.2.1.3 Công tác cứu chữa khi tai nạn xảy ra 87
Trang 44.2.1.4 Các biện pháp khác 87
4.2.2 Trong giai đoạn vận hành 88
4.2.2.1 Biện pháp phòng cháy, chữa cháy 88
4.2.2.2 Phòng ngừa sự cố rò rỉ hóa chất 88
4.2.2.3 Tạo điều kiện làm việc thoải mái 88
CHƯƠNG 5 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 90
4.1 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 90
4.2 CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG92
4.2.1 Giám sát chất thải 92
4.2.1.1 Nước thải 92
4.2.1.2 Khí thải lò hơi 92
4.2.1.3 Không khí khu vực sản xuất 92
4.2.2 Giám sát môi trường xung quanh 92
4.2.2.1 Không khí xung quanh 92
4.2.2.2 Môi trường nước mặt 93
4.2.2.3 Môi trường nước ngầm 93
Trang 5DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
CN-TTCN Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
GDP Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội)
ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường
BOD Biochemical Oxygen Demand – nhu cầu oxy sinh hóa
COD Chemical Oxygen Demand – nhu cầu oxyhóa học
SS Suspended Solids - Chất lơ lửng
BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường
WHO World Health Organization - Tổ chức y tế thế giới
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1 Các hạng mục công trình hiện hữu của nhà máy 15
Bảng 2 Các máy móc thiết bị bổ sung phục vụ nâng công suất 23
Bảng 3 Đặc điểm cấu thành mía cây 23
Bảng 4 Định mức một số phụ liệu trong sản xuất đường tại nhà máy 24
Bảng 5 Định mức các hóa chất khác 24
Bảng 6 Định mức sử dụng nước trong sản xuất 25
Bảng 7 Nhiệt độ không khí trung bình qua các năm 29
Bảng 8 Độ ẩm tương đối trung bình qua các năm 30
Bảng 9 Số giờ nắng các tháng trong năm 31
Bảng 10 Lượng mưa trung bình các tháng trong năm 32
Bảng 11 Chất lượng không khí xung quanh tại thời điểm lập ĐTM bổ sung 33
Bảng 12 Hiện trạng chất lượng không khí khu vực nhà máy 34
Bảng 13 Chất lượng nước mặt khu vực nhà máy tại thời điểm lập ĐTM bổ sung 35
Bảng 14 Hiện trạng chất lượng nước mặt tại nhà máy 36
Bảng 15 Chất lượng nước ngầm tại thời điểm lập ĐTM bổ sung 37
Bảng 16 Chất lượng nước ngầm tại nhà máy 38
Bảng 17 Chất lượng đất mặt tại nhà máy 39
Bảng 18 Kết quả quan trắc môi trường không khí tại nhà máy 43
Bảng 19 Kết quả quan trắc môi trường không khí xung quanh 44
Bảng 20 Kết quả đo đạc khói thải lò hơi 44
Bảng 21 Kết quả quan trắc chất lượng nước thải sản xuất tại nhà máy 45
Bảng 22 Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải trong giai đoạn xây dựng 46
Bảng 23 Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải giai đoạn xây dựng 47
Bảng 24 Đối tượng, quy mô chịu tác động trong giai đoạn xây dựng 47
Bảng 25 Ước tính tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải của các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng 48
Bảng 26 Nồng độ các chất khí đo được trong quá trình hàn điện vật liệu kim loại 49
Bảng 27 Ảnh hưởng của SO2 đối với con người 50
Bảng 28 Mức ồn phát sinh từ các thiết bị thi công công trình 51
Bảng 29 Tác hại của tiếng ồn có cường độ cao đối với sức khoẻ của con người 52
Bảng 30 Mức rung của các phương tiện thi công (dBA) 53
Bảng 31 Lượng chất ô nhiễm của một người trong một ngày 54
Bảng 32 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của công nhân 55
Trang 7Bảng 33 Các nguồn gây tác động liên quan chất thải trong giai đoạn dự án đi vào hoạt
động 58
Bảng 34 Đối tượng, quy mô chịu tác động trong giai đoạn vận hành 59
Bảng 35 Tải lượng ô nhiễm từ quá trình đốt lò hơi 60
Bảng 36 Hệ số phát thải của tàu và sà lan chạy bằng động cơ diezen 61
Bảng 37 Tải lượng chất ô nhiễm trong khí thải của ghe tàu 61
Bảng 38 Tải lượng và nồng độ chất ô nhiễm khi chạy máy phát điện 62
Bảng 39 Thành phần chất thải rắn từ sản xuất đường 68
Bảng 40 Thành phần khoáng của tro bã mía 69
Bảng 41 Mức độ tin cậy của các phương pháp sử dụng 75
Bảng 42 Kế hoạch quản lý môi trường của nhà máy 90
Trang 8DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1 Vị trí nhà máy trên bản đồ vệ tinh 14
Hình 2 Vị trí nhà máy trên bản đồ thị xã Ngã Bảy 14
Hình 3 Sơ đồ công nghệ ép mía 17
Hình 4 Sơ đồ công nghệ làm sạch nước mía bằng phương pháp sunfit hóa 20
Hình 5 Sơ đồ quy trình kết tinh đường thô 22
Hình 6 Tóm tắt công nghệ sản xuất và dòng thải 70
Hình 7 Sơ đồ thiết bị lọc bụi kiểu cyclone tổ hợp 78
Hình 8 Mô hình thiết bị cylon ướt tại nhà máy 79
Hình 9 Sơ đồ phân dòng nước thải tại nhà máy 81
Hình 10 Sơ đồ bể gạn dầu mỡ 82
Hình 11 Sơ đồ cấu tạo bể tự hoại 82
Hình 12 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải tại nhà máy 85
Trang 9TÓM TẮT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
1 Các nội dung chính của dự án
Nhà máy đường Phụng Hiệp tọa lạc tại khu vực 5, phường Hiệp Thành, thị xãNgã Bảy, tỉnh Hậu Giang Nhà máy được thành lập năm 1999 theo quyết định số 585/QĐ.UB.TCCB ngày 13/03/1999 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cần Thơ (cũ), trực thuộccông ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ
Công suất thiết kế ban đầu của Nhà máy là 1.250 tấn mía/ngày Từ tháng 4 năm
2006, Nhà máy bắt đầu quá trình nâng cấp công suất và đến tháng 10 năm 2006 hoànthành việc nâng cấp công suất lên 2.300 tấn/ngày
Hiện tại, nhà máy đang tiến xây dựng bổ sung một số hạng mục công trình, lắpđặt thêm các trang thiết bị máy móc mới nhằm mục tiêu nâng cấp công suất sản xuấtcủa nhà máy lên 3.000 tấn/ngày
Việc nâng cấp mở rộng được thực hiện trên phần diện tích đất sẵn có của nhàmáy, với tổng diện tích 101.942 m2 Trong đó, tổng diện tích các công trình xây mới
và mở rộng khoảng 1.512 m2 Các hạng mục công trình mở rộng và xây mới bao gồm:
- Khu ly tâm, thành phẩm mở rộng: 288 m2
- Xưởng cơ điện xây mới: 864 m2
- Khu lò hơi số 04 xây mới: 360 m2
2 Các nguồn phát sinh chất thải từ hoạt động của nhà máy
Trong quá trình hoạt động của nhà máy có thể phát sinh các tác nhân gây ônhiễm tác động đến môi trường Các nguồn phát sinh ô nhiễm do hoạt động của nhàmáy bao gồm:
a Nguồn phát sinh khí thải
Sự phát sinh khí thải từ quá trình đốt lò hơi bằng nhiên liệu bã mía là nguồn gây
ô nhiễm không khí chủ yếu tại nhà máy Thành phần khí thải từ quá trình đốt lò hơichủ yếu là: bụi, SO2, NO2, CO, Lưu lượng khí thải từ quá trình đốt lò hơi là rất lớnkhoảng 120.000 m3/giờ (vì 1kg bã mía khi đốt cháy cần 4,45m3 không khí, thôngthường nhà máy đường có lương bã mía bằng 30% lượng mía, lượng bã mía dùng đểđốt lò hơi bằng 70% lượng bã mía sản sinh ra từ quá trình ép), do đó nếu không cóbiện pháp xử lý tốt thì lượng khí thải này không chỉ gây tác động xấu đến môi trườngkhông khí trong khu vực mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng dân cư xungquanh nhà máy
Ngoài ra, khí thải phát sinh từ các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu và sảnphẩm; khí thải phát sinh từ máy phát điện dự phòng; mùi hôi từ hệ thống xử lý khí thải
và khu vực tồn trữ bã mía, bùn cũng là nguồn gây ô nhiễm đáng kể đến môi trườngkhông khí
b Nguồn phát sinh nước thải
Trang 10Nguồn tác động đến môi trường nước chủ yếu do nước thải phát sinh từ quátrình sản xuất của nhà máy Khối lượng nước thải từ quá trình sản xuất là rất lớn Nướcthải của các công đoạn khác nhau có mức độ ô nhiễm khác nhau Có thể phân loạinước thải từ các nguồn như sau:
- Nước ngưng tụ (loại 1): Bao gồm nước ngưng tụ của các thiết bị trao đổi
nhiệt như: đun nóng, cô đặc, nấu đường Dòng nước này hoàn toàn mềm sạch, hiệntại theo quy trình sản xuất được tuần hoàn trở lại bổ sung vào nguồn nước cung cấpcông nghệ và nồi hơi
- Nước thải sạch (loại 2): Nước thải từ các quá trình làm mát các thiết bị như:
nước làm mát ở các động cơ điện, các turbine, trục ép, trợ tinh, các thiết bị tạo chânkhông ngưng tụ kiểu phun (cột Jet), từ bơm chân không, máy nén khí… Các dòng thảinày bị làm tăng nhiệt độ do quá trình trao đổi nhiệt
- Nước thải ô nhiễm (loại 3): Các dòng nước thải còn lại sẽ gây ô nhiễm ở mức độ
khác nhau, lượng phát sinh tối đa khoảng 250 m3/ngày-đêm, bao gồm:
+ Nước thải vệ sinh nhà xưởng, thiết bị trong quá trình sản xuất: chủ yếu lànước thải vệ sinh ở công đoạn ép mía, có chứa đường hòa tan, nhiễm dầu mỡ từ các ổtrục của máy ép Đây là loại nước thải phát sinh thường xuyên trong suốt quá trình sảnxuất của nhà máy
+ Nước thải vệ sinh thiết bị khi dừng tu bổ như: nước vệ sinh thiết bị gia nhiệt,nồi cô đặc, nồi nấu, kết tinh và nước thải thu hồi từ bãi tồn trữ bùn, bã mía chứa cặn lơlửng và hàm lượng chất hữu cơ cao, chủ yếu là đường Lượng nước này chiếm tỉ lệ lớn,tuy nhiên chỉ phát sinh vào cuối vụ, khi nhà máy dừng sản xuất để tu bổ ngắn hạn
+ Nước thải sinh hoạt: dòng thải này có độ ô nhiễm tương đối cao, hiện tại được
xử lý qua bể tự hoại, sau đó đưa vào hệ thống xử lý Lượng nước thải sinh hoạt chiếm
tỷ lệ rất nhỏ so với tổng lượng nước thải khoảng 6,4 m3/ngày-đêm)
- Nước mưa chảy tràn (loại 4): Vào mùa mưa, nước mưa chảy tràn trên mặt đất
tại khu vực nhà máy sẽ cuốn theo các chất cặn bã và đất cát xuống đường thoát nước
Nhất là ở bãi chứa bã mía, trong bã khô vẫn còn chứa 45% cellulose và 18% lignin,khi bị ngâm trong nước có khả năng tạo ra lignin và chất này sẽ theo nước mưa chảytràn ra ngoài gây ô nhiễm môi trường xung quanh
Thành phần nước thải của nhà máy chủ yếu chứa các tác nhân ô nhiễm hữu cơvới nồng độ cao như: BOD, COD, SS, dầu mỡ Do vậy, nếu lượng nước này khôngđược xử lý đạt tiêu chuẩn sẽ gây nên các tác động xấu đến môi trường, làm cho nguồnnước bị nhiễm bẩn hữu cơ, gia tăng mật độ vi khuẩn gây bệnh, làm giảm oxy hòa tan
c Nguồn phát sinh chất thải rắn thông thường
Dựa vào nguồn gốc phát sinh, có thể phân chia chất thải rắn tại nhà máy thành 2loại: chất thải rắn sản xuất và chất thải rắn văn phòng, sinh hoạt
- Chất thải rắn sản xuất: chủ yếu là bã mía, tro lò hơi và bã bùn từ công đoạn
tinh chế đường thải ra ở thiết bị lắng, lọc Chất thải này nếu quản lý thu gom và tận thutốt sẽ không gây ảnh hưởng đến môi trường
Trang 11khi nhà máy đi vào hoạt động hoàn chỉnh ở công suất 3.000 tấn mía/ngày-đêm sẽ cókhoảng 900 tấn bã mía phát sinh mỗi ngày Thành phần hoá học của bã mía chủ yếu làxenlulo (46%), hemixenlulo (24,6%) và các hợp chất hữu cơ dễ phân hủy khác Do đó,nếu để tích tụ trong thời gian dài bã mía sẽ bị phân hủy Hiện tượng ô nhiễm môi trường
ở khu chứa bã mía sẽ thêm nghiêm trọng do nước mưa ứ đọng kéo theo chất thải, nướcthải tràn vào kênh rạch hoặc thấm xuống mạch nước ngầm gây ảnh hưởng đến nguồnnước ngầm trong khu vực
+ Bã bùn: là chất thải của công đoạn làm sạch nước mía thô, thường có độ ẩm 75
– 77%, chiếm khoảng 5% khối lượng mía, tương đương khoảng 150tấn/ngày Trong bùnlọc chứa nhiều chất hữu cơ (25 – 59%) như protein, polysacarit, lipit Ngoài ra bùn lọccòn có các hóa chất kết tủa như CaSO3, Ca3(PO4)2 Nguồn chất thải này nếu không cóbiện pháp quản lý và xử lý tốt sẽ gây ô nhiễm các thành phần môi trường
+ Tro: Tro lò hơi chiếm khoảng 0,8% khối lượng bã mía đem đốt, tương đươngkhối lượng khoảng 5 tấn/ngày Thành phần chính của tro bã mía là SiO2, chiếm 71-72% Ngoài ra còn có nhiều khoáng chất khác: Fe2O3, Al2O3, K2O, Na2O, CaO, P2O5
- Rác văn phòng, sinh hoạt: Chất thải từ hoạt động văn phòng và các hoạt động
sinh hoạt của công nhân như bao nylon, giấy, thức ăn thừa… Trong các thành phầnnày có chứa các chất hữu cơ dễ phân hủy và khó phân hủy Các thành phần chất thảikhó phân hủy như bao nylon, hộp xốp, giấy báo,… nếu vứt bừa bãi gây ảnh hưởng đếnmôi trường xung quanh Nếu tính bình quân một người mỗi ngày đưa vào môi trườngkhoảng 0,5 kg chất thải rắn thì với 435 lao động làm việc tại dự án sẽ thải ra khoảng
218 kg rác thải/ngày Tuy nhiên, do trong giờ làm việc công nhân trong nhà máy chỉvận hành các loại thiết bị máy móc nên lượng chất thải rắn này thực tế phát sinh ít hơn
d Nguồn phát sinh chất thải nguy hại
Chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất của nhà máy chủ yếu là: giấylọc chứa chì, bông bảo ôn, thủy tinh bể, dầu, nhớt thải từ máy móc thiết bị, bóng đèn
hư hỏng Loại chất thải này nếu không xử lý đúng theo quy định sẽ gây ô nhiễm môitrường tiếp nhận cụ thể là môi trường đất, nước và không khí do sự tồn dư các chấtđộc hại Trong quá trình lan truyền thì khả năng gây ảnh hưởng đến con người, độngvật và thực vật là khó tránh khỏi, sẽ gây nhiễm độc cho con người, động vật cũng như
hệ thực vật nếu tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua môi trường tiếp nhận
e Nguồn phát sinh tiếng ồn và độ rung
- Nguồn phát sinh tiếng ồn: Tiếng ồn là nguồn gây ô nhiễm trong hoạt động sản
xuất của nhà máy Nguồn ồn phát sinh chủ yếu từ các thiết bị: turbine ép, turbine cấpnước, turbine phát điện và các máy ly tâm Cường độ ồn phụ thuộc vào tính năng,công suất và thời hạn sử dụng của thiết bị
- Nguồn phát sinh rung động: rung động phát sinh từ hoạt động của nhà máy do
quá trình hoạt động của các máy móc thiết bị Cường độ rung cũng phụ thuộc vào tính
Trang 12năng, công suất và thời hạn sử dụng của từng thiết bị Cường độ rung lớn có thể ảnhhưởng đến các công trình lân cận Tuy nhiên, tác động của rung động chỉ ảnh hưởng trongphạm vi nhà máy, không ảnh hưởng nhiều đến các công trình dân sinh và công cộng
3 Biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực
a Xử lý khói thải lò hơi
Đối với các lò hơi hiện hữu của nhà máy:
Để khống chế ô nhiễm do bụi thải từ 3 lò hơi cũ đang hoạt động, nhà máy đãlắp đặt thiết bị xử lý bụi là hệ thống cyclone trên cơ sở ghép nhiều cyclone đơn thành
tổ hợp Thiết bị này dùng để thu hồi bụi khô có kích thước từ 5 - 100μm
Cyclone tổ hợp là một thiết bị thu gom bụi gồm một số lượng lớn các đơnnguyên cyclone hoạt động đồng thời trong một vỏ có đường cấp và đường thoát khôngkhí, cũng như phễu thu bụi chung
Vào những đợt dừng sản xuất để tu bổ ngắn hạn, nhà máy tiến hành kiểm tra,bảo dưỡng định kỳ các thiết bị xử lý bụi Lượng bụi thu hồi từ quá trình bảo dưỡng sẽđược đưa vào khu vực chứa tro
Đối với lò hơi lắp mới:
Khí thải và bụi từ quá trình đốt lò hơi lắp mới được xử lý bằng hệ thống cyclonướt Nguyên lý cấu tạo cyclon ướt giống hoàn toàn như cyclon khô, chỉ khác
là loại cyclon này nước được phun bên trong trụ cyclon tạo thành một màng mỏng từtrên xuống dưới Khi dòng không khí bụi xoay quanh thành trụ, các hạt bụi tách khỏidòng bám vào thành và nhờ nước kết dính làm thành hạt bụi lớn hơn và trôi theo nướcrơi xuống chóp cyclon ra ngoài Nước luôn luôn xoáy từ trên phễu, không khí ngượcdòng lên thẳng ra ngoài
b Khống chế ô nhiễm từ nước thải
Nước thải của nhà máy là một vấn đề lớn có khả năng ảnh hưởng đến môitrường xung quanh khu vực nhà máy nếu không được xử lý tốt Hiện nhà máy đã có hệthống xử lý nước thải Nguyên lý và thực tiễn xây dựng của hệ thống như sau:
Phân dòng nước thải:
Dựa vào tính chất của từng loại nước thải, nhà máy đã xây dựng 2 hệ thốngđường cống dẫn nước thải riêng biệt:
- Một đường cống dẫn nước thải quy ước sạch gồm các loại 1, loại 2 và loại 4
đổ ra kênh Bún Tàu ( Lưu ý : nước thải loại 4 như đã nêu ở trên có nguy cơ gây ônhiễm, như vậy tại sao thải thẳng ra kênh?- phải giải thích nước loại 4 ở trên 1 các hợp
lý hơn và phương án tránh ô nhiễm)
- Một đường cống dẫn nước thải loại 3 gom về hệ thống xử lý để xử lý bằng cácphương pháp thích hợp Đối với nước mưa chảy tràn từ các bãi chứa, nhà máy đã thiết
kế một hệ thống thu gom và đưa về hệ thống xử lý chung Trong mùa mưa, lượng
Trang 13động vào mùa mưa nên lượng nước thải này vẫn nằm trong công suất thiết kế của hệthống xử lý Nước sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép được tái sử dụng cho việctưới cây, tưới ẩm phòng cháy, tưới ẩm lộ nội bộ chống bụi Khi không tái sử dụng hếtmới đưa vào kênh Bún Tàu
Xử lý nước thải quy ước sạch:
- Nước thải loại 1: đa phần được tận dụng triệt để và bổ sung vào lượng nướccấp cho lò hơi và phục vụ sản xuất Phần lớn được tái sử dụng, một phần dư nhỏ được
xả bỏ sau thời gian sử dụng Lượng nước xả này được làm nguội và cho chảy vào hệthống thu gom nước thải quy ước sạch
- Nước thải loại 2: cũng được cho chảy vào hệ thống thu gom nước thải quyước sạch Tuy nhiên loại nước thải này có thể bị nhiễm dầu mỡ nên cuối đường ốngđược cho chảy vào bể gạn khử dầu mỡ trước khi chảy vào môi trường
- Nước thải loại 4: được thải trực tiếp ra kênh Bún Tàu
Xử lý nước thải ô nhiễm (nước thải loại 3):
Xử lý nước thải sinh hoạt:
Nước thải sinh hoạt của các khu nhà vệ sinh được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại
để loại bớt thành phần gây ô nhiễm Sau khi qua bể tự hoại, nước thải sinh hoạt tiếptục được dẫn tiếp vào đường cống dẫn nước thải chung và được gom về hệ thống xử lýnước thải của nhà máy để xử lý tiếp
Xử lý nước thải công nghệ:
Nước thải công nghệ của nhà máy được cho qua hệ thống xử lý nước thải hiệnhữu của nhà máy Hệ thống này áp dụng công nghệ vi sinh kỵ khí và hiếu khí kết hợp
để xử lý nước thải Quy trình xử lý nước thải của nhà máy như sau:
Nước thải loại 3 được thu gom từ các nguồn phát sinh bằng hệ thống cống bêtông kiên cố, đưa về hệ thống xử lý nước thải của nhà máy Riêng nước thải từ phânxưởng đường được đưa qua bể gạn dầu để tách loại dầu nhớt trước khi đưa về hệ thống
xử lý Nước thải sau khi được loại bỏ dầu nhớt được đưa vào bể lắng sơ bộ Sau đó,nước thải sẽ được đưa vào bể điều hòa để điều hòa pH, nồng độ, nhiệt độ, lưu lượng,
…Sau khi qua bể điều hòa, nước thải được bơm vào bể yếm khí Trong bể yếm khí có
bố trí các ống phân phối để đảo trộn nước thải, giúp sự tiếp xúc giữa vi sinh và cácchất hữu cơ, vô cơ được tốt hơn Sau giai đoạn yếm khí, nước thải được bơm qua bểhiếu khí để xử lý tiếp tục Nước thải ra khỏi bể hiếu khí sẽ được đưa về bể thu hồi đểtăng cường oxy hòa tan bằng thiết bị sục khí bề mặt, và tiếp tục được đưa lên tháp lọcsinh học nhỏ giọt để xử lý các thành phần hữu cơ và vô cơ còn sót lại Sau khi qua bểlắng thứ cấp, lượng nước trong được khử trùng và đưa qua bể ổn định Nước trong bể
ổn định đạt quy chuẩn cho phép được tái sử dụng cho việc chăm sóc cảnh quan củanhà máy như: tưới cây, tưới ẩm phòng cháy, tưới ẩm chống bụi đường nội bộ, …Khinước sau xử lý không tái sử dụng hết sẽ được đưa ra kênh Bún Tàu Bùn thu được tại
bể lắng thứ cấp và bể lắng sơ bộ được đưa qua sân phơi bùn (phần bể hiếu khí cần nêu
rõ quá trình ngăn dòng để lắng như nhà máy hiện đang áp dụng, tăng thời gian lưutrong bể và ít bị xáo trộn trong quá trình lắng)
Trang 14c Khống chế ô nhiễm từ chất thải rắn
- Khống chế ô nhiễm từ bã mía: Hầu hết lượng bã mía phát sinh từ quá trình sản
xuất được tái sử dụng làm nhiên liệu đốt lò hơi để sản xuất hơi và điện phục vụ chonhu cầu sản xuất của nhà máy Với nhu cầu sử dụng khoảng 630 tấn bã mía/ngày, phần
dư thừa được các đơn vị sản xuất thức ăn gia súc và phân bón bao tiêu 100% và đếnthu gom thường xuyên
- Bã bùn, tro và bùn lắng từ hệ thống xử lý nước thải: cũng được các đơn vị bên
ngoài bao tiêu 100% để làm phân bón vi sinh hữu cơ
- Chất thải văn phòng, sinh hoạt: Các loại rác sinh hoạt, rác văn phòng và vỏ
bao bì hàng hóa là những loại rác thông thường, khối lượng nhỏ, nhà máy đã hợp đồngvới Công ty Cấp thoát nước – Công trình đô thị Ngã Bảy thường xuyên thu gom, vậnchuyển đem đi xử lý
d Quản lý chất thải nguy hại
Chất thải nguy hại được phân loại, thu gom, bảo quản tốt trong kho chứa riêngbiệt, đảm bảo cách ly với môi trường xung quanh Khi kho chứa sắp đầy, Nhà máy hợpđồng với đơn vị có chức năng để vận chuyển, xử lý đúng quy định Hiện tại, nhà máy
đã thực hiện đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo đúng quy định
e Giảm thiểu tiếng ồn và độ rung
Để đạt tiêu chuẩn cho phép về tiếng ồn độ rung trong khu vực sản xuất, nhàmáy rất chú trọng đến các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn và độ rung Cụ thể:
- Bố trí nơi nơi làm việc của công nhân cách xa nguồn ồn (nếu có thể)
- Kiểm tra sự cân bằng của máy móc khi lắp đặt
- Kiểm tra độ mòn chi tiết và bảo dưỡng máy móc định kỳ vào những lúc tu bổ
ngắn hạn và dài hạn
- Trang bị các thiết bị chống ồn cho công nhân làm việc tại nơi có mức ồn cao.
Trang 15Hiện nay, trên thế giới, sản xuất đường đạt khoảng 160 triệu tấn/năm Trong đó
khoảng 70% là đường từ cây mía (Saccharum), 30% đường từ củ cải và các loại cây
khác Các nước sản xuất đường lớn trên thế giới là Brazil, Ấn Ðộ, Thái Lan, TrungQuốc chiếm 50% sản luợng và 56% xuất khẩu của thế giới
Tại Việt Nam, ngành công nghiệp mía đường chỉ mới được bắt đầu từ nhữngnăm 1990 và có tuổi đời còn non trẻ so với khu vực và trên thế giới, hiện nay míađường Việt Nam đang đối mặt với một số vấn đề như: thiếu nguồn nguyên liệu, côngsuất nhà máy thấp, tỷ lệ thu hồi đường không cao, máy móc công nghệ lạc hậu…
Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, niên vụ 2010 – 2011, cả nước có 39 nhàmáy đường hoạt động với tổng công suất thiết kế 112.200 tấn mía/ngày Với tổnglượng mía xấp xỉ 12,5 triệu tấn, sản xuất được 1.150.460 tấn đường, so với vụ trướctăng 260.460 tấn (tức tăng 29%) Tuy nhiên, lượng đường sản xuất trong nước mới chỉđáp ứng được khoảng 70% nhu cầu, còn lại phải nhập khẩu từ nước ngoài, như vậytiềm năng từ thị trường nội địa vẫn còn rất lớn
Đồng bằng sông Cửu Long là một trong các vùng sản xuất đường lớn của ViệtNam Niên vụ 2010 – 2011, diện tích trồng mía ở ĐBSCL khoảng 51.500 ha, năngsuất bình quân trên 80 tấn/ha
Trong thời gian qua, giá mía nguyên liệu mía tăng cao, đời sống của ngườitrồng mía cũng được nâng lên rõ rệt Trong tình hình đó, Nhà máy đường PhụngHiệp trực thuộc Công Ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ với quy mô và công suất lớn
đã góp phần giúp ổn định tình hình sản xuất và đời sống của người nông dân trồngmía tại địa phương
Nhà máy đường Phụng Hiệp được thành lập năm 1999, với công suất thiết kếban đầu là 1.250 tấn mía/ngày Từ tháng 4 năm 2006, nhà máy bắt đầu quá trình nângcấp công suất và đến tháng 10 năm 2006 hoàn thành việc nâng cấp công suất của nhàmáy lên 2.300 tấn/ngày Hiện tại, nhà máy đang tiến xây dựng bổ sung một số hạngmục công trình, lắp đặt thêm các trang thiết bị mới nhằm mục tiêu nâng cấp công suấtsản xuất của nhà máy lên 3.000 tấn mía/ngày-đêm
Trang 16Nhằm thực hiện tốt Luật Bảo vệ Môi trường, trên cơ sở Nghị định số29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 của Chính phủ, Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ
đã phối hợp với Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường tỉnh Hậu Giang tiến hành
lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường cho dự án “Đầu tư mở rộng, nâng công suất
nhà máy đường Phụng Hiệp từ 2.300 TMN lên 3.000 TMN ”
1.2 Mối quan hệ của dự án với các quy hoạch phát triển có liên quan
1.2.1 Quá trình hình thành dự án
Nhà máy Đường Phụng Hiệp là một đơn vị thành viên của Công ty Cổ phầnMía đường Cần Thơ Chấp hành sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc thựchiện 1triệu tấn đường trong năm 2000, được sự chỉ đạo của Tỉnh ủy và Ủy ban Nhândân tỉnh Cần Thơ (cũ), Sở Công nghiệp cùng Ủy ban Nhân dân và Phòng Công nghiệphuyện Phụng Hiệp đã khảo sát và chọn địa điểm thích hợp để xây dựng Nhà máyĐường Phụng Hiệp
Ngày 23 tháng 05 năm 1995 Thủ tướng Chính phủ có quyết định số 301/TTg vềviệc đầu tư xây dựng Nhà máy đường Phụng Hiệp Khi có quyết định phê duyệt dự án,Ban quản lý dự án tiến hành nhận thầu bàn giao mặt bằng và xác định tổng chi phí bồihoàn, ký hợp đồng giao nhận thầu
Ngày 05 tháng 08 năm 1995 Lễ khởi công xây dựng Nhà máy Đường PhụngHiệp được tiến hành Thiết bị dây chuyền công nghệ Nhà máy do hãng ISGECEXPORTS LIMIT của nước Cộng Hoà nhân dân Ấn Độ cung cấp, có công suất thiết
kế 1.250 tấn mía/ngày
Cuối năm 1998 sau khi hoàn thành công tác xây dựng và lắp đặt, tổ chức chạythử để nghiệm thu từ ngày 15 tháng 02 năm 1999 cùng với sự hỗ trợ của Cán bộ vàcông nhân kỹ thuật của Công ty Tư vấn mía đường II tiếp nhận bàn giao dây chuyềnsản xuất từ Ấn Độ
Ngày 13 tháng 03 năm 1999, Ủy ban nhân dân Tỉnh Cần Thơ đã có quyết địnhthành lập Nhà máy đường Phụng Hiệp trực thuộc công ty Mía đường Cần Thơ (nay làCông ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ)
Từ tháng 4 năm 2006, nhà máy bắt đầu quá trình nâng cấp công suất và đếntháng 10 năm 2006 hoàn thành việc nâng cấp công suất của nhà máy lên 2.300tấn/ngày
Hiện tại, nhà máy đang tiến xây dựng bổ sung một số hạng mục công trình, lắpđặt thêm các trang thiết bị mới nhằm mục tiêu nâng cấp công suất sản xuất của nhàmáy lên 3.000 tấn mía/ngày-đêm
1.2.2 Mối quan hệ của dự án với cụm CN-TTCT thị xã Ngã Bảy
Nhà máy đường Phụng Hiệp tiếp giáp với Cụm CN-TTCN ở phía Bắc của nhàmáy Nhà máy có một phần diện tích đất nằm trong Cụm CN-TTCN Đường vào nhàmáy được quy hoạch là trục chính của Cụm CN-TTCN với chiều dài 833m, rộng 8m
Cụm CN-TTCN thị xã Ngã Bảy có quy mô tương đối lớn, với tổng diện tích
Trang 17là phát triển các ngành nghề có tiềm năng của địa phương nhưng đặc biệt là phát triểncác ngành nghề chế biến thực phẩm nông sản, thủy hải sản và công nghiệp phục vụ sảnxuất nông lâm ngư nghiệp Chủ yếu là các ngành công nghiệp sản xuất sạch và ô nhiễmthấp Với các ngành nghề chủ yếu như sau:
- Công nghiệp chế biến thủy sản;
- Công nghiệp cơ khí – xây dựng;
- Công nghiệp chế biến lượng thực, thực phẩm;
- Các ngành công nghiệp phù hợp khác như: may mặc, thủ công mỹ nghệ
2 CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM
Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ Tàinguyên và Môi trường Quy định về Quản lý chất thải nguy hại
Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm của Bộ Tài nguyên vàMôi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá tác động môi trường chiếnlược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường
Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10 tháng 10 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ
Y Tế về việc ban hành 21 Tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số
Trang 18 Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt số 02/GP-UBND ngày15/03/2011 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang
Giấy phép khai thác nước dưới đất số 07/GP-UBND ngày 06/07/2009 của Ủyban nhân dân tỉnh Hậu Giang
Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại, mã số QLCTNH 93.000176 ngày07/07/2011 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hậu Giang
Giấy xác nhận số 01/GXN-UBND ngày 06/05/2010 của Sở Tài nguyên và Môitrường tỉnh Hậu Giang về việc xác nhận hoàn thành các nội dung theo yêu cầu củaQuyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung
2.2 Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành
QCVN 03:2009: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kimloại nặng trong đất;
QCVN 05:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng khôngkhí xung quanh;
QCVN 06:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hạitrong không khí xung quanh;
QCVN 08:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;QCVN 09:2009/BTNMT: Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước ngầm;
QCVN 14:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt;QCVN 19:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệpđối với bụi và các chất vô cơ;
QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;
QCVN 40: 2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp
2.3 Nguồn tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường của nhà máy đường Phụng Hiệp năm
1995
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung của nhà máy đường PhụngHiệp năm 2007
3 PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Trong quá trình xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường, các phươngpháp sau được tham khảo, nghiên cứu và sử dụng:
- Phương pháp thống kê: phương pháp này nhằm thu thập và xử lý các số liệukhí tượng, thủy văn, kinh tế xã hội tại khu vực thực hiện dự án
- Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thínghiệm: nhằm xác định các thông số về hiện trạng chất lượng môi trườngkhông khí, môi trường nước, độ ẩm…, tại khu vực thực hiện dự án
Trang 19giới thiết lập nhằm ước tính tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh từ các hoạtđộng của dự án
- Phương pháp so sánh: dùng để đánh giá các tác động trên cơ sở các tiêuchuẩn, quy chuẩn môi trường Việt Nam
4 TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM
Báo cáo ĐTM “Đầu tư mở rộng, nâng công suất nhà máy đường Phụng Hiệp
từ 2.300 TMN lên 3.000 TMN” được thực hiện với sự tư vấn của Trung tâm Quan trắc
và Kỹ thuật Môi trường tỉnh Hậu Giang
Địa chỉ: khu hành chính 406, đường Trần Hưng Đạo, phường 5, thành phố VịThanh, tỉnh Hậu Giang
Điện thoại: 0711 3870433 Fax: 0711 3581213
Báo cáo ĐTM này được thực hiện dựa trên các trình tự như sau:
Nhận dạng các nguồn ô nhiễm do quá trình xây dựng dự án vàkhi dự án đi vào hoạt động có thể gây ra trong tương lai đối với môi trườngkhu vực
Thu thập các số liệu, tài liệu về các điều kiện địa lý, khí hậu,kinh tế- xã hội của khu vực dự án
Khảo sát và đo đạc hiện trạng môi trường tại các địa điểmtrong khuôn viên dự án và phụ cận
Tổng hợp các số liệu và thành lập báo cáo ĐTM sau khi thảoluận thống nhất trong nhóm công tác thực hiện
Gửi báo cáo ĐTM đến các chuyên gia hoạt động trong lĩnhvực bảo vệ môi trường để có những nhận xét, đánh giá sơ bộ, đồng thời cónhững ý kiến đóng góp, bổ sung…
Chỉnh lý bổ sung hoàn chỉnh báo cáo để trình phê duyệt
Tổ chức, thành viên thực hiện báo cáo:
+ Chủ dự án:
Ông Nguyễn Thành Long : Tổng giám đốc công ty Cổ phần
Mía đường Cần Thơ
+ Đơn vị tư vấn:
Trang 204 Nguyễn Hoàng Vũ : Kỹ sư Môi trường
7 Lê Thanh Phúc : Kỹ sư Kỹ thuật Môi trường
8 Nguyễn Thị Phượng An Kỹ sư Kỹ thuật Môi trường
Trong quá trình thực hiện báo cáo này, Chủ đầu tư và đơn vị tư vấn đã liên hệ
và nhận được sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng như:
- Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hậu Giang;
- Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Ngã Bảy
Trang 21Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (CASUCO)
Tổng Giám đốc: Ông Nguyễn Thành Long
Địa chỉ liên hệ: 1284 đường Trần Hưng Đạo, khu vực 1, phường 7, thành phố
Vị Thanh, Hậu Giang
Nhà máy có các hướng tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc: giáp cụm CN-TTCN thị xã Ngã Bảy
- Phía Nam: giáp đất dân
- Phía Đông: giáp đất dân
- Phía Tây: giáp phường Lái Hiếu, thị xã Ngã Bảy
Tọa độ vị trí của nhà máy (hệ UTM): X = 590427 Y = 1083204
Trang 22Dự án: Đầu tư mở rộng, nâng công suất nhà máy đường Phụng Hiệp từ 2.300 TMN lên 3.000 TMN
Hình 1 Vị trí nhà máy trên bản đồ vệ tinh
Hình 2 Vị trí nhà máy trên bản đồ thị xã Ngã Bảy
Đường Hùng Vương
Đường 1 tháng 5
Vị trí nhà máy
Cầu Phụng Hiệp
Trang 231.4.1 Mục tiêu của dự án
Việc mở rộng quy mô sản xuất của nhà máy nhằm đáp ứng các mục tiêu sau:
- Áp dụng quy trình sản xuất và chế biến đường công nghiệp đạt hiệu quả, năngsuất cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực thực phẩm
- Đáp ứng nhu cầu tiêu thụ đường ngày càng tăng bằng sản phẩm nội địa giảmlượng đường nhập khẩu Tiết kiệm ngoại tệ nhập khẩu đường
- Giảm giá sản phẩm đường, chống hoạt động nhập đường lậu
-Bình ổn nguồn nguyên liệu mía, tránh tình trạng thừa thiếu cục bộ trong từng thờiđiểm Qua đó, góp phần ổn định và từng bước nâng cao đời sống nông dân trồng mía
- Góp phần công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
1.4.2 Khối lượng và quy mô các hạng mục dự án
Việc mở rộng quy mô sản xuất được thực hiện trên phần diện tích đất hiện hữucủa nhà máy, với tổng diện tích là 101.942m2, trong đó:
- Các hạng mục công trình hiện hữu: chiếm 10,80%
- Khu kho bãi, chứa chất thải hiện hữu: chiếm 22,52%
- Đường nội bộ hiện hữu: chiếm 5,87%
- Các hạng mục xây mới: chiếm 1%
1.4.2.1 Các hạng mục công trình hiện hữu
Diện tích các hạng mục công trình hiện hữu của nhà máy được thể hiện trongbảng sau:
Bảng 1 Các hạng mục công trình hiện hữu của nhà máy
Trang 24- Khu ly tâm, thành phẩm mở rộng: 288 m2
- Xưởng cơ điện xây mới: 864 m2
- Khu lò hơi số 04 xây mới: 360 m2
1.4.3 Công nghệ sản xuất, vận hành
Công nghệ sản xuất của nhà máy là sản xuất đường từ mía với công đoạn làmsạch nước mía theo phương pháp sunfit Sau đây là phần trình bày quy trình sản xuấtđường tổng quát và sơ đồ tóm tắt quy trình sản xuất của Nhà máy Đường Phụng Hiệp
Theo lý thuyết sản xuất đường kết tinh hay còn gọi là đường cát trắng gồm 03công đoạn chính:
Công đoạn ép mía
Công đoạn làm sạch nước mía (hóa chế)
Công đoạn kết tinh, ly tâm, sấy sàng, đóng bao
1.4.3.1 Công đoạn ép mía
Để tách nước mía ra khỏi cây mía, trong công nghiệp thường sử dụng haiphương pháp chính: phương pháp ép mía và phương pháp khuếch tán Phương pháp épđược sử dụng rất phổ biến ở Việt Nam vì mía sạch và độ xơ thấp cho phép tách bằng
ép hiệu quả hơn và kinh phí đầu tư thiết bị thấp Bên cạnh đó, việc vận hành thiết bịđơn giản và linh hoạt hơn, nhất là khi phải chạy thấp tải (dưới công suất thiết kế) Vớicác ưu điểm như vậy, nhà máy đã áp phương pháp ép để tách nước mía ra khỏi câymía Sơ đồ công nghệ ép được thể hiện trong Hình 2
Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường Hậu Giang
Công đoạn làm sạch nước mía
Mía nguyên liệuCânBàn lùaKhoả bằngDao băm số 1, 2, 3
Trang 25Hình 3 Sơ đồ công nghệ ép mía
Công đoạn ép mía bao gồm các giai đoạn nhỏ như: tiếp nhận và xuống mía, cấpmía vào máy ép, ép dập, ép kiệt
Trước tiên, mía được tập kết đưa qua cân điện tử để xác định trọng lượng Sau
đó lấy mẫu để kiểm tra tạp chất Kế tiếp, mía được cẩu bỏ lên bàn lùa, lùa xuống băngtải và được đưa qua thiết bị khỏa bằng, sau đó lần lượt qua 03 dao băm để xé sợi trướckhi đi vào 5 máy ép để trích ly nước mía Để tách được triệt để đường ra khỏi bã míatại máy ép 5, dùng nước nóng (thu được khi ngưng tụ hơi) để thẩm thấu theo nguyêntắc ngược chiều, nước mía ở máy ép 5 dùng để thẩm thấu cho máy ép 4, nước mía ởmáy 4 dùng để thẩm thấu cho máy ép 3, nước mía loãng ở máy 3 dùng để thẩm thấucho máy ép 2 Nước mía chảy ra ở máy ép 1 và 2 là nước mía hỗn hợp được bơm sangkhu hóa chế (cần sửa lại: nước thẩm thấu đưa vào cuối máy ép 4, nước máy ép 5 đưavào trước máy ép 4- tức cuối máy ép 3 )
Trang 26Thông thường, nước sau ép mía chứa 13 - 15% chất tan Độ tinh khiết có thểđạt 70 - 86% Ngoài đường Sacaroza, trong nước mía còn chứa 0,89 - 1% các chất keo,các chất hoà tan phi đường khác chiếm từ 1,39 - 2,33% chất khô.
1.4.3.2 Công đoạn làm sạch nước mía (hóa chế)
Nước mía hỗn hợp có một lượng lớn chất không đường, đa số những chất nàygây ảnh hưởng không tốt cho quá trình sản xuất Vì vậy mục đích chủ yếu của việclàm sạch nước mía là: loại tối đa chất không đường ra khỏi hỗn hợp, đặc biệt là cácchất có hoạt tính bề mặt và các chất keo; trung hòa nước mía hỗn hợp và loại nhữngchất rắn lơ lửng trong nước mía
Các phương pháp làm sạch thường được sử dụng trong công nghiệp mía đườnghiện nay là: phương pháp vôi hóa, sunfit hóa và cacbonat hóa Các phương pháp nàyđều dựa trên nguyên tắc phá hệ keo trong nước mía dưới tác dụng của pH, nhiệt độ,các chất điện ly (vôi, SO2, CO2, P2O5, ), các chất trao đổi ion
Với ưu điểm là vốn đầu tư ít, thiết bị, quy trình công nghệ, quản lý điều hànhđơn giản nên phương pháp sunfit hóa được nhà máy áp dụng để làm sạch nước mía
Sơ đồ quy trình làm sạch nước mía bằng phương pháp sunfit được trình bày tạihình 3, gồm các công đoạn:
Vôi hóa sơ bộ: Nước mía hỗn hợp sau ép được vôi hóa đến pH từ 6, 2-7, 0 Vôi
có tác dụng trung hoà pH nước mía, tạo keo tụ trước khi đun nóng và tránh tổnthất đường ở nhiệt độ cao
Gia nhiệt lần I: Đun nóng nước mía đến 65-700C sẽ có tác dụng làm mất nướccủa các keo ưa nước, tăng nhanh quá trình lắng của bông keo tụ và làm tănghiệu suất hấp thụ SO2 Đồng thời, ở nhiệt độ cao độ hoà tan của các muốiCaSO3, CaSO4 giảm, kết tủa càng hoàn toàn
Ca+2 + SO3-2 CaSO3
CaSO3 kết tủa có tính hấp phụ sẽ hấp phụ những chất không đường, chất màu
Sau khi hấp thụ SO2 lần I, độ pH của nước mía giảm xuống đến 7,0 - 7,4 nhằmhạn chế sự chuyển hóa sacaroza
Trang 27nhớt, tăng nhanh quá trình lắng
Lắng, lọc: Nước mía tiếp tục qua thiết bị lắng trong liên tục nhằm phân tách
loại bỏ các tạp chất không đường đã kết tủa ra khỏi nước đường Chất trợ lắngđược bổ sung nhằm nâng cao hiệu quả lắng Bùn lắng được đem lọc chânkhông Nước lọc được bơm về nước mía hỗn hợp
Gia nhiệt lần III, cô đặc: Nước mía trong sau khi lắng có hàm lượng chất tan
biến động từ 11 - 15o Brix được gia nhiệt lần III Sau đó được cô đặc bằng hệthống cô đặc 5 hiệu làm việc với áp suất dương 2 - 2,5 kg/cm2 (ở nồi đầu) và độchân không 570 - 600 mmHg (ở hiệu cuối) theo sơ đồ xuôi chiều: hơi thứ củanồi trước được dùng làm hơi đốt ở nồi sau, hơi thứ ở nồi cuối cùng đi ra thiết bịtạo chân không kiểu phun Dịch đường ra khỏi thiết bị cô đặc hiệu cuối có pH =
6, 2, độ Brix khoảng 60o được bơm đi hấp thụ SO2 lần II
Hấp thụ SO 2 lần II: Nhằm ngăn ngừa sự tạo thành chất màu, khử chất màu,
giảm độ nhớt của mật chè tạo điều kiện thuận lợi cho khâu nấu đường, kết tinhnên mật chè sau khi cô đặc ở bốc hơi cần được hấp thụ SO2 lần II
(cần hỏi thêm nhà máy về thiết bị lắng nổi, vì việc hấp thụ SO 2 lần II hiện tại rất hạn chế sử dụng)
Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường Hậu Giang
Nước mía hỗn hợp
Vôi sơ bộGia nhiệt I
Hấp thụ SO2 lần 1
Trung hoàGia nhiệt lần IILắngGia nhiệt lần IIIBốc hơiXông SO2 lần 2Mật chè
Bùn
Lọc chân không
Bã bùnSữa vôi
Dịch lọc
Trang 28Hình 4 Sơ đồ công nghệ làm sạch nước mía bằng phương pháp sunfit hóa
1.4.3.3 Công đoạn kết tinh đường
Qua trình kết tinh đường được tiến hành qua các công đoạn: nấu đường, kếttinh, ly tâm, sấy và làm nguội
Mật chè từ công đoạn trước được đưa vào công đoạn nấu đường Mục đích củaquá trình nấu đường là tách nước ra khỏi mật chè, đưa dung dịch đến trạng thái quábão hòa để thực hiện quá trình kết tinh đường Sản phẩm sau khi nấu đường là đườngnon và mật cái
Nhà máy áp dụng công nghệ nấu 3 hệ và lấy ra 1 loại sản phẩm theo trình tự sau:
- Dịch đường sau khi xử lý được bơm lên thùng chứa vào nồi nấu đường A,trong thiết bị này đồng thời xảy ra quá trình cô đặc chân không và kết tinh Sau đó hỗn
Trang 29đưa sang nấu đường B và C Đường A tiếp tục ly tâm lần 2 (có bổ sung nước?) để thuđược đường A thành phẩm và mật loãng A Mật loãng A đưa về nấu đường A Đường
A thành phẩm được đưa đi sấy khô, làm nguội, sàng phân loại và đóng bao
- Một phần mật A được đưa đi nấu đường B gồm cô đặc, kết tinh và sau đóđược khuấy trộn trợ tinh trước khi và ly tâm thu được mật B và đường B Đường Bđược nhào trộn thành đường hồ B cấp cho nấu A
- Mật B và một phần mật A được chuyển đi nấu đường C Đường non C đượcđưa qua thiết bị khuấy trộn trợ tinh trước khi vào ly tâm để thu rỉ đường sau cùng vàđường C Đường C được trộn với nước nóng để hoà tan cùng với đường A có kíchthước không đạt yêu cầu và được cấp lại cho nấu A
Quy trình công nghệ kết tinh đường được thể hiện trong hình sau:
Trang 30Hình 5 Sơ đồ quy trình kết tinh đường trắng
Ly tâm, tách mật ATrợ tinh ANấu non AMật chè
Trợ tinh BNấu non B
Đường B
Ly tâm, tách mật CTrợ tinh CNấu non C
Mật B
Trang 311.4.4 Danh mục máy móc, thiết bị bổ sung trong dự án
Bên cạnh các máy móc thiết bị hiện có, để phục vụ nâng công suất sản xuất,nhà máy sẽ trang bị thêm các máy móc thiết bị sau:
Bảng 2 Các máy móc thiết bị bổ sung phục vụ nâng công suất
1 Máy ly tâm A gián đoạn 01 1.300 kg/mẻ Ấn Độ
2 Máy ly tâm C liên tục 01 7-13 m3/giờ Trung Quốc
Nguồn: Nhà máy đường Phụng Hiệp, 2011
1.4.5 Nguyên, nhiên, vật liệu và các chủng loại sản phẩm của nhà máy
1.4.5.1 Nhu cầu về nguyên liệu sản xuất
Nguyên liệu chính của nhà máy là mía cây sau khi mở rộng quy mô sản xuất,mỗi ngày nhà máy cần 3.000 tấn mía để phục vụ sản xuất Tỷ lệ nguyên liệu và thànhphẩm của nhà máy tùy thuộc chủ yếu vào chất lượng mía, bình quân khoảng 11,67 tấnmía/tấn đường Chất lượng mía phụ thuộc nhiều vào giống, tính chất thổ nhưỡng, thờitiết khí hậu, chế độ chăm sóc và thời điểm thu hoạch Thông thường trong cây mía có
10 - 15% đường Sacaroza, 2% các chất tan khác và 14 - 14,2% xơ Tổng hợp thànhphần cây mía từ các vùng khác nhau được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3 Đặc điểm cấu thành mía cây
Trang 321.4.5.2 Nhu cầu phụ liệu
Ngoài nguồn nguyên liệu chính, công nghệ sản xuất đường còn sử dụng một sốhoá chất như CaO hay Ca(OH)2, lưu huỳnh, H3PO4, NaOH, và một số hóa chất khácphục vụ cho công đoạn làm sạch nước mía Định mức tiêu hao nguyên vật liệu để sảnxuất đường theo phương pháp sunfit của nhà máy như trong bảng sau:
Bảng 4 Định mức một số phụ liệu trong sản xuất đường tại nhà máy
Nguyên vật liệu (kg/tấn đường) Đinh mức Tổng lượng sử dụng (kg/ngày)
Nguồn: Nhà máy đường Phụng Hiệp, 2011 1.4.5.3 Nhu cầu năng lượng, nhiên liệu
a Nhu cầu về điện
Nhà máy tự cung ứng điện phục vụ cho nhu cầu sản xuất Trong vụ sản xuất,nhu cầu dùng điện của nhà máy khoảng 96.000 KW/ngày (phần điện nên tính theocông suất ép, trung bình để sản xuất đường từ mía cần tiêu tốn lượng điện là30KW/tấn mía) Ngoài vụ sản xuất, nhà máy cần điện từ mạng lưới điện phục vụ chohoạt động văn phòng, bảo vệ và sinh hoạt với nhu cầu khoảng 500 KW/tháng
Trang 33Nhà máy có máy phát điện dự phòng công suất 320KVA – 250KW, phục vụcho hoạt động văn phòng, bảo vệ, sinh hoạt trong trường hợp mất điện
b Nhu cầu hơi
Tổng nhu cầu hơi phục vụ hoạt động của nhà máy (bao gồm hơi dùng sản xuấtđiện và hơi cho dây chuyền sản xuất đường) khoảng 82 tấn/giờ hay 1.968 tấnhơi/ngày (tính toán tiêu hao 600 kg hơi/tấn mía)
c Nhu cầu về nước
Nhà máy sử dụng nguồn nước mặt, nước ngầm và nước thủy cục phục vụ nhucầu sản xuất và sinh hoạt tại nhà máy Nhu cầu sử dụng nước như sau:
Nước phục vụ sinh hoạt: 8 m3/ngày-đêm, trong đó:
Nước ngầm: 2 m3/ngày-đêm
Nước thủy cục: 6 m3/ngày-đêm
Nước phục vụ sản xuất:
Nước ngầm: khoảng 90 m3/ngày-đêm
Nước mặt: khoảng 40.000 m3/ngày-đêm
Định mức sử dụng nước trong sản xuất:
Tùy theo yêu cầu công nghệ đối với các bộ phận khác nhau, lượng nước và chấtlượng nước cũng khác nhau Định mức sử dụng nước trong các công đoạn sản xuấtchính như sau (tính cho 100 tấn mía):
Bảng 6 Định mức sử dụng nước trong sản xuất
Tháp tạo chân không cô đặc và nấu đường 1.000
Tháp tạo chân không của lọc chân không 50
Nước cho phòng hoá nghiệm, phân tích 2
Trang 34Mục đích sử dụng Số lượng (m 3 )
(nếu tổng lượng nước sử dụng cho 100 tấn mía là 1.256 m 3 thì 3.000 tấn mía sẽ là 37.680 m 3
chứ không phải là hơn 40.000m 3 ngày/đêm)
Nguồn: CASUCO, 2006
Nhà máy đã xây dựng trạm cấp nước nhằm đảm bảo nhu cầu dùng nước chohoạt động sản xuất của nhà máy
1.4.6 Nhu cầu lao động và chế độ làm việc
1.4.6.1 Nhu cầu lao động
Tổng số lao động hiện có của Nhà máy là 435 người chủ yếu là lao động tại địaphương Trong đó, số lao động nam là 353 người, lao động nữ 82 người
- Công nhân kỹ thuật: 234 người
- Lao động phổ thông: 90 người
1.4.6.2 Chế độ làm việc tại nhà máy:
- Nhân viên văn phòng làm việc theo chế độ: 44 giờ/tuần
- Công nhân trực tiếp sản xuất làm việc 8 giờ/ca: 56 giờ/tuần (số giờ này chưađúng vì cứ 9 ca được nghỉ 32 giờ), cứ 3 ngày đổi ca 1 lần, riêng ca 3 cuối cùng đượcnghỉ 32 giờ
- Nếu lao động phải làm việc quá số giờ quy định sẽ được tính thêm tiền làmviệc ngoài giờ Thu nhập trung bình tính đến thời điểm hiện tại là 3.850.000đồng/người/tháng Tất cả lao động được trang bị Bảo hộ lao động đúng quy định
Trang 35- Ngoài ra, người lao động còn được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảohiểm y tế, chế độ nghỉ bệnh, nghỉ thai sản theo qui định của Nhà nước Hàng năm,người lao động tại Nhà máy còn được thưởng tiền nhân các dịp lễ, tết và thưởng chocác sáng kiến cải tiến kỹ thuật giúp nâng cao hiệu quả sản xuất và năng lực cạnh tranhcủa sản phẩm trên thị trường.
1 Thực hiện đầu tư
Nhà máy đường Phụng Hiệp được Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ ủyquyền trực tiếp quản lý nguồn vốn để tổ chức thực hiện
2 Hình thức chọn nhà thầu thi công
Chỉ định thầu và chào giá cạnh tranh
Khi từng công trình hoàn thành phải đưa vào sử dụng ngay, đồng thời xây dựngquy trình bảo vệ và vận hành công trình theo pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình (Thiếu bản vẽ tổng mặt bằng nhà máy trong đó có nêu lên được các vị trí xây mới)
Trang 36CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI
KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN
2.1 ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
2.1.1 Điều kiện về địa lý, địa chất
2.1.1.1 Địa hình
Tỉnh Hậu Giang có địa hình bằng phẳng thấp dần theo hướng xa sông Hậu vớimột số vùng trũng cục bộ, độ cao trung bình phổ biến từ 0,6-0,8m Địa hình nói chung
là khá bằng phẳng là đặc trưng chung của ĐBSCL
Địa hình có độ cao thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây Có thểchia làm 3 vùng như sau:
- Vùng triều: là vùng tiếp giáp sông Hậu về hướng Tây Bắc gồm huyện ChâuThành, Châu Thành A, thị xã Ngã Bảy và một phần huyện Phụng Hiệp
- Vùng úng triều: tiếp giáp với vùng triều, về phía Đông Bắc huyện Phụng Hiệp
- Vùng úng: thị xã Vị Thanh, huyện Long Mỹ, Vị Thủy và phần phía ĐôngNam của huyện Phụng Hiệp, nằm sâu trong nội đồng
2.1.1.2 Địa chất
Tỉnh Hậu Giang nằm ở trung tâm ĐBSCL, cho nên lịch sử địa chất của tỉnhcũng mang tích chất chung của lịch sử địa chất ĐBSCL Qua các kết quả nghiên cứucho thấy Hậu Giang nằm trong vùng trũng ĐBSCL, chung quanh là các khối nâng HònKhoai ở vịnh Thái Lan, Hà Tiên, Châu Đốc, Sài Gòn Cấu tạo của vùng có thể chiathành hai vùng cấu trúc rõ rệt:
Tầng cấu trúc bên trên:
Cùng với sự thay đổi cấu trúc địa chất, sự lún chìm từ từ của vùng trũng Nam
Bộ tạo điều kiện hình thành các hệ trầm tích với cấu tạo chủ yếu là thành phần khô hạt
65 - 75% cát, hơn 5% sạn, sỏi tròn cạnh và phần còn lại là đất sét ít dẻo, thường cómàu xám, vàng nhạt của môi trường lục địa
Đầu thế kỷ đệ tứ, phần phía Nam nước ta bị chìm xuống, do đó phù sasông MeKong trải rộng trên vùng thấp này Một phần phù sa tiến dần ra biển, một
Trang 37phần phù sa trải rộng ra trên đồng lụt này giúp nâng cao mặt đất của tỉnh Phù samới được tìm thấy trên toàn bộ bề mặt của tỉnh, chúng nằm ở độ sâu từ 0 - 5 mét Lớpphù sa mới có bề dày tăng dần theo chiều Bắc - Nam từ đất liền ra biển Qua phân tíchcho thấy phù sa mới chứa khoảng 46% cát Nhưng phần lớn cát này không làm thànhlớp và bị sét, thịt ngăn chặn
Tóm lại các loại đất thuộc trầm tích trong tỉnh Hậu Giang đã tạo nên một tầngđất yếu phủ ngay trên bề mặt dày từ 20 - 30m tuỳ nơi, phần lớn chứa chất hữu cơ có độ
ẩm tự nhiên cao hơn giới hạn chảy và các chỉ tiêu cơ học đều có giá trị thấp
2.1.2 Điều kiện về khí tượng
2.1.2.1 Nhiệt độ
Nhiệt độ không khí thay đổi theo mùa trong năm, mùa mưa nhiệt độ có xuhướng tăng cao hơn so với mùa nắng Tuy nhiên sự chênh lệch nhiệt độ giữa các thángtrong năm là không lớn Trong giai đoạn 2006 – 2010, nhiệt độ trung bình có xuhướng tăng, dao động trong khoảng 28,8 – 27,60C
Bảng 7 Nhiệt độ không khí trung bình qua các năm
Độ ẩm không khí là yếu tố ảnh hưởng lên quá trình chuyển hoá các chất ônhiễm và là yếu tố vi khí hậu ảnh hưởng đến sức khỏe của con người
Trang 38Bảng 8 Độ ẩm tương đối trung bình qua các năm
Bảng 9 Số giờ nắng các tháng trong năm
Đơn vị: giờ
Trang 39Tỉnh Hậu Giang nằm trong vành đai nội chí tuyến Bắc bán cầu, gần xích đạo;
có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành hai mùa rõ rệt Mùa mưa có gió Tây Nam
từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa chiếm từ 92 - 97% Mùa khô có gió Đông Bắc
từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chiếm từ 3 - 8% Số ngày mưa cótháng chỉ có 1 - 3 ngày (tháng 1, 2, 3) điển hình cho tính chất khô hạn ở đồng bằngsông Cửu Long
Bảng 10 Lượng mưa trung bình các tháng trong năm
Đơn vị: mm
Trang 40Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hậu Giang, 2010
Mưa có tác dụng thanh lọc và pha loãng nước thải, lượng mưa càng lớn thì mức
độ ô nhiễm không khí và nước thải càng giảm Mưa còn cuốn theo các chất ô nhiễmrơi vãi từ mặt đất xuống các nguồn nước Mưa có tác dụng làm sạch không khí, đồngthời ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống xử lý nước thải của dự án
2.1.3 Điều kiện thủy văn
Hậu Giang có một hệ thống kênh rạch chằng chịt với tổng chiều dài khoảng2.300 km Các con kênh lớn là: kênh Đông Lợi, kênh Sóc Trăng, kênh Mỹ Thuận, kênhXáng Xà No, kênh Lô Đá, kênh Xáng Nàng Mau, kênh Xáng Bún Tàu, kênh Cái Côn Sông Hậu chảy ở phía Đông Bắc tỉnh với chiều dài khoảng 14 - 15 km, qua địa bànhuyện Châu Thành Sông có nhiều nhánh tự nhiên chảy vào tỉnh Phía Tây Nam của tỉnh
có các con sông như: sông Cái Lớn, sông Ba Láng, sông Nước Đục, sông Nước Trong không chỉ cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất, mà còn là đường giao thông quantrọng đi khắp nơi trong tỉnh và các tỉnh trong khu vực
Phần lớn địa bàn tỉnh Hậu Giang trong năm đều có thời kỳ ngập nước, bắt đầu
từ tháng 7 và kéo dài khoảng 2 - 3 tháng Độ sâu và thời gian ngập nước tùy thuộc vàolượng nước mưa; độ cao tương đối, vị trí so với các dòng sông, kênh rạch Hiện tượngngập úng thường được bắt đầu do mưa, sau đó tăng cường do lũ sông Hậu Các vùngcao ven sông Hậu và những vùng phía Tây trong lưu vực sông Cái Lớn thoát nước tốtnên ít bị ngập hoặc thời gian ngập ngắn Vùng đất thấp có khả năng thoát nước kémnên thời gian ngập lụt dài hơn Tùy theo mức độ ngập, có thể chia tỉnh Hậu Giangthành các vùng: