Giáo trình CNC nâng cao dàng cho hệ Sinumeric 840 , trên máy hãng EMCO và được mô phỏng trên phần mềm gia công Emco WinNC, đã được dịch và soạn thảo đầu đủ , với đầy đủ các lệnh và các ví dụ .Có ảnh hưởng dẫn đầy đủ , được Học Viện Kỹ Thuật Quân Sự và Hàng Không chỉnh sữa.
WinNC SINUMERIK810D/ 840 D Turning EMCO Page 1 Nhóm lệnh G LỆNH Ý NGHĨA G0 Chạy dao thẳng nhanh (không cắt) G1 Chạy dao thẳng, có cắt G2 Nội suy cung tròn cùng chiều kim đồng hồ G3 Nội suy cung tròn ngược chiều kim đồng hồ CIP Nội suy cung tròn thông qua điểm trung gian G4 Thời gian dừng (gia công tại chỗ) G9 Dừng chính xác không liên tục G17 Thiết đặt mặt phẳng làm việc là mặt phẳng XY G18 Thiết đặt mặt phẳng làm việc là mặt phẳng XZ G19 Thiết đặt mặt phẳng làm việc là mặt phẳng YZ G25 Giới hạn dưới của vùng làm việc / Giới hạn dưới của tốc độ trục chính G26 Giới hạn trên của vùng làm việc / Giới hạn trên của tốc độ trục chính G33 Tiện ren bước không đổi G331 Ta - rô ren G332 Lùi dao sau khi Ta - rô ren G40 Không bù (bán kính) dao G41 Bù dao trái G42 Bù dao phải G53 Loại bỏ các phép dịch điểm gốc G54 - G57 Các phép dịch điểm gốc có thể thiết lập G500 Loại bỏ các phép dịch điểm gốc G505-G599 Các phép dịch điểm gốc có thể thiết lập G60 Dừng chính xác liên tục G601 Dừng chính xác, điểm được tiếp cận tốt G602 Dừng chính xác, điểm đến được tiếp cận vừa phải G603 Dừng chính xác, điểm đến không được tiếp cận G63 Ta - rô ren không đồng bộ G64 Chế độ biên dạng (contour) G641 Chế độ biên dạng với góc lượn tại các điểm chuyển tiếp G70 Thiết đặt đơn vị đo chiều dài theo hệ inch G71 Thiết đặt đơn vị đo chiều dài theo hệ mét G90 Thiết đặt chế độ lập trình theo kích thước tuyệt đối G91 Thiết đặt chế độ lập trình theo kích thước gia số G94 Thiết đặt đơn vị tốc độ chạy dao (F) theo thời gian: mm/phút, inch/phút G95 Thiết đặt đơn vị tốc độ chạy dao (F) theo vòng quay: mm/vòng, inch/vòng G96 Kích hoạt chế độ tốc độ cắt không đổi G97 Loại bỏ chế độ tốc độ cắt không đổi G110 Định nghĩa gốc cực theo vị trí dao ngay trước đó G111 Định nghĩa gốc cực theo hệ toạ độ phôi (WCS) G112 Định nghĩa gốc cực theo gốc cực ngay trước đó G140 Tiến và lùi dao mềm G141 Tiến và lùi dao từ bên trái G142 Tiến và lùi dao từ bên phải G143 Hướng tiến dao vào và/hoặc lùi dao ra phụ thuộc vào vị trí tương đối từ điểm đầu và/hoặc điểm cuối đến hướng tiếp tuyến G147 Tiến dao vào theo đường thẳng G148 Lùi dao ra theo đường thẳng G247 Tiến dao vào theo phần tư đường tròn WinNC SINUMERIK810D/ 840 D Turning EMCO Page 2 G248 Lùi dao ra theo phần tư đường tròn G340 Tiến và lùi dao trong không gian (gia trị vị trí bắt đầu) G341 Tiến và lùi dao trong mặt phẳng G347 Tiến dao vào theo nửa đường tròn G348 Lùi dao ra theo nửa đường tròn G450 Tiến dao vào theo đường biên dạng (contour) G451 Lùi dao ra theo đường biên dạng (contour) Nhóm lệnh M LỆNH Ý NGHĨA M0 Dừng chương trình M1 Dừng chương trình có điều kiện M2 Kết thúc chương trình M2=3 Khởi động trục dao theo chiều kim đồng hồ M2=4 Khởi động trục dao theo ngược chiều kim đồng hồ M2=5 Dừng trục dao M3 Khởi động trục chính, cùng chiều kim đồng hồ M4 Khởi động trục chính, ngược chiều kim đồng hồ M5 Dừng trục chính M6 Thay dao M8 Khởi động thiết bị làm mát M9 Tắt thiết bị làm mát M10 Khởi động vít hãm M11 Ngừng vít hãm M17 Kết thúc chương trình con M20 Lùi ụ động M21 Tiến ụ động M23 Lùi khay chọn M24 Tiến khay chọn M25 Mở thiết bị kẹp phôi (mâm cặp, ê tô) M26 Đóng thiết bị kẹp phôi (mâm cặp, ê tô) M30 Kết thúc chương trình M32 Dừng chương trình để nạp phôi M57 Bật trục quay phụ M58 Tắt trục quay phụ M67 Bật tốc độ thanh / quản lý nạp M68 Tắt tốc độ thanh / quản lý nạp M69 bar change M71 Bật thiết bị thổi phoi M72 Tắt thiết bị thổi phoi WinNC SINUMERIK810D/ 840 D Turning EMCO Page 3 Các chu trình khoan CYCLE 81 Khoan lỗ chính tâm CYCLE 82 Khoan lỗ bậc CYCLE 83 Khoan lỗ sâu CYCLE 83E Khoan lỗ sâu CYCLE 84 Ta rô cứng CYCLE 84E Ta rô ren cứng CYCLE 840 Ta rô ren có bù CYCLE 85 Khoét 1 CYCLE 86 Khoét 2 CYCLE 87 Khoét 3 CYCLE 88 Khoét 4 CYCLE 89 Khoét 5 Các chu trình tiện CYCLE 93 Chu trình tiện rãnh CYCLE 94 Chu trình tiện các rãnh thoát dao CYCLE 95 Chu trình tiện theo biên dạng CYCLE 96 Chu trình tiện rãnh thoát ren CYCLE 97 Chu trình cắt ren CYCLE 98 Chu trình gia công chuỗi ren WinNC SINUMERIK810D/ 840 D Turning EMCO Page 4 NHÓM LỆNH G G0, G1 nội suy đường thẳng (hệ tọa độ đề các). G0 bàn máy dịch chuyển với tốc độ lớn nhất dùng cho chạy dao nhanh. G1 bàn máy dịch chuyển với tốc độ được lập trình thực hiện gia công chi tiết. Cú pháp: G0 X… Y… Z… G1 X… Y… Z… F… G0, G1 nội suy đường thẳng (hệ tọa độ cực). Cú pháp: G0 AP… RP… G1 AP… RP… F… Chèn cạnh vát và góc lượn. Cạnh vát và góc lượn có thể được chèn giữa đường thẳng và cung trong trong bất kỳ tổ hợp nào. Cú pháp: G… X… Y… Z…. CHR=… chèn cạnh vát G… X… Y… Z… CHF=… chèn cạnh vát G… X… Y… Z… RND=… chèn góc lượn Cạnh vát sẽ được chèn sau câu lệnh nơi nó được lập trình. Cạnh vát luôn luôn nằm trong mặt phẳng làm việc (G17). Cạnh vát sẽ được chèn một cách đối xứng vào góc của biên dạng. Đại lượng CHF là chiều dài cạnh vát. Ví dụ: G1 X… Y… CHF=5 G1 X… Y… Góc lượn sẽ được chèn sau câu lện nơi nó được lập trình. Góc lượn luôn luôn nằm trong mặt phẳng làm việc (G17). Chổ cong là một cung tròn và sẽ được chèn vào gốc biên dạng với quan hệ tiếp tuyến với các cạnh. Đại lượng RND là bán kính cung tròn. Ví dụ: G1 X… Y… RDN=5 G1 X… Y… Góc lượn duy trì (lệnh hình thức). Tại các góc của biên dạng, một góc lượn sẽ được chèn vào cho đến khi góc lượn duy trì được hủy với RDNM=0. G2, G3, CIP: nội suy đường tròn. G2 nội suy đường tròn cùng chiều kim đồng hồ. WinNC SINUMERIK810D/ 840 D Turning EMCO Page 5 G3 nội suy đường tròn ngược chiều kim đồng hồ. CIP nội suy đường tròn với điểm trung gian. Vị trí của G2, G3 trong các mặt phẳng làm việc khác nhau. Cho một dịch chuyển tròn có điểm bắt đầu và điểm kết thúc tại một mặt phẳng làm việc. Nếu dịch chuyển của trục thứ 3 được lập trình thì sẽ tạo ra một đường xoắn ốc (ví dụ với mặt phẳng làm việc G17 và trục Z). Đường xoắn ốc: lập trình một đường cong có điểm đầu và điểm cuối không có cùng giá trị Z (trong mặt phẳng làm việc G17). Nếu nhiều hơn một đường tròn được thực hiện, việc yêu cầu số vòng tròn phải được chỉ dẫn bằng TURN=… Lập trình với điểm đầu, điểm cuối và tâm. G2/ G3 X… Y… Z… I… J… K… X, Y, Z tọa độ điểm cuối E trong hệ toạn độ đề các. I ,J ,K tâm đường tròn M trong hệ tọa độ đề các so với điểm đầu S. Điểm đầu là vị trí của dao tại thời điểm gọi G2/ G3. Điểm cuối được lập trình với X, Y, Z. Tâm đường tròn được lập trình số gia với I, J, K đối với điểm đầu hoặc với I= AC(…), J= AC(…), K= AC(…) là tọa độ tuyệt đối tính từ gốc chi tiết. Lập trình với điểm đầu, điểm cuối và bán kính đường tròn. G2/ G3 X… Y… Z… CR=±… X, Y, Z tọa độ điểm cuối E trong hệ toạn độ đề các. CR=±… là bán kính đường tròn. Điểm đầu là vị trí của dao tại thời điểm gọi G2/ G3. Điểm cuối được lập trình với X, Y, Z. Bán kính đường tròn được chỉ dẫn với CR. Dấu của giá trị này thể hiện đường tròn là nhỏ hơn hay lớn hơn 180º. CR+ góc cung nhỏ hơn hoặc bằng 180º. CR- góc cung lớn hơn 180º. Đường tròn kín không thể lập trình với CR. Lập trình với điểm đầu, tâm và điểm cuối hoặc góc cung. G2/ G3 X… Y… Z… AR=…hoặc G2/ G3 I… J… K… AR=… WinNC SINUMERIK810D/ 840 D Turning EMCO Page 6 X, Y, Z tọa độ điểm cuối E trong hệ toạn độ đề các. I ,J ,K tâm đường tròn M trong hệ tọa độ đề các so với điểm đầu S. AR= là giá trị góc cung. Điểm đầu là vị trí của dao tại thời điểm gọi G2/ G3. Điểm cuối được lập trình với X, Y, Z. Tâm đường tròn được lập trình số gia với I, J, K đối với điểm đầu hoặc với I= AC(…), J= AC(…), K= AC(…) là tọa độ tuyệt đối tính từ gốc chi tiết. Góc cung phải nhỏ hơn 360º. Đường tròn kín không thể lập trình với AR. Lập trình với tọa độ cực. G2/ G3 AP=…RP=… AP=… gốc cực của điểm cuối, gốc cực là tâm của đường tròn. RP=… bán kính cực, bán kính là giống nhau. Gốc cực của hệ tọa độ cực phải được cài đặt là tâm của đường tròn trước khi thực hiện lệnh nội suy (sử dụng lệnh G111). Lập trình với điểm đầu, điểm trung gian và điểm cuối. CIP X… Y… Z… I1=… J1=… K1=… X, Y, Z tọa độ điểm cuối E trong hệ tọa đề các. I1, J1, K1 tọa độ điểm trung gian Z trong hệ tọa độ đề các. Điểm đầu là vị trí của dao tại thời điểm gọi G2/ G3. Điểm cuối được lập trình với X, Y, Z. Điểm trung gian được lập trình với I1, J1, K1. Với G91 (kích thước tương đối) điểm trung gian lấy so với điểm đầu. G4: thời gian dừng. Cú pháp: G4 F… [s] G4 S… [vòng] F thời gian dừng tính bằng giây. S thời gian dừng tính bằng số vòng quay trục chính. Dịch chuyển của dao sẽ dừng lại tại vị trí cuối một khoảng thời gian để làm sắc cạnh, làm sạch lỗ khoan…. Lưu ý: Sau khi thời gian dừng dao bắt đầu thì tốc độ tiến dao của câu lệnh trước đó = 0. S và F chỉ được sử dụng để định nghĩa thời gian trong câu lệnh G4. Giá trị tốc độ cắt F và số vòng quay trục chính S lập trình ở trước đó vẫn được duy trì. WinNC SINUMERIK810D/ 840 D Turning EMCO Page 7 G9, G60, G601, G602, G603 dừng chính xác. G9 dừng chính xác. G60 dừng dính xác duy trì (câu lệnh hình thức). G601 bước này được thực hiện nếu vị trí dừng nằm trong vùng gia công. G602 bước này được thực hiện nếu vị trí dừng nằm trong cùng không gia công. G603 bước này được thực hiện nếu vị trí dừng là điểm cuối của đường nội suy. G601/ G602/ G603 có hiệu lực chỉ khi đã kích hoạc G60 hoặc G9. Dùng lệnh G64 hoặc G641 để hủy G60. G64, G641 duy trì biên dạng. G64 duy trì biên dạng. G641 duy trì biên dang có vê tròn. Biên dạng sẽ được thực hiện với tốc độ cắt trên đường dẫn là không đổi. Kết quả là giảm thời gian gia công và vê tròn chuyển động. Lệnh G641 cho phép định nghĩa độ dài vê tròn. G17/ G18/ G19 lựa chọn mặt phẳng làm việc. Cú pháp: N… G17/ G18/ G19 G17 lựa chọn mặt phẳng làm việc là mặt phẳng XY. G18 lựa chọn mặt phẳng làm việc là mặt phẳng ZX. G19 lựa chọn mặt phẳng làm việc là mặt phẳng YZ. Trục quay của dao vuông gốc với mặt phẳng làm việc. Nội suy trong G2/ G3/ CIP thực hiện trong mặt phẳng làm việc. Nội suy trong hệ tọa độ cực thực hiện trong mặt phẳng làm việc. Bù bán kính dao G41/ G42 thực hiện trong mặt phẳng làm việc. Chiều sâu mỗi lớp cắt cho chu trình khoan vuông gốc với mặt phẳng làm việc. WinNC SINUMERIK810D/ 840 D Turning EMCO Page 8 G25/ G26 lập trình giới hạn vùng làm việc. Cú pháp: G25/ G26 X… Y… Z… G25/ G26 giới hạn vùng làm việc nơi mà dao có thể di chuyển. Bởi vậy trong vùng làm việc, vùng an toàn có thể được thành lập với việc khóa dịch chuyển của dao. G25/ G26 phải được lập trình trong một câu lệnh riêng biệt. Việc lập trình giới hạn vùng làm việc sẽ được định nghĩa với G25/ G26 và được bật tắt với WALIMON và WALIMOFF. G25 giới hạn dưới của vùng làm việc. G26 giới hạn trên của cùng làm việc. WALIMON bật giới hạn vùng làm việc. WALIMOFF tắt giới hạn vùng làm việc. G25, G26 lập trình giới hạn số vòng quay trục chính. Cú pháp: G25/ G26 S… Giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất của số vòng quay trục chính có thể được định nghĩa bằng G25 và G26. G25, G26 phải được lập trình trong một câu lệnh riêng biệt. Việc lập trình giới hạn số vòng quay trục chính với G25/ G26 được ghi đè lên giá trị cài đặt và do đó nó được duy trì cho đến hết chương trình. G25 số vòng quay trục chính nhỏ nhất. G26 số vòng quay trục chính lớn nhất. S giá trị số vòng quay trục chính lớn nhất hay nhỏ nhất. G33 cắt ren. Cú pháp: N G33 X Z I/K I/K Bước ren [mm] Z Chiều sâu ren [mm] Chức năng này có thể cắt được ren thẳng, ren côn và ren xoắn. Bước ren I hoặc K được nhập tùy thuộc vào hướng chính của ren (ren dọc trục hay ren mặt đầu). Cũng có thể thực hiện chu trình gia công giống như khía. Chuỗi ren ó thể được thực hiện bằng các lập trình G33 trong hướng kế tiếp (không có các dịch chuyển không giữa các phân đoạn ren). Trước khối lệnh G33 đầu tiên, số các ren cần được lập trình với SETTHREADCOUNT(n). Chú ý: Chế độ điều chỉnh đè (override) tốc độ chạy dao và tốc độ trục chính không có tác dụng với G33 (nghĩa là giá trị override luôn bằng 100%) Một cặp trãnh thoát dao về 2 phía hợp lý cần được gia công trước. G33/ G332 Ta rô ren không bù mâm cặp: WinNC SINUMERIK810D/ 840 D Turning EMCO Page 9 Cú pháp: N G331 X Z K N G331 X Z K X, Z Toạ độ điểm cuối ren (chiều sâu ta rô). K Bước ren. Ta rô ren theo hướng Z, bước ren K G331 Ta rô. Quá trình ta rô ren được xác định bởi chiều sâu khoan (điểm cuối của ren) và bước ren. G332 chuyển động lùi dao. Chuyển động này có cùng bước ren như G331. Sự đổi chiều quay trục chính được thực hiện tự động. G63 Ta rô ren có bù mâm cặp. Cú pháp: G63 X Z F S Kiểu gia công ren không đồng bộ. Tốc độ trục chính S, tốc độ chạy dao F và bước ren P của bàn ren phải thỏa mãn quan hệ: Tốc độ trục chính S, tốc độ chạy dao F và bước ren F[mm/phút] = S[vòng/phút] x P[mm/vòng] Tương ứng với: F[mm/vòng] = P[mm/vòng]. Chuyển động cắt của bàn ren được lập trình bằng G63. G63 chỉ có tác dụng trong khối lệnh. Trong khi đang thực hiện G63 sự điều chỉnh tốc độ trục chính và tốc độ chạy dao bị giữ ở 100%. Chuyển động lùi dao (với chiều quay trục chính ngược lại) cũng được lập trình với G63. G40 – G42 bù bán kính cắt. G40 Không bù bán kính cắt. G41 Bù bán kính cắt bên trái. G42 Bù bán kính cắt bên phải. Trong phép đo dao mũi dao chỉ được đo tại hai điểm (tiếp tuyến với trục X và Z). Do đó phép hiệu chỉnh dao chỉ miêu tả điểm cắt lý thuyết. Điểm cắt này sẽ di chuyển dọc theo đường dẫn đã lập trình. Khi dịch chuyển cắt dọc theo hướng của các trục (tiện mặt trụ hoặc cắt mặt đầu) các điểm tiếp tuyến tại mũi dao và vị trí cắt. Do đó không xảy ra lỗi kích thước trên các biên dạng cần gia công. Khi dịch chuyển cắt là đồng thời theo cả hai trục (tiện mặt côn, mặt cong) vị trí của các điểm cắt lý thuyết trùng với vị trí cắt thực, gây ra lỗi kích thước trên các biên dạng cần gia công. WinNC SINUMERIK810D/ 840 D Turning EMCO Page 10 Lỗi biên dạng lớn nhất xảy ra khi gia công có dịch chuyể nghiên 45º mà không bù bán kính cắt: bán linh cắt 0,4 mm, lỗi theo biên dạng là 0,16 mm, lỗi theo trục X và Z là 0,24mm. Khi dùng chức năng bù bán kính cắt thì bộ điều khiển sẽ tự động bù các lỗi đó. G40 Hủy bù bán kính. Chức năng bù bán kính cắt bị loại bỏ bởi G40. Sự loại bỏ chỉ được phép khi kết hợp với một chuyển động chạy dao thẳng (G0, G1). Có thể lập trình G40 trong cùng khối lệnh với G0 hoặc G1 hoặc trong khối lệnh trước đó. G40 thường được lập trình cho các chuyển động lùi dao về vị trí thay dao. G41 bù bán linh cắt bên trái. Khi dao nằm ở bên trái của biên dạng sẽ được gia công (nhìn theo hướng chạy dao) thì G41 phải được lập trình. Chú ý: Không được phép chuyển đổi trực tiếp G41, G42 mà phải thực hiện một phép chuyể đổi trung gian qua G40. Cần phải xác định trước và nhập vào bộ đăng ký dữ liệu dao các tham số: bán kính cắt và vị trí cắt (kiểu dao). Phép lựa chọn phải kết hợp với G0 hoặc G1. Không được thay đổi dữ liệu hiệu chỉnh dao trong khi đang kích hoạt chế độ bù bán kính. G42 phép bù dao bên phải. Khi dao nằm ở bên phải biên dạng sẽ được gia công thì G41 phải được lập trình. G53 – G57, G500 – G599 , SUPA các phép dịch điểm gốc. G53: dịch điểm gốc sẽ được hủy bỏ với G53. G500: G54 – G599 đã được tắt. G54 – G599: cài đặt dịch điểm gốc. G505 – G599: cài đặt dịch điểm gốc. SUPA hủy dịch điểm gốc, bao gồm điểm gốc đã được lập trình và dịch chuyển DRF. Điểm không của phôi được sử dụng để chỉ ra vị trí của phôi ở trên bàn máy. Thông thường, hệ tọa độ được di chuyển với G54 – G599 được điểm gốc W 1 , và di chuyển tiếp theo của điểm 0 của phôi thực hiện với TRANS là được W 2 . [...]... năng này là nâng cao độ đồng đều và chất lượng bề mặt của các chi tiết tiện Khi gia công các phôi có sự thay đổi nhiều về đường kính thì nên xác đinh một tốc độ giới hạn cho trục chính Điều này sẽ ngăn chặn các tốc độ quá cao cho trục chính khi đường kính phôi nhỏ LIMS được kích hoạt G96 Ví dụ: N10 G96 S100 LIMS=2500 G70 kích thước theo hệ Inch G71 kích thước theo hệ mét Phụ thuộc vào G70/ G71 các giá... chạy dao Tổng quát: Các giá trị tốc độ chạy dao không bị ảnh hưởng bởi lệnh G70/ G71 (inch, mm) mà chỉ các đơn vị đã thiết lập trong dữ liệu máy là hợp lệ Sau tất cả các sự thay đổi G93- G95, tốc độ chạy dao F bắt buộc phải lập trình lại Tốc độ chạy dao F chỉ hơp lệ với các trục dẫn, không hợp lệ đối với các trục đồng bộ dao F bắt buộc phải lập trình lại G94 tốc độ chạy dao theo mm/phút Chuyển động dọc... WinNC SINUMERIK8 10D/ 840 D Turning Các chu trình tiện CYCLE 93: Chu trình tiện rãnh CYCLE93 (SPD,SPL,WIDG,DIAG,STA1 ,ANG1 ,ANG2,RCO1 ,RCO2,RC11,RC12,FAL1,FAL2,IDEP,DTB, VARI) SPD: tọa độ X của điểm đầu, không dấu SPL: toạ độ Z của điểm đầu WIDG: bề rộng đáy rãnh, không dấu, bắt buộc phải lớn hơn hoặc bằng bề rộng dao DIAG: chiều sâu rãnh so với điểm bắt đầu, không dấu STA1: góc giữa biên dạng và trục tiện: ... EMCO Page 21 WinNC SINUMERIK8 10D/ 840 D Turning Gia công thô có rãnh, các chuyển động cắt thô được thực hiện bằng G1 và tốc độ tiến dao FF1 Các chuyển động cắt thô được thực hiện song song với trục tiện cho đến lượng dư gia công tinh, sau đó song song với biên dạng Sau mỗi lượt cắt thô, dao lùi ra theo cả hai phương X và Z một lượng bằng bán kính dao +1mm và lùi dao ra với lệnh G0 Quá trình... VARI Kiểu gia công Tiến ngang Phía ngoài 1 Dọc Ngoài Thô 2 Ngang Ngoài Thô EMCO Page 22 WinNC SINUMERIK8 10D/ 840 D Turning 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Dọc Ngang Dọc Ngang Dọc Ngang Dọc Ngang Dọc Ngang Trong Trong Ngoài Ngoài Trong Trong Ngoài Ngoài Trong Trong Thô Thô Tinh Tinh Tinh Tinh Tổng thể Tổng thể Tổng thể Tổng thể CYCLE 96: Chu trình cắt rãnh thoát ren CYCLE96 (DIATH,SPL,FORM,VARI) DIATH: đường kính... DIN 76 VARI: biến xác định vị trí của rãnh thoát ren Chu trình này tạo các rãnh thoát ren dạng A- D theo tiêu chuẩn DIN76 với các ren ISO hệ mét trong khoảng M3 đến M68 Các rãnh thoát ren dạng E và F theo chuẩn DIN509 xem chu trình CYCLE94 DIATH, SPL: DIATH chỉ ra đương kính danh nghĩa của ren Các rãnh thoát ren cho ren dưới M3 và trên M68 không thể tạo ra bằng chu trình này SPL: chỉ ra kích thước cuối... bắt đầu của ren đầu tiên trên chu vi của phôi Nếu NSP không được lập trình thì ren sẽ được bắt đầu tại vị trí 0º/ VARI:xác đinh kiểu gia công ngoài/ trong và các ăn dao VARI có các giá trị từ 1 đến 4 NUMT: Số đầu mối ren cho ren nhiều đầu mối Đối với ren thông thường lập trình 0 hoặc không lập trình cho tham số này Từng đầu mối ren sẽ được định vị tại vị trí cách đều nhau trên chu vi của phôi, điểm... cách lùi dao trong khi tiện rãnh CYCLE 94 Chu trình cắt rãnh thoát dao CYCLE94 (SPD,SPL,FORM,VARI) SPD: Tọa độ X của điểm bắt đầu, không dấu SPL: Toạ độ Z của điểm bắt đầu FORM: Dạng của rãnh thoát dao Giá trị: E: dạng E theo tiêu chuẩn DIN 509 F: dạng F theo tiêu chuẩn DIN 509 VARI: Biến xác định vị trí của rãnh thoát dao Chu trình này tạo ra các rãnh thoát dao dạng E và F theo tiêu chuẩn DIN509 trên. .. trình này tạo ra các rãnh thoát dao dạng E và F theo tiêu chuẩn DIN509 trên các chi tiết có đường kính cuối cùng > 3mm Các rãnh thoát dao cho ren xem CYCLE 96 SPD, SPL: SPD định nghĩa đường kính cuối cùng của rãnh thoát dao Các chi tiết có đường kính cuối cùng