Thời tiết cực đoan ở Giao Thiện

Một phần của tài liệu Sự thích ứng với nghề nghiệp của cư dân ven biển đồng bằng sông Hồng trước hiện tượng thời tiết cực đoan (nghiên cứu trường hợp tại xã Giao Thủy, Giao Thiện, Nam định (Trang 33)

7. Khung lý thuyết

2.1.1. Thời tiết cực đoan ở Giao Thiện

Với dải dài tiếp giáp cửa Ba Lạt đổ ra biển ở phía Đông và sở hữu vùng bãi bồi ven biển khá rộng lớn đem lại sự thuận lợi cho ngƣời dân ở đây phát triển kinh tế nông nghiệp, nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản. Tuy nhiên, chính vị trí và địa hình tiếp giáp cửa sông và vùng ven biển cùng với các hoạt động sinh kế phụ thuộc vào tự nhiên đã đặt Giao Thiện trƣớc những tác động khó lƣờng của biến đổi khí hậu.

(i) Hiện tượng nước biển dâng, xâm nhập mặn

Hiện tƣợng thủy triều là một hiện tƣợng tự nhiên có quy luật. Tuy nhiên tại địa bàn xã Giao Thiện , tính quy luật này phần nào đã bị phá vỡ . Số liê ̣u Bảng 2.1 cho thấy có 28,9% trong tổng số ngƣời đƣợc hỏi trả lời hiê ̣n tƣợng nƣớc biển dâng xuất hiê ̣n nhiều hơn.

Nhƣ̃ng ý kiến từ phỏng vấn sâu thì nhiều ngƣời dân đã bắt đầu nhận thấy mức thủy triều lên xuống thất thƣờng, không theo quy luật. Ngƣời dân không chủ động đƣợc trong việc mở, đóng cống, có khi hƣ hại đến cống và thiệt hại trong nuôi trồng thủy, hải sản.

“Từ năm 2004, 2005 đến bây giờ thời tiết biến đổi rất nhiều, nước biển dâng thất thường. Theo nước thủy triều, thì hôm nay phải to hơn hôm qua 10 phân nhưng nó lại to hơn 20 phân. Nhưng có khi hôm nay nó lại bé hơn. Ví dụ lịch báo tối nay là 3,6 mét, nhưng thực tế có khi nó vượt lên 4,2 mét cho đến 4,5 mét. Hôm rồi, tôi hẹn đồng hồ 12 giờ lấy nước, đến 12 giờ nước to quá, không giật nổi cống nữa, vì

nước lên quá nhanh, áp lực nước lớn. Năm 2008, 2009, thủy triều có lúc to hơn bình thường 20 - 30 phân so với lịch báo. Có 1 số chủ đầm chủ quan nên bị ngập. Nếu không tính toán cẩn thận để làm cống, làm đê thì vỡ đầm như chơi, tổn thất nhiều trăm triệu đấy. Đầm nhà tôi có lần thủy triều to quá, cống bị phá, nước tràn vào luôn. Lúc đấy phải làm lại cống mất 20 triệu” [TLN các trƣởng xóm xã Giao Thiện].

Thông qua số liê ̣u cũng nhƣ kinh nghiệm nhiều năm làm nông nghiệp của ngƣời dân, chúng ta có thể thấy tại địa phƣơng đã bắt đầu xuất hiện sự thất thƣờng của triều cƣờng . Tuy không có những mốc xác định cụ thể sự đột biến trong mực nƣớc nhƣng có thể thấy số lần xuất hiện của hiện tƣợng này khá dày và đều đặn, kéo dài từ năm 2004 đến 2010.

Hiện tƣợng xâm nhập mặn ở địa bàn xã Giao Thiện là kết quả của nhiều yếu tố hợp lại nhƣng có thể thấy nguyên nhân lớn nhất đó chính là dòng chảy của sông Hồng đang bị thiếu nƣớc nguồn trầm trọng. Hệ quả rõ ràng nhất xảy ra trên chính đồng ruộng của ngƣời nông dân Giao Thiện. Không thể dẫn nƣớc từ sông Hồng vào, những cánh đồng dần trở nên cằn cỗi vì mất đi nguồn dinh dƣỡng. Trầm trọng hơn, lƣỡi mặn ngày càng xâm nhập sâu hơn vào đất liền biến những diện tích ruộng thành những bãi đất không thể canh tác. Ảnh hƣởng của việc nƣớc mặn xâm nhập vùng nội đồng không chỉ dừng ở mức làm biến đổi điều kiện tự nhiên mà quan trọng hơn, sinh kế của những nông hộ phụ thuộc vào đồng ruộng đang bị đe dọa nghiêm trọng.

Kết quả khảo sát thực địa đã cho thấy , hiện tƣợng xâm nhập mặn đang xuất hiện ở địa bàn xã Giao Thiện với cƣờng độ ngày càng gia tăng , 81,7% số ngƣời trả lời rằng xâm nhâ ̣p mă ̣n xuất hiê ̣n nhiều hơn . Quan trọng hơn , xâm nhập mặn đem đến nhiều hơn những rủi ro , nguy cơ phá vỡ tính bền vững của các hoạt động sản xuất của ngƣời dân. Đối mặt với hiện tƣợng xâm nhập mặn , đồng nghĩa ngƣời nông dân phải chịu những tổn thất nă ̣ng nề trong các hoa ̣t đô ̣ng sản xuất , chăn nuôi… và

viê ̣c ngƣời dân tính đến phƣơng án thay nghề khác cho phù hợp với điều kiê ̣n khí hâ ̣u, thời tiết cũng là điều dễ hiểu.

(ii) Hiện tượng rét đậm rét hại, nắng nóng kéo dài, khô hạn và mưa lớn

Nằm trong tiểu vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa , khí hậu ở Giao Thiê ̣n đƣợc chia thành hai mùa rõ rệt: mùa nóng từ tháng 5-11; mùa lạnh từ tháng 11-5, tiết khô hanh vào đầu mùa, ẩm ƣớt vào cuối mùa [4]. Chính vì vậy, các hiện tƣợng thời tiết nhƣ mƣa, bão, nắng nóng và rét là đặc trƣng của địa phƣơng . Tuy nhiên, qua khảo sát thực địa tại xã Giao Thiê ̣n , với kinh nghiệm sống lâu năm của những đối tƣợng cung cấp thông tin, cho thấy các hiện tƣợng thời tiết cực đoan đã bắt đầu xuất hiện tại địa phƣơng và xu hƣớng tần suất ngày một cao hơn.

Qua số liê ̣u Bảng 2.1 cho thấy rét đâ ̣m rét ha ̣i , nắng nóng kéo dài và khô ha ̣n ở Giao Thiện với tần suất tƣơng ƣ́ng là (88,9%, 80,2%, 38,1%) đã ảnh hƣởng rất lớn đến nghề nghề nghiệp của cƣ dân vùng ven biển . Cũng theo tri thức bản địa của nhiều ngƣời dân sinh sống ở đây cho rằng khoảng thời gian gần đây , thời tiết mùa đông trở nên lạnh hơn, những đợt rét kéo dài hơn, nhất là năm 2008 và năm 2010. Năm 2008 rét kéo dài 40 ngày.

Theo Bảng 2.1 số ngƣời trả lời tần suất xuất hiê ̣n của hiê ̣n tƣợng mƣa lớn là ít hơn so với những năm trƣớc đây (34% trả lời ít hơn , 32% trả lời nhiều hơn ). Nhƣng có trận mƣa trái mùa hoặc mƣa với lƣợng nƣớc rất lớn, gây thiệt hại đến mùa vụ và cuộc sống của ngƣời dân . Mùa đông lại xuất hiện mƣa đá . Đây là hiện tƣợng thời tiết trƣớc đây chƣa từng xảy ra.

“Vụ Đông thường không bao giờ có mưa rào, thế mà năm 2009 lại có mưa đá, làm mất trắng vụ Đông, mất hơn chục tấn đậu tương và ngô khoai các loại. Tháng 7 năm 2006 có một trận mưa to, cách đây 60 năm chưa bao giờ có, qua một đêm, các nhà ngập hết. Tất cả ruộng đồng, rồi ao cá, coi như bằng nhau hết. Lợn gà cũng bị chết vì mưa to vào đêm, người dân không kịp chạy” [PVS, nam, 51 tuổi, xóm 29, xã Giao Thiện].

Bên cạnh những cơn mƣa lớn xảy ra bất thƣờng , hiện tƣợng bão tố những năm gần đây tuy xảy ra ít hơn , nhƣng điều đáng nói mỗi khi có trận bão xảy ra thì hậu quả của nó để lại vô cùng nghiêm trọng. Nhiều ngƣời dân mất nhà cửa, đầm ao bị vỡ bờ, sản phẩm nuôi trồng thủy hải sản bị cuốn trôi ra biển, trực tiếp gây thiệt hại cho các hoạt động sinh kế của ngƣời dân địa phƣơng.

Một phần của tài liệu Sự thích ứng với nghề nghiệp của cư dân ven biển đồng bằng sông Hồng trước hiện tượng thời tiết cực đoan (nghiên cứu trường hợp tại xã Giao Thủy, Giao Thiện, Nam định (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)