Tác động của hiê ̣n tượng thời tiết cực đoan đến canh tác nông

Một phần của tài liệu Sự thích ứng với nghề nghiệp của cư dân ven biển đồng bằng sông Hồng trước hiện tượng thời tiết cực đoan (nghiên cứu trường hợp tại xã Giao Thủy, Giao Thiện, Nam định (Trang 39)

7. Khung lý thuyết

2.2.1. Tác động của hiê ̣n tượng thời tiết cực đoan đến canh tác nông

Nhìn chung, theo ý kiến đánh giá của ngƣời dân tại các xã đƣợc điều tra , các hiện tƣợng thời tiết bất thƣờng đã gây ảnh hƣởng nhiều đến canh tác nông nghiệp ở của các hộ gia đình là xâm nhâ ̣p mă ̣n , rét đậm rét hại , khô hạn, nắng nóng kéo dài . Các hiện tƣợng ảnh hƣởng ít hơn đến nông nghiê ̣p là bão, ngâ ̣p lu ̣t và mƣa lớn. Biểu hiện chung của ảnh hƣởng từ những hiện tƣợng này là năng suất cây trồng giảm , cây sinh trƣởng chậm , thiếu nƣớc canh tác , dịch bệnh nhiều đất sói mòn thoái hóa và gây mất mùa . Các hiện tƣợng bão , ngâ ̣p lu ̣t và mƣa lớn cũng gây khô hạn và nắng nóng kéo dài gây nên tình trạng năng suất giảm , cây sinh trƣởng châ ̣m và mất mùa.

Tác động của hiê ̣n tƣơ ̣ng thời tiết cƣ̣c đoan phần nào làm mất diện tích đất canh tác, tức là mất đi cơ sở của sản canh tác nông nghiệp . Không những làm mất diện tích đất canh tác, hiê ̣n tƣơ ̣ng thời tiết cƣ̣c đoan làm suy thoái đất từ đó làm thay đổi hình thức sử dụng đất dẫn đến thay đổi cơ cấu cây trồng hoă ̣c làm giảm năng suất cây trồng.

Bảng 2.2: Ý kiến của ngƣời dân về ảnh hƣởng của các hiện tƣợng TTCĐ đến canh tác nông nghiệp

(Đơn vị tính: %) Hiện tƣợng/ Mức độ Diện tích giảm Năng suất giảm Cây sinh trƣởng chậm Thiếu nƣớc tƣới Dịch bệnh nhiều Đất xói mòn, thoái hóa Mất mùa Giao Thiện (N=194) Nƣớc biển dâng 2,6 8,8 4,6 1,0 1,0 1,0 4,6 Xâm nhập mặn 13,4 65,5 47,9 2,6 21,1 20,1 40,2 Rét đậm, rét hại 2,6 51,0 59,8 1,0 14,9 3,1 3,1 Khô hạn 0 20,6 14,4 29,4 13,4 6,2 8,8 Nắng nóng kéo dài 0 31,4 22,7 21,1 28,4 4,1 7,7 Bão 1,5 31,4 7,7 0,5 7,7 5,2 19,6 Ngập lụt 0,5 20,1 12,4 0 9,3 3,1 17,5 Mƣa lớn 1,5 27,3 16,5 0,5 16,0 3,1 9,3 Cồn Thoi (N=199) Nƣớc biển dâng 3,5 8,0 6,0 0 0,5 0 5,5 Xâm nhập mặn 7,5 58,3 41,7 3,0 11,1 14,6 66,3 Rét đậm, rét hại 1,5 57,3 63,8 0 3,5 0 33,2 Khô hạn 0 18,1 14,6 26,1 15,6 0 3,5 Nắng nóng kéo dài 0 32,2 27,6 21,1 32,7 0,5 6,0

Bão 0 24,6 6,5 0 5,0 0 13,1

Ngập lụt 0 23,1 9,0 0 5,5 0,5 9,5 Mƣa lớn 0 32,7 13,1 0 10,6 2,0 8,0

Tác động của nƣớc biển dâng đến canh tác nông nghiệp mới chỉ đƣợc một bộ phận nhỏ các hộ dân đƣợc điều tra (dƣới 10%) ghi nhận. Tuy nhiên, ảnh hƣởng của nƣớc biển dâng đến canh tác nông nghiệp của các hộ dân ở Cồn Thoi rõ rê ̣t hơn Giao Thiê ̣n.

Tại Giao Thiện, rét đậm rét hại làm cho năng suất giảm (51,0%), cây trồng chậm sinh trƣởng (59,8%). Khô hạn và nắng nóng kéo dài gây thiếu nƣớc tƣới (49,5%), làm giảm năng suất cây trồng (35%). Tăng xâm nhập mặn làm cho năng

suất cây trồng giảm (65,5%), cây trồng sinh trƣởng chậm (54%), tăng xâm nhập mặn còn gây nên mất mùa (33%).

Xâm nhập mặn là mô ̣t trong nhƣ̃ng hiê ̣n tƣợng gây ảnh hƣởng nhiều nhất đến canh tác nông nghiê ̣p . Bảng 2.2 cho thấy có một tỷ trọng đáng kể các hộ gia đình cho biết cây sinh trƣởng châ ̣m , giảm năng suấ t và có khi mất mùa là do nhƣ̃ng ảnh hƣởng của hiê ̣n tƣợng xâm nhập mặn gây nên . Những hệ quả kéo theo của hiện tƣợng xâm nhập mặn đang trực tiếp tác động trực tiếp đến đời sống ngƣời dân xã Giao Thiện. Một trong những hệ quả nguy hiểm nhất đó là tình trạng khan hiếm nƣớc ngọt phục vụ cho đời sống sinh hoạt lẫn nguồn nƣớc phục vụ sản xuất nông nghiệp. Minh chứng cụ thể nhất cho tình trạng này là sự khó khăn của các hộ gia đình tham gia mô hình trồng nấm.

“Nguồn nước tưới không đảm bảo, mang độ mặn cao đã làm cho cây nấm không phát triển hoặc cho năng suất thấp. Nguy hiểm hơn, lượng nước ngọt khan hiếm đã buộc người nông dân phải sử dụng nước sinh hoạt hằng ngày để cứu những diện tích nấm đang canh tác” [PVS, nam, 82 tuổi, xóm 25, xã Giao Thiện].

Thời tiết lạnh kéo dài làm cho diện tích lúa và mạ bị chết. Mặc dù các hộ dân đã tiến hành cấy lại nhiều lần nhƣng hiệu quả thu hoạch đạt đƣợc không đáng kể.

Từ năm 2000 trở lại đây khí hậu khắc nghiệt hơn, rét nhiều hơn, thời gian rét kéo dài hàng tháng. Năm 2000 rét kéo dài gần 2 tháng liên tục. Năm ấy phải cấy đi cấy lại nhiều lần. Các năm trước mỗi đợt lạnh chỉ 5 đến 7 ngày. Mấy năm gần đây lạnh lắm. Vụ Chiêm, gieo mạ rồi mà rét thì mạ chết. Năm 2009, mạ bị chết nhiều, có xóm mất 90 %” [PVS, nam, 62 tuổi, xóm 25, xã Giao Thiện].

Tại Cồn Thoi, tác động của rét đậm và rét hại đối với canh tác còn trầm trọng hơn so với tác động của xâm nhập mặn (63,8% so với 57,3%). Tuy nhiên , nhƣ̃ng tác đô ̣ng của xâm nhập mặn đến cũng canh tác nông nghiê ̣p cũng khôn g hề nhỏ. Nó đã làm cho cây trồng giảm năng suất (58%) và cây trồng chậm sinh trƣởng (41,7%).

Đối với sản xuất nông nghiệp, nguồn nƣớc ngọt trƣớc đây đƣợc cung cấp khi có lũ về, khoảng trung tuần tháng 8 đến tháng 10 hằng năm. Hiện tại, các cống chỉ đƣợc mở để lấy nƣớc trong khoảng cuối tháng 8 đến đầu tháng 10, cuối tháng 10 đã không thể mở ra để lấy nƣớc đƣợc nữa, đặc biệt đã bắt đầu xuất hiện những năm không có lũ từ thƣợng nguồn. Điều này đi liền với hiện tƣợng lƣỡi mặn càng đƣa sâu hơn vào bên trong. Xâm nhập mặn tác động nghiêm trọng đến nông nghiệp. Vụ chiêm xuân 2010 là ví dụ điển hình nhất.

“Do không thể có nguồn nước để tưới tiêu, đến trung tuần tháng 3 lúa bắt đầu chết. Các ban ngành kiểm tra đo độ mặn đều nhận thấy độ mặn vượt ngưỡng. Hơn 80% diện tích ruộng đi dọc theo sông nhiễm mặn đưa đến hậu quả là Cồn Thoi mất hơn 350 ha không thu hoạch được” [PVS, nam, 54 tuổi, cán bộ xã Cồn Thoi].

Hiện tƣợng xâm nhập mặn và những hệ quả của nó đã gián tiếp trở thành nguyên nhân gây tổn thƣơng về tài chính của ngƣời dân xã Cồn Thoi . Những khoản vay khó có khả năng trả nợ đã và đang làm ngƣời dân thuần nông mất dần lòng tin vào sinh kế đang theo đuổi . Điều này tất yếu dẫn đến viê ̣c phải chuyển dịch nghề nghiệp. Không những vậy, thất thu trong nông nghiệp còn gây tác động tiêu cực đến các đối tƣợng bƣớc vào độ tuổi lao động. Sinh kế nông nghiệp tại địa phƣơng không thể thu hút nguồn nhân lực sẽ tạo điều kiện tăng cao số lƣợng di cƣ lao động nhằm tìm kiếm các chiến lƣợc sinh kế khác hấp dẫn hơn.

Mƣa to bất thƣờng cũng gây ngập úng nếu không có biện pháp tiêu nƣớc kịp thời, đă ̣c biê ̣t là trâ ̣n mƣa to bất thƣờng xuất hiện năm 2008. Mƣa xuất hiện và kéo dài trong tháng 8 tạo điều kiện cho sâu bệnh xuất hiện sau đó phá hoại mùa màng gây thiệt hại hơn 50 ha.

Một phần của tài liệu Sự thích ứng với nghề nghiệp của cư dân ven biển đồng bằng sông Hồng trước hiện tượng thời tiết cực đoan (nghiên cứu trường hợp tại xã Giao Thủy, Giao Thiện, Nam định (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)