Việt Nam có 64 tỉnh thành, trong đó nổi bật với thành phố Hồ Chí Minh- có thể nói đây là thành phố có sự phát triển kinh tế mạnh nhất nước ta
Trang 1MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
1 Khái niệm và đặc điểm về đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI:
1.1 Khái niệm 1.2 Đặc điểm và hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài
2 Quá trình hình thành nguồn vốn FDI
3 Vai trò của FDI CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1 Những điều kiện thuận lợi góp phần thu hút nguồn vốn FDI
2 Thành tựu FDI của thành phố Hồ Chí Minh
3 Hạn chế FDI của thành phố Hồ Chí Minh 3.1 Hạn chế trong việc thu hút nguồn vốn FDI 3.2 Tác động tiêu cực trong việc sử dụng nguồn vốn FDI CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TRONG VIỆC THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI FDI
1 Tăng cường thu hút vốn đầu tư FDI.
2 Sử dụng hiệu quả nguồn vốn FDI
KÉT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
1/ Lí do chọn đề tài:
Việt Nam có 64 tỉnh thành, trong đó nổi bật với thành phố Hồ Chí Minh- có thể nóiđây là thành phố có sự phát triển kinh tế mạnh nhất nước ta Và cũng là một trong những địaphương dẫn đầu cả nước trong việc thực hiện chính sách thu hút đầu tư nước ngoài- mộttrong những nguồn vốn quan trọng đối với cả nước, trong đó FDI được coi là nguồn vốnthích hợp
Dẫn đầu cả nước về việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong một thờigian dài, nhưng trong một vài năm gần đây việc thu hút nguồn vốn này tại TP.Hồ Chí Minhđang có xu hướng giảm dần khi đang tồn tại những vần đề cần được nghiên cứu, giải quyết.Mặt khác trong điều kiên cạnh tranh đang hết sức gay gắt như hiện nay thì để đạt được mức
độ phát triển như mong muốn chắc chắn sẽ gặp không ít khó khăn
Thành phố Hồ Chí Minh cũng là vùng kinh tế trọng điểm phía nam đã, đang và sẽ cónhiều đóng góp quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của cả nước.Vì vậy vấn
đề đặt ra là phải biết cách lựa chọn cũng như biết cách thu hút nguồn vốn FDI góp phần xâydựng hiệu quả chiến lược phát triển kinh tế- xã hội ở nước ta một cách toàn diện hơn
Đất nước ta đang chủ động hội nhập ngày càng sâu hơn, rộng hơn với nền kinh tế trênkhu vực và thế giới Đặc biệt vào tháng 1/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viêncủa tổ chức thương mại thế giới (WTO) Sự kiên này đã mở ra cho Việt Nam nhiều cơ hộithuận lợi để vươn mình ra thế giới hợp tác làm ăn với nước bạn, nhưng bên cạnh đó cũng đặt
ra không ít những thách thức đòi hỏi chúng ta phải có hướng đi đúng đắn
Vì những lí do trên, sinh viên chuyên ngành kinh tế học chúng tôi đã quyết định tìmhiểu, nghiên cứu và ra mắt đề tài: ” Những thành tựu và hạn chế trong việc thu hút và sửdụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp FDI của nước ngoài ở thành phố Hồ Chí Minh trong thờigian qua”
2/ Mục đích nghiên cứu:
Làm rõ một số vấn đề lí luận về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đem đến cho mọi người có cái nhìn tổng quan về những thành tựu trong việc thu hút
và sử dụng nguồn vốn FDI tại TP.Hồ Chí Minh trong những năm qua Đồng thời thấy đượcnhững hạn chế Từ đó, đưa ra các giải pháp thích hợp góp phần nâng cao số lượng cũng nhưchất lượng các dự án đầu tư vào TP.Hồ Chí Minh nói riêng và VN nói chung
3/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Trang 3- Phạm vi không gian: Trên địa bàn thành phố HCM
4/ Phương pháp nghiên cứu:
Kết hợp linh hoạt các phương pháp:
Trang 4CHƯƠNG I
LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
Trong thời đại ngày nay, với điều kiện kinh tế mở, hội nhập cạnh tranh quốc tế, vấn đề
mở rộng phát triển quan hệ giữa các nước với nhau, kinh tế quốc tế ngày càng trở nên tất yếu,cấp bách Đối với Việt Nam lại càng cưc kì quan trọng bởi nó không những thúc đẩy nềnkinh tế nước ta đi lên mà còn tạo dựng tiền đề cơ sở cho nhà nước xã hội chủ nghĩa phát triểnbền vững và ổn định, có chổ đứng trên trường quốc tế, hội nhập mạnh mẽ vào xu hướngchung của toàn cầu Nói đến quan hệ kinh tế quốc tế thì một hình thức chủ yếu và quan trọngkhông thể không đề cập đó là đầu tư quốc tế Vì vậy, có thể khẳng định rằng việc thu hútnguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) ngày càng lớn tạo điều kiện hướng tới sựphát triển kinh tế bền vững, tăng trưởng cao Vậy làm sao để biết được FDI được hình thành
từ đâu? Nguồn nào thực sự tốt cho doanh nghiệp? Thu hút bằng cách nào? Sử dụng ra sao?
Có những ưu nhược điểm gì?
Những câu hỏi đặt ra sẽ được giải đáp ngay sau đây với dẫn chứng cụ thể được coi làmôi trường lớn thuận lợi cho đầu tư FDI là thành phố Hồ Chí Minh- nơi tập trung các ngànhkinh tế trọng điểm của nước ta
1 KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐÂU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI FDI:
1.1 khái niệm:
FDI là từ viết tắt của Foreign Direct Investment theo nghĩa đầu tư trực tiếp nướcngoài.Thực chất khái niệm FDI rất rộng, có nhiều khái niệm về nó mà sau đây là một số kháiniệm điển hình mang tính chất tổng quát
Theo quỹ tiền tệ quốc tế IMP, FDI là một khoản đầu tư với những quan hệ lâu dàitheo đó một tổ chức trong nền kinh tế được lợi ích lâu dài từ một doanh nghiệp đặt tại mộtnền kinh tế khác Mục đích của nhà đầu tư trực tiếp là muốn có nhiều ảnh hưởng trong việcquản lý doanh nghiệp đặt tại các nền kinh tế khác đó
Tổ chức thương mại WTO định nghĩa FDI xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước(nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyềnquản lý tài sản đó Phưong diện quản lý là từ để phân biệt FDI với các công cụ tài chínhkhác Trong phần lớn trường hợp cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài
là cơ sở kinh doanh Trong những trường hợp đó nhà đầu tư hay được gọi là “công ty mẹ” vàcác tài sản được gọi là “công ty con” hay chi nhánh công ty
Còn theo các nhà kinh tế quốc tế: đầu tư trực tiếp nước ngoài là nhà sỡ hữu tại nướcnày mua hoặc kiểm soát một thực thể kinh tế của nước khác Đó là khoản tiền mà nhà đầu tưtrả cho một thực thể kinh tế của nước ngoài để có ảnh hưởng quyết định đối với thực thể kinh
tế ấy hoặc tăng thêm quyền kiểm soát trong thực thể kinh tế ấy
Một doanh nghiệp đầu tư trực tiếp là một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân hoặckhông có tư cách pháp nhân trong đó nhà đầu tư trực tiếp sở hữu ít nhất 10% cổ phiếu thườnghoặc có quyền biểu quyết Điểm mấu chốt của đầu tư trực tiếp là chủ định thực hiện quyềnkiểm soát công ty.(tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD)
Trang 5 Còn đối với Việt Nam thì sao? FDI được hiểu là đầu tư trực tiếp, sử dụng nguồntiền có xuất xứ hoặc sở hữu từ bên ngoài lãnh thổ Việt Nam đầu tư vào hoạt động sản xuấtkinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam, vận hành trên các tài sản nằm trên lãnh thổ Việt Nam baogồm nhà xưởng, bất động sản, tư liệu sản xuất và cả nhân công Viêt Nam (dù tỉ trọng có thể
ít hay nhiều) Đã là đầu tư FDI thì thường là có dự án, nhà xưởng, cơ sở vận hành và nhà đầu
tư trực tiếp điều hành bằng công việc kinh doanh hị mang vào
Theo luật đầu tư 2005 có đưa ra định nghĩa về đầu tư trực tiếp FDI, cụ thể như sau:
“đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư vào tham gia quản lý hoạtđộng đầu tư”
Trên đây là rất nhiều định nghĩa, khái niệm về FDI song chúng đều có một đặc điểmchung được hiểu một cách khái quát như sau:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tại một quốc gia là việc nhà đầu tư ở một nước khácđưa vốn bằng tiền hoặc bất kì tài sản nào vào quốc gia đó để có được quyền sở hữu và quản
lý hoặc quyền kiểm soát một thực thể kinh tế tại quốc gia đó với mục tiêu tối đa hóa lợi íchcủa mình
1.2 Đặc điểm và hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài:
* Trong thực tiễn, FDI được thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau, trong đó baogồm các hình thức đựoc áp dụng phổ biến (căn cứ vào hình thức góp vốn):
1 Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư trong nước hoặc 100% vốncủa nhà đầu tư nước ngoài
2 Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu
tư nước ngoài
3 Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC, hợp đồng BOT, hợp đồng BT
4 Đầu tư phát triển kinh doanh
5 Đầu tư việc thực hiện sát nhập và mua lại doanh nghiệp
6 Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư
7 Các hình thức đầu tư trực tiếp khác
Khác với các hình thức đầu tư quốc tế cũ như đầu tư chứng khoán, trái phiếu, với FDI nướcđầu tư vốn được quyền tham gia quản lý hoạt động kinh tế
* Ngoài ra còn một số hình thức đầu tư FDI như FDI tìm kiếm thị trường, FDI tìm kiếm hiệuquả, FDI tìm kiếm tài sản chiến lược
FDI tìm kiếm thị trường là hình thức đầu tư sản xuất cùng loại sản phẩm với nướcđầu tư và tiêu thụ sản phẩm tại nước nhận đầu tư, được gọi là FDI theo chiều ngang Hìnhthức này là động cơ chính đối với hoạt động đầu tư vào lĩnh vực sản xuất của các nước đang
100% vốn nước ngoài(40.44%) Liên doanh(37.38%)
Hợp đồng hợp tác
kinh doanh(20.51%)
Công ty cổ phần(1.2%) Công ty mẹ-con(0.24%)
Hợp đồng BOT,BT,BTO(0.23%)
Trang 6phát triển trong các thập kỉ 60- 70 của thế kỉ XX Đây là thời kì thịnh vượng của công nghiệphóa thay thế nhạp khẩu ở các nền kinh tế mới công nghiệp hóa Hình thức này xuất hiện docác rào cản thương mại và chi phí vận chuyển cao.
FDI tìm kiếm hiệu quả là hình thức trong đó nhà đầu tư phân bổ một số công đoạnsản xuất ở nước ngoài để tận dụng chi phí nhằm tối ưu hóa quá trình sản xuất, được gọi làFDI theo chiều dọc chủ yếu áp dụng cho các ngành công nghiệp hướng vào xuất khẩu Hìnhthức cổ điển nhất của nó là đầu tư sang các nước đang phát triển nhằm tìm kiếm các nguồnlao động chi phí thấp
FDI tìm kiếm tài sản chiến lược là hình thức xuất hiện ở giai đoạn phát triển cao củatoàn cầu hóa sản xuất, khi các công ty đầu tư ra nước ngoài để tìm kiếm khả năng hợp tácnghiên cứu và triển khai (R&D)
2.QÚA TRÌNH HÌNH THÀNH NGUỒN VỐN FDI:
FDI được hình thành do sự chênh lệch tỉ suất lợi nhuận của vốn đầu tư giữa các nướcnhận đầu tư, khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa nước ngoài khắc phục hạn chếcủa rào cản thuế quan, hạn ngạch buôn bán khai thác lợi thế và cước phí vận tải thấp vềnguồn nguyên vật liệu tại chổ, giá nhân công rẻ ở các nước đang phát triển
Akamastu Kanme(1962) cho rằng: sản phẩm mới đầu được phát minh và sản xuất ởcác nước đầu tư sau đó mới được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài Tại nước nhập khẩu, ưuđiểm của sản phẩm mới làm nhu cầu trên thị trường nội địa tăng lên, nên nước nhập khẩuchuyển sang sản phẩm nhập khẩu này bằng cách chủ yếu dựa vào vốn, kỹ thuật của nướcngoài Khi nhu cầu của thị trường của sản phẩm mới trên thị trường trong nước bão hòa nhucầu xuất khẩu lại xuất hiện Hiện tượng này diễn ra theo chu kỳ và do đó dẫn đến sự hìnhthành FDI
- Sự hình thành của FDI được giải thích bằng các lý thuyết kinh tế vĩ mô và vi mô: Ví
dụ như : Lý thuyết Stephen Hymer, lý thuyết của Vernon về chu kỳ sản phẩm, lý thuyết chu
kỳ sản phẩm bắt kịp của Akamatsu, hay lý thuyết Kojima, lý thuyết Krugman về thương mại
và đầu tư quốc tế, mô hình lý thuyết Macdougall- Kemp…
Ở Việt Nam, vấn đề thu hút vốn đầu tư FDI được đặt ra từ lâu
Luật đầu tư nước ngoài 1987 đã xác định các mô hình tổ chức chủ yếu, hợp đồng kinhdoanh xí nghiệp hoặc các công ty liên doanh, doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài
Năm 1992, có luật sửa đổi bổ sung, mở ra các hình thức mới: khu chế xuất, hợp đồngxây dựng, kinh doanh-chuyển giao (BOT) hợp đồng hợp tác kinh doanh
Năm 1996, có luật bổ sung hình thức mới, hợp đồng xây dựng-kinh doanh-chuyểngiao Từ kì họp thứ 2, Quốc hội khóa VIII đã thông qua luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam,đặt cơ sở pháp lý quan trọng đầu tiên cho sư nghiệp thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài
Thực chất FDI được tiến hành từ mấy thập kỉ qua và ngày càng có vai trò quan trọngtrong đời sống kinh tế thế giới, trong đó có các nước đang phát triển cần sự hổ trợ như ViệtNam, mà ưu tiên hàng đầu là các tỉnh thành phố có hướng phát triển tốt, tiềm năng cao nhưthành phố Hồ Chí Minh
3.VAI TRÒ CỦA FDI:
Trang 7Tại hội nghị tổng kết 20 năm đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 24/1/2008, Bộtrưởng bộ kế hoạch đầu tư Võ Hồng Phúc đã đánh giá cao vai trò của vốn đầu tư nước ngoàiđối với sự phát triển kinh tế xã hội Việt Nam trong 20 năm qua Nó là nguồn vốn bổ sungquan trọng thúc đẩy tăng trưởng cao đặc biệt là những nước kém hay đang phát triển nhưViệt Nam: có ít vốn, tích luỹ nội bộ thấp, đưa nước ta từ một nền kinh tế tự cung tự cấp sangnền kinh tế thị trường.
Thông qua FDI, Việt Nam đã thu hút và chuyển giao được công nghệ cao, góp phầnkhai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong nước như nhân lực, đất đai, tài nguyên dồidào Từ đó đóng góp một tỉ lệ không nhỏ vào GDP của cả nước và tăng dần qua cácnăm:1995:6.5%; 2000:14.8%;2008: 8.027 tỉ USD mặc dù tỉ trọng vốn đầu tư giảm dần: giaiđoạn 1994-1995:30-31% đến năm 2005, FDI chiếm 16.3% trong tổng vốn đầu tư xã hội
FDI còn góp phần vào việc nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp và xuất khẩu: các
dự án đầu tư FDI chú trọng đến những ngành công nghiệp nặng:dầu khí, ô tô, máy điều hoà,xây dựng cơ sở hạ tầng…Ví dụ: 100% vốn đầu tư nước ngoài ở ngành khai thác và sản xuấtdầu khí, ô tô, máy điều hoà, 60% cán thép, 76% dụng cụ y tế, 28% xi măng…Mức độ tăngtrưởng cao 15.7% và tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu cao hơn tốc độ tăng trung bình của cảnước chiếm 54.6%(2004).Qua đó tạo điều kiện cho nước ta dịch chuyển cơ cấu kinh tế theohướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá tức là tỉ trọng công nghiệp nhất là công nghiệp chế tạotăng lên, tỉ trọng nông nghiệp giảm xuống
Hơn nữa, khu vực đầu tư nước ngoài phát triển sẽ kéo theo các khu vực kinh tế khácphát triển (như doanh nghiệp tư nhân trong nước).Như thế họ sẽ tự đầu tư, đổi mới hoặc liêndoanh vào công ti nước ngoài để học hỏi khoa học công nghệ kĩ thuật, kinh nghiệm và kĩnăng quản lí hiện đại, nâng cao năng lực sản xuất Nếu không họ sẽ bị phá sản
Các công ty nước ngoài còn cung cấp một lượng lớn công việc, giải quyết việc làmcho người lao động và cải thiện chất lượng nguồn nhân lực Hiện tại, các dự án có vốn FDI ởViệt Nam sử dụng khoảng hơn 730.000 lao động, chiếm 1.5% tổng lao động có việc làm.FDI xuất hiện trong các ngành công nghiệp tập trung vốn và sử dụng lao động có trình độcao, mức thu nhập trung bình của công nhân cũng cao hơn gấp hai lần các doanh nghiệpkhác Họ được tiếp cận với công nghệ hiện đại, kỉ luật lao động tốt, học hỏi các phương thứcsản xuất tiên tiến Nhiều chuyên gia Việt Nam có trình độ có thể hoàn toàn thay thế chuyêngia nước ngoài đảm nhiệm việc quản lí doanh nghiệp và điều khiển các công trình hiện đại
Nó cung gián tiếp tạo việc làm trong các lĩnh vực dịch vụ, ngành công nghiệp phụ trợ thôngqua quan hệ mua bán nguyên vật liệu hoặc hàng hoá trung gian Doanh nghiệp đầu tư nướcngoài đóng góp vào nguồn thu ngân sách nhà nước và địa phương trong quá trình hoạt độngkinh doanh thông qua các loại thuế, thu phí vận chuyển
Đây là những tác động của nguồn vốn FDI đến kinh tế xã hội Việt Nam và thành phố
Hồ Chí Minh cũng nằm trong hệ thống ảnh hưởng đó Là một trong những khu vực có tốc độphát triển kinh tế hằng năm ở mức cao khoảng 8% và nằm trong vùng trọng điểm phía Nam,
có nguồn nhân lực đồi dào, thuận lợi về giao thông, hệ thống cảng biển phát triển, nhiều khucông nghiệp tập trung…thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài Và nguồn vốn FDI đã trở thànhnguồn vốn quan trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.Kinh tế thành phố trở nên năng động, phát triển bậc nhất của cả nước với diện mạo thay đổitheo từng ngày Sự xuất hiện nhiều khu vực công nghiệp tập trung, khu công nghệ cao, khu
Trang 8chế xuất: Tân Thuận, Linh Trung, Tân Cảng và một số khu đang có dự án đầu tư như ThủThiêm với vốn 1 tỉ USD Nhiều toà nhà chọc trời, khu thương mại, trung tâm mua sắm mọclên do các nhà đầu tư rót vốn vào lĩnh vực dịch vụ và bất động sản, cơ sở hạ tầng được xâydựng: cầu đường thuận lợi cho việc đi lại Nhà nước ta muốn đưa thành phố Hồ Chí Minhthành một cực kinh tế phát triển nhất nước như vậy cũng sẽ kéo theo nhiều tỉnh lân cận pháttriển: Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương, Vũng Tàu… trở thành vành đai kinh tế vữngmạnh
Trong những năm qua, nguồn vốn FDI đã đóng góp một phần không nhỏ vào tổngnguồn vốn đầu tư trên địa bàn thành phố khoảng 30% và 21.5% GDP của thành phố năm
2007 Khu vực doanh nghiệp FDI có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất: 22%/năm Ngoài sựchuyển giao công nghệ cao, khu vực này đã giải quyết một số các vấn đề bức xúc xã hội nhưviệc làm, nhà ở, phúc lợi xã hội, nâng cao đời sống của người dân
Trang 9CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ
NƯỚC NGỒI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1 NHỮNG ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI GĨP PHẦN THU HÚT NGUỒN VỐN FDI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH:
Thành phố Hồ Chí Minh là vùng nối liền Đông Nam Bộ và đồng bằng Sông CửuLong, phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắcgiáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnhLong An và Tiền Giang Nằm ở Miền Nam Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh cách HàNội 1730 km theo đường bộ, trung tâm Thành phố cách bờ biển Đông 50 km theo đườngchim bay.Với vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á ,Thành phố Hồ Chí Minh là mộtđầu mối giao thông quan trọng về cả đường bộ , đường thuỷ và đường không, nối liền cáctỉnh trong vùng và cũng là cửa ngõ quốc tế
+Khí hậu : Nằm trong vùng trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, Thành phốHồ Chí Minh có nhiệt độ cao đều trong năm và hai mùa mưa –khô rõ rệt Lượng mưatrung bình đạt 1949mm/yên một năm Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi haihướng gió chính là gió mùa Tây-Tây Nam và Bắc –Đông Bắc có thể nói Thành phốthuộc vùng không có gió bão
+ Cơ sở hạ tầng:
Hệ thống thông tin liên lạc:
Là một trong hai trung tâm truyền thông của Việt Nam ,Thành phố Hồ ChíMinh hiện nay có 38 đơn vị báo chí thành phố và 113 NXB
Hệ thống thông tin liên lạc rất phát triển nhiều mạng điện thoại ra đời cạnhtranh lẫn nhau tạo nên mang lưới rộng khắp với giá cả phù hợp và chất lượng tốt tạo điềukiên thuận lợi đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng Dịch vụ bưu điện và internet pháttriển rộng khắp trở thành người bạn thân thiết giúp mọi người cập nhật trao đổi thông tinvà kết nối bạn bè trong nước và quốc tế
Lãnh đạo thành phố đặc biệt quan tâm phân bổ ngân sách cho các dự án cungcấp cơ sở hạ tầng như cầu đường điện nước sẵn sàng tới chân hàng rào của các dự ántiềm năng.Trong đó chú trọng đầu tư vào lĩnh vực cảng biển , năng lượng, các tuyếnđường cao tốc vành đai kết nối các tỉnh
Hệ thống sân bay liên tỉnh quốc tế ngày càng được mở rộng Bên cạnh cáchãng hàng không trong nước còn có các hãng của nước ngoài tạo lích trình bay đa dạngphục vụ tốt nhu cầu đi lại giao lưu trong và ngoài nước
Trang 10 Ngoài ra cảng biển cũng là một trong những điểm giúp thu hút vốn đầu tư củanước ngoài Cảng Sài Gòn là cảng quốc tế rất thuận tiện cho việc giao lưu xuất nhậpkhẩu hàng hóa Đầu tư cảng biển đòi hỏi nguồn vốn cực lớn và thật là khó cho ngân sáchkhi cùng lúc lo quá nhiều vốn để đầu tư Một hương mở được Nhà nước khuyến khích làkêu gọi đầu tư tư nhân và đây chính là cơ hội cho các “ đại gia” cảng biển nước ngoài bỏvốn vào Việt Nam đầu tư cảng biển Những tín hiệu đầu tiên cho thấy nhiều khả quan.Theo quy hoạch đến 2010, định hướng đến 2020 thì hệ thống cảng biển có khả năngthông qua 100 triệu tấn hàng hóa Tuy nhiên, số liệu các chuyên gia kinh tế biển cungcấp thì con số thực tế hiện nay đã vượt quá xa dự báo Cụ thể, năm 2006 lượng hàng hóathông qua cảng biển đã lên 154,498 triệu tấn, tăng 11,2% so với năm 2005 Trong đócảng Sài Gòn đã xếp dỡ 1,47 triệu FEUs, trong khi dự báo của các nhà tư vấn, kể cả tưvấn nưởc ngoài đến 2010 container qua cảng Sài Gòn là 2 triệu FEUs.
Đầu tháng 8 năm 2006 công ty cảng container trung tâm Sài Gòn (SPCT) với tổngsố vốn đầu tư là 249 triệu USD đầu tư khai thác cảng container chuẩn quốc tế với chiềudài 950 mét ,rộng 40 ha, công suất dự kiến đạt 1,5 triệu FEUs
+ Thủ tục hành chính:
Ngoài ra thành phố đã có những cải biến về thủ tục hành chính trong nhữngnăm qua nhằm tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào thành phố Bà Đỗ ThịĐịnh tổng giám đốc Công ty liên doanh Anova, công ty chuyên sãn xuất thuốc thú y chohay,hiện giấy phép, đơn từ liên quan đến đầu tư được thực hiện nhanh hơn nhiều “nếutrước đây 1 dự án được cấp phép phải mất từ 3 đến 6 tháng, khoảng thời gian này đã rútxuống đáng kể, hiện chỉ còn 1 tháng “, bà Định nói
Cầu thị và luôn tìm các biện pháp để cải thiện môi trường đầu tư -kinh doanhlà ưu điểm nổi bật của thành phố Đến nay thủ tục đã được cải tiến rất nhiều: Mô hình “1cưả liên thông”tại sở kế hoạch đầu tư’ với cơ quan thuế và công an đã giúp chỉ trongvòng 15 ngày làm việc là doang nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh,con dấu và mã số thuế Đối với các dự án đầu tư nước ngoài, thành phố giao sở kế hoạchđầu tư làm đầu mối nhà đầu tư chỉ cần nộp hồ sơ 1 lần tại sở kế hoạch đầu tư , còn việcxin ý kiến các bộ ngành liên quan hay thậm trí trình chính phu û(đối với các dự án đặcbiệt) cũng đều do sở làm và ấn định thời hạn trả chứ không để nhà đầu tư cầm hồ sơ đếntất cả các cơ quan như trước.Tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài và thân nhân củahọ đến thành phố, sở kế hoạch đầu tư còn cấp thẻ ưu tiên làm thủ tục tại sân bay đểkhông phải chờ đợi.Với tình hình hiện nay ,nhà đầu tư ở bất cứ nơi đâu trên thế giới cũngcó thể “nhấp chuột” vào các trang web của Thành phố để tìm hiểu và đăng ký thẻ ưu tiêntrước khi đến thành phố xúc tiến đầu tư Sắp tới, Thành phố còn mở hệ thống cấp phépđầu tư nước ngoài qua mạng để tạo thuận tiện hơn nữa cho các nhà đầu tư
Mặt khác sự phân biệt giữa nhà đầu tư trong và ngoài nước đã dần được xóabỏ Theo giám đốc điều hành tài chính Vinacapital Group, Louis Nguyễn hiện nay chúng
ta đang tiến đến giai đoạn cuối của quá trình cổ phần hóa Hầu hết các công ty nhà nước
Trang 11lớn đều được cổ phần hóa đặc biệt là các ngành độc quyền như : dịch vụ bưu chính viễnthông, tài chính, điện và dầu khí”điều này cho thấy môi trường đầu tư Việt Nam nóichung và thành phố nói riêng sẽ ngày càng thông thoáng và hấp dẫn hơn’’ Louis nhấnmạnh Một số chính sách ưu đãi theo luật đầu tư như : thuế thu nhập doanh ngiệp 0% cho
4 năm đầu có thu nhập chịu thuế, giảm 50% thuế thuế thu nhập doanh nghiệp cho thunhập chịu thuế trong 9 năm kế tiếp
+Nguồn nhân lực:
Một trong số những lý do mà các nhà đầu tư chọn Thành phố Hồ Chí Minhlàm nơi đầu tư có triển vọng là do nguồn nhân lực có trình độ cao và giá nhân công rẻ Sovới các đối thủ cạnh tranh trong khu vực có thể kết luận rằng chất luợng nguồn nhân lựcthành phố Hồ Chí Minh đuợc đánh giá cao,
+Định hướng ngành nghề:
Thành phố cũng có những định hướng rõ ràng về lĩnh vực ngành nghề thuhút FDI : khuyến khích FDI và các ngành dịch vụ, công nghiệp kỹ thuật cao có hàmlượng chất xám và tạo ra giá trị gia tăng cao, các dự án ứng dụng công nghệ thông tin,công nghệ sinh học, điện tử, vật liệu mới, viễn thông, sản xuất phát triển kết cấu hạ tầngkinh tế-xã hội và các ngành mà Thành phố có nhiều lợi thế cạnh tranh gắn với công nhgệhiện đại, tạo thêm nhiều việc làm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố,khuyến khích các nhà đầu tư từ tất cả các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Thành phốHồ Chí Minh, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài có tiềm năng lớn về tài chính và nắmcông nghệ nguồn từ các nước công nhgệ phát triển Quan tâm nhiều hơn đến công tác thuhút các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có chất lượng đặc biệt chú trọng thu hútvốn của các tập đoàn đa quốc gia
+ Ngoài ra một điều rất quan trọng mà các nhà đầu tư chọn Việt nam nói chung vàThành phố Hồ Chí Minh nói riêng là do có nền chính trị ổn định giúp các nhà đầu tư yên tâm sản xuất và phát triển
2.THÀNH TỰU FDI Ở THÀNH PHỐ HƠ CHÍ MINH
Thành tựu: Thành phố Hồ Chí Minh là
Dự án FDI được cấp giấy phép từ năm 1996-2008 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Đơn vị: Triệu USDNăm Số dự án Vốn đầu tư
Trang 12Khu chế xuất Tân Thuận là một trong những khu chế xuất thành công nhất của khu vực Châu
Á - Thái Bình Dương hiện nay
Các sự kiện quan trọng năm 1995 mang tính lịch sử, kí kết hiệp định hợp tác VN-EU,
Việt Nam gia nhập hiệp Là trung tâm kinh tế của Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh là động
lực của nền kinh tế cả nước đã và đang từng bước vươn ra hội nhập với khu vực và toàn cầu
Thành phố đã đóng góp tỷ trọng ngày càng lớn vào nền kinh tế chung của Việt Nam với hơn
40% kim ngạch xuất khẩu, 1/30 tổng thu ngân sách quốc gia, gần 30% giá trị sản xuất công
Văn hoá ,y tế, giáo