MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC

Một phần của tài liệu Tăng cường quản trị mạng lưới bán hàng của Công ty Cổ phần Thương mại và Đầu tư Long Biên (Trang 82 - 87)

1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động thương mại nói chung và quản trị mạng lưới bán hàng nói riêng thương mại nói chung và quản trị mạng lưới bán hàng nói riêng

Hệ thống pháp luật của nước ta hiện nay vừa thiếu lại vừa yếu, chồng chéo và thường xuyên thay đổi. Điều này gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp khi tham gia buôn bán trên thị trường.

Trong thời gian tới (rất có thể sẽ là tháng 10 năm nay - Theo Ông. Pascal Lamy, Tổng Giám Đốc tổ chức Thương mại Thế Giới WTO đã phát biểu tại Hà Nội trong tháng 6 vừa qua) Việt Nam có thể sẽ gia nhập tổ chức Thương mại toàn cầu WTO, đó vừa là điều kiện thuận lợi cho chúng ta có thể hội nhập trên thương trường thế giới, tìm kiếm cơ hội làm ăn với các bạn hàng và các đối tác. Nó còn đặt ra những thách thức và trở ngại lớn mà doanh nghiệp thương mại trong nước phải vượt qua. Việc hoàn thiện chính sách pháp luật, nhất là việc cụ thể hóa Luật Thương mại sẽ tạo điều kiện giúp đỡ các doanh nghiệp chúng ta yên tâm làm ăn kinh doanh, tạo hành lang pháp lý an toàn để mỗi doanh nghiệp có thể hoạt động trên thương trường đầy bất trắc và rủi ro nhưng cũng vô vàn cơ hội kiếm lời.

2. Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh

Hiện nay quản lý thương mại của nhà nước ta còn yếu, nên thường xuyên xảy ra các vụ gian lận thương mại, mua bán hoá đơn VAT, lập hoá đơn khống, cơ chế xin cho vẫn còn tồn tại, ... tạo ra sự bất bình đẳng trong kinh doanh thương mại giữa các doanh nghiệp với nhau dẫn đến bên này được ưu tiên, còn bên kia thì không, tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh, người làm ăn lương thiện thì lợi nhuận ít, có khi thua lỗ, người làm ăn không trong sạch thì lợi nhuận rất lớn. Đây chính là do cơ chế quản lý của ta còn có nhiều lỗ hổng tạo cơ hội cho những kẻ làm ăn bất chính. Tình trạng doanh nghiệp ma, doanh nghiệp lừa khách hàng còn tồn tại khá nhiều nhưng không có cách nào xoá sổ hoặc hạn chế đã không khuyến khích các nhà đầu tư tư nhân đầu tư vào lĩnh vực thương mại. Trong khi chúng ta thấy ở các nước phát triển trên thế giới doanh thu từ hoạt động dịch vụ chiếm trên 70% GDP, đặc biệt là Hồng Kông và Singapore, là hai nước có thu nhập bình quân đầu người thuộc hàng lớn nhất thế giới, họ có doanh thu từ thương mại dịch vụ trên 90% GDP.

Nhà nước cần ban hành các văn bản nghiêm cấm các hành vi cạnh tranh không lành mạnh: Bán phá giá thị trường, thâu tóm thị trường, độc quyền trong kinh doanh…. để tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp

3. Hoàn thiện chính sách thương mại, hạn chế thấp nhất hàng nhập lậu

Hoàn thiện chính sách thương mại giúp doanh nghiệp biết rõ trách nhiệm, quyền lợi của mình từ đó có những định hướng kinh doanh đúng đắn theo khuôn khổ hiến pháp và pháp luật.

Hạn chế hàng nhập lậu gây rối loạn thị trường, ảnh hưởng đến việc kinh doanh của các cửa hàng bởi vì nếu hàng hoá nhập lậu tràn lan trên thị trương, giá bán rẻ hơn rất nhiều so với giá bán hàng hoá trong cửa hàng làm cho lượng bán hàng trong các cửa hàng giảm mạnh, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty, thậm chí gây thua lỗ hoặc dẫn đến phá sản.

KẾT LUẬN

Trong quá trình ra đời, tồn tại và phát triển hoạt động kinh doanh của mình, Công ty cổ phần thương mại và đầu tư Long Biên đã có những điều chỉnh cả về cơ cấu tổ chức cũng như phương hướng hoạt động của công ty để, thích nghi với sự thay đổi của cơ chế chính sách cũng như sự biến động của thị trường. Chính vì vậy mà mặc dù được thành lập từ rất lâu nhưng công ty vẫn đứng vững và ngày càng phát triển.

Mạng lưới bán hàng của công ty bao gồm có 8 cửa hàng trực thuộc, mỗi cửa hàng trong mạng lưới hoạt động độc lập nhưng đều chịu sự kiểm soát và theo dõi chặt chẽ của công ty. Các cửa hàng trong những năm qua đều hoạt động tương đối ổn định, một phần là do cán bộ nhân viên của các cửa hàng đó có sự nỗ lực và phấu đấu để hoàn thành nhiệm vụ chỉ tiêu được giao, một phần nữa là nhờ sự quản lý và điều hành mạng lưới hợp lý cũng như việc sắp xếp, tổ chức, phân bổ các nguồn lực về các cửa hàng phù hợp.

Với sự hiểu biết và cảm nhận của riêng mình, cũng như sự đồng tình góp ý của cán bộ, nhân viên trong công ty, đặc biệt là cán bộ, nhân viên cửa hàng 323 Nguyễn Văn Cừ, em cảm thấy đề tài "Tăng cường quản trị mạng lưới bán hàng tại công ty cổ phần thương mại và đầu tư Long Biên" là rất cần thiết đối với sự phát triển mạng lưới bán hàng của công ty. Hy vọng những đánh giá và phân tích trong đề tài này sẽ có ích đối với hoạt động của công ty trong những năm tiếp theo.

Do trình độ hiểu biết còn hạn chế, cộng với những kỹ năng và kinh nghiệm khảo sát thực tế còn ít ỏi nên đề tài còn nhiều thiếu sót. Rất mong được sự góp ý, chỉ bảo của Thầy, Cô giáo giúp cho đề tài này được hoàn chỉnh hơn.

Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của cán bộ, nhân viên công ty cổ phần thương mại và đầu tư Long Biên và đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của Cô Giáo TS. Phan Tố Uyên đã giúp em hoàn thành đề tài này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Các tài liệu, số liệu của công ty Cổ phần Thương mại và Đầu tư Long Biên 2. Giáo trình Quản trị doanh nghiệp thương mại - Nxb Giáo Dục 1998. PGS. TS Hoàng Minh Đường, TS. Nguyễn Thừa Lộc

3. Giáo trình Marketing Thương Mại - Nxb Thống Kê 1999. TS. Nguyễn Xuân Quang

4. Giáo trình Quản trị doanh nghiệp thương mại (dành cho cao học) - Nxb Thống Kê 1999. TS. Nguyễn Xuân Quang, TS. Nguyễn Thừa Lộc

5. Giáo trình Kinh tế Thương Mại - Nxb Thống Kê 2001. GS-TS. Đặng Đình Đào, GS-TS. Hoàng Đức Thân

6. Quản trị Marketing - Nxb Thống Kê. Phillip Kotler

7. Giáo trình Kinh tế các ngành Thương mại - Dịch vụ. Nxb Thống Kê 2002. PGS-TS. Đặng Đình Đào

8. Giáo trình Thương mại Doanh nghiệp - Nxb Thống Kê 2002. PGS-TS. Đặng Đình Đào

9. Giáo trình Kinh tế chính trị - Nxb Giáo dục 1998. ĐHKTQD

10. Xúc tiến bán hàng trong kinh doanh thương mại ở Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn - Nxb Thống Kê 2001. TS. Nguyễn Thị Xuân Hương

11. Thời báo Kinh tế Việt Nam 12. Báo Thương Mại

13. Thời báo Kinh tế Sài Gòn 14. Tạp chí kinh tế phát triển… 15. Http:// www.mot.gov.vn

Mục lục

tiêu đề Trang

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA QUẢN TRỊ MẠNG LƯỚI BÁN

HÀNG 3

Một phần của tài liệu Tăng cường quản trị mạng lưới bán hàng của Công ty Cổ phần Thương mại và Đầu tư Long Biên (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w