Là sinh viên Ngân Hàng - Tài chính, đượcnghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực Ngân hàng - Tài chính, tuy nhiên, vẫn cònthiếu những kiến thức về hoạt động thực tế, vẫn chưa có nhiều cơ hội để
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN VÀ SACOMBANK CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ 2
1.1 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN 2
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 2
1.1.2 Thành tích đạt được 5
1.1.3 Thành viên của ngân hàng 7
1.1.4 Mạng lưới hoạt động 8
1.2 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ 8
1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển 8
1.2.2 Cơ cấu tổ chức 9
1.2.3 Các dịch vụ ngân hàng 15
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA SACOMBANK CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ 21
2.1 NĂM 2008 21
2.2 GIAI ĐOẠN 2009 – 2011 22
CHƯƠNG III: THÀNH CÔNG, HẠN CHẾ, PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA SACOMBANK CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ THỜI GIAN TỚI 29
3.1 Thành công đạt được 29
3.2 Một số tồn tại, hạn chế 29
3.3 Phương hướng hoạt động và mục tiêu cụ thể năm 2012 30
KẾT LUẬN 31
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Sau thời gian được học tập và nghiên cứu tại trường đại học, mỗi sinhviên đều được trang bị những kiến thức khá đầy đủ và cần thiết về lĩnh vựcnghiên cứu, chuyên ngành học tập Là sinh viên Ngân Hàng - Tài chính, đượcnghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực Ngân hàng - Tài chính, tuy nhiên, vẫn cònthiếu những kiến thức về hoạt động thực tế, vẫn chưa có nhiều cơ hội để đemnhững kiến thức đã học tại trường đại học ứng dụng vào công việc thực tế Được sự cho phép của Nhà trường, Ban lãnh đạo Ngân hàng thương mại cổphần Sài gòn thương tín chi nhánh Đông Đô, qua một thời gian thực tập,nghiên cứu, tìm hiểu và quan sát nhiều hoạt động của các phòng ban, cùng sựgiúp đỡ, chỉ bảo của PGS.TS Lê Đức Lữ cũng như các cán bộ nhân viênSacombank Đông Đô, em đã hoàn thành báo cáo tổng hợp này
Vì còn hạn chế về kiến thức cũng như những kinh nghiệm thực tế nênbáo cáo này không thể trách khỏi còn nhiều thiếu sót Rất mong được sự góp
ý, nhận xét của PGS.TS Lê Đức Lữ để em có thể hoàn thiện báo cáo này
Trang 3CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN VÀ SACOMBANK CHI NHÁNH
Ngày thành lập: 21/12/1991, Sacombank chính thức đi vào hoạt động với
số vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng bằng việc hợp nhất Ngân hàng phát triểnkinh tế Gò Vấp với 3 hợp tác xã tín dụng Tân Bình, Thành Công, Lữ GiaVốn điều lệ: 10.740 tỷ đồng (tính đến 5/3/2012)
Giấy phép thành lập: Số 05/GP-UB do UBND TP.HCM cấp ngày3/4/1992
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Số 059002 do Sở Kế hoạch
và Đầu tư TP.HCM cấp
b Chặng đường hình thành và phát triển
Năm 1991: Sacombank là một trong những ngân hàng thương mại cổ
phần (TMCP) đầu tiên được thành lập tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM)
từ việc hợp nhất 04 tổ chức tín dụng
Năm 1993: Là ngân hàng TMCP đầu tiên của TP.HCM khai trương chi
nhánh tại Hà Nội, phát hành kỳ phiếu có mục đích và thực hiện dịch vụchuyển tiền nhanh từ Hà Nội đi TP.HCM và ngược lại, góp phần giảm dầntình trạng sử dụng tiền mặt giữa hai trung tâm kinh tế lớn nhất nước
Trang 4Năm 1995: Tiến hành Đại hội đại biểu cổ đông cải tổ, đồng thời hoạch
định chiến lược phát triển đến năm 2010 Ông Đặng Văn Thành được tínnhiệm bầu làm Chủ tịch Hội đồng quản trị Đại hội là bước ngoặt mở ra thời
kỳ đổi mới quan trọng trong quá trình phát triển của Sacombank
Năm 1997: Là ngân hàng đầu tiên phát hành cổ phiếu đại chúng với
mệnh giá 200.000 đồng/cổ phiếu để tăng vốn điều lệ lên 71 tỷ đồng vớigần 9.000 cổ đông tham gia góp vốn
Năm 1999: Khánh thành trụ sở tại 278 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3,
TP.HCM, là thông điệp khẳng định Sacombank sẽ gắn bó lâu dài, cam kếtđồng hành cùng khách hàng, cổ đông, nhà đầu tư và các tổ chức kinh tế trênbước đường phát triển
Năm 2001: Tập đoàn tài chính Dragon Financial Holdings (Anh
Quốc) tham gia góp 10% vốn điều lệ của Sacombank, mở đường cho việctham gia góp vốn cổ phần của công ty tài chính Quốc tế (InternationalFinance Corporation – IFC, trực thuộc World Bank) vào năm 2002 vàNgân hàng ANZ vào năm 2005 Nhờ vào sự hợp tác này mà Sacombank đãsớm nhận được sự hỗ trợ về kinh nghiệm quản lý, công nghệ ngân hàng,quản lý rủi ro, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực từ các cổ đông chiếnlược nước ngoài
Năm 2002: Thành lập công ty trực thuộc đầu tiên - công ty quản lý nợ và
khai thác tài sản Sacombank - SBA, bước đầu thực hiện chiến lược đa dạnghóa các sản phẩm dịch vụ tài chính trọn gói
Năm 2003: Là ngân hàng đầu tiên được phép thành lập công ty liên
doanh quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam (VietFundManagementVFM), là liên doanh giữa Sacombank và Dragon Capital
Năm 2004: Ký kết hợp đồng triển khai hệ thống Corebanking T-24 với
công ty Temenos (Thụy Sĩ) nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, quản lý vàphát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử
Trang 5Năm 2005: Thành lập Chi nhánh 8 Tháng 3, là mô hình ngân hàng
dành riêng cho phụ nữ đầu tiên tại Việt Nam hoạt động với sứ mệnh vì
sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam hiện đại
Năm 2006: - Là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên tại Việt Nam
tiên phong niêm yết cổ phiếu tại HOSE với tổng số vốn niêm yết là 1.900 tỷđồng
- Thành lập các công ty trực thuộc bao gồm: công ty kiều hối SBR, công ty cho thuê tài chính Sacombank-SBL, công ty chứng khoánSacombank-SBS
Sacombank-Năm 2007: - Thành lập chi nhánh Hoa Việt, là mô hình ngân hàng đặc
thù phục vụ cho cộng đồng Hoa ngữ
- Phủ kín mạng lưới hoạt động tại các tỉnh, thành phố miền Tây Nam Bộ,Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây nguyên
Năm 2008: - Tháng 03, xây dựng và đưa vào vận hành trung tâm
dữ liệu (Data Center) hiện đại nhất khu vực nhằm đảm bảo tính an toàntuyệt đối hệ thống trung tâm dữ liệu dự phòng
- Tháng 11, thành lập Công ty vàng bạc đá quý Sacombank - SBJ
- Tháng 12, là ngân hàng TMCP đầu tiên của Việt Nam khai trương chi nhánh tại Lào
Năm 2009: - Tháng 05, cổ phiếu STB của Sacombank được vinh danh là
một trong 19 cổ phiếu vàng của Việt Nam Suốt từ thời điểm chính thức niêmyết trên Sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM, STB luôn nằm trong nhóm cổphiếu nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước
- Tháng 06, khai trương chi nhánh tại Phnôm Pênh, hoàn thành việc mởrộng mạng lưới tại khu vực Đông Dương, góp phần tích cực trong quá trìnhgiao thương kinh tế của các doanh nghiệp giữa ba nước Việt Nam, Lào vàCampuchia
Trang 6- Tháng 09, chính thức hoàn tất quá trình chuyển đổi và nâng cấp hệthống ngân hàng lõi (core banking) từ Smartbank lên T24, phiên bản R8 tạitất cả các điểm giao dịch trong và ngoài nước.
Năm 2010: Kết thúc thắng lợi các mục tiêu phát triển giai đoạn 2001
-2010 với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 64%/năm; đồng thời thực hiện thànhcông chương trình tái cấu trúc song song với việc xây dựng nền tảng vận hànhvững chắc, chuẩn bị đủ các nguồn lực để thực hiện tốt đẹp các mục tiêu pháttriển giai đoạn 2011 - 2020
1.1.2 Thành tích đạt được
Trong nhiều năm liền Sacombank luôn giành được danh hiệu làNgân hàng có dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam và Ngân hàng cóhoạt động thanh toán quốc tế tốt nhất (từ 2006 đến 2011) theo đánh giácủa các tổ chức nước ngoài như: Global Finance, HSBC, Bank of NewYork, Citigroup, Standar Chartered,…
Được The Asset (HongKong) trao giải thưởng Ngân hàng giao dịchtốt nhất Việt Nam và Ngân hàng có dịch vụ quản lý tiền mặt tốt nhấtViệt Nam trong nhiều năm gần đây
Và hàng loạt các giải thưởng quốc tế khác của các tổ chức: Alpha SoutheastAsia (Hongkong), The Asian Banker, Asian Banking and Finance, UNDP,SMEDF
Bên cạnh đó Sacombank cũng nhận được rất nhiều các danh hiệu doChính Phủ, Thủ tướng chính phủ, Ngân hàng nhà nước, Bộ ban ngành traotặng
Thành tích của Sacombank trong 3 năm gần đây
Năm 2011
- Ngân hàng có dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam 2011 - GlobalFinance
Trang 7- Ngân hàng giao dịch tốt nhất tại Việt Nam - The Asset
- Ngân hàng có dịch vụ quản lý tiền mặt tốt nhất Việt Nam - The Asset
- Ngân hàng có cơ cấu quản trị doanh nghiệp chặt chẽ và hoạt động quan
hệ nhà đầu tư tốt nhất năm 2011 - Alpha Southeast Asia (Hongkong)
- Top 10 Báo cáo thường niên tốt nhất Việt Nam 2010 - Hiệp hội cácChuyên gia Truyền thông Mỹ (LACP)
Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam năm 2009 The Asian Banker
- Ngân hàng phát triển những sản phẩm dịch vụ mới thanh toán qua thẻVisa tại thị trường Việt Nam - Tổ chức thẻ quốc tế Visa
- Một trong năm Ngân hàng có doanh số giao dịch thanh toán thẻ Visalớn nhất tại Việt Nam từ năm 2005 – 2009 - Tổ chức thẻ quốc tế Visa
Năm 2009
- Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2008 - The Asset (Hong Kong)
- Ngân hàng bán lẻ của năm 2008 tại Việt Nam - Asian Banking andFinance
- Giải vàng cho Báo cáo thường niên không phải ngôn ngữ tiếng Anhtrong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng - International ARC Awards
- Giải đồng cho Báo cáo thường niên có thiết kế đẹp nhất trong lĩnh vựcTài chính – Ngân hàng - International ARC Awards
- Ngân hàng có dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam 2009 - GlobalFinance
Trang 81.1.3 Thành viên của ngân hàng
a Thành viên trực thuộc
- Công ty chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank - SBS)
- Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín(Sacombank - SBL)
- Công ty kiều hối Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank - SBR)
- Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Sài Gòn ThươngTín (Sacombank - SBA)
- Công ty vàng bạc đá quý Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín(Sacombank - SBJ)
b Thành viên hợp tác chiến lược
- Công ty cổ phần đầu tư Sài Gòn Thương Tín (STI)
- Công ty cổ phần đại ốc Sài Gòn Thương Tín (sacomreal)
- Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tân Định (Tadimex)
- Công ty cổ phần đầu tư – kiến trúc – xây dựng Toàn Thịnh Phát
- Công ty cổ phần quản lý quỹ đầu tư Việt Nam
- Công ty cổ phần cơ điện lạnh REE
Sacombank có nhiều đối tác nước ngoài uy tín đầu tư đang nắm gần 30%vốn cổ phần, trong đó có 2 đối tác nước ngoài chiến lược nắm giữ hơn 16% vốn
cổ phần
- Dragon Finalcial holding thuộc Anh Quốc, góp vốn năm 2001
- Tập đoàn ngân hàng Australia và Newzealand (ANZ) góp vốn năm 2005
- International Finalcial Corporation trực thuộc WB góp vốn năm
2002 nhưng đã thoái vốn vào năm 2008 theo thỏa thuận khi Sacombankniêm yết cổ phiếu trên thị trường
Sacombank hợp tác hiệu quả với các tổ chức kinh tế trong và ngoàinước như HAGL, Hữu Liên Á Châu, Trường Hải Auto, Isuzu Việt Nam,Prudential Việt Nam,…
Trang 91.1.4 Mạng lưới hoạt động
Mạng lưới hoạt động của Sacombank phủ rộng hầu khắp các tỉnh thànhtrên toàn quốc (48/64 tỉnh, thành phố), và Sacombank đang đẩy mạnh việc
mở rộng mạng lưới để có mặt tại tất cả các tỉnh thành trên toàn quốc
Khu vực TP.HCM: 1 Sở giao dịch, 16 chi nhánh, 97 phòng giao dịchKhu vực Hà Nội: 8 chi nhánh, 33 phòng giao dịch
Miền Bắc: 9 chi nhánh, 24 phòng giao dịch
Bắc Trung Bộ: 7 chi nhánh, 30 phòng giao dịch
Nam Trung Bộ và Tây Nguyên: 9 chi nhánh, 26 phòng giao dịch
Đông Nam Bộ: 6 chi nhánh, 31 phòng giao dịch
Tây Nam Bộ: 14 chi nhánh, 57 phòng giao dịch
Sacombank có 1 chi nhánh ở Lào, ở Campuchia có 1 chi nhánh và
1 phòng giao dịch
Với 371 điểm giao dịch toàn khu vực Đông Dương có thể nói đây làNgân hàng có mạng lưới rộng lớn nhất trong hệ thông các Ngân hàng thươngmại cổ phần Bên cạnh đó Sacombank còn có một mạng lưới ngân hàng đại lýrộng lớn tại 61 quốc gia trên thế giới, chính vì thể mà nghiệp vụ thanh toánquốc tế của ngân hàng luôn luôn được đánh giá là tốt nhất trong những nămgần đây
1.2 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNGTÍN CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ
1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển
Mở đầu cho chiến lược mở rộng mạng lưới hoạt động phủ kín Hà Nội vàcác tỉnh thành khu vực miền Bắc đến năm 2010, ngày 15/2/2008 Ngân hàngTMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) chính thức khai trương và đưa vàohoạt động Chi nhánh Đông Đô tại địa chỉ số 363 Hoàng Quốc Việt , P NghĩaTân, Q Cầu Giấy, Tp Hà Nội
Trang 10Sacombank - Chi nhánh Đông Đô có trụ sở khang trang tọa lạc tại vị trítrung tâm của quận Cầu Giấy - là một trong những khu kinh tế sầm uất và dân
cư đông đúc của thủ đô Hà Nội Trong nhiều năm qua, tốc độ tăng trưởngkinh tế của quận Cầu Giấy thường đạt 30%/năm, thu ngân sách 64%; với sựhình thành các khu đô thị mới, các đơn vị kinh tế trú đóng trên địa bàn quận rất
có tiềm năng phát triển Và đó là những điều kiện thuận lợi để Sacombank - Chinhánh Đông Đô tiếp cận và đáp ứng những nhu cầu về tài chính của nhữngdoanh nghiệp và cá nhân cư trú trên địa bàn quận và các khu vực lân cận
Hiện tại Sacombank chi nhánh Đông đô có 4 phòng giao dịch trực thuộc:
- Giám đốc chi nhánh: Ông Lương Văn Tuấn
- Phó giám đốc chi nhánh: Bà Phạm Thu Hương
Phụ trách các phòng nghiệp vụ:
- Phòng cá nhân: Bà Phạm Thị Hạnh
- Phòng doanh nghiệp: Ông Nguyễn Tiến Trường
- Phòng hỗ trợ kinh doanh: Bà Tạ Việt Hà
- Trưởng phòng giao dịch Quan Hoa: Bà Ninh Thị Minh Huệ
- Trưởng phòng giao dịch Tây Hồ: Bà Nguyễn Thị Hồng
- Trưởng phòng giao dịch Nguyễn Phong Sắc: Ông Lê Văn Hùng
- Trưởng phòng giao dịch Lê Đức Thọ: Ông Lê Hà Phương
Trang 11Sơ đồ cơ cấu tổ chức của chi nhánh
Ban giám đốc
Ban giám đốc gồm 01 giám đốc và 01 phó giám đốc, chịu trách nhiệmđiều hành toàn bộ hoạt động của chi nhánh bao gồm cả việc giao chỉ tiêu chocác phòng ban và bộ phận, nhận chỉ tiêu từ cấp trên Ban giám đốc chịu tráchnhiệm báo cáo với cấp trên những kết quả hoạt động kinh doanh của chinhánh, đồng thời là cầu nối giữa các trưởng phòng, trưởng bộ phận với từngnhân viên, chuyên viên trong chi nhánh, đưa những chủ trương của cấp trênxuống đến từng nhân viên
Phòng doanh nghiệp và phòng cá nhân: có trưởng phòng quản lý và
các chuyên viên quan hệ khách hàng Nhiệm vụ của chuyên viên quan hệkhách hàng là thực hiện các quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng
Về công tác phát triển khách hàng và huy động vốn
- Chủ động triển khai các hình thức huy động vốn của khách hàngmột cách hiệu quả
- Phát triển các khách hàng mới cũng như duy trì quan hệ với nhữngkhách hàng đã từng giao dịch với ngân hàng
Ban giám đốc
Phòng doanh nghiệp
Phòng
cá nhân
Bộ phận kinh doanh ngoại hối và thanh toán quốc tế
Phòng hỗ trợ kinh doanh
Phòng Kế toán – Hành chính
CVQH KHCN
Tư vấn
Trang 12- Tìm hiểu những nhu cầu phát sinh của khách hàng đề phản ánh với bangiám đốc, đề xuất các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng nhất làcác khách hàng có nhu cầu cao về lãi suất hay tính thanh khoản…
Về công tác tín dụng
- Trực tiếp đề xuất hạn mức, các khoản tín dụng, bảo lãnh… cho khách hàng
- Theo dõi tình hình công nợ của khách hàng, đôn đốc và nhắc nhở vớinhứng khách hàng đến hạn mà chưa đến trả lãi hoặc gốc
- Tìm kiếm khách hàng mới và khai thác nhu cầu vay vốn của nhữngkhách hàng cũ
Phòng cá nhân
Phòng cá nhân có số lượng nhân viên lớn nhất chi nhánh Lượngnhân viên này chia làm hai mảng: chuyên viên quan hệ khách hàng cánhân và bộ phận tư vấn bán hàng Nhiệm vụ của chuyên viên quan hệkhách hàng cá nhân đã được trình bày ở trên, còn nhiệm vụ của bộ phận
tư vấn là hỗ trợ cho các chuyên viên khách hàng trong việc marketing,giới thiệu các sản phẩm, tư vấn sản phẩm cho khách hàng
Phòng doanh nghiệp
Phòng doanh nghiệp có chuyên viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp
và trợ lý được chia thành cặp chuyên viên và trợ lý Nhiệm vụ của chuyênviên quan hệ khách hàng doanh nghiệp cũng đã được trình bày như trên.Thông thường các chuyên viên quan hệ khách hàng là người trực tiếp thựchiện việc tiếp xúc, quan hệ với khách hàng, tìm kiếm những khách hàng mới
và duy trì những khách hàng đã có Các trợ lý chịu trách nhiệm cùng cácchuyên viên hoàn chỉnh hồ sơ khách hàng và xác định nhu cầu tín dụng củakhách hàng, từ đó lập tờ trình và đề nghị giải ngân cho khách hàng
Trang 13Bộ phận kinh doanh ngoại hối và thanh toán quốc tế
- Thực hiện các giao dịch với khách hàng theo đúng quy trình tài trợthương mại và hạch toán kế toán những nghiệp vụ liên quan trên cơ sở hạnmức khoản vay, bảo lãnh được phê duyệt
- Chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc phát triển và nâng cao hiệu quả hợptác kinh doanh đối ngoại của Chi nhánh, chịu trách nhiệm về tính chính xác,đúng đắn, đảm bảo an toàn tiền vốn, tài sản của Ngân hàng, khách hàng
- Tiếp thị, tiếp cận phát triển khách hàng, giới thiệu sản phẩm, tiếp thutìm hiểu nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng
Trang 14- Kiểm tra, giám sát về thái độ phục vụ của giao dịch viên.
- Giải đáp thắc mắc của khách hàng mà giao dịch viên chưa giải đáp được
Bộ phận kho quỹ
- Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ vè quản lý kho và xuất nhập quỹ, vậnchuyển tiền cho các phòng giao dịch khi có nhu cầu tiếp quỹ, điều chuyển tiền
đi NHNN, các ngân hàng đối tác và ngược lại theo quy trình đảm bảo an toàn
- Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan để kiểm soát lượng tiềnmặt giao dịch trong ngày từ đó đề xuất định mức tiền tồn quỹ hợp lý đểđảm bảo tiết kiệm vốn, sử dụng vốn có hiệu quả, hạn chế tình trạng thừavốn đồng thời nâng cao an toàn kho quỹ
- Chịu trách nhiệm tham mưu, đề xuất với giám đốc chi nhánh về cácbiện pháp, điều kiện đảm bảo an toàn kho quỹ và an ninh tiền tệ
- Theo dõi, tổng hợp lập báo cáo tiền tệ, an toàn kho quỹ theo quy định
- Kiểm tra, đôn đốc công tác thu hồi vốn và theo dõi chất lượng tín dụngkhách hàng vay của Phòng kinh doanh
- Giúp các cấp lãnh đạo nắm rõ tổng quan tình hình tín dụng hiện tạicủa đơn vị
Phòng kế toán và hành chính
Bộ phận kế toán : thực hiện công tác kế toán, tài chính cho toàn bộ hoạt động
của Chi nhánh, không trực tiếp làm nhiệm vụ kế toán giao dịch với khách hàng
Trang 15- Thực hiện và kiểm tra công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toántổng hợp và chế độ báo cáo kế toán, theo dõi quản lý tài sản, vốn, quỹcủa Chi nhánh theo quy định
- Thực hiện công tác hậu kiểm đối với toàn bộ hoạt động tài chính kếtoán của Chi nhánh bao gồm các Phòng Giao dịch theo quy trình luân chuyển
và kiểm soát chứng từ Thực hiện việc kiểm soát, lưu trữ, bảo quản, bảo mậtcác chứng từ, sổ sách kế toán theo quy định của Nhà nước và Sacombank
- Đề xuất, tham mưu vớí Giám đốc Chi nhánh về việc hướng dẫn thựchiện chế độ kế toán, xây dựng chế độ quản lý tài sản, định mức và quản lý tàichính, nộp thuế, trích lập quản lý và sử dụng các quỹ
- Thực hiện nhiệm vụ quản lý tài chính thông qua công tác lập kế hoạch tàichính, tài sản của Chi nhánh, theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch tài chính,phân tích, đánh giá tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động của Chi nhánh
- Kiểm tra định kỳ, đột xuất công tác kế toán, quy trình luân chuyểnchứng từ và chi tiêu tài chính của các phòng giao dịch và các phòng nghiệp vụtại chi nhánh
- Quản lý toàn bộ số liệu, dữ liệu kế toán, bảo mật, cung cấp thông tinhoạt động của Ngân hàng, của khách hàng qua số liệu kế toán theo quy định
và lập các báo cáo kế toán tài chính theo quy định của Nhà nước
- Tham gia ý kiến và chịu trách nhiệm về ý kiến tham gia, phối hợp vớicác phòng về các vấn đề liên quan
Bộ phận hành chính: tổ chức công tác hành chính quản trị, nhân sự nhằm
phục vụ cho hoạt động của chi nhánh Thực hiện công tác hướng đẫn, bồi dưỡngnghiệp vụ, tạo môi trường làm việc nhằm phát huy tối đa năng lực, hiệu quảphục vụ của cán bộ nhân viên toàn chi nhánh một cách tốt nhất Cụ thể là:
- Các vấn đề liên quan đến quản lý nhân sự, chấm công, theo dõi nhânviên trong chi nhánh về việc chấp hành các kỷ luật đề ra
Trang 16- Các vấn đề liên quan đến tổ chức đào tạo và nhu cầu đào tạo nhân
- Vay kinh doanh: sản phẩm đáp ứng linh hoạt các nhu cầu kinh doanh
của khách hàng, phù hợp với nhu cầu nhanh gọn, tỷ lệ tài trợ cao kể cả vớivay sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp Mức vay không giới hạn tùythuộc vào phương án sản xuất kinh doanh và tài sản bảo đảm, có thể vaytheo từng lần hoặc theo hạn mức
- Vay tiêu dùng: như vay mua nhà,vay mua xe, vay chứng minh năng
lực tài chính, vay cầm cố giấy tờ có giá Sacombank cho vay với mức lãisuất cạnh tranh, thời hạn dài (đối với mua nhà là 30 năm – ưu tiên cho cácsản phẩm của Sacomreal,đối với mua ôtô là 60 tháng), nhận thế chấp bằngchính tài sản hình thành từ vốn vay