1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế hoạch Phát triển du lịch ở làng gốm Phù Lãng

35 881 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 588 KB

Nội dung

Tuy nhiên, việc khai thác du lịch ở Phù Lãng hiện nay còn quá hạn chế,người dân làm nghề theo kiểu tự phát, Nhà nước và các ban ngành vẫn chưathực sự đầu tư và quan tâm, thiếu sự liên kế

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

CHƯƠNG TRÌNH TIÊN TIẾN, CHẤT LƯỢNG CAO & POHE

Mã sinh viên : CQ523797

Hà Nội, 12/2011

Trang 2

A MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu đề tài 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

B NỘI DUNG 5

PHẦN 1 : GIỚI THIỆU VỀ DU LỊCH LÀNG NGHỀ 5

1.1 Du lịch làng nghề và các khái niệm liên quan 5

1.1.1 Các khái niệm chính 5

1.1.2 Các khái niệm liên quan 6

1.2 Nguyên tắc và định hướng phát triển du lịch làng nghề 6

PHẦN 2 :TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI LÀNG NGHỀ GỐM PHÙ LÃNG 7

2.1 Giới thiệu về làng gốm Phù Lãng 8

2.1.1 Vị trí địa lý 8

2.1.2 Lịch sử ra đời 8

2.2 Nghề gốm Phù Lãng 8

2.2.1 Các dòng gốm 8

2.2.2 Các công đoạn - kĩ thuật làm gốm 9

2.3.Tiềm năng phát triển 11

2.3.1 Nét sắc thái riêng biệt của sản phẩm gốm Phù Lãng 11

2.3.2 Khung cảnh làng quê điển hình với sức hút riêng 13

2.3.3 Con người thân thiện 14

2.3.4 Vị trí địa lí thuận lợi 14

2.4 Thực trạng phát triển du lịch tại làng nghề gốm Phù Lãng 15

2.4.1 Thực trạng khách 15

2.4.2 Thực trạng các hoạt động sản xuất 15

2.4.3 Thực trạng đầu tư, phát triển thị trường 16

2.4.4 Thực trạng doanh thu 17

2.4.5 Thực trạng tác động đến môi trường 17

Trang 3

2.5.1 Nguyên nhân ảnh hưởng đến lượng du khách 18

2.5.2 Nguyên nhân ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất 19

2.5.3 Nguyên nhân ảnh hưởng đến đầu tư, phát triển thị trường 20

2.5.4 Nguyên nhân ảnh hưởng đến doanh thu 22

2.5.5 Nguyên nhân ảnh hưởng đến môi trường 22

2.6 Ý nghĩa của phát triển du lịch làng nghề tại Phù Lãng 23

2.6.1 Ý nghĩa đối với người làm gốm 23

2.6.2 Ý nghĩa đối với ngành kinh doanh dịch vụ du lịch 23

2.6.3 Ý nghĩa đối với xã hội 24

PHẦN 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI LÀNG NGHỀ GỐM PHÙ LÃNG 24

3.1 Giải pháp về vốn, đầu tư và quảng quá sản phẩm 24

3.1.1 Giải pháp về vốn 24

3.1.2 Giải pháp về đầu tư 25

3.1.3 Giải pháp về quảng bá, marketing 25

3.2 Giải pháp về đầu ra – tiêu thụ sản phẩm 26

3.3 Giải pháp về nguồn nhân lực 27

3.3.1 Phát triển chất lượng nguồn nhân lực 27

3.3.2 Đào tạo và truyền nghề 28

3.3.3 Khuyến khích nhân tài 28

3.4 Giải pháp về liên kết và hợp tác 29

C KẾT LUẬN 29

D DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 31

Trang 4

A MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong xu thế hội nhập và mở cửa, khi thu nhập và mức sống của ngườidân ngày càng được cải thiện thì nhu cầu khám phá, tìm hiểu thế giới xungquanh, tìm hiểu lịch sử, văn hóa, đời sống nhân dân các nước, các dân tộc, cácđịa phương cũng ngày càng tăng lên Sự thỏa mãn những nhu cầu ấy thúc đẩycon người đi du lịch nhiều hơn Du lịch làng nghề truyền thống ra đời và pháttriển như một kết quả tất yếu đã đáp ứng phần nào những nhu cầu ấy Bên cạnh

đó, các làng nghề truyền thống cũng đang chiếm một vị trí ngày càng quantrọng trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia.Những làng nghề này như một hình ảnh đầy bản sắc, khẳng định nét riêng biệt,độc đáo không thể thay thế - một cách giới thiệu sinh động về đất nước và conngười của mỗi vùng, miền, địa phương Phát triển du lịch làng nghề chính làmột hướng đi đúng đắn và phù hợp, được nhiều quốc gia ưu tiên trong chínhsách quảng bá và phát triển du lịch của mình

Ở Việt Nam, theo thống kê hiện có 2795 làng nghề, tiềm năng pháttriển du lịch làng nghề là rất lớn Những lợi ích của việc phát triển du lịch làngnghề không chỉ thể hiện ở những con số tăng trưởng lợi nhuận kinh tế, ở việcgiải quyết nguồn lao động địa phương mà hơn thế nữa, còn là một cách thứcgìn giữ và bảo tồn những giá trị văn hóa của dân tộc Trong những năm gầnđây, loại hình du lịch làng nghề truyền thống ngày càng hấp dẫn du khách, đặcbiệt là du khách nước ngoài, bởi những giá trị văn hóa lâu đời và cách sáng tạosản phẩm thủ công đặc trưng của nó ở mỗi vùng, miền

Có thể nói, cùng với làng gốm Bát Tràng ở Hà Nội và làng gốm Thổ

Hà ở Bắc Giang, làng gốm Phù Lãng ở Bắc Ninh được coi là một trong batrung tâm gốm cổ của người Việt Xuất hiện vào đầu thời nhà Trần, nghề gốmPhù Lãng đã để lại dấu ấn lịch sử ngót mười thế kỉ với những sản phẩm chủ

Trang 5

yếu là đồ gia dụng như chum, nồi, niêu đất, vò, lọ, bát, đĩa men da lươn từngrất được ưa chuộng Với đặc trưng sản phẩm là sự mộc mạc, thô phác, chứađựng vẻ đẹp nguyên sơ của đất và đậm nét điêu khắc tạo hình, gốm Phù Lãng

đã và đang là sự lựa chọn của nhiều du khách trong và ngoài nước Ngoài ra,với vị trí thuận lợi nằm ven quốc lộ 18, trên tuyến đường đi Vịnh Hạ Long vàthuộc vùng Kinh Bắc với nhiều điểm du lịch văn hóa, Phù Lãng có nhiều tiềmnăng để phát triển loại hình du lịch làng nghề

Tuy nhiên, việc khai thác du lịch ở Phù Lãng hiện nay còn quá hạn chế,người dân làm nghề theo kiểu tự phát, Nhà nước và các ban ngành vẫn chưathực sự đầu tư và quan tâm, thiếu sự liên kết giữa các hãng lữ hành và ngườidân, cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém và chưa đủ khả năngđáp ứng… Và rất nhiều vấn đề bất cập khác vẫn còn bỏ ngỏ xung quanh việcduy trì và phát triển làng nghề gắn với du lịch

Từ những lí do trên, tôi quyết định chọn đề tài “ Phát triển du lịch ở

làng gốm Phù Lãng ” làm nội dung nghiên cứu với mong muốn tìm hiểu sâu

hơn về loại hình du lịch làng nghề - những tiềm năng và thực trạng phát triểncủa nó - cũng như mong muốn đóng góp một phần tri thức để duy trì, bảo tồn

và phát triển các làng nghề truyền thống nói chung, đồng thời góp phần thúcđẩy sự phát triển du lịch tại làng gốm Phù Lãng nói riêng

2 Mục đích nghiên cứu đề tài

Hiểu được một số khái niệm quan trọng như du lịch, làng nghề, du lịchlàng nghề; đặc điểm của du lịch làng nghề ở Việt Nam; phân biệt khái niệm dulịch làng nghề với các loại hình du lịch có liên quan khác như du lịch cộngđồng, du lịch homestay…

Tìm hiểu về tiềm năng phát triển du lịch của làng gốm Phù Lãng, vẻđẹp của cảnh quan, con người và lối sống, những mặt thuận lợi về vị trí địa lí,

và những nét đặc trưng, độc đáo riêng của sản phẩm

Tìm hiểu về thực trạng phát triển của làng nghề : những vấn đề bất cập,những rào cản ảnh hưởng đến lượng du khách, những khó khăn mà người làm

Trang 6

gốm gặp phải, những trăn trở về việc giữ gìn và phát huy giá trị truyền thốnglàng nghề Từ đó tìm ra nguyên nhân của vấn đề.

Đề xuất những giải pháp và hướng đi cụ thể để thu hút khách du lịch,tháo gỡ những khó khăn người dân nơi đây đang gặp phải và tìm ra hướng pháttriển bền vững, thúc đẩy sự phát triển của hoạt động kinh doanh du lịch tại làngnghề

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Các vấn đề về lý luận và thực tiễn về du lịch làng nghề : Du lịch làngnghề là gì, đặc trưng và vai trò của nó đối với phát triển du lịch hiện nay Tìnhhình phát triển du lịch tại làng gốm Phù Lãng, quá trình xúc tiến thương mại,quảng bá hình ảnh, mức độ cạnh tranh; tình hình đầu ra, tiêu thụ, doanh thu vàchất lượng sản phẩm…

Nghiên cứu tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch tại làng nghề,những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đáng chú ý

Nghiên cứu, tìm ra giải ra giải pháp dựa trên thực trạng và tình hình thực

tế, hướng đi để phát triển bền vững

Nghiên cứu mục tiêu và định hướng phát triển du lịch làng nghề ở ViệtNam nói chung – từ đó liên hệ đến làng gốm Phù Lãng Ý nghĩa của việcnghiên cứu đề tài đối với người làm gốm, các nhà kinh doanh du lịch, kháchtham quan và ngành kinh doanh dịch vụ du lịch nói chung

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu đề tài này là các làng nghề sản xuất gốm ở xã PhùLãng Hiện nay, theo địa lí hành chính, xã Phù Lãng có 6 thôn : thôn PhấnTrung, thôn Phù Lãng, thôn Phấn Sở, thôn Đoàn Kết, thôn Thủ Công và thôn

An Trạch Tuy nhiên, chỉ có 3 thôn chính làm gốm là Thủ Công, Đoàn Kết vàPhù Lãng

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp thu thập, phân tích dữ liệu

Trang 7

Thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau như sách, báo, đài, tivi, cácchương trình, sự kiện văn hóa; thông qua mạng lưới các Website về du lịch vàlãng nghề; các thông tin, số liệu về lịch sử phát triển của làng nghề, nhữngthành tựu đã đạt được trong mối tương quan với các làng nghề gốm sứ truyềnthống khác (gốm Bát Tràng, gốm Thổ Hà…).

4.2 Phương pháp khảo sát, điều tra thực tế

Quan sát thực tế quá trình làm gốm (các quá trình, giai đoạn cụ thể),cách thức tạo hình khối…; quan sát thực trạng sản xuất gốm tại các cơ sở địaphương

Thông qua những cư dân bản địa, những người trực tiếp làm nghề khảosát thực tế hoạt động và lấy các số liệu thống kê có liên quan để phân tích, sosánh, đối chiếu nhằm làm nổi bật vấn đề như quy mô, hình thức tổ chức sảnxuất tại làng nghề

4.3 Phương pháp điều tra xã hội học

Phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn thông qua bảng hỏi đối với những hộgia đình, nghệ nhân làm gốm và những người gắn bó với nghề nói chung;phỏng vấn để thấy được ý kiến chủ quan cũng như mong muốn của người làmgốm về việc phát triển làng nghề

Trang 8

- Theo điều 4, chương I, Luật Du lịch Việt Nam (2005) : “ Du lịch làcác hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trúthường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí,nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định ”

- Làng nghề truyền thống là làng nghề cổ truyền được hình thành từ lâuđời, tồn tại và phát triển đến ngày nay Như vậy, có hai yếu tố cơ bản cấu thànhlàng nghề là làng và nghề, trong đó nghề trong làng đã tách khỏi sản xuất nôngnghiệp thành ngành kinh doanh độc lập

c) Khái niệm du lịch làng nghề

- Du lịch làng nghề là loại hình văn hóa tổng hợp đưa du khách tới thamquan, thẩm nhận các giá trị văn hóa và mua sắm những hàng hóa đặc trưng của

các làng nghề truyền thống trên khắp miền đất nước.2

1 Theo Bùi Văn Lượng, Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam Nxb Văn hóa Thông tin, H.2002.

2 Theo http://www.cinet.gov.vn/upLoadFile/HTML/11_24_27_2052011/content.htm

Trang 9

- Khi tham gia tour du lịch làng nghề, du khách không chỉ được ngắmphong cảnh du lịch làng quê mà còn được thăm nơi sản xuất, thậm chí có thểtham gia vào một phần quá trình tạo ra sản phẩm Chính điều này đã tạo nênsức hấp dẫn riêng của làng nghề truyền thống.

1.1.2 Các khái niệm liên quan

- Khác với du lịch làng nghề, Du lịch cộng đồng là hoạt động tương hỗ

giữa các đối tác liên quan, nhằm mang lại lợi ích về kinh tế cho cộng đồng dân

cư địa phương, bảo vệ được môi trường và mang đến cho du khách kinhnghiệm mới, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của địaphương có dự án.3

- Du lịch homestay là loại hình du lịch mà du khách sẽ được ở và sinh

hoạt chung nhà với người dân bản xứ như thành viên trong gia đình, để khámphá phong cách sống của người dân, trải nghiệm cuộc sống hàng ngày của họ

để biết được văn hóa của người dân nơi đó

- Như vậy, có thể thấy, ba loại hình du lịch nêu trên khác nhau về mụcđích và nội dung các hoạt động Trong khi du lịch cộng đồng hướng đến mụctiêu kinh tế xã hội, cải thiện đời sống người dân sở tại thì du lịch làng nghề lạihướng đến những kiến thức, hiểu biết và những thẩm nhận mới mẻ về văn hóatrên mỗi vùng, miền khác nhau Du lịch homestay cũng hoàn toàn khác với dulịch làng nghề khi nội dung các hoạt động của du khách gắn chặt với đời sốngthường nhật của cư dân bản địa, cùng ăn, cùng ngủ, cùng tham gia các hoạtđộng sinh hoạt hàng ngày…để trải nghiệm những cảm xúc mới lạ nơi thôn dã

1.2 Nguyên tắc và định hướng phát triển du lịch làng nghề

- Làng nghề truyền thống là một trong năm nguồn tài nguyên nhân vănquan trọng để phát triển du lịch (bốn nguồn tài nguyên còn lại là Di tích lịch sửvăn hóa, Lễ hội, Các đối tượng gắn với dân tộc học và Sự kiện văn hóa – thểthao) Với sự đa dạng của các làng nghề và sự phân bố rải rác từ Bắc vào Nam,phát triển được du lịch làng nghề sẽ là một đóng góp lớn cho ngành du lịch

3 Theo www.panda.org/greatermekong

Trang 10

Tuy nhiên, phát triển mà không bị thương mại hóa, không bị lai căng, pha tạp,trùng lắp và vẫn gìn giữ được những giá trị truyền thống mới là điều quantrọng Đây cũng chính là mục tiêu và định hướng quan trọng nhất trong pháttriển du lịch làng nghề tại Việt Nam.

- Song song với đó, phát triển đi đôi với giữ gìn và tái tạo các nguồn tàinguyên cũng là điều quan trọng Các nguồn tài nguyên phục vụ cho làng nghềđều không phải là vô tận Và vì vậy, nhiệm vụ của mỗi người, mỗi làng nghề làphải sử dụng tiết kiệm và hợp lí, không lãng phí, không làm thất thoát nhữngnguồn tài nguyên vô giá này Từ đó, du lịch làng nghề mới có thể phát triểntheo hướng bền vững

- Bên cạnh việc sử dụng hợp lí và tái tạo nguồn tài nguyên thì du lịchlàng nghề “xanh ” cũng đang dần trở thành một xu hướng mới – phát triển làngnghề nhưng không gây ô nhiễm môi trường, mà ngược lại, rất thân thiện vớimôi trường Nếu làm được điều này, du lịch làng nghề sẽ không chỉ thu hút sựquan tâm của công chúng, dư luận; góp phần bảo vệ môi trường sống củangười dân làng nghề, mà còn tạo nên một hướng phát triển mới, hiệu quả vàbền vững cho làng nghề Việt Nam

Trang 11

- Xã Phù Lãng nằm gần trục đường giao thông huyết mạch của tỉnh BắcNinh là quốc lộ 18 đồng thời gắn liền với những di tích lịch sử văn hóa quantrọng, những lễ hội đặc trưng của vùng Kinh Bắc (hội Lim, hội Đền Đậu, hộiĐền Đô)…

2.1.2 Lịch sử ra đời

- Địa danh Phù Lãng có từ cuối đời Trần, đầu thời Lê Vào thời kì này,Phù Lãng có 3 thôn : Trung thôn, Thượng thôn và Hạ thôn Phù Lãng đượctrong và ngoài nước biết đến với nghề gốm truyền thống

- Ông tổ nghề gốm là Lưu Phong Tú Vào cuối thời Lý, ông được triềuđình cử đi sứ sang Trung Quốc, khi trở về nước, ông mang theo nghề làm gốm

và truyền dạy cho mọi người Cùng với làng gốm Bát Tràng của Hà Nội vàlàng gốm Thổ Hà của Bắc Giang, làng gốm Phù Lãng là một trong ba trungtâm gốm cổ của người Việt cổ Một số phát hiện khảo cổ cho thấy gốm PhùLãng đã xuất hiện vào đời Trần, vào khoảng thế kỉ XIII

2.2 Nghề gốm Phù Lãng

2.2.1 Các dòng gốm

- Gốm là một nghệ thuật tạo hình dùng tiếng nói là khối, có không gian

ba chiều, có thể tích để diễn tả mọi sự vật, hiện tượng trong cuộc sống Ngoài

ra, gốm còn có chức năng trang trí, tạo dáng chủ yếu là miêu tả con người laođộng trong xã hội

- Về mặt kết cấu, gốm là sản phẩm được làm bằng chất liệu thô, có kếtcấu giòn, xốp, bề mặt giáp không phủ men và nhiệt độ nung thường thấp (chỉkhoảng trên dưới 900 độ C) khác với sứ là sản phẩm làm bằng chất liệu tinh,kết cấu chắc, bề mặt nhẵn bóng do được tráng men và có nhiệt độ nung cao(khoảng 1280 độ C)

- Đa số các nhà nghiên cứu mỹ thuật và một số ít nhà khảo cổ (TrịnhCao Tưởng, Trần Anh Dũng, Trần Đình Luyện…) đều ủng hộ quan điểm rằnggốm Phù Lãng thuộc loại gốm sành Trong các làng sành nâu vùng đồng bằngsông Hồng, có lẽ duy nhất chỉ có Phù Lãng sản xuất gốm sành nâu có men

Trang 12

Chia theo công dụng, gốm Phù Lãng gồm 3 dòng chính :

- Gốm dùng trong tín ngưỡng (lư hương, đài thờ, đỉnh…)

- Gốm gia dụng (lọ, bình, ang, chum, vại, đôn, tiểu, niêu )

- Gốm trang trí (tranh gốm, tượng gốm, bình hoa…)

Chia theo thời gian, gốm gồm có 2 dòng :

- Gốm truyền thống

- Gốm mỹ thuật : mới xuất hiện từ năm 1998 khi những nghệ nhân thế

hệ mới được đào tạo từ trường Mỹ thuật Người khởi đầu cho dòng sản phẩmnày là anh Vũ Hữu Nhung, hiện là giảng viên trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội

2.2.2 Các công đoạn - kĩ thuật làm gốm

- Để tạo nên một sản phẩm gốm hoàn chỉnh, những người thợ làm gốmPhù Lãng không chỉ phải bỏ công, bỏ sức, bỏ thời gian vào đó, mà hơn hết, đó

là sự sáng tạo, lòng yêu nghề và mong muốn gìn giữ những kinh nghiệm, kĩthuật truyền đời của cha ông Theo lời kể của người làm gốm nơi đây, quá trình

để tạo ra một sản phẩm gốm có thể quy vào 4 công đoạn chính : chọn đất, trángmen, tạo dáng và nung

- Khâu chọn và xử lí đất

+ Đây là khâu đầu tiên, nhưng cũng là khâu quan trọng nhất bởi lẽ chấtliệu đất có tốt mới làm ra được những sản phẩm chất lượng cao Đất để làm đồsành phải là loại đặc biệt, có độ dẻo Lấy được đất về, người thợ phải phơi chođất bạc màu trộn lẫn các lần đất, đập thành những viên nhỏ bằng ngón chân cáirồi mới cho “ngậm ” nước, sau đó xéo tròn, nề đất, chọn sạn, phá, sa cho tới khiđất phải nhuyễn mịn như một miếng giò mới thôi Một miếng đất trước khichuốt phải nề, xéo tới chục lần mới thành khoanh cho lên bàn xoay nắn thànhsản phẩm

+ Dưới bàn tay của người thợ thủ công, đất sét được luyện thật nhuyễn,đảm bảo độ dẻo, mịn nhất định và được tạo hình trên bàn xoay hoặc tay khuôn

- Tráng men

+ Men được chế tạo kì công từ nhiều loại nguyên liệu thiên nhiên Chấtliệu làm men tráng gồm có tro cây rừng (loại cây mà khi đốt, tàn tro trắng như

Trang 13

vôi, như tàn thuốc, ngày nay, nghệ nhân Phù Lãng thường dùng tứ thiết là Lim,Sến, Táu, Nghiến ), hai là vôi sống (vôi tả), ba là sỏi ống nghiền nát, bốn làbùn phù sa trắng Bốn chất liệu này, sau khi sơ chế trộn đều với nhau theo một

tỉ lệ nhất định rồi để khô, đập nhỏ cho vào nước, gạn rây qua bột, từ đó chếthành một chất lỏng quánh, vàng như mật ong

+ Khi sản phẩm còn ẩm, người thợ dùng chổi lông quét men lên bênngoài của sản phẩm một lớp mỏng thích hợp rồi đem phơi Sau khi quét men vàphơi khô, sản phẩm có màu trắng đục

- Tạo hình cho gốm

+ Đây là giai đoạn đòi hỏi nhiều đến sự khéo léo, tỉ mỉ và óc sáng tạo.Một sản phẩm gốm có hình dáng như thế nào chính là được quyết định ở giaiđoạn này

+ Trước khi tao hình, đất sét sẽ được nhào nặn thành những hình khốitròn Công đoạn này được gọi là se đất Người làm gốm sử dụng nhiều phươngpháp khác nhau trong nghệ thuật tạo dáng, với những khối hình đa dạng, nhưngnhìn chung có thể quy vào hai phương pháp cơ bản là tạo hình trên bàn xoay và

in trên khuôn gỗ hoặc khuôn đất nung rồi dán ghép lại Những bàn xoay đượcxoay bằng lực chân của người se đất ngồi phía trên

+ Mỗi loại hình sản phẩm, mỗi chủng loại hàng đều có những kĩ thuật,

kĩ xảo riêng, tất cả đều nhằm đạt được hiệu quả tối đa về hai phương diện kinh

tế và thẩm mĩ

+ Khi tạo hình trên bàn xoay, cũng giống như nghề gốm Bát Tràng (GiaLâm) và Thổ Hà (Bắc Giang), phương pháp tạo hình sản phẩm (có tiết diệntròn) là chuốt Tất cả các sản phẩm được đưa lên bàn xoay tay Hoạt động xungquanh bàn xoay tay cần phải có hai người, trong đó có một người chuyên ngồichuốt, một người vần bàn xoay Người vần bàn xoay đồng thời làm nhiệm vụlăm đất thành đòn để chuốt (còn gọi là se đòn) Sản phẩm sau khi đã tạo hìnhxong, để cho xe dần, đến khi sờ tay vào không thấy dính, lúc bấy giờ người thợtiến hành chúng, đấm, thúc bên trong của sản phẩm cho thành hình đồ vật, rồilại để cho ráo Lúc này nếu thấy sản phẩm có vết rạn nứt thì được vá lại bằngđất mịn và nát

Trang 14

+ Khi đã có hình dáng hoàn chỉnh, sản phẩm được khắc chìm các hình

vẽ trang trí và họa tiết nổi

+ Bước cuối cùng trong khâu hoàn thành sản phẩm là ve, nạo sản phẩmsau khi sản phẩm đã thành bạc hàng (chuyển màu trắng) Sau đó, sản phẩm sẽđược phơi khô, tráng men và tô màu

- Công đoạn nung

+ Sản phẩm được đưa vào lò nung ở nhiệt độ đến 1000 độ C, để đảmbảo gốm sành nâu có lớp da ngoài đanh mặt, nhẵn bóng và chắc

+ Chi phí cho mỗi mẻ đốt lò trung bình cũng phải 25 – 30 triệu đồng,nếu không nắm vững kĩ thuật chọn đất, đốt lò…thì cả mẻ gốm phải bỏ đi

+ Sản phẩm sẽ được nung 3-5 ngày trong lò nung đốt bằng củi Khinung, gốm được sắp xếp cẩn thận nhằm tận dụng tối đa diện tích bên trong lò

Vì vậy, những sản phẩm đạt tiêu chuẩn phải có mầu da lươn vàng óng hay mầucánh gián, khi gõ vào sản phẩm có tiếng vang

2.3.Tiềm năng phát triển

2.3.1 Nét sắc thái riêng biệt của sản phẩm gốm Phù Lãng

- Gốm Phù Lãng có nét sắc thái riêng biệt, đó là những sản phẩm gốmmen nâu, nâu đen, vàng nhạt, vàng thẫm, vàng nâu mà người ta gọi chung làmen da lươn Đây là một loại men được chế tạo rất kì công Muốn cho menóng, phải dùng tro đốt từ củi rừng cùng với đá, làm đất sét mịn khô đập nhỏcho vào nước rồi lọc qua rây bột Củi phải mua Men và đất phải rất kì công,

mà sản phẩm phải đẹp và giá phải rẻ Đây cũng là một nước men đặc trưnggốm Phù Lãng khi đem so sánh với nước men rạn của Bát Tràng hay men cánhgián của Thổ Hà

- Nét đặc trưng nổi bật trong kĩ thuật tạo hình của gốm Phù Lãng là sửdụng phương pháp đắp nổi theo hình thức chạm bong (còn gọi là chạm kép ),màu men tự nhiên, bền và lạ

- Dáng của gốm mộc mạc, thô phác nhưng khỏe khoắn, chứa đựng vẻđẹp nguyên sơ của đất với lửa và rất đậm nét của điêu khắc tạo hình Vẻ đẹp

Trang 15

này hoàn toàn đối lập với vẻ đẹp tinh tế của gốm sứ Bát Tràng hay vẻ rắn chắc,

“đanh thép ” của gốm Thổ Hà

- Nếu các làng nghề gốm hiện nay trên cả nước đã có những lò nunghiện đại, sử dụng chất đốt công nghiệp thì người dân Phù Lãng vẫn trung thànhvới phương pháp nung truyền thống Đó là lí do tại sao, mặc dù nằm tiếp giápvới vùng than Quảng Ninh nhưng ở Phù Lãng người ta vẫn dùng củi để nung,nhờ sự biến nhiệt khác nhau tạo ra những vết táp trên bề mặt gốm mà khôngphương pháp nào thay thế nổi

- Khác với những sản phẩm gốm lấy chất liệu từ “xương ” đất sét xanhcủa Thổ Hà, sét trắng của Bát Tràng, gốm Phù Lãng được tạo nên từ “xương ”đất đỏ hồng lấy từ vùng Thống Vát, Cung Khiêm (Bắc Giang) Đất được chở

về Phù Lãng theo đường sông Điều này rất thuận lợi do Phù Lãng không phảilấy đất sét tại chính làng họ, tránh phá vỡ cấu trúc địa chất và cảnh quan làngnghề

- Xương đất sét có màu hồng nhạt, khi nung ở nhiệt độ cao, xương gốmchuyển màu gan gà, với hai màu men chủ đạo là nâu vàng và nâu đen (thườnggọi là men da lươn) Nếu vẻ đẹp của gốm Bát Tràng là sự đa dạng về nướcmen, những nét vẽ tinh tế, thì hồn cốt của Phù Lãng được tạo nên từ sự dân dã,mộc mạc của nước men da lươn này

- Mỗi sản phẩm gốm đều mang một dấu ấn cá nhân riêng, phụ thuộc vàotình cảm và cảm xúc của người làm ra nó nên có sức hấp dẫn đặc biệt

- Ngày nay, các nghệ nhân làm gốm đã sáng tạo ra nhiều sản phẩm mớinhư : tranh gốm, lọ hoa, ấm chén, gốm trang trí, gốm ốp tường…đã và đangđược khách thập phương quan tâm, đón nhận Lớp các nghệ nhân trẻ cũng đãthổi hồn vào những sản phẩm gốm, biến những sản phẩm tưởng chừng như rấtbình thường trở nên sinh động và lạ mắt Đó có thể là những chiếc mặt lạ gốmtheo lối tuồng, lối Tây Nguyên với đa dạng màu sắc và kích cỡ; là nhữngmiếng gốm trang trí ngộ nghĩnh, nhỏ nhắn nhưng rất cầu kì dành cho giới trẻ

Và đó cũng có thể là những miếng gốm ốp lát dùng trong trang trí nội, ngoạithất rất độc đáo, rất riêng… Trên mỗi sản phẩm gốm là những hoa văn nổi mộcmạc, dân dã nhưng không kém phần tinh tế như họa tiết trống đồng, nhà cổ,

Trang 16

những cánh đồng, cánh cò, những bông hoa, ngọn cỏ hay thậm chí cả nhữngbức tranh Đông Hồ… Không chỉ hiện diện ở đồ mỹ nghệ, gốm còn hóa thânvào nhiều đồ vật khác như đồng hồ treo tường hay dàn loa đủ cả âm treble,bass… Những điều này minh chứng cho sức sáng tạo dồi dào, vô tận của cácnghệ nhân Phù Lãng bắt kịp hơi thở thời đại Đây là một lợi thế vô cùng lớn đểthu hút khách du lịch khi nhu cầu thưởng thức cái đẹp và thẩm mĩ cảm nhậncủa con người ngày càng đòi hỏi cao hơn

- Những sản phẩm gốm mỹ thuật đương đại, đậm tính sáng tạo đã được

ra đời, gắn liền với tên tuổi của các nghệ nhân trẻ, được đào tạo bài bản nhưanh Vũ Hữu Nhung với thương hiệu gốm Nhung, anh Nguyễn Minh Ngọc vớithương hiệu gốm Ngọc hay anh Trần Mạnh Thiều với thương hiệu gốm Thiều

và danh hiệu “Bàn tay vàng ”… họ là những người đã thực sự tạo nên nét mớicho làng gốm

2.3.2 Khung cảnh làng quê điển hình với sức hút riêng

- Điểm dễ nhận biết nhất của Phù Lãng chính là hình ảnh những sảnphẩm gốm tràn ngập khắp nơi, trên sân nhà, dưới bờ ruộng, dọc các con đườngđi…Nào tiểu quách, nào chậu cảnh, bình gốm, chum vại, ống nước… cái đỏtươi màu đất, cái đã bạc màu rêu phong, thô mộc hoặc lên nước bóng loáng…Với những vật trang trí tình cờ ấy, mỗi góc đường, hàng rào, ngôi nhà của PhùLãng đều trở thành một khuôn hình dễ thương đầy chất mộc mạc, giản dị củamột làng nghề yên bình Có lẽ vì thế mà Phù Lãng là một trong những điểmđến thú vị của các tay săn ảnh chuyên và không chuyên, trong và ngoài nước

- Làng Phù Lãng còn là một điển hình của làng nông thôn Bắc Bộ, vớinhiều điểm du lịch văn hóa Những mái nhà, phần lớn, vẫn giữ được màu đỏtươi của ngói, những bức tường làng phủ màu thời gian, những khóm tre vàcánh đồng rộng mênh mông Dù là làng nghề sản xuất gốm, người dân nơi đâyvẫn cấy hái để tự cung cấp cho mình những nông sản cần thiết

- Đi dọc hai bên con đường làng bê tông quanh co, du khách dễ dàngnhận ra nét đặc trưng của làng nghề làm gốm với những đống củi được chất rất

Trang 17

cao, chờ ngày đem vào lò nung gốm Hình ảnh này có thể dễ dàng thu hút sựchú ý, tò mò từ phía các du khách.

- Cách làng gốm không xa về phía Bắc là con sông Cầu thơ mộng vớicon đò xuôi ngược – hình ảnh hiếm hoi của khung cảnh làng quê Bắc bộ xưacòn sót lại Sự kết hợp giữa dòng sông, cánh đồng và những ngôi nhà ngói đỏ

sẽ mang đến cho du khách nhiều cảm giác khác lạ - vừa gần gũi, thân quen, vừahoài niệm và thơ mộng – cái mà những đô thị lớn không còn lưu giữ

2.3.3 Con người thân thiện

- Người làm gốm ở Phù Lãng rất mộc mạc và thân thiện Sinh ra và lớnlên ở vùng đất giàu truyền thống văn hóa, mỗi con người Phù Lãng đều mangtrong mình không chỉ là niềm tự hào về nghề cổ truyền của cha ông, mà còn cảnhững lối sống đẹp, hồn hậu và sự đùm bọc lẫn nhau

- Người Phù Lãng không ngại tiếp chuyện khách phương xa, họ sẵnsàng trả lời tỉ mỉ những công đoạn làm nghề, tay làm miệng nói, những giọt mồhôi rơi giữa trưa hè nắng gắt, nhưng không phải vì thế mà họ không mỉm cười

Họ cũng sẽ sẵn sàng hướng dẫn du khách cách tạo ra một sản phẩm gốm hoànchỉnh nếu họ muốn tham gia và để lại dấu ấn riêng trên sản phẩm

2.3.4 Vị trí địa lí thuận lợi

- Nằm ven quốc lộ 18, trên con đường đi vịnh Hạ Long và thuộc vùngKinh Bắc với nhiều điểm du lịch văn hóa, Phù Lãng có nhiều tiềm năng pháttriển du lịch Nếu đi từ Hà Nội, sẽ chỉ mất khoảng hơn một giờ đồng hồ để dukhách có thể đặt chân vào làng

- Không những thế, khoảng cách từ làng gốm Phù Lãng tới các làngnghề khác trong tỉnh (làng tranh Đông Hồ, làng đúc Đồng Đại Bái, làng tranhtre Xuân Lai…) cũng không quá xa Đây là điều kiện thuận lợi để hình thànhnên những tour du lịch kết hợp giữa các làng nghề

- Vị trí của làng nghề còn rất thuận tiện cho việc tham gia vào các lễ hộilớn của tỉnh như Hội Lim, lễ hội Đền Đậu, lễ hội Đền Đô, hội Chen Tronghành trình tới Phù Lãng, du khách còn có thể ghé qua ngôi chùa cổ nhất Việt

Ngày đăng: 31/03/2015, 23:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w