4. Phương pháp nghiên cứu
3.4. Giải pháp về liên kết và hợp tác
- Nhanh chóng thành lập hội làng nghề và thương hiệu gốm Phù Lãng riêng, tìm ra tiếng nói chung giữa các cơ sở sản xuất. Khi có vấn đề hay bất cứ khúc mắc gì, người làm gốm cần phải chủ động liên hệ với chính quyền địa phương, cũng như các sở ban ngành có trách nhiệm đề nhờ hỗ trợ. Liên kết với các hộ sản xuất khác để tạo đưa ra tiếng nói chung, hỗ trợ nhau cùng phát triển.
- Người làm gốm cần chủ động tìm đến các doanh nghiệp lữ hành để hợp tác và tìm ra hướng đi thích hợp; tích cực tham gia vào các hoạt động kinh doanh du lịch làng nghề…
- Ngược lại, các hàng lữ hành cũng cần phải chủ động tìm đến làng nghề, các hộ sản xuất để tìm ra những tuyến, tour du lịch thích hợp. Cùng với người dân nơi đây và người dân các làng nghề khác tổ chức các tour du lịch kết nối các làng nghề trong tỉnh lại với nhau : tour làng tranh Đông Hồ (Song Hồ, Thuận Thành) - làng đúc đồng Đại Bái – làng mây tre đan ở Du Tràng, tranh tre ở Xuân Lai (Gia Bình) – làng trạm khắc gỗ Phù Khê (Từ Sơn) - và làng
gốm Phù Lãng; hoặc thiết kế các chương trình du lịch bao gốm các tour tham quan làng nghề kết hợp với tham quan các di tích lịch sử trong tỉnh : chùa Dâu – ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, chùa Bút Tháp, chùa Phật Tích và Đền Đô; Tổ chức tour vào tháng giêng hàng năm để du khách có cơ hội tham gia vào các lễ hội truyền thống như Hội Lim, nghe những làn điệu dân ca quan họ mượt mà và cuối cùng ghé lại các làng nghề để mua và đem về những món quà lưu niệm từ gốm, tranh tre hay đặc sản bánh Phu Thê.