4. Phương pháp nghiên cứu
3.1.3. Giải pháp về quảng bá, marketing
- Chính Phủ kết hợp với Sở VHTT&DL tỉnh Bắc Ninh và Chính quyền địa phương cần tăng cường quảng bá làng nghề trên các phương tiện thông tin đại chúng : các website, báo, đài, tạp chí... Đồng thời, có các trang tin giới thiệu làng nghề bằng tiếng Anh để du khách có thể nắm bắt thông tin dễ dàng và nhanh chóng.
- Gốm Phù Lãng đã tạo ra những sản phẩm độc đáo của riêng mình (tranh gốm, đồng hồ gốm…), các nghệ nhân cũng không ngừng nghiên cứu, tìm tòi và sáng tạo ra nhiều những sản phẩm mới, có khi là “độc bản ”. Nhưng, những sản phẩm này cần phải được giới thiệu tỉ mỉ với khách hàng để họ có thể cảm nhận được một cách sâu sắc ý nghĩa và giá trị của sản phẩm.
- Các doanh nghiệp lữ hành cần chủ động tìm đến các hộ sản xuất gốm, tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của các họ để từ đó đưa ra các phương thức quảng bá, marketing thích hợp, thiết kế các chương trình (tour) du lịch phù hợp, thiết kế các băng rôn, khẩu hiệu , áp phích, poster, tờ rơi, tập gấp, biển chỉ dẫn bằng cả hai thứ tiếng …để du khách có thể dễ dàng tìm đến. Lập các trang web riêng, giới thiệu về các chương trình hay tour du lịch đa dạng, phong phú hấp dẫn du khách.
- Đăng kí nhãn hiệu độc quyền cho sản phẩm gốm Phù Lãng rồi giới thiệu tới du khách thông qua các phương tiện nghe nhìn như báo, đài, tivi, trang web riêng của làng nghề…Người làm gốm có thể tự viết bài rồi đăng tải lên các trang web của các công ty lữ hành, chủ động tạo mối liên kết với doanh nghiệp.
- Chủ động giới thiệu, trưng bày sản phẩm tại các gian hàng, hội chợ lớn, nhỏ trong toàn quốc, các Fesstival về văn hóa , truyền thống và đặc biệt là Festival gốm sứ Việt Nam được tổ chức tại Bình Dương.