1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu các hình thức chăm sóc giáo dục con em người lao động trong lứa tuổi mầm non tại các doanh nghiệp ở Hà Nội và Seoul

220 717 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 220
Dung lượng 2,11 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN LEE KYE SUN NGHIÊN CỨU CÁC HÌNH THỨC CHĂM SÓC GIÁO DỤC CON EM NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG LỨA TUỔI MẦM NON TẠI CÁC DOANH NGH

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LEE KYE SUN

NGHIÊN CỨU CÁC HÌNH THỨC CHĂM SÓC GIÁO DỤC CON EM NGƯỜI LAO ĐỘNG

TRONG LỨA TUỔI MẦM NON TẠI CÁC DOANH NGHIỆP Ở HÀ NỘI VÀ SEOUL

LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LEE KYE SUN

NGHIÊN CỨU CÁC HÌNH THỨC CHĂM SÓC GIÁO DỤC CON EM NGƯỜI LAO ĐỘNG

TRONG LỨA TUỔI MẦM NON TẠI CÁC DOANH NGHIỆP Ở HÀ NỘI VÀ SEOUL

CHUYÊN NGÀNH: XÃ HỘI HỌC

MÃ SỐ: 62.31.30.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

1 PGS.TS Lê Thị Quý

2 TS Nguyễn Thị Kim Hoa

HÀ NỘI – 2010

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài 1

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 4

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 8

4 Đối tượng, Khách thể và Phạm vi nghiên cứu 10

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 11

6 Giả thuyết nghiên cứu, Khung lý thuyết 15

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LAO ĐỘNG NỮ VÀ GIÁO DỤC MẦM NON TRONG BIỂN ĐỔI KINH TẾ - XÃ HỘI 1.1 Một số khái niệm công cụ 16

1.1.1 Trẻ em lứa tuổi mầm non (Trẻ em LTMN) 16

1.1.2 Chăm sóc và giáo dục trẻ em (CS-GD trẻ em) 17

1.1.3 Cơ sở giáo dục mầm non (cơ sở GDMN) 18

1.1.4 Cơ sở giáo dục mầm non tại nơi làm việc 20

1.1.5 Lao động 20

1.1.6 Lao động nữ trong kinh tế xã hội 21

1.2 Lý thuyết giáo dục và xã hội hoá giáo dục mầm non 22

1.2.1 Lý thuyết giáo dục và giáo dục mầm non 22

1.2.2 Tiếp cận xã hội học và khoa học hữu quan với vấn đề xã hội hoá giáo dục mầm non 25

1.3 Quan điểm về Lao động nữ và Giáo dục mầm non trong những biến đổi kinh tế - xã hội 28

1.3.1 Quan điểm về lao động nữ của các nhà sáng lập xã hội học 28

1.3.2 Sự biến đổi nhân khẩu trong gia đình 29

1.3.3 Các chính sách giáo dục mầm non và chính sách lao động nữ 36

1.3.4 Triển vọng của chính sách GDMN theo sự biến đổi kinh tế xã hội 42

Trang 4

Chương 2 CÁC HÌNH THỨC CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM LỨA TUỔI

MẦM NON LÀ CON CÁI NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP HÀ NỘI

2.1 Khái quát về tình hình chăm sóc và giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non Việt Nam 482.1.1 Thời kỳ trước đổi mới 48

2.1.2 Thời kỳ sau Đổi mới 55

2.1.3 Các hệ thống quản lý và pháp luật về sự nghiệp CS-GDMN 60

2.2 Những thách thức mới của một xã hội công nghiệp hóa, hiện đại hóa đối với lao động nữ

và viê ̣c chăm sóc và giáo dục con cái 63

2.2.1 Vấn đề lao động nữ và vấn đề chăm sóc và giáo dục mầm non 63

2.2.2 Thực trạng thi hành các chính sách lao động nữ và chăm sóc-giáo dục con cái

70

2.3 Tình hình chăm sóc, giáo dục mầm non trong một số doanh nghiệp Hà Nội 81

2.3.1 Một vài nét chung về thực trạng chăm sóc, giáo dục mầm non ở khu vực công nghiệp Việt Nam 81

2.3.2 Kết quả điều tra xã hội học tại một số doanh nghiệp Hà Nội 91

2.4 Một số nhận xét 102

Chương 3 CÁC HÌNH THỨC CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM LỨA TUỔI

MẦM NON LÀ CON CÁI NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SEOUL

3.1 Khái quát về tình hình chăm sóc và giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non Hàn Quốc 1043.1.1 Thời kỳ mở rộng phát triển giáo dục mầm non (1962 ~ 1987) 104

3.1.2 Thời kỳ nâng cao về chất lượng giáo dục mầm non (1988-2000) 107

3.1.3 Thời kì Phúc lợi xã hội chăm sóc và giáo dục mầm non (từ năm 2001 đến nay) 1093.1.4 Các hệ thống quản lý và pháp luật về sự nghiệp CS-GDMN 111

3.2 Những thách thức mới của một xã hội Công nghiệp hóa - Hiệnđại hóa đối với lao động nữ

và việc chăm sóc và giáo dục con cái 116

3.2.1 Các vấn đề lao động nữ và việc chăm sóc-giáo dục mầm non trong bối cảnh kinh tế

xã hội thay đổi 116

3.2.2 Những chính sách thực hiện hệ thống hỗ trợ hài hoà giữa gia đình và công việc 122

3.3 Tình hình chăm sóc giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non trong các doanh nghiệp Seo129

Trang 5

3.3.1 Một vài nét chung về thực trạng chăm sóc giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non khu vực công nghiệp Hàn Quốc 129

3.3.2 Tình hình các cơ sở Giáo dục mầm non tại nơi làm việc hiện nay 135

3.3.3 Kết quả điều tra xã hội học tại một số doanh nghiệp SEOUL 137

3.4 Một số nhân xét 145

Chương 4 BƯỚC ĐẦU SO SÁNH CÁC HÌNH THỨC CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC

TRẺ EM LỨA TUỔI MẦM NON LÀ CON CÁI NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG MỘT SỐ DOANH NGHIỆP Ở HÀ NỘI VÀ SEOUL

4.1 Nhận xét chung về quá trình xây dựng sự nghiệp chăm sóc và giáo dục mầm non của Việt Nam và Hàn Quốc 148

4.2 So sánh về khía cạnh văn hóa của phụ nữ và giáo dục con cái 151

4.3 So sánh về quan niệm Xã hội hóa giáo dục mầm non Việt Nam và Hàn Quốc 152

4.3.1 Xã hội hóa giáo dục mầm non Hàn Quốc 152

4.3.2 Xã hội hóa giáo dục mầm non Việt Nam 154

4.3.3 Sự tương đồng và khác biệt về Xã hội hoá giáo dục mầm non Việt Nam và Hàn Quốc 156

4.4 Một số so sánh về chính sách và thực tiễn sự nghiệp giáo dục mầm non ở khu vực công nghiệp 158

4.4.1 Các văn bản luật liên quan đến sự nghiệp giáo dục mầm non tại nơi làm việc 1584.4.2 Tổ chức quản lí, chỉ đạo 160

4.4.3 Khái niệm “nhiều lao động nữ” và các loại hình cơ sở GDMN tại nơi làm việc 162

4.4.4 Về sự hỗ trợ chi phí giáo dục mầm non 165

4.4.5 Tiểu kết 167

4.5 So sánh nhận thức và thực trạng chăm sóc và giáo dục mầm non trong một số doanh nghiệp

Hà Nội và Seoul 170

4.5.1 Nhận thức của lãnh đạo doanh nghiệp 170

4.5.2 Nhận thức của người lao động có con nhỏ 171

4.5.3 Nhận thức về những khó khăn trong việc xây dựng và quản lý cơ sở GDMN tại noi làm việc 173

4.5.4 Mức độ hài lòng của phụ huynh khi gửi con ở cơ sở GDMN của công ty 174

Trang 6

4.6 Một số nhận xét 178

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1 Kết luận 183

2 Khuyến nghị 185DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌCLIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 191DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 192PHỤ LỤC 203Mẫu bảng hỏi

Danh sách Hội đồng cấp Nhà nước chấm luận án tiến sĩ

Ba bản nhận xét của ba phản biện

Quyết nghị của Hội đồng cấp Nhà nước chấm luận án tiến sĩ

Bản trích yếu luận án

Trang 7

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

1 Bộ LĐTB & XH Bộ Lao động Thương binh và Xã hội

2 BV,CS-GD TE Bảo vệ, chăm sóc và giáo duc trẻ em

13 TELTMN Trẻ em lứa tuổi mầm non

14 UB DS-GĐ-TE Uỷ ban Dân số Gia đình và Trẻ em

16 XHHGDMN Xã hội hoá giáo dục mầm non

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN

Bảng 1 1 Sự khác biệt trong quan điểm nuôi dạy trẻ đối với

từng loại hình phúc lợi quốc gia

31

Bảng 1 2 Việc làm cho nữ giới và sự hỗ trợ đối với trẻ em và

gia đình

40

Bảng 1 3 Việc làm của nữ giới và chính sách GDMN theo từng

loại hình phúc lợi quốc gia

Bảng 2 7 Sự phát triển GDMN ở cơ quan, xí nghiệp giai đoạn

Trang 9

Bảng 3 7 Những biện pháp thực hiện tăng cường sức lao động nữ 124 Bảng 3 8 Các biện pháp hỗ trợ người lao động và CS-GDMN 124 Bảng 3 9 Tình hình trợ cấp nghỉ chăm sóc con nhỏ 125 Bảng 3.10 Trợ cấp cơ bản CS-GDMN Tư thục 126

Bảng 4 6 Nhận thức của phụ huynh về trách nhiệm thanh toán

chi phí GDMN tại nơi làm việc

177

Trang 10

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN ÁN

Biểu đồ 1 1 Các yếu tố làm gia tăng nhu cầu nuôi dạy trẻ 43 Biểu đồ 2 1 Tình hình cơ sở GDMN thời kỳ 1965 – 1986 54 Biểu đồ 2 2 Các nguồn đầu tư cho giáo dục mầm non 56 Biểu đồ 2 3 Các nguồn đầu tư cho giáo dục mầm non 58 Biểu đồ 2 4 Số trường và loại hình trường dục mầm non 60 Biểu đồ 2 5 Tỷ lệ tham gia LĐ khu vực công nghiệp theo giới tính 63 Biểu đồ 2 6 Tổng số lao động nữ các doanh nghiệp theo loại hình 64 Biểu đồ 2 7 Việc làm có thu nhập thường xuyên theo giới tính 67 Biểu đồ 2 8 Việc làm có thu nhập không thường xuyên 68 Biểu đồ 2 9 Tình hình nhà trẻ xí nghiệp, cơ quan (1965~1986) 88 Biểu đồ 2.10 Những khó khăn trong công việc và CS con cái 93 Biểu đồ 2.11 Chi phí GDMN bình quân một tháng của các hộ gia

Biểu đồ 3 2 Triển vọng thay đổi dân số Hàn Quốc 116 Biểu đồ 3 3 Triển vọng thay đổi dân số tham gia hoạt động kinh tế 117 Biểu đồ 3 4 Tỉ lệ tham gia hoạt động kinh tế theo lứa tuổi 118 Biểu đồ 3 5 Tiền lương bình quân của người lao động 122 Biểu đồ 3 6 Trợ cấp quản lí của chính phủ cho cơ sở GDMN

của công ty

141

Biểu đồ 3 7 Học phí GDMN tại nơi làm việc/1 tháng 143 Biểu đồ 3 8 Ý kiến đối với học phí GDMN 144 Biểu đồ 4 1 Quan niệm của người lao động về sự cần thiết của

cơ sở GDMN tại nơi làm việc Quan niệm về cơ sở GDMN tại nơi làm việc

171

Biểu đồ 4 2 Sự hài lòng về dịch vụ cơ sở GDMN của công ty 174 Biểu đồ 4 3 Học phí GDMN so với thu nhập gia đình 176

Trang 11

Đối với lao động nữ, vấn đề càng trở nên cấp thiết Trong suốt chiều dài lịch sử, họ đã vượt qua muôn vàn khó khăn để đến giữa thế kỷ XX mới dần khẳng định được vị thế tương xứng của mình so với nam giới Họ đã được coi

là một lực lượng lao động không thể thiếu của toàn xã hội Tuy nhiên, dù muốn hay không, vấn đề chăm sóc, giáo dục con cái vẫn đè nặng lên vai người phụ

nữ Ai cũng dễ dàng thấy được những thiệt thòi của họ trong việc cống hiến sức lực và tài năng cho xã hội vì gánh nặng con cái Đồng thời, không phải ở đâu

họ cũng được đối xử bình đẳng Ngay ở một quốc gia phát triển, vì con cái và những hệ lụy liên quan mà một số không nhỏ phụ nữ đã phải nghỉ việc, mất việc hay gián đoạn việc làm… Tình trạng này có thể xem như là đã đi chệch khá xa việc đảm bảo quyền lao động liên tục cũng như việc thực hiện bình đẳng giới Trong tương lai, chắc chắn phụ nữ sẽ có vai trò to lớn hơn trong đội ngũ lao động chất lượng cao Mô hình cơ sở Giáo dục mầm non từ trước tới nay vẫn gắn liền với vấn đề việc làm của phụ nữ chứ không phải của nam giời

Trang 12

Việc chăm sóc, giáo dục con cái ở mỗi đất nước, mỗi xã hội, mỗi thời kỳ lại có những chính sách thể hiện những quan điểm khác nhau Thậm chí cả một chế độ cũng được thiết lập dựa trên quan điểm mang tính lịch sử, tính triết học đó Khi vấn đề chăm sóc, giáo dục trẻ em, nhất là trẻ em lứa tuổi mầm non không có được sự hỗ trợ từ phía quốc gia và xã hội thì tỷ lệ nghỉ việc của lao động nữ tăng lên là điều tất yếu Có thể tình trạng nghỉ việc chưa xảy ra, họ vẫn tiếp tục công tác nhưng họ cũng sẽ rất dễ bị stress do rất nhiều các vấn đề cá nhân liên quan đến việc giáo dục, nuôi dạy con cái Do đó, điều khó tránh khỏi là hiệu quả làm việc bị giảm sút Hiện nay, đối tượng có nhu cầu cấp bách về cơ sở giáo dục mầm non là lao động nữ

Đến nay, hầu như ai cũng đã nhận thức được rằng việc nuôi dạy giáo dục con cái không phải là trách nhiệm của chỉ riêng gia đình hay phụ nữ mà là trách nhiệm của cả quốc gia, xã hội, doanh nghiệp và các bậc cha mẹ Để có được một nhận thức như thế, Hàn Quốc đã trải qua một chặng đường rất gian nan Về mặt đường lối, Chính phủ Hàn Quốc đã phải liên tục điều chỉnh chính sách, chế độ chăm sóc, giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non để một mặt các cháu và cha mẹ các cháu được thụ hưởng những điều tốt đẹp nhưng mặt khác quan trọng hơn là đảm bảo bình đẳng giới Sự tham gia của phụ nữ vào nền kinh tế ngày càng được khẳng định và các cơ quan, các doanh nghiệp cũng như mọi địa phương, mọi người nghiêm chỉnh thực hiện pháp lệnh, nghị định

để vừa “giải phóng” phụ nữ, vừa để phụ nữ đóng góp sức mình vào sự phát triển của đất nước

Từ khi bước vào Đổi mới, tốc độ phát triển của Việt Nam rất nhanh

Nhiều doanh nghiệp với nhiều loại hình ra đời và lớn mạnh nhanh chóng Số lượng người lao động, trong đó có lao động nữ trong một số doanh nghiệp lên đến hàng nghìn Từ đó, nhiều vấn đề được đặt ra và đang dần được giải quyết như thu nhập, giờ giấc làm việc, bảo hiểm của người lao động Tuy nhiên,

Trang 13

theo sự quan sát của chúng tôi thì việc chăm sóc con cái của người lao động lại chưa hoặc rất ít được quan tâm, đặc biệt là các cơ sở giáo dục mầm non trong các doanh nghiệp Gần đây nhiều vụ việc nhức nhối liên quan đến buông lỏng trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ em ở Việt Nam khiến dư luận phải giật mình Vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đã phải sửa chữa một số điểm trong kế hoạch phát triển ngành mầm non và đặc biệt là tăng cường giám sát, quản lí lĩnh vực giáo dục quan trọng này

Chúng tôi chọn địa bàn Hà Nội và Seoul làm nơi khảo sát, nghiên cứu bởi vì cả hai thành phố đều là Thủ đô, đều là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của mỗi nước Hà Nộị đang trên đường Hiện đại hoá - Công nghiệp hoá và từ khi Việt Nam gia nhập WTO (2007), thành phố này càng thu hút nhiều lao động từ khắp các nơi đến làm việc tại các khu công nghiệp cũng như các lĩnh vực kinh tế mới Còn thành phố Seoul chiểm 26% tổng số dân số Hàn Quốc, là khu vực bao gồm các ngành công nghiệp lớn nhất nước Những

gì hiện đã và đang diễn ra ở Hà Nội và Seoul đều chắc chắn là tiêu biểu cho

sự phát triển ở Việt Nam và Hàn Quốc

Việc tìm hiểu các hình thức CS-GD trẻ em LTMN là con cái lao động nữ

ở Hà Nội và Seoul, vì thế, mang ý nghĩa điển hình và có sức khái quát cao Chúng tôi thiết nghĩ, với khuôn khổ, thời gian dành cho một luận án và bằng sức lực của một nghiên cứu sinh, việc khảo sát toàn bộ tình hình CS-GD trẻ

em LTMN của Việt Nam rồi so sánh với Hàn Quốc là một điều rất khó khăn

Vì thế, sẽ là hợp lí khi luận án chọn Hà Nội làm địa bàn khảo sát, sau đó so sánh với Seoul

Nghiên cứu, so sánh việc CS-GD trẻ em LTMN giữa Hà Nội và Seoul của chúng tôi cũng sẽ đưa ra nhiều thông tin thú vị và quan trọng vì Việt Nam và Hàn Quốc là hai nước cùng ở châu Á nhưng có hai chế độ chính trị và trình

độ phát triển khác nhau Kinh nghiệm của hai nước sẽ được lý giải trên

Trang 14

phương diện khoa học và thực tiễn

Hy vọng luận án này sẽ tìm ra một phương án giảm bớt gánh nặng nuôi dạy con cái và hỗ trợ cho người phụ nữ để họ vừa đảm bảo việc cơ quan vừa đảm bảo được cuộc sống gia đình, thông qua việc thiết lập hệ thống và cải cách thể chế giáo dục mầm non tại nơi làm việc, đảm bảo quyền lao động liên tục cho lao động nữ Chúng tôi cũng hy vọng kết quả nghiên cứu sẽ góp phần vào việc xoá

bỏ sự phân biệt đối xử lao động trong tuyển dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân lực có tay nghề, từ đó góp phần vào việc sử dụng nguồn nhân lực nữ một cách có hiệu quả và nâng cao sức cạnh tranh của quốc gia

Bằng tất cả những điều như vừa trình bày ở trên, chúng tôi nghĩ rằng triển khai việc “Nghiên cứu các hình thức chăm sóc, giáo dục con em người lao động trong lứa tuổi mầm non tại các doanh nghiệp” là quan trọng và cần thiết

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

2.1 Hàn Quốc

Ở Hàn Quốc, thập kỷ 60-70, mối quan tâm lớn nhất là phát triển kinh tế, do

đó đông đảo lao động nữ đã rất tích cực tham gia vào mọi lĩnh vực của nền kinh

tế Tuy nhiên, phúc lợi cho người lao động, đặc biệt là lao động nữ cũng như con cái của họ thì chưa được quan tâm đúng mức Mặt trái của sự phát triển kinh tế

là vấn đề gia đình và lao động nữ Để bảo vệ các bà mẹ và để phụ nữ vừa làm việc trong gia đình vừa làm việc trong công sở, chính phủ đã ban hành hai bộ luật liên quan đến lao động nữ là Luật Bình đẳng nam nữ trong tuyển dụng lao động (năm 1987) vàLuật Chăm sóc và giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non (năm 1991).Trong hai luật này có quy định các chủ doanh nghiệp có nghĩa vụ phải

thành lập các cơ sở giáo dục mầm non tại nơi làm việc

Trang 15

Hai thập kỷ gần đây, vấn đề này đã được giới nghiên cứu (trong các Bộ, Viện, các Đại học, kể cả Đại ho ̣c Quân sự ) quan tâm nhiều Cho đến thời điểm này, đã có hơn 130 luận án tiến sĩ và luận văn thạc sĩ, đề án của các Bộ Lao động và Bộ Bình đẳng giới, các Viện nghiên cứu phát triển Giới và phụ nữ v.v đề cập đến GDMN tại nơi làm việc Cụ thể, trong thời gian đầu thập kỷ 90, các nghiên cứu hướng đến vấn đề “Tình hình lao động nữ và việc chăm sóc con cái của lao động nữ”, vấn đề “Nhu cầu lao động nữ và việc chăm sóc giáo dục

con”, đặc biệt là làm rõ “Khái niệm về cơ sở GDMN tại nơi làm việc”… Các

nghiên cứu này nhấn mạnh đến những khái niệm mới và cung cấp hiện trạng thị trường lao động Hàn Quốc trong quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá

Họ cũng xác định nội dung và phạm vi của khái niêm hỗ trợ cơ sở GDMN tại

nơi làm việc là trách nhiệm của chủ doanh nghiệp và chính phủ Hơn nữa,

chính phủ phải nhận thức được rằng sự nghiệp chăm sóc giáo dục con cái của lao động nữ là một loại phúc lợi xã hội để phát triển đất nước

Đến những năm 2000, chính sách về việc thành lập cơ sở GDMN tại nơi làm việc đã hoàn chỉnh Do vậy các nghiên cứu chủ yếu hướng tới những vấn

đề thuộc chiều sâu như “Phương án đẩy mạnh dịch vụ cơ sở GDMN tại nơi làm việc” và “Các phương pháp chất lượng GDMN tại nơi làm việc” v.v Thời gian này từ đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Lao động và Bộ Bình đẳng giới đã có hàng loạt đề án về tình hình chăm sóc, giáo dục mầm non con cái lao động nữ được xây dựng

Trong số những công trình khoa học tiêu biểu, phải kể đến “Nghiên cứu các hình thức chăm sóc, giáo dục lứa tuổi mầm non trong doanh nghiệp khu vức Seoul” do PGS.TS Lee Kyungsuk chủ biên (2002) Công trình đã khảo

Trang 16

sát 28 đơn vị doanh nghiệp và 708 lao động có con nhỏ và đưa ra những giải pháp mang tính chiến lược quốc gia để giải quyết việc làm cho người lao đông nữ kết hợp với việc chăm sóc, giáo dục con cái Luận án tiến sĩ năm

2002 của Kim Taeyun, “Thực trạng và các vấn đề cơ sở GDMN tại nơi làm việc”, cũng là một công trình đáng chú ý Luận án này có đề cấp đến thực trạng lao động nữ và chăm sóc, giáo dục con cái, Trước đó, năm 2000, Sin Kyungmi công bố luận án “Nghiên cứu về mức độ hài lòng và nhu cầu về cơ

sở GDMN tại nơi làm việc của lao động nữ”, Kim Rijin có “Nghiên cứu về mặt tâm lý học về Stress của lao động nữ trong việc chăm sóc, giáo dục mầm non” Các nghiên cứu này đều nói rằng vấn đề chăm sóc, giáo dục con cái của lao động nữ không phải là của gia đình Gia đình là chủ thể truyền thống, đương nhiên nên vấn đề không được đặt ra nữa Ngày nay, nói đến CS-GD con cái lao động nữ là nói đến trách nhiệm hoàn toàn của xã hội, trong đó chính phủ là chủ thể trung tâm Do đó chính phủ phải chủ động đẩy mạnh sự nghiệp này, phải cấu trúc hoá hệ thống và phải xây dựng cơ sở GDMN tại nơi làm việc để tăng cường sức sản xuất lao động nữ

Tác phẩm “Phương án phát triển Chăm sóc, giáo dục mầm non con cái của lao động” của GS.TS Na Jung (2003) là công trình được đánh giá rất cao Trong công trình này, tác giả nhấn mạnh đến sự biển đổi dân số và môi trường gia đình, đến hoạt động kinh tế của phụ nữ, đến sự thay đổi nhân thức về việc chăm sóc, giáo dục mầm non v.v

Tóm lại, có thể nói, các công trình nghiên cứu trong hơn 20 năm qua ở Hàn Quốc đã góp phần vào việc hoạch định các chính sách lao động và chăm sóc, giáo dục lứa tuổi mầm non nhằm phát triển kinh tế-xã hội

Trang 17

2.2 Việt Nam

Ở Việt Nam, cho đến nay vấn đề chăm sóc, giáo dục trẻ em l ứa tuổi mầm non nói chung và trẻ em l ứa tuổi mầm non là con cái ng ười lao đô ̣ng trong doanh nghiê ̣p nói riêng chưa được nghiên cứu chuyên sâu kể cả về mặt xã hội học lẫn mặt giáo dục học Theo sự tìm hiểu của chúng tôi, chưa có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này Nhưng nghiên cứu về các vấn đề xã hội hoá giáo dục mầm non và vấn đề lao động nữ có khá nhiều

Trong số những công trình khoa học về lao động nữ có “Nữ công nhân khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh và dịch vụ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam” của Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia do ThS Trần Hàn Giang chủ biên (2002) Công trình đã khảo sát về vấn đề lao động nữ liên quan đến với quyền lợi của nó để giải quyết những vấn đề xã hội, kinh tế và luật pháp nảy sinh trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam Trong đó có “Một số nét về điều kiện làm việc của nữ công nhân khu vực ngoài quốc doanh ờ Hà Nội” của TS Ngô Tuấn Dung (2001) và “ Nâng cao nhận thức về quyền pháp lý cho lao động nữ” của ThS Phạm Thanh Vân Luận án tiến sĩ năm 2005 của Dương Thị Thanh Huyền “Xã hội hoá giáo dục mầm non và những biện pháp thực hiện trên địa bàn Hà Nội” cũng là một công trình đáng chú ý Luận án này có đề cập đến Trong công trình này, tác giả nhấn mạnh đến giáo dục mầm non là sự liên kết phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành, đoàn thể tổ chức xã hội, các gia đình và nhiều cá nhân tham gia vào một diện rộng với nhiều hoạt động xã hội hoá phong phú Trong đó hiệu quả nhất là việc đầu tư các nguồn lực, đa dạng hoá các loại hình GDMN, tiếp cận các phương pháp giáo dục tiên tiến ở các nước trong khu vực

Trang 18

Sự lựa chọn đề tài luận án : “Nghiên cứu các hình thức chăm sóc giáo dục con em người lao động trong lứa tuổi mầm non tại các doanh nghiệp ở Hà Nội

và Seoul” của chúng tôi chính là nh ằm hướng tới việc nhận thức và lý giải về mặt xã hội học những vấn đề trên Cũng chính vì vậy , khi tiếp cận đề tài, chúng tôi gặp khó khăn là tư liê ̣u nghiên cứu từ Viê ̣t Nam quá ít Cơ sở tư liê ̣u làm chỗ dựa cho nghiên cứu của chúng tôi chỉ là các v ăn bản mang tính pháp

lí, các báo cáo tổng kết, các tập giáo trình…

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích

Luận án sẽ tập trung nghiên cứu các hình thức CS-GD trẻ em LTMN là con cái nữ công nhân, viên chức trong doanh nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc, tìm hiểu những nhân tố tác động đến các hình thức đó và hiệu quả của nó với thực tế Qua nghiên cứu này, luận án sẽ đề xuất một số giải pháp cho việc CS-

GD trẻ em LTMN trong các doanh nghiệp ở Seoul và Hà N ội để các doanh nghiệp có thể vừa phát triển được sản xuất bền vững, bảo đảm được chế độ với người lao động và vừa có thể đóng góp vào việc thực hiện bình đẳng giới nói chung

3.2 Nhiệm vụ

- Tim ra cơ sở lý luận và phương pháp luận của đối tượng nghiên cứu

- Tiến hành diều tra xã hội học và thu thập tài liệu liên quan

- Tìm hiểu các hình thức CS-GD trẻ em LTMN trong các doanh nghiệp ở

Hà Nội và Seoul

- So sánh để tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu của các hình thức CS-GD

Trang 19

trẻ em LTMN là con cái người lao động ở mỗi thành phố

- Xây dựng các giải pháp chính sách để giải quyết về việc CS-GD trẻ em LTMN cho các doanh nghiệp

3.3 Đóng góp của đề tài

- Về mặt lý luận

Luâ ̣n án được thực hiê ̣n mô ̣t cách có hệ thống theo hướng xã hội học Chúng tôi hy vọng sẽ đóng góp vào việc nghiên cứu lý thuyết về “các hình thức CS-GD trẻ em LTMN là con em người lao động” và “cơ sở GDMN tại nơi làm việc” ở Hàn Quốc và Việt Nam , hai quốc gia vừa có nét tương đồng vừa có nét khác biệt Luận án sẽ góp phần bổ sung cho các chuyên ngành xã hội học lứa tuổi, xã hội học gia đình, xã hội học giới, xã hội học đồ thị, xã hội học quản lý v.v

- Về mặt thực tiễn: Luận án hy vọng có thể đóng góp cơ sở khoa học cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu, các thầy cô giáo và các nhà hoạt động xã hội Chúng tôi cũng nghĩ luận án có thể giúp người lao động

có sự lựa cho ̣n tối ưu trong viê ̣c chăm sóc và giáo du ̣c con cái thuô ̣c LTMN Luận án cũng giúp cho các chủ doanh nghiệp hai nước cải thiện chính sách của mình, mở ra các cơ sở giáo dục mầm non tại chỗ để tăng cường hiệu quả sản xuất và chính sách xã hội Xa hơn , chúng tôi hi vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ bé vào viê ̣c xây dựng chiến lược phát triển kinh tế-xã hội bền vững cho mỗi nước

Trang 20

4 Đối tươ ̣ng, Khách thể và Phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu :

- Vấn đề, hình thức chăm sóc, giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non nói chung

- Vấn đề, hình thức chăm sóc, giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non con em người lao động tại các doanh nghiệp Seoul và Hà Nô ̣i

4.2 Khách thể nghiên cứu :

Lao động nữ, lãnh đạo doanh nghiệp, cán bộ giáo dục, các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý lao động nữ, cán bộ nghiên cứu

4.3 Phạm vi nghiên cứu

- Về thời gian: nghiên cứu các hình thức chăm sóc, giáo dục trẻ em lứa

tuổi mầm non con em người lao động, chủ yếu tập trung vào thờ i điểm từ năm

2006 đến năm 2008

- Về không gian: Tiêu chí lựa chọn đối tượng nghiên cứu khảo sát là

doanh nghiệp có thường xuyên trên 100 lao động nữ và có số lao động nữ từ 30% trở lên so với tổng số lao động có mặt thường xuyên của doanh nghiệp (theo khái niệm từ Điều 5, Nghị định 23/CP , 06/11/1997) và có trường mầm non đang hoạt động trong khu vực Hà Nội và Seoul Việc thực hiện khảo sát phía Việt Nam có nhiều hạn chế Hiện nay doanh nghiệp có trường mầm non trong khu vực Hà Nội không có nhiều, chỉ 2-3 doanh nghiệp

Vì lý do trên, chúng tôi đã tiến hành khảo sát các hình thức CS-GD trẻ

em LTMN con em người lao động của 2 doanh nghiệp Việt Nam có trường mầm non và một doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có kế hoạch xây dựng

Trang 21

trường Mầm non trong nơi làm việc Tổng số điều tra phỏng vấn bằng bảng hỏi có 152 người lao động

Về tình hình Hàn Quốc , chúng tôi sử dụng tài liệu “Nghiên cứu chính sách phát triển cơ sở giáo dục cho con cái lao động nữ tại khu vực Seoul” của

Bộ lao động (Lee Kyung-suk, 10.2002) Trong đó đã tiến hành điều tra xã hô ̣i học từ 28 doanh nghiệp có trường mầm non và 708 người lao động

4.4 Dữ liệu nghiên cứu

Từ khách thể, đối tượng và phạm vì nghiên cứu, đề tài sử dụng dữ liệu

có sẵn của Bộ Giáo dục đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng cục Thống kê, Liên đoàn Lao động Việt Nam Dữ liệu Hàn Quốc lấy từ Bộ Bình đẳng Giới, Bộ Giáo dục đào tạo, Bộ Lao động, Tổng cục Thống kê và Viện phát triển nữ giới v.v

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở phương pháp luận

Luận án về các hình thức CS-GD trẻ em LTMN là con em người lao động

đã được chúng tôi tiến hành Viê ̣t Nam đang trong thời kỳ Công nhiệp Hiện đại hoá, đặc biệt là thời kỳ chuyển sang kinh tế thị trường dưới sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa Do đó, cơ sở phương pháp luận mà chúng tôi vận dụng là lý luận của triết học Mác-Lênin về hình thái kinh tế xã hội Trong đó, chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng là cơ sở xuyên suốt đề tài nghiên cứu Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng là xem xét và giải thích các quá trình, các hiện tượng của đời sống

hoá-xã hội trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, có tính chất quy luật giữa chúng

Trang 22

Chẳng ha ̣n, cần phải đă ̣t viê ̣c CS -GDMN trong quan hê ̣ giữa nhận thức của lãnh đạo doanh nghiệp với cha mẹ trẻ thì mới thấy được bản chất của vấn đề Quá trình chyển sang nền kinh tế thị trường đã làm cho cơ cấu xã hội có những biến đổi lớn Quan hệ kinh tế, quan hệ lao động thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của quan hệ xã hội Tiếp theo, tất cả những biến đổi đó cũng sẽ dẫn đến những biến đổi trong định hướng giá trị và nhận thức, hành vi của con người Đến lượt mình, những biến đổi trong định hướng giá trị lại tác động trực tiếp đến quan hệ kinh tế và cơ cấu xã hội, tức là tác động trực tiếp đến cơ cấu lao động, gia đình và con cái Vì vậy, phải xuất phát từ những quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, cụ thể là quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ lao động với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, phải xuất phát từ những quy định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng và tính độc lập tương đối của kiến trúc thượng tầng để phân tích những biến đổi thực tiễn ở Việt Nam Mặt khác, xã hội thời kỳ quá độ tất yếu còn tồn tại đan xen những nhân tố của xã hội mới và xã hội cũ, do đó đề tài nghiên cứu không chỉ phải xuất phát

từ quan điểm về sự tồn tại khách quan của các thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ mà còn phải xuất phát từ quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam là xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa dưới sự quản lý của Nhà nước Luận án cũng sự dụng nhiều phương pháp luận của xã hội học, đặc biệt là xã hội học Giới, xã hội học Gia đình, xã hội học đồ thị, Xã hội học quản lý, xã hội học lứa tuổi Luận án cũng cố gắng gắn kết các quan điểm của các nhà xã hội học kinh điển, các nhà xã hội học hiện đại với thực tế nghiên cứu để tìm ra và phân tích các vấn đề chính sách và khoa học

Trang 23

5.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể

Luận án sử du ̣ng: Phương pháp nghiên cứu, phân tích các tài liệu có sẵn; Phương pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi và phỏng vấn theo các tiêu chí định lượng và định tính; Phương pháp lô-gích - lịch sử, phương pháp so sánh, thống kê Cụ thể chúng tôi đã tiến hành như sau:

5.2.2 Phương pháp thảo luận nhóm tập trung : Chúng tôi tiến hành

thảo luận vớ i:

- 4 nhóm lãnh đạo Công ty (Việt Nam, Hàn Quốc)

- 1 nhóm cán bộ Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

- 1 nhóm cán bộ Viện chiến lược và chương trình giáo dục Hàn Quốc

- 1 nhóm cán bộ Viện chiến lược phát triển chính sách Phụ nữ Hàn Quôc

- 2 nhóm giáo viên mầm non (Việt Nam, Hàn Quốc)

5.2.3 Phương pháp phỏng vấn bảng hỏi : Nhằm đánh giá đầy đủ chính

sách và thực trạng về GDMN trong doanh nghiệp, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 3 công ty ở trên địa bàn Hà Nội trong đó 2 công ty đã cổ phần hoá, có trường mầm non là Công ty May 10 và Công ty Khoá Việt-Tiệp; 1 công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài, chưa có trường mầm non là Công ty Vina Korea Đồng thời,

Trang 24

chúng tôi đã tiến hành điều tra 152 người lao động có con nhỏ ở 3 công ty trên địa bản Hà Nội Trong số này, nam giới chiếm 11.8%, nữ giới chiếm 88,2%; 64,5% là gia đình hạt nhân, 35,5% là gia đình chung với bố mẹ chồng; con dưới

12 tháng có 12,5%, 2 - 3 tuổi có 26,3%, 3-4 tuổi có 42,8% và trên 5 tuổi có 18,4% Nếu tính theo hình thức lao động, trong số 152 công nhân này có 42,8% thuộc biên chế chính thức, 57,2% là hợp đồng, 74,3% làm việc theo giờ hành chính, 24,3% làm việc luân phiên 2 ca và 1,3% luân phiên 3 ca Bảng hỏi gồm các nội dung:

- Nhận thức về cơ sở GDMN trong xí nghiệp của lao động có con nhỏ

- Nhận thức của phụ huynh về chi phí GDMN trong xí nghiệp

- Về hiệu quả của cơ sở GDMN trong xí nghiệp

- Những kiến nghị của công nhân và lãnh đạo

- Những khó khăn của người lao động có con nhỏ

̀ 152 bảng hỏi đã thu thâ ̣p được, chúng tôi tiến hành xử lý kết quả điều tra bằng phương pháp thống kê xã hội học Chương trình thống kê SPSS 13.0 được sử dụng đề xử lý thông tin

5.2.4 Phương pháp thu thập và phân tích thông tin, tư liệu

Đề tài cũng được thực hiện dựa trên những số liệu, tư liệu sẵn có liên quan đến vấn đề nghiên cứu Các số liệu, tư liệu này được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như: các đề tài nghiên cứu đã được công bố; các loại sách, báo, tạp chí; các bài viết, tham luận hỏi thảo khoa học có liên quan; thông tin từ mạng internet Bên cạnh đó, đề tài còn sự dụng một số tư liệu, báo cáo về điều kiện kinh tế-xã hội, lao động và việc làm, chăm sóc và giáo dục mầm non, v.v

Trang 25

6 Giả thuyết nghiên cứu, Khung lý thuyết

6.1 Giả thuyết nghiên cứu

1) Công cuộc công nghiệp hoá – hiện đại hoá của Việt Nam và Hàn Quốc đã tác động trực tiếp đến sự biến đổi kinh tế - xã hội của mỗi nước nói chung, thành phố Hà Nội và Seoul nói riêng Do đó cơ cấu dân số và gia đình, các yếu tổ thị trường kinh tế - xã hội cũng thay đổi nhanh chóng

2) Sự biến đổi kinh tế - xã hội đã có ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế của lao

đô ̣ng nữ, mối quan hệ chủ thợ và hoạt động của doanh nghiệp…

3) Có sự khác biệt giữa hệ thống chăm sóc giáo dục con em người lao động trong lứa tuổi mầm non tại các doanh nghiệp ở Hà Nội và Seoul

4) Việc chăm sóc giáo dục trẻ em tại doanh nghiệp sẽ mang lại lợi nhuận cho chủ doanh nghiệp vì công nhân sẽ yên tâm lao động

6.2 Khung lý thuyết

ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC

Cơ cấu dân số

- Nhu cầu lao động

nữ tham gia kinh tế

- Chi phí sinh hoạt

Lao động và gia đình có con nhỏ

Các hình thức CS-GD con em người lao động trong LTMN tại các doanh nghiệp ở Hà Nội và Seoul

Luật pháp, chính sách lao động nữ và GDMN

- Nhận thức về lao động nữ và con cái

- Hỗ trợ GDMN

Doanh nghiệp (Nhà nứoc, Tư nhân, 100% vốn nước ngoài)

Trang 26

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LAO ĐỘNG NỮ VÀ GIÁO DỤC MẦM

NON TRONG BIỂN ĐỔI KINH TẾ - XÃ HỘI

1.1 Một số khái niệm công cụ

1.1.1 Trẻ em lứa tuổi mầm non (Trẻ em LTMN)

Trẻ em là người chưa trưởng thành, còn yếu ớt về thể chất và non nớt về tinh thần Trong khoa học trẻ em được định nghĩa nhiều cách khác nhau tuỳ theo cách tiếp cận của từng khoa học cụ thể Song tất cả các định nghĩa đều thừa nhận trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ Thuật ngữ trẻ em dùng để chỉ một giai đoạn phát triển của con người từ lúc còn lọt lòng đến trước tuổi trưởng thành

- Theo từ điển Xã hội học: “Trẻ em là các lứa tuổi trước trưởng thành

còn gọi là thiếu nhi Về dân số học, khi nghiên cứu về tái sản xuất dân cư, thường lấy tuổi 15 làm ranh giới phân biệt trẻ em với trưởng thành” [55]

- Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của nước Cộng hòa Xã hội

Chủ nghĩa Việt Nam nêu rõ: “Trẻ em quy định trong luật này là công dân

Việt nam dưới 16 tuổi…” [33]

Có nhiều ý kiến khác nhau của các nhà nghiên cứu để phân biệt độ tuổi của trẻ em Việt Nam chia ra: tuổi sơ sinh (từ 0-1,5 tuổi), tuổi hài nhi (tuổi nhà trẻ, từ

1,5- dưới 3 tuổi), tuổi mẫu giáo (từ 3-dưới 6 tuổi) Trẻ em lứa tuổi mầm non là

trẻ em được xác định từ độ tuổi 0 cho tới dưới 6 tuổi, bao gồm các thời kỳ: từ

0-1,5 tuổi (tuổi sơ sinh), từ 0-1,5-3 tuổi (được tham gia các lớp nhà trẻ) và từ 3-dưới

6 tuổi (được tham gia vào các lớp mẫu giáo) [45, tr.38]

Hàn Quốc quy định Trẻ em lứa tuổi mầm non là từ 0 đến 6 tuổi (Đây là

Trang 27

lứa tuổi trước khi vào lớp 1, bắt đầu tiểu học) Mặc dù hai nước quy định độ

tuổi khác nhau nhưng đều coi Trẻ em lứa tuổi mầm non là từ 0 đến tuổi trước

khi vào lớp 1, bắt đầu tiểu học Trẻ em, từ lúc sinh đến 3 tuổi là thời kỳ hình

thành trực tiếp tinh thần và thể chất; từ 3 đến 6 tuổi là thời kỳ có nhiều biến đổi về mọi mặt Cả 2 thời kỳ này đều rất quan trọng trong việc phát triển, trưởng thành của trẻ về tính cách, trí tuệ và thể lực Đây là lứa tuổi phụ thuộc rất nhiều vào người lớn, đặc biệt là người mẹ

1.1.2 Chăm sóc và giáo dục trẻ em (CS-GD trẻ em)

Giáo dục là một thiết chế xã hội Thiết chế giáo dục ra đời, tồn tại và phát triển theo quy luật, nhằm thực hiện các chức năng của nó, là truyền thụ những hệ thống tri thức, kinh nghiệm xã hội, những hệ thống giá trị xã hội được tích luỹ, sáng tạo trong quá trình lịch sử Vào những thời điểm chuyển

giao thế kỷ (thế kỷ 19 và thế kỷ 20) nhà xã hội học Pháp Emile Durkheim

(1855-1917) coi chức năng cơ bản của giáo dục là truyền bá những chuẩn

mực giá trị của xã hội Ông cho rằng Xã hội chỉ có thể duy trì nếu các

thành viên của nó có đủ một mức đồng nhất (Homogenity): giáo dục tiếp

tục và được củng cố tính đồng nhất này bằng cách ngay từ đầu đã khắc ghi vào đứa trẻ những sự giống nhau cơ bản (esssential similarities) mà

đời sống tập thể yêu cầu Nếu thiếu “sự giống nhau cơ bản” thì sự đoàn

kết và đời sống xã hội sẽ không thể có được Nhiệm vụ trọng yếu của mọi

xã hội là gắn toàn thể các cá nhân thành một khối thống nhất, nói cách khác là tạo ra sự đoàn kết xã hội Điều này hàm ý sự gắn bó với xã hội và cảm giác rằng mình thuộc về xã hội còn quan trọng hơn cá nhân

Durkheim luận rằng Để gắn kết với xã hội, đứa trẻ phải cảm thấy rằng

Trang 28

trong xã hội có một điều gì đó có thật, sống động và mạnh mẽ, nó chi phối con người mà cũng nhờ nó mà đứa trẻ có được những gì tốt đẹp nhất

Giáo dục và đặc biệt là dạy lịch sử là để liên kết cá nhân với xã h ội Nếu lịch sử xã hội mà những đứa trẻ đang sống, được khơi dậy cho chúng thì chúng sẽ nhìn nhận mình là một phần của một cái gì đó lớn hơn bản thân

và chúng sẽ phát triển tình cảm, gắn bó với nhóm xã hội được chấp nhận

- Chăm sóc trẻ em là những hoạt động thường xuyên của người lớn trong

gia đình, trong nhà trường và ngoài xã hội nhằm tác động đến trẻ để trẻ có thể

được nuôi dưỡng tốt và đặc biệt là để trẻ hình thành bản chất con người

- Giáo dục trẻ em là những hoạt động của người lớn nhằm tác động một

cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần và thể chất của trẻ để trẻ dần dần

có được những yêu cầu mà người lớn đặt ra theo những tiêu chí của mỗi cộng đồng xã hội

Như vậy việc CS-GD trẻ em với vai trò là chế độ nhằm đảm bảo quyền được bảo hộ, quyền được giáo dục của trẻ em và quyền được làm việc của người mẹ Đó là chế độ xã hội hỗ trợ cho mọi đứa trẻ được lớn lên lành mạnh

về tâm lý, phong phú trong các mối quan hệ giữa con người với con người

1.1.3 Cơ sở giáo dục mầm non (cơ sở GDMN)

Từ những năm 1950, Parsons đã biện luận rằng sau khi xã hội hoá ban đầu trong phạm vi gia đình, thì nhà trường đóng vai trò trung tâm trong việc xã hội hoá Nhà trường là chiếc cầu nối giữa gia đình và xã hội, chuẩn bị cho trẻ những vai trò làm người lớn Vì vậy, những tiêu chuẩn giáo dục ở nhà trường không giống như những tiêu chuẩn giáo dục trong gia đình Bởi vì, trong xã hội mỗi cá

nhân được cư xử và đánh giá theo những chuẩn mực phổ quát (Universalictic

Trang 29

Standards) áp dụng cho tất cả mọi thành viên, không phân biệt mối quan hệ họ

hàng Tuy nhiên, trong xã hội công nghiệp phát triển, địa vị khi trưởng thành chủ yếu đạt được nhờ vào sự nỗ lực của cá nhân Do vậy, đứa trẻ phải chuyển từ tiêu

chuẩn đặc thù (Particularitic standards) được hình thành trong gia đinh sang

những chuẩn mực phổ quát Nhà trường là nơi chuẩn bị cho đứa trẻ trong bước chuyển đổi này Nhà trường tạo ra các chuẩn mực phổ quát mà theo đó tất cả học sinh đạt được vị trí của mình Hạnh kiểm của chúng được đánh giá qua thước đo

về các quy định của nhà trường Thành tích của chúng được đánh giá qua các kỳ kiểm tra cùng một số chuẩn mực được áp dụng cho tất cả học sinh, không phân biệt giới tính, chủng tộc, thành phần gia đình hay giai cấp, xuất thân Nhà trường hoạt động theo các nguyên tắc dựa vào tài năng Địa vị đạt được cũng cơ bản là dựa vào tài năng Giống như Durkhem, Parsons biện luận rằng nhà trường là một

xã hội thu nhỏ Xã hội công nghiệp ngày càng hiện đại, ngày càng dựa trên những thành tựu hơn là những cái đã định sẵn, vào các chuẩn mực phổ quát hơn

là cái chuẩn mực đặc thù, vào những nguyên tắc thành tích áp dụng chung cho mọi thành viên Bằng sự phản ánh hoạt động tập thể như một xã hội, nhà trường

chuẩn bị cho các em các vai trò làm người

Cơ sở giáo dục mầm non (Cơ sở GDMN) là nơi giúp trẻ trải nghiệm

cuộc sống tập thể một cách phù hợp ở một nơi với đầy đủ môi trường, tạo điều kiện giúp trẻ phát triển tốt về thể lực Và với ý nghĩa là nơi có vai trò chuyển tiếp một cách nhẹ nhàng từ môi trường gia đình sang môi trường nhà trường cho trẻ, cơ sở GDMN là nơi đem lại cho trẻ mẫu giáo những kinh nghiệm thực sự cần thiết Gần đây, do sự biến đổi về cơ cấu kinh tế, sự thay đổi cơ cấu gia đình từ mô hình gia đình nhiều thế hệ sang mô hình gia đình

Trang 30

hạt nhân (hai thế hệ) thì cơ sở GDMN lại càng trở thành cần thiết cho trẻ em

Năm 1782, Friedrich Froebel (Nhà giáo dục Đức) thiết lập và khai sinh danh từ vườn trẻ (Kindergarten) Năm 1882, bà Kergomard (Pháp) dùng danh

từ Trường mẫu giáo (Ecole-maternelle) Năm 1907, bà Maria Montessri (Ý)

thành lập “Lacasa dei Bambini” (Nhà trẻ) và chủ xướng một phương pháp giáo dục mẫu giáo nổi tiếng đến ngày nay Chúng ta quen gọi “nhà trẻ” là nơi gửi trẻ dưới 3 tuổi, “Mẫu giáo” và “vườn trẻ ” đều chỉ trẻ em ở từ 4-6 tuổi

1.1.4 Cơ sở giáo dục mầm non tại nơi làm việc

Khái niệm “Cơ sở GDMN tại nơi làm việc” bao gồm tất cả các trường lớp mầm non trong các cơ quan, xí nghiệp, trường học, bệnh viện, v.v Khái niệm này không bao gồm các cơ sở GDMN thuộc khu vực nông thôn và đường phố, ví dụ, doanh nghiệp X có nhiều lao động nữ nên người ta thành lập 1 nhà trẻ thì nhà trẻ này được gọi lá “cơ sở GDMN tại nơi làm việc”

Ngày nay, do sự biến đổi về cấu trúc gia đình, về cơ cấu nền kinh tế, nên phụ nữ càng có cơ hội tham gia vào các công việc xã hội Nhận thấy tình hình

đó, nhiều nhà tuyển dụng đã nghĩ tới lợi ích kinh tế trong việc hỗ trợ phúc lợi bằng cách xây dựng những khu nhà trẻ mà theo cách gọi bây giờ là “cơ sở GDMN (trường Mầm non) tại nơi làm việc” Có thể nói, hình thức CS-GD trẻ

em LTMN này là một trong những chế độ phúc lợi xã hội nhằm bảo đảm cho con cái người lao động, nhất là lao động nữ được CS-GD trong môi trường tốt, đầy đủ, giúp cha mẹ có thể yên tâm làm việc với cường độ và hiệu quả cao

1.1.5 Lao động

Khái niệm lao động được xã hội học xem xét với tư cách là hiện tượng

Trang 31

xã hội nảy sinh, biến đổi và phát triển trong bối cảnh xã hội Theo quan niệm

xã hội học mác-xít, "lao động trước hết là một quá trình diễn ra giữa con người và tự nhiên" Đặc điểm cơ bản quan trọng nhất của lao động là tính mục đích, tính ý thức của hoạt động chế tạo, sử dụng phương tiện lao động để sản xuất ra những sản phẩm cần thiết cho sự tồn tại, phát triển của con người Lao động là sự nỗ lực về mặt thể l ực, tinh thần và tình cảm định hướng vào việc sản xuất ra sản phẩm nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của cá nhân và

xã hội, đồng thời đáp ứng nhu cầu phát triển năng lực người ở mỗi cá nhân Lao động không những là phương thức tồn tại, phát triển của cá nhân mà còn

là phương thức tồn tại và phát triển mối quan hệ giữa con người và xã hội Trong xã hội, lao động vừa tạo ra sản phẩm tiêu dùng và hàng hoá trao đổi,

vừa tạo ra giá trị sử dụng và giá trị

1.1.6 Lao động nữ trong kinh tế xã hội

Theo các nhà kinh tế chính trị học, “lao động nữ kinh tế xã hội là sự chuyên môn hoá lao động, tức là chuyên môn hoá sản xuất giữa các ngành trong nội bộ từng ngành và giữa các vùng trong nền kinh tế quốc dân” Theo

E Durkheim, có hai dạng: Phân công lao động bình thường và Phân công lao động bất bình thường Trong đó sự phân công lao động bình thường là phân công đảm bảo thực hiện chức năng một cách bình thường tức là tạo được sự đoàn kết xã hội Phân công lao động bất bình thường có thể là: “hình thức phi chuẩn mực” (thiếu sự kiểm soát điều tiết từ hệ giá trị chuẩn mực xã hội…)

“hình thức cưỡng bức bất công” (cá nhân buộc phải chấp nhận vị trí lao động không phù hợp với năng lực phẩm chất….); “hình thức thiếu đồng bộ” (Phân

công lao động thái quá dẫn đến thiếu sự hợp tác, mâu thuẫn )

Trang 32

Theo các nhà lý thuyết giới, hành động giới là “những chức năng xã hội, những khả năng và những cách thức của hành động thích hợp để các thành viên của một xã hội căn cứ vào khi họ là một phụ nữ hoặc là một nam giới”, hoặc: “Phân công lao động tuỳ theo giới là kết quả của sự phân biệt chức năng giữa hai giới trên cơ sở của sự thống nhất và sự phát triển về mặt sinh học và đặc trưng kinh tế xã hội giữa hai giới”

1.2 Lý thuyết giáo dục và xã hội hoá giáo dục mầm non

1.2.1 Lý thuyết giáo dục và giáo dục mầm non

1.2.1.1 Giáo dục xuất hiện cùng với đời sống xã hội của loài người

Giáo dục vốn là một hiện tượng xã hội, một phương thức để tồn tại và phát triển của xã hội loài người với đặc trưng của nó là sự truyển thụ tri thức từ người này cho người khác để thành người

Giáo dục là tác động có hệ thống để con người có thêm năng lực và

phẩm chất cần thiết Giáo dục hiểu theo nghĩa rộng là hoạt động (hay quá

trình) chuyển giao hệ thống tri thức, kinh nghiệm xã hội của thế hệ này cho các thế hệ kế tiếp nhằm hình thành và phát triển nhân cách, đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của đời sống xã hội trong từng giai đoạn lịch sử Theo nghĩa hẹp, giáo dục gắn với quá trình hình thành và phát triển hệ thống nhà trường (Giáo dục nhà trường) là các hoạt động giáo dục có mục đích và nội dung xác định cho từng bậc học và loại hình nhà trường và được thực hiện một cách có kế hoạch, có hệ thống trong khuôn khổ tổ chức nhà trường

Vì vậy, khái niệm của A Cardinet : sự giáo dục cơ bản tương tự như

“nhân cách cơ bản” đã được Tổ chức Giáo dục - Khoa học - Văn hoá của Liên

Hiệp Quốc (UNESCO) chấp nhận : là toàn bộ những hoạt động để tác thành

cho một nhóm người thiếu tổ chức hợp lý về những yếu tố văn hoá cần thiết

Trang 33

cho sự phát triển Khái niệm này được nâng cao thành Quyền được giáo dục

Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều tiến tới ban bố Luật Giáo dục cho mọi người trong xã hội Quyền được giáo dục là một tiêu chuẩn quan trọng trong hệ thống bảo vệ nhân quyền trong xã hội văn minh hiện nay Rất nhiều định nghĩa

về giáo dục đã minh hoạ cho khái niệm quan trọng và có phạm trù rộng lớn này

GS Hà Thế Ngữ đi ̣nh nghĩa: “Giáo dục là quá trình đào tạo con người

một cách có mục đích, nhằm chuẩn bị con người tham gia đời sống xã hội, tham gia lao động sản xuất, bằng cách tổ chức việc truyền thụ và lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử - xã hội của loài người ” [37, tr.11]

Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau từ các góc độ khác nhau nhưng

chung quy lại có thể khẳng định: Giáo dục là một quá trình toàn vẹn hình thành

nhân cách, được tổ chức một cách có mục đích, có kế hoạch, thông qua các hoạt động và các quan hệ giữa người giáo dục và người được giáo dục, nhằm truyền đạt và chiếm lĩnh những kinh nghiệm xã hội của loài người [23, tr.15]

Như vậy, giáo dục với tư cách là một hoạt động của con người trong xã hội có ba đặc trưng chủ yếu:

- Là quá trình đào tạo con người, hình thành những sức mạnh bản chất của con người, tác động đến sự phát triển của con người

- Là quá trình chuẩn bị cho con người tham gia đời sống xã hội, tham gia các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội mà lĩnh vực chủ yếu là lao động sản xuất

- Quá trình đó được tiến hành bằng nhiều con đường, nhiều phương tiện, nhiều biện pháp khác nhau song tất cả đều phải nhằm tổ chức để người dạy và người học truyền thụ và lĩnh hội những kinh nghiệm đã tổng kết được trong lịch sử của xã hội loài người

Trang 34

1.2.1.2 Chăm sóc và giáo dục mầm non

Giáo dục Mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân Nó có tầm quan trọng đặc biệt trong sự nghiệp xây dựng và đào tạo thế

hệ trẻ, vì giáo dục mầm non là giai đoạn khởi đầu đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ em Đây là thời kỳ tăng trưởng về cơ thể và phát triển các mặt trí tuệ, tình cảm, xã hội nhanh nhất, nhân cách bắt đầu hình thành, khối lượng những thu hoạch đạt được rất lớn khiến ta có thể coi sự phát triển trong những năm đó có tác dụng quyết đình rất lớn đến toàn bộ tương lai sau này Ngược lại, những trục trặc về tăng trưởng và phát triển trong thời kỳ này nếu không được phát hiện và khắc phục thích đáng có thể để lại những hậu quả lâu dài, ảnh hưởng không ít đến việc rèn luyện những năng lực cần thiết mai sau

Do vậy, chăm sóc và giáo dục mầm non có một vị trí ngày càng được khẳng định trong toàn bộ sự nghiệp giáo dục - đào tạo con người Điều này hoàn toàn phù hợp với chủ trương đẩy mạnh phát triển giáo dục của UNESCO bao gồm 21 điểm, ở điểm 5 nhấn mạnh: “Giáo dục trẻ em trước tuổi đến trường phải là một mục tiêu lớn trong chiến lược giáo dục”

Việt Nam là nước đứng thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước về quyền trẻ em của Liên hiệp quốc (20/2/1990) chính thức cam kết cùng cộng đồng quốc tế ra sức bảo vệ, chăm sóc trẻ em, phấn đấu cho tương lai tươi sáng của trẻ em Việt Nam Mặt khác, để tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện cam kết quốc tế đó và để nâng cao trách nhiệm trong việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, Nhà nước Việt Nam đã ban hành Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (16/8/1991)

Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã định hướng chiến lược phát triển giáo dục đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã tiếp tục khẳng định mục tiêu của giáo dục mầm non

Trang 35

đến năm 2020 là: “ Xây dựng hoàn chỉnh và phát triển bậc học mầm non cho hầu hết trẻ em trong độ tuổi Phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho các gia đình.” Và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng tiếp tục nhấn mạnh: “Chăm lo phát triển giáo dục mầm non, mở rộng hệ thống nhà trẻ và trường lớp mẫu giáo trên mọi địa bàn dân cư ” Hội nghị của Thủ tướng Chính phủ (25/6/2002) bàn

về phát triển giáo dục mầm non theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã một lần nữa khẳng định: Giáo dục mầm non là bộ phận quan trọng cấu thành hệ thống giáo dục quốc dân, góp phần đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện

1.2.2 Tiếp cận xã hội học và khoa học hữu quan với vấn đề xã hội hoá giáo dục mầm non

1.2.2.1 Khái niệm xã hội hoá (socialization) đã được các nhà xã hội học

sử dụng để mô tả những phương cách mà con người học hỏi, tuân thủ theo các chuẩn mực, các giá trị, các vai trò mà xã hội đã đề ra và chính quá trình xã hội hoá này tạo cơ sở cho việc hình thành và phát triển nhân cách con người Khái niệm “xã hội hoá” chủ yếu được xem xét và hiểu biết ở bình diện xã hội học Đây là một lý thuyết khoa học về sự hình thành và phát triển nhân cách con người Lý thuyết này được đề xuất từ những năm cuối thế kỷ XIX Người dùng thuật ngữ này đầu tiên là Emile Durkheim (1858-1917) - nhà xã hội học Pháp

Xã hội hoá là quá trình qua đó cá nhân học được cách ứng xử và suy nghĩ theo sự mong đợi của xã hội

Trong tâm lý học và xã hội học, thuật ngữ “xã hội hoá” được dùng để chỉ quá trình cá nhân trẻ (đứa trẻ lúc sơ sinh) tiếp thu những kinh nghiệm xã hội - lịch sử loài người đã tích luỹ được, biến nó thành kinh nghiệm riêng, từ đó hình thành những năng lực người, đảm bảo mỗi người có thể sống và hoạt

Trang 36

động với tư cách là một thành viên tích cực của xã hội Với ý nghĩa đó, có thể định nghĩa về xã hội hoá như sau:

- Xã hội hoá là quá trình tương tác giữa các cá nhân và xã hội (tập thể), trong đó cá nhân học hỏi và thực hành những tri thức, những kỹ năng và

những phương thức cần thiết để hội nhập với xã hội [55, tr.331]

- Xã hội hoá được định nghĩa như một quá trình, trong đó suốt cả đời cá nhân con người học hỏi và biến thành của mình những yếu tố xã hội – văn hoá của môi trường của mình, thu nhận chúng vào cơ cấu nhân cách của mình dưới ảnh hướng của những kinh nghiệm và những tác nhân xã hội quan trọng, và do đó

mà thích nghi với môi trường xã hội mà mình phải sống trong đó [30, tr.356]

Cho dù các định nghĩa có khác nhau nhưng cốt lõi của xã hội hoá là sự tương tác, mối liên hệ, thuộc tính vốn có của con người, của cộng đồng nhằm đáp ứng lại xã hội và chịu ảnh hướng của xã hội Nó là ho ạt động của con người, của cộng động diễn ra trên tất cả lĩnh vực đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, trong mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau

Xã hội hoá là quá trình cá nhân nhờ hoạt động, tiếp thu giáo dục, giao lưu mà học hỏi được cách sống trong cộng động, trong đời sống xã hội và phát triển được khả năng đảm nhiệm các vai trò xã hội với tư cách vừa là cá thể vừa là một thành viên của xã hội

1.2.2.2 Xã hội hoá giáo dục mầm non

Xã hội hoá giáo dục mầm non là quá trình tương tác giữa giáo dục và xã hội, trong đó giáo dục gia nhập và hoà nhập vào xã hội, vào công đồng, đồng thời xã hội tiếp nhận giáo dục như là công việc của mình, do mình và vì mình Đây là mối quan hệ biện chứng Xã hội hoá giáo dục có tác dụng tích cực đến

Trang 37

quá trình xã hội hoá con người, xã hội hoá cá nhân

Ở đây, cần phân biệt rõ khái niệm xã hội hoá cá nhân và xã hội hoá giáo dục Nội hàm xã hội hoá cá nhân và cá thể hoá trong lý thuyết này không phải là nội dung chủ yếu của xã hội hoá giáo dục như chúng ta đang bàn, mặc dù xét đến cùng cũng phải tiến tới một cách đúng hướng là xã hội hoá giáo dục mầm non phải nhằm xã hội hoá cá nhân và cá thể hoá Vì vậy, cần thấy nội hàm của khái niệm xã hội hoá giáo dục mầm non của Việt Nam không tương đồng với nội hàm khái niệm xã hội hoá của nhiều nước trên thế giới, nhất là trong khu vực

Đặt vấn đề xã hội hoá giáo dục mầm non Việt Nam là tìm cách hoàn

nguyên bản chất xã hội của giáo dục, gắn giáo dục với xã hội, với cộng đồng Xã hội hoá giáo dục mầm non là thực hiện mối liên hệ phổ biến, có tính

quy luật giũa giáo dục và cộng đồng xã hội Thiết lập được mối quan hệ này

là làm cho giáo dục phù hợp với sự phát triển xã hội

- Bản chất và các đặc trưng của xã hội hoá giáo dục mầm non : Xã hội

hoá GDMN là một bộ phận của xã hội hoá giáo dục nói chung Xã hội hoá

GDMN cũng phản ánh bản chất của luận đề “Giáo dục cho tất cả mọi người;

tất cả cho sự nghiệp giáo dục” (Education for All, All for Education EFA - AFE)

Bản chất của xã hội hoá GDMN là lôi cuốn mọi lực lượng xã hội phát triển GDMN để thực hiện giáo dục cho mọi trẻ em trong độ tuổi

Xã hội hoá GDMN: Huy động m ọi lực lượng xã hội cùng làm GDMN, dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước Đó là nhiệm vụ chung của các trường, lớp mầm non, của cả gia đình trẻ và cộng đồng GDMN phải đáp ứng được nhu cầu của xã hội, cộng đồng, đảm bảo mọi trẻ em đều được CS-GD ở tất cả các loại hình giáo dục khác nhau, được hưởng thụ các dịch vụ GDMN

Trang 38

Xã hội hoá GDMN có những đặc điểm sau: GDMN là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ em Do đó, phải thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng CS-GD trẻ em trên cơ sở một sự phát triển đa dạng và ổn đình, phải đổi mới phương thức nuôi dạy bằng những cải cách cơ bản và toàn diện Đó là sự cố gắng đầu tư và tăng cướng sự tham gia của toàn xã hội chăm lo cho trẻ thơ

Nó là điều tất yếu của giáo dục - cộng đồng và xã hội, là truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của mọi người lớn dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em lứa tuổi mầm non “sữa để em thơ, lụa tặng già”, “dạy con từ thủa còn thơ”,

“vì tương lai con em chúng ta”

1.3 Quan điểm về Lao động nữ và Giáo dục mầm non trong những biến đổi kinh tế - xã hội

1.3.1 Quan điểm về lao động nữ của các nhà sáng lập xã hội học

Trong số 5 nhà sáng lập ra xã hội học: A.Comte, K.Marx, H.Spenser, E.Durkheim, M.Weber, chỉ có K.Marx và M.Weber được coi là có quan điểm giải phóng về phụ nữ Những bài viết của K Marx đã có nhiều đóng góp vào

sự nghiên cứu phụ nữ Các khái niệm chính được sử dụng trong sự phân tích về

sự áp bức phụ nữ bao gồm sự tha hoá, áp bức kinh tế, giá trị sử dụng, lao động phục vụ và phép biện chứng K.Marx cung cấp một khung phân tích về những bất hoà trong hôn nhân do c ảnh sống nô lệ trong gia đình của phụ nữ Trong

“Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” khi đấu tranh với những lời trách cứ của giai cấp tư sản, K.Marx (và F.Angels) đã đề cập đến địa vị của người phụ nữ, đến những vấn đề gia đình Có một điều đáng chú ý là Marx rất coi trọng việc tìm hiểu và nghiên cứu sự thật cụ thể của đời sống xã hội hiện đại Bằng việc

Trang 39

sử dụng phương pháp phân tích số liệu thống kê và các công trình nghiên cứu

xã hội rộng lớn, K Marx cho chúng ta thấy trong bộ Tư bản, nhiều vấn đề của phụ nữ được K Marx đề cập với sự phân tích về sự ảnh hưởng của máy móc

và đại công nghiệp đến đời sống của người phụ nữ và gia đình họ

1.3.2 Sự biến đổi nhân khẩu trong gia đình

1.3.2.1 Nhu cầu về phúc lợi xã hội đối với trẻ em và chính sách giáo dục mầm non

Sự biến đổi về cấu trúc và hình thái gia đình theo sự phát triển của xã hội đã làm yếu đi vai trò nuôi dưỡng và bảo hộ của gia đình đối với trẻ em Theo đó, trong tình hình hiện nay, một chế độ xã hội hay một thể chế chính trị nào cũng cần phải đáp ứng một cách đầy đủ và chất lượng về nhu cầu giáo dục mầm non và phúc lợi đối với trẻ em

Đầu tiên, quan trọng hơn cả là việc thay đổi quan điểm trong việc tiếp cận đối với nhu cầu và quyền lợi về GDMN và phúc lợi xã hội của trẻ Nhằm đạt tới sự quân bình, ngay từ đầu, phải xuất phát từ quan điểm mọi đứa trẻ sinh ra có quyền được nuôi dưỡng, không phân biệt bản thân, giới tính của bố

mẹ, độ tuổi, hoàn cảnh xuất thân, tài sản, nơi sinh Điều này nhấn mạnh vào việc mọi trẻ em đều được hưởng quyền lợi được giáo dục nuôi dưỡng một cách bình đẳng, không liên quan đến thu nhập của bố mẹ Và việc chăm sóc, giáo dục trẻ em không giao cho cá nhân hay thị trường mà thuộc về trách nhiệm của quốc gia, phải đảm bảo quyền được chăm sóc, giáo dục một cách bình đẳng cho mọi trẻ em [69, tr 27-28]

Chế độ dịch vụ GDMN cũng cần phải được cải cách cho phù hợp với nhu

Trang 40

cầu của trẻ vì trẻ em chính là một trong những nhân cách độc lập mang những nhu cầu đối với việc GDMN Sự biến đổi xã hội làm cho việc thực hiện vai trò chủ thể truyền thống của gia đình trong việc CS-GD trẻ em bị hạn chế và gặp nhiều khó khăn Theo đó, việc phát huy vai trò và các bình diện xã hội vào việc CS-GD trẻ em càng trở nên quan trọng Chính sách GDMN theo tuỳ thuộc vào thời điểm trợ giúp của chính phủ đối với việc CS-GD trẻ và các loại hình

phúc lợi quốc gia là rất khác nhau Mục tiêu của loại hình phúc lợi quốc gia

bảo thủ liên quan đến việc CS-GD trẻ em là duy trì chủ thể gia đình Ở những nước có loa ̣i hình này , chính phủ không tr ực tiếp gánh vác trách nhiệm CS-

GD trẻ em, mà chỉ duy trì vai trò ch ủ thể của gia đình và chỉ h ỗ trợ một cách gián tiếp cho việc này Theo đó, có thể thấy tính chất của việc bảo hộ trẻ em cũng mang tính chất chính sách gia đình Kể cả lúc cần trợ giúp việc CS-GD trẻ thì chức năng nuôi dạy trẻ vẫn thuộc về gia đình (hầu hết các trường hợp đều là do nữ giới đảm nhận)

Trái lại, ở loại hình phúc lợi quốc gia tự do chủ nghĩa thì trách nhiệm của

việc CS-GD trẻ em mang tính cá nhân-xã hội Điều đó tương tự như đặc tính của những vấn đề về phúc lợi xã hội liên quan đến các đối tượng là người yếu kém (ví dụ như người nghèo già yếu v.v ) Theo đó, thời điểm trợ giúp của chính phủ đối với việc CS-GD trẻ cũng cho thấy một cách rõ ràng tính chất của những sách lược mà về sau trong đó không còn tồn tại vai trò CS-GD trẻ của gia đình, thay vào đó là vài trò hoàn toàn thuộc về xã hội

Ở loại hình phúc lợi quốc gia dân chủ xã hội chủ nghĩa, mục tiêu của

việc CS-GD trẻ em lại được nhìn ở khía cạnh coi đây là lực lượng lao động tái sản xuất xã hội Cho nên trách nhiệm của quốc gia và các chính sách liên quan

Ngày đăng: 31/03/2015, 15:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Thị Vân Anh - Nguyễn Hữu Minh (Chủ biên) (2008), Bình đẳng giới ở Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình đẳng giới ở Việt Nam
Tác giả: Trần Thị Vân Anh - Nguyễn Hữu Minh (Chủ biên)
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 2008
2. Bộ Giáo dục và đào tạo (1998), Những vấn đề về chiến lược phát triển Giáo dục trong thời kì Công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB Giáo dục và đào tạo, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề về chiến lược phát triển Giáo dục trong thời kì Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Tác giả: Bộ Giáo dục và đào tạo
Nhà XB: NXB Giáo dục và đào tạo
Năm: 1998
3. Bộ Giáo dục và đào tạo (2001~2006), Báo cáo tổng kết bậc học mầm non, NXB Giáo dục và đào tạo, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết bậc học mầm non
Nhà XB: NXB Giáo dục và đào tạo
4. Bộ Giáo dục và đào tạo (2006), Dự thảo Chương trình Giáo dục Mầm non, NXB Giáo dục và đào tạo, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dự thảo Chương trình Giáo dục Mầm non
Tác giả: Bộ Giáo dục và đào tạo
Nhà XB: NXB Giáo dục và đào tạo
Năm: 2006
5. Bộ Giáo dục và đào tạo (2006), Đề án phát triển giáo dục mầm non, giai đoạn 2006-2015, NXB Giáo dục và đào tạo, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề án phát triển giáo dục mầm non, giai đoạn 2006-2015
Tác giả: Bộ Giáo dục và đào tạo
Nhà XB: NXB Giáo dục và đào tạo
Năm: 2006
6. Bộ Giáo dục và đào tạo (2006), Giáo dục mầm non hình ảnh và những con số, NXB Giáo dục và đào tạo, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục mầm non hình ảnh và những con số
Tác giả: Bộ Giáo dục và đào tạo
Nhà XB: NXB Giáo dục và đào tạo
Năm: 2006
7. Bộ Kế hoạch và đầu tư (2006), Bất bình đẳng giới về thu nhập của người lao động ơ Việt Nam, NXB Chính trị, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bất bình đẳng giới về thu nhập của người lao động ơ Việt Nam
Tác giả: Bộ Kế hoạch và đầu tư
Nhà XB: NXB Chính trị
Năm: 2006
8. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (1978), Chính sách đổi với nữ công nhân nhà nước, NXB Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách đổi với nữ công nhân nhà nước
Tác giả: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Nhà XB: NXB Lao động
Năm: 1978
9. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (1999), Cuộc điều tra 4767; doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam ở 17 thành phố và tỉnh, NXB Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cuộc điều tra 4767; doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam ở 17 thành phố và tỉnh
Tác giả: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Nhà XB: NXB Lao động
Năm: 1999
10. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội (2007), Một số suy nghĩ về chế độ bảo hiểm ngắn hạn đối với lao động nữ, Bộ Lao động thường bình xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số suy nghĩ về chế độ bảo hiểm ngắn hạn đối với lao động nữ
Tác giả: Bộ Lao động - Thương binh và xã hội
Năm: 2007
12. Bộ Văn hoá, thể thao và du lịch (2007), Di cư và các vấn đề xã hội co liên quan trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Văn hoá dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di cư và các vấn đề xã hội co liên quan trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Tác giả: Bộ Văn hoá, thể thao và du lịch
Nhà XB: NXB Văn hoá dân tộc
Năm: 2007
13. Nguyễn Hữu Chí (Chủ biên) (2005), Hoàn thiện, thực thi pháp luật về Lao động nữ trong doanh nghiệp ngoài nhà nước, NXB Tư pháp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện, thực thi pháp luật về Lao động nữ trong doanh nghiệp ngoài nhà nước
Tác giả: Nguyễn Hữu Chí (Chủ biên)
Nhà XB: NXB Tư pháp
Năm: 2005
14. Phạm Tất Dong (2001), Vị trí, vai trò của giáo dục trẻ em, Uỷ ban Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vị trí, vai trò của giáo dục trẻ em
Tác giả: Phạm Tất Dong
Năm: 2001
15. Phạm Tất Dong - Lê Ngọc Hùng (Đồng chủ biên) (2001), Xã hôi học, NXB Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xã hôi học
Tác giả: Phạm Tất Dong - Lê Ngọc Hùng (Đồng chủ biên)
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 2001
16. Đảng cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, NXB Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Sự thật
Năm: 1991
17. Trần Hàn Giang (Chủ biên) (2001), “Nữ công nhân khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh và dịch vụ trợ giúp pháp ly ở Việt Nam”, Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, tr.129-142 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nữ công nhân khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh và dịch vụ trợ giúp pháp ly ở Việt Nam
Tác giả: Trần Hàn Giang (Chủ biên)
Năm: 2001
18. Vũ Ngọc Hà (1997), Tổng kết và dánh giá mưới năm đổi mới giáo dục và đào tạo(1986-1996), NXB Viện Gia đình và Giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng kết và dánh giá mưới năm đổi mới giáo dục và đào tạo(1986-1996)
Tác giả: Vũ Ngọc Hà
Nhà XB: NXB Viện Gia đình và Giới
Năm: 1997
19. Nguyễn Thị Hoà (chủ biên) (2007), Giới việc làm đời sống gia đình, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giới việc làm đời sống gia đình
Tác giả: Nguyễn Thị Hoà (chủ biên)
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 2007
21. Lê Ngọc Hùng - Nguyễn Thị Mĩ Lộc (Đồng chủ biên) (2000), Xã hội học về giới và phát triển, NXB Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xã hội học về giới và phát triển
Tác giả: Lê Ngọc Hùng - Nguyễn Thị Mĩ Lộc (Đồng chủ biên)
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 2000
22. Lê Ngọc Hùng (2004), Xã hội học kinh tế, NXB Quản lý Kinh tế Trung ưng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xã hội học kinh tế
Tác giả: Lê Ngọc Hùng
Nhà XB: NXB Quản lý Kinh tế Trung ưng
Năm: 2004

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w