1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phép liên kết nối và phép liên kết từ vựng ( trong các văn bản tập đọc văn xuôi, sách tiếng Việt lớp 4,5 chương trình mới

155 4,2K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 155
Dung lượng 1,46 MB

Nội dung

2.1.3 Đối chiếu các phương tiện nối trong các văn bản tập đọc 2.2.1 Các kiểu quan hệ được tạo ra bằng phương tiện nối trong 2.2.2 Các kiểu quan hệ được tạo ra bằng phương tiện nối trong

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

* * *

LƯU THỊ LAN

PHÉP LIÊN KẾT NỐI VÀ PHÉP LIÊN KẾT TỪ VỰNG (TRONG CÁC VĂN BẢN TẬP ĐỌC VĂN XUÔI, SÁCH TIẾNG VIỆT LỚP 4, 5 CHƯƠNG TRÌNH MỚI)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

HÀ NỘI - 2007

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

* * *

LƯU THỊ LAN

PHÉP LIÊN KẾT NỐI VÀ PHÉP LIÊN KẾT TỪ VỰNG (TRONG CÁC VĂN BẢN TẬP ĐỌC VĂN XUÔI, SÁCH TIẾNG VIỆT LỚP 4, 5 CHƯƠNG TRÌNH MỚI)

CHUYÊN NGÀNH : NGÔN NGỮ HỌC

MÃ SỐ : 60 22 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Người hướng dẫn khoa học :

TS NGUYỄN THỊ THUẬN

HÀ NỘI - 2007

Trang 4

2.1.3 Đối chiếu các phương tiện nối trong các văn bản tập đọc

2.2.1 Các kiểu quan hệ được tạo ra bằng phương tiện nối trong

2.2.2 Các kiểu quan hệ được tạo ra bằng phương tiện nối trong

2.2.3 Đối chiếu giữa các kiểu quan hệ được tạo ra bằng phương

tiện liên kết nối trong các văn bản tập đọc văn xuôi lớp 4 và lớp 5 63

2.3.1 Khả năng tạo giá trị biểu đạt của một số phương tiện thuộc

2.3.2 Khả năng tạo giá trị biểu đạt của một số phương tiện thuộc

phép liên kết nối trong các văn bản tập đọc văn xuôi lớp 5 71

2.3.3 Nhận xét chung về khả năng tạo giá trị biểu đạt của một số

phương tiện thuộc phép liên kết nối trong các văn bản tập đọc

Chương 3

Phép liên kết từ vựng trong các văn bản tập đọc

3.1.1 Phép liên kết từ vựng trong các văn bản tập đọc văn xuôi

Trang 5

3.1.2 Phép liên kết từ vựng trong các văn bản tập đọc văn xuôi

3.1.3 Đối chiếu phép liên kết từ vựng trong các văn bản tập đọc

3.2.1 Khả năng tạo giá trị biểu đạt của phép liên kết từ vựng

3.2.2 Khả năng tạo giá trị biểu đạt của phép liên kết từ vựng

3.2.3 Nhận xét chung về khả năng tạo giá trị biểu đạt của phép

liên kết từ vựng trong các văn bản tập đọc văn xuôi lớp 4 và lớp

TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ TRÍCH DẪN

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Đã có nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu về liên kết trong văn bản và giữa họ

có những cách hiểu về liên kết không hoàn toàn giống nhau Một cách khái quát nhất, đến nay cần phải nói đến hai quan niệm lớn về liên kết

Quan niệm thứ nhất thịnh hành ở giai đoạn "các ngữ pháp văn bản" [4,119] và ngày càng được phổ biến rộng rãi ở Việt Nam Quan niệm này coi liên kết văn bản thuộc mặt cấu trúc của hệ thống ngôn ngữ Tiêu biểu cho quan niệm này là quan niệm của nhà nghiên cứu ngôn ngữ Trần Ngọc Thêm với cuốn

"Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt" [37]

Quan niệm thứ hai thịnh hành vào những năm 70 của thế kỉ XX Theo quan niệm này thì liên kết không thuộc cấu trúc mà thuộc về hệ thống ngôn ngữ,

và được thực hiện bằng phương tiện hình thức của hệ thống ngôn ngữ ở bậc từ vựng - ngữ nghĩa Với cách hiểu này, liên kết không giữ vai trò là yếu tố quyết định cái "là văn bản" của sản phẩm ngôn ngữ mà vai trò này thuộc về mạch lạc Tiêu biểu cho quan niệm thứ hai này là hai nhà ngôn ngữ tên tuổi của Anh là M.A.K Halliday và R Hasan với cuốn "Liên kết tiếng Anh"

Từ các quan điểm khác nhau đó mà có cách phân loại các phương thức liên kết khác nhau Chỗ hai quan niệm gặp nhau là một số phương tiện liên kết

cụ thể được xem xét

Việc khảo sát một số công trình nghiên cứu về liên kết văn bản tiếng Việt cho thấy rằng hệ thống liên kết của M.A.K Halliday và R Hasan gần đây được Diệp Quang Ban khai thác trong công trình nghiên cứu "Văn bản và liên kết trong tiếng Việt" năm 1998 (in lần thứ ba năm 2005)

Việc chọn hệ thống liên kết của M.A.K Halliday và R Hasan làm đối tượng nghiên cứu không ngoài mục đích là để hiểu sâu sắc hơn một quan niệm liên kết mới đang được chấp nhận rộng rãi trên thế giới

Trang 7

Hệ thống liên kết của M.A.K Halliday và R Hasan gồm có:

- Phép quy chiếu,

- Phép thế và phép tỉnh lược,

- Phép nối,

- Phép liên kết từ vựng (bao gồm 3 phép nhỏ là phép lặp từ ngữ, phép dùng từ ngữ đồng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa và phép phối hợp từ ngữ)

Luận văn của chúng tôi chỉ đề cập đến phép liên kết nối và phép liên kết

từ vựng, ngoài lí do dung lượng hữu hạn của luận văn, còn có những lí do sau đây :

- Tuy đã có một số công trình nghiên cứu đề cập tới phép liên kết nối và phép liên kết từ vựng nhưng cho đến thời điểm này, chưa có một công trình nghiên cứu nào xem xét hai phép liên kết này trong các tác phẩm tập đọc văn xuôi sách Tiếng Việt lớp 4, 5 chương trình mới

- Đây là hai phép liên kết được sử dụng với tần số cao trong các văn bản tập đọc văn xuôi, sách Tiếng Việt lớp 4, 5 (chương trình mới); đồng thời chúng

là hai phép liên kết được học sinh tiểu học sử dụng nhiều nhất trong quá trình tạo lập văn bản

- Hai phép liên kết này đều có mặt trong cả "Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt" của tiến sĩ Trần Ngọc Thêm lẫn trong hệ thống liên kết của Halliday

và Hasan với cách nhìn có phần khác nhau Điều này chứng tỏ chúng là những hiện tượng phổ biến

2 Lịch sử vấn đề

Năm 1985 với sự ra đời cuốn "Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt" của Trần Ngọc Thêm, vấn đề liên kết văn bản mới chính thức được đặt ra ở Việt Nam Trần Ngọc Thêm đã nghiên cứu liên kết văn bản từ quan điểm liên kết thuộc hệ thống - cấu trúc của ngôn ngữ vì thế nên kết quả của công trình này thực sự là một tư liệu quan trọng để so sánh, đối chiếu với quan niệm liên kết mà

Trang 8

chúng tôi trình bày trong luận văn theo quan điểm liên kết phi cấu trúc tính của Halliday

Liên kết phi cấu trúc tính được giới thiệu trong "Văn bản và liên kết trong tiếng Việt" năm 1999 của tác giả Diệp Quang Ban [1] Cuốn sách này là tài liệu

có tính gợi mở ban đầu rất quan trọng và cần thiết đối với các đề tài thuộc loại này

Cũng cần nhắc rằng, dưới sự hướng dẫn của nhà nghiên cứu Diệp Quang Ban, các học viên Phạm Thu Trang (2001), Dương Thị Bích Hạnh (2003), Phan Thị Thu Hà (2004) đã thực hiện thành công các luận văn thạc sĩ thuộc lĩnh vực này Các luận văn này đều đã đề cập tới phép liên kết nối hoặc phép liên kết từ vựng nhưng trên một tư liệu khác Đó là các văn bản trong các sách ngữ văn chương trình Trung học cơ sở hoặc các tác phẩm văn học nổi tiếng Xa hơn nữa, các tài liệu tham khảo được quan tâm là các tạp chí chuyên ngành có đề cập hai phép liên kết được chọn Chúng tôi sử dụng các tài liệu trên đây làm cơ sở cho phần lí thuyết và trong quá trình thực hiện đề tài những tài liệu này còn là những gợi ý tốt cho hướng triển khai đề tài

3 Đối tượng nghiên cứu

Việc tìm hiểu tất cả các phép liên kết trong hệ thống liên kết của Halliday

và Hasan trong tiếng Việt nói chung, cũng như trong các văn bản tập đọc văn xuôi sách Tiếng Việt lớp 4, 5 chương trình mới nói riêng là một vấn đề lớn Thời gian, khả năng, khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ không cho phép chúng tôi đi sâu nghiên cứu tất cả Vì thế chúng tôi chỉ hạn chế đối tượng nghiên cứu của đề tài này ở hai phép liên kết theo quan niệm mới của Halliday và Hasan, đó là phép liên kết nối và phép liên kết từ vựng (trong các văn bản tập đọc văn xuôi sách Tiếng Việt lớp 4, 5 chương trình mới) Với đối tượng này, chúng tôi hi vọng sẽ có điều kiện xác định và phân loại một cách kĩ càng cách sử dụng các phương tiện trong phép liên kết nối và phép liên kết từ vựng Và qua đó có thể

Trang 9

thấy được giá trị liên kết và đặc biệt khả năng tạo giá trị biểu đạt của các phương tiện liên kết thuộc hai phép liên kết này

4 Ngữ liệu nghiên cứu

Như đã nói, nguồn ngữ liệu được sử dụng để phân tích là các văn bản tập đọc văn xuôi, sách Tiếng Việt lớp 4, 5 chương trình mới

Các nguồn ngữ liệu này được chọn với những lí do sau đây :

- Sách Tiếng Việt 4 chương trình mới là tài liệu mới được đưa vào giảng dạy ở bậc Tiểu học từ năm 2005 - 2006 và sách Tiếng Việt 5 chương trình mới

đã được tiếp tục triển khai giảng dạy ở bậc Tiểu học từ năm 2006 - 2007 Hai cuốn sách này được biên soạn theo quan điểm tích hợp, giao tiếp, phát huy tính tích cực của học sinh và là hai nguồn ngữ liệu mới chưa được tìm hiểu về phương diện liên kết nói trên

- Về mặt thực tiễn, đề tài được chọn thích hợp với công tác của chúng tôi

là giảng dạy hai phân môn Tiếng Việt và Phương pháp giảng dạy tiếng Việt cho sinh viên Khoa Giáo dục Tiểu học, việc tìm hiểu phép liên kết nối và phép liên kết từ vựng (đặc biệt là việc tìm hiểu khả năng tạo giá trị biểu đạt của một số phương tiện thuộc phép liên kết nối và liên kết từ vựng) trong các văn bản tập đọc văn xuôi, sách Tiếng Việt lớp 4, 5 theo chương trình mới là một việc làm hữu ích đối với giáo viên tiểu học Hi vọng việc làm này không chỉ có ý nghĩa khoa học mà còn mang ý nghĩa thực tiễn, giúp người giáo viên tiểu học dạy tốt các văn bản tập đọc văn xuôi trong sách Tiếng Việt lớp 4, 5 và tạo điều kiện cho học sinh lớp 4, 5 tiếp nhận dễ dàng các văn bản đó

Quan trọng hơn là đề tài này sẽ giúp các giáo viên tiểu học biết vận dụng

lí thuyết liên kết văn bản vào dạy liên kết câu cho học sinh tiểu học

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Xác định một số vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài để định hướng cho công việc nghiên cứu

Trang 10

- Xác định các phương tiện nối, phương tiện liên kết từ vựng, các quan hệ ngữ nghĩa giữa các phương tiện liên kết đó trong các văn bản tập đọc văn xuôi, sách Tiếng Việt lớp 4, 5 chương trình mới

- Hệ thống hoá các phương tiện liên kết được khảo sát và khai thác khả năng tạo giá trị biểu đạt của chúng

6 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp chủ đạo dùng trong việc nghiên cứu đề tài này là phân tích nghĩa trong ngữ cảnh

Ngoài ra để có cơ sở làm việc, các phương pháp, các thao tác nghiên cứu ngôn ngữ học sau đây cũng được sử dụng:

a Thao tác thống kê, phân loại

Thống kê và phân loại các trường hợp sử dụng những phương tiện liên kết khác nhau, các quan hệ ngữ nghĩa khác nhau thuộc phép liên kết nối và liên kết

từ vựng trong các văn bản ở sách Tiếng Việt lớp 4, 5

b Phương pháp đối chiếu so sánh

Phương pháp này giúp chúng tôi tìm hiểu rõ hơn hai quan điểm lớn về liên kết cũng như đối chiếu cách hiểu của Trần Ngọc Thêm qua một số phương thức liên kết với cách hiểu về phương thức liên kết bằng phép nối và phép liên kết từ vựng của Halliday và Hasan

7 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, phần Nội dung của luận văn gồm

ba chương:

Chương 1: Cơ sở lí thuyết của đề tài

Chương 2: Phép liên kết nối trong các văn bản tập đọc văn xuôi, sách Tiếng Việt lớp 4, 5

Chương 3: Phép liên kết từ vựng trong các văn bản tập đọc văn xuôi, sách Tiếng Việt lớp 4, 5

Trang 11

Văn bản trở thành đối tượng nghiên cứu và được nhiều nhà ngôn ngữ xác định Sau đây là một số định nghĩa gần đây về văn bản (dẫn theo Diệp Quang Ban) [4, tr 15] :

1 "Chúng ta sẽ gọi khách thể của xuyên ngôn ngữ học (translinguistique)

là diễn ngôn (discours) - tương tự với văn bản (texte) do ngôn ngữ học nghiên

cứu, và chúng ta sẽ định nghĩa nó (hãy còn là sơ bộ) như là một đoạn lời nói hữu

tận, tạo thành một thể thống nhất xét từ quan điểm nội dung, được truyền đạt cùng với những mục đích giao tiếp thứ cấp, và có một tổ chức nội tại phù hợp với những mục đích này, vả lại (đoạn lời này) gắn bó với những nhân tố văn hóa khác nữa, ngoài những nhân tố có quan hệ đến bản thân ngôn ngữ (langue)"

(Barthes, 1970)

2 "Một văn bản là một đơn vị của ngôn ngữ trong sử dụng Nó không phải là một đơn vị ngữ pháp loại như một mệnh đề hay một câu; mà nó cũng không được xác định bằng kích cỡ của nó [ ] Một văn bản không phải là một

Trang 12

cái gì loại như một câu, chỉ có điều là lớn hơn; mà nó là một cái khác với một câu về mặt chủng loại

Tốt hơn nên xem xét một văn bản như là một đơn vị nghĩa: một đơn vị không phải của hình thức mà là của ý nghĩa" ( Halliday, 1976 - 1994)

3 "Văn bản có thể định nghĩa là điều thông báo viết có đặc trưng là tính hoàn chỉnh về ý và cấu trúc và thái độ nhất định của các tác giả đối với điều được thông báo [ ] Về phương diện cú pháp, văn bản là một hợp thể nhiều câu (ít khi là một câu) liên kết với nhau bởi ý và bằng các phương tiện từ vựng - ngữ pháp" (L M Loseva, 1980)

4 "Nói một cách chung nhất thì văn bản là một hệ thống mà trong đó các câu mới chỉ là các phần tử Ngoài các câu - phần tử, trong hệ thống văn bản còn

có cấu trúc Cấu trúc của văn bản chỉ ra vị trí của mỗi câu và những mối quan,

liên hệ của nó với những câu xung quanh nói riêng và với toàn văn bản nói

chung Sự liên kết là mạng lưới của những quan hệ và liên hệ ấy" (Trần Ngọc

Thêm, 1985)

5 "Văn bản

(1) Một quãng viết hay phát ngôn, lớn hoặc nhỏ, mà do cấu trúc, đề tài -

chủ đề v.v của nó, hình thành nên một đơn vị, loại như một truyện kể, một bài

thơ, một đơn thuốc, một biển chỉ đường v.v

(2) Văn học; trước hết được coi như một tài liệu viết, thường đồng nghĩa với sách

(3) Trong PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN, đôi khi được đánh đồng với ngôn ngữ viết, còn diễn ngôn thì được dành cho ngôn ngữ nói, hoặc diễn ngôn được dùng bao gồm cả văn bản" (Bách khoa thư ngôn ngữ và ngôn ngữ học, 1994, tập 10,

do R.E Asher chủ biên)

Định nghĩa (5) vừa có tính khái quát cao, vừa có tầm rộng cần thiết Nó bao gồm được nhiều quan niệm về văn bản cho đến nay và bao gồm cả cách hiểu

Trang 13

văn bản trong văn học và trong bộ môn phân tích diễn ngôn Đây chính là tính bách

khoa và tính hiện đại của định nghĩa này

Trong ba nội dung thuộc định nghĩa trên về văn bản, nội dung đầu xem là định nghĩa về văn bản giản đơn và tiện dùng trong nhà trường Có thể hiểu văn bản như sau:

"Văn bản là một loại đơn vị được làm thành từ một khúc đoạn lời nói hay

lời viết, hoặc lớn hoặc nhỏ, có cấu trúc, có đề tài loại như một truyện kể, một bài thơ, một đơn thuốc, một biển chỉ đường " (Phỏng theo định nghĩa trong

Bách khoa thư ngôn ngữ và ngôn ngữ học 1994, tập 10, R.E Asher chủ biên)

Định nghĩa trên có thể được làm rõ như sau:

- Tên gọi văn bản ở đây bao gồm cả sản phẩm ngôn ngữ nói lẫn sản phẩm ngôn ngữ viết Khi cần thiết có thể phân biệt giản đơn văn bản viết và văn bản nói

- Về mặt lượng, văn bản có độ dài bất kì, từ độ dài bằng một câu cho đến quyển sách dày hàng trăm trang

- Văn bản là một đơn vị gồm nhiều phương diện như cấu trúc hình thức, cấu trúc nội dung, cấu trúc tin, đề tài - chủ đề và những phương tiện văn hóa, xã hội khác nữa, do vậy văn bản được coi là một tổng thể hợp nhất

- Về phương diện loại hình, văn bản có thể thuộc tất cả những loại hình cấu tạo khác nhau của lời nói được sử dụng trong thực tế giao tiếp bằng ngôn ngữ (nói cũng như viết)

1.2 Về liên kết

Ở Việt Nam cho đến nay có hai quan niệm tiêu biểu về liên kết Xuất phát

từ hai nền tảng tư tưởng lí luận khác nhau, cách phân loại các phương thức liên kết khác nhau, song chúng cũng gặp gỡ nhau tại những điểm nhất định

Quan niệm thứ nhất thịnh hành ở giai đoạn "các ngữ pháp văn bản" coi

liên kết văn bản thuộc về cấu trúc của hệ thống ngôn ngữ Theo quan niệm này,

Trang 14

liên kết văn bản trên cơ sở một khái niệm hoàn chỉnh về liên kết trong Hệ thống

liên kết văn bản tiếng Việt (1985) Liên kết ở đây được khai thác cả ở mặt các

phương tiện hình thức lẫn mặt ý nghĩa và vì có tính đến mặt ý nghĩa nên liên kết được hiểu như là yếu tố quyết định làm cho một sản phẩm ngôn ngữ có được cái phẩm chất "là một văn bản"

Liên kết nội dung được hiểu là liên kết không hiển lộ cho nên nó phải được thể hiện bằng hệ thống các phương thức hình thức Và liên kết hình thức

có nhiệm vụ chủ yếu là diễn đạt liên kết nội dung trong những trường hợp cụ thể Liên kết hình thức được hiểu là liên kết bằng các phương tiện hình thức của ngôn ngữ; nhưng phải căn cứ vào mặt nghĩa của các yếu tố được liên kết với nhau Liên kết nội dung được biểu hiện ở liên kết chủ đề và liên kết logic (trong liên kết chủ đề lại phân biệt liên kết duy trì chủ đề và liên kết phát triển chủ đề) Liên kết chủ đề làm nhiệm vụ tổ chức mạng lưới chủ đề của các phát ngôn, các đoạn văn để tạo nên chủ đề của văn bản Sau đây chúng tôi sẽ trình bày một

cách giản lược nội dung của cuốn Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt của Trần

Ngọc Thêm [37] :

1) Liên kết hình thức

Liên kết hình thức là "hệ thống các phương thức liên kết hình thức" và những cái được liên kết với nhau trong văn bản là các câu (phát ngôn) Cách phân loại các phát ngôn trong văn bản có liên quan đến nhiệm vụ mô tả liên kết hình thức, vì vậy mà trở nên cần thiết Phương diện liên quan trực tiếp đến liên kết hình thức giữa các câu với câu là phương diện nghĩa Về phương diện này, các câu được phân loại thành câu tự nghĩa và câu hợp nghĩa, ngữ trực thuộc

Câu tự nghĩa là câu hoàn chỉnh về nội dung và đầy đủ về cấu trúc câu, vì

vậy nó mang tính độc lập lớn nhất: nó đứng một mình vẫn có thể hiểu được

Ví dụ: Hoa hồng rất đẹp

Câu hợp nghĩa không hoàn chỉnh về nội dung và tuy vẫn đủ về cấu trúc

câu, vì vậy nó không mang tính độc lập về mặt nghĩa

Trang 15

Ví dụ: Ngày hôm ấy nó đã tới trường

Hôm ấy là hôm nào ? nó là ai ?

Ngữ trực thuộc không hoàn chỉnh về nội dung và không đầy đủ về cấu

trúc, vì vậy nó không độc lập cả ở hai phương diện nội dung và cấu trúc câu

Ví dụ: Huấn đi về trạm máy Một mình, trong đêm

(Nguyễn Thị Ngọc Tú)

Phương thức liên kết là việc sử dụng các phương tiện hình thức của ngôn ngữ vào nhiệm vụ liên kết câu với câu, nhờ đó các phương thức này góp phần làm bộc lộ (chứ không quyết định) các kiểu câu được phân loại căn cứ vào tính hoàn chỉnh vừa nêu Trần Ngọc Thêm (1985) đã chia các phương thức thành ba nhóm lớn:

- Các phương thức liên kết chung, dùng chung được cho cả ba loại: câu tự nghĩa, câu hợp nghĩa, ngữ trực thuộc

- Các phương thức liên kết hợp nghĩa, dùng cho loại câu hợp nghĩa và ngữ trực thuộc

- Các phương thức liên kết trực thuộc, chỉ dùng cho loại ngữ trực thuộc Sau đây là bảng tóm lược hệ thống phương thức liên kết (ptlk) và tác dụng của từng nhóm trong hệ thống đó đối với ba loại phát ngôn kể trên :

Bảng tổng hợp các phương thức liên kết và khu vực sử dụng chúng Câu tự nghĩa

Lặp Đối Thế đồng nghĩa Liên tưởng Tuyến tính Thế đại từ

Tỉnh lược yếu

Thế đại từ Tỉnh lược yếu

Trang 16

Tỉnh lược mạnh Nối chặt

Theo bảng trên, số lượng phương thức liên kết tăng dần khi tính hoàn chỉnh về cấu trúc và nội dung của đơn vị liên kết giảm dần (ngữ trực thuộc là đơn vị có nhiều nhất các phương thức liên kết trong khi nó là đơn vị có ít nhất tính hoàn chỉnh về nội dung và cấu trúc, hình thức so với hai kiểu câu còn lại)

Theo cách phân loại của Trần Ngọc Thêm có 10 phép liên kết như ở trên

và mỗi phép lại được phân thành những phép liên kết nhỏ khác nhau theo từng tiêu chí cụ thể [37] Các phép này có tác dụng liên kết câu với câu Trong hai câu liên kết với nhau có một câu làm chỗ dựa được gọi là câu chủ (chủ ngôn) và một câu nối kết với câu chủ được gọi là câu kết (kết ngôn)

Như vậy liên kết hình thức có thể được hiểu là sự liên kết giữa câu với câu bằng các phương tiện hình thức ngôn ngữ trên cơ sở nghĩa của các yếu tố được liên kết với nhau Cái được gọi là liên kết hình thức thuần tuý khá hạn hẹp, chỉ diễn ra với phương thức lặp ngữ âm và lặp cấu trúc cú pháp Và trong tuyệt đại đa số trường hợp có kèm mặt nghĩa

2) Liên kết nội dung

"Khái niệm "liên kết nội dung" rộng hơn khái niệm "liên kết ngữ nghĩa" ( ) nó nhấn mạnh nhiều hơn đến những nhân tố ngoài ngôn ngữ" [33, tr 21] Liên kết nội dung chỉ được nhận ra trong mối quan hệ với liên kết hình thức:

"liên kết nội dung được thể hiện bằng hệ thống các phương thức liên kết hình thức và liên kết hình thức chủ yếu dùng để diễn đạt sự liên kết nội dung" [33, tr 20]

Và chừng nào còn coi liên kết nội dung và liên kết hình thức là hai mặt gắn bó mật thiết với nhau thì chừng ấy cái kết luận sau đây mới có khả năng đúng :

"tính liên kết chính là nhân tố quan trọng nhất có tác dụng biến một chuỗi câu trở thành văn bản" [33, tr 19] Cho nên nói đến liên kết hình thức không được quên nói đến liên kết nội dung, chừng nào chưa bàn đến liên kết mạch lạc Và liên kết nội dung sẽ giúp hiểu được một phần trong mạch lạc

Trang 17

Liên kết nội dung sẽ được nhận biết rõ hơn thông qua việc xem xét hai bình diện của nó: liên kết chủ đề và liên kết logic

Liên kết chủ đề được hiểu như đề tài, vật, việc được nói đến và như vậy

liên kết chủ đề là sợi dây kết nối hợp lí giữa những vật, việc được nói đến trong các câu có liên kết với nhau Liên kết chủ đề được thực hiện bằng hai cách :

- Duy trì chủ đề là nhắc lại cùng một vật, một việc nào đó trong các câu

có liên kết với nhau Liên kết duy trì chủ đề được thực hiện bằng 5 phương thức liên

kết: Lặp từ vựng; thế đồng nghĩa; thế đại từ; tỉnh lược yếu và tỉnh lược mạnh Với 5 phương thức liên kết này, có thể tạo ra một chuỗi chủ đề đồng nhất, tức là duy trì được chủ đề qua một số chuỗi câu liên kết với nhau

- Triển khai chủ đề là cùng với một (hoặc vài) chủ đề đã cho, đưa thêm vào một hoặc những chủ đề (vật, việc) khác nữa có liên quan với chủ đề ban đầu, theo tiêu chuẩn cần và đủ của logic để bảo đảm cho các câu chứa chúng liên kết với nhau Các phương thức liên kết để triển khai chủ đề gồm có: Phép liên tưởng và phép đối (ít được dùng) Với hai phương thức liên kết này có thể tạo ra chuỗi chủ đề khu biệt, tức là chuỗi của những chủ đề (đề tài) khác biệt nhau Những chủ đề này được dùng phục vụ cho chủ đề chung của chuỗi câu được liên kết với nhau đó Do sự tồn tại của chủ đề chung này mà các chủ đề cụ thể được triển khai thêm phải được lựa chọn kĩ theo cái thước đo cần và đủ của logic

Liên kết logic là phần nêu đặc trưng của vật, việc được nói đến Có thể xem xét liên kết logic ở hai phạm vi rộng hẹp khác nhau :

- Bên trong một câu,

- Giữa câu với câu (hoặc rộng hơn nữa: giữa cụm câu này với cụm câu khác, giữa phần này của văn bản với phần kia của văn bản)

Như vậy, có thể hiểu liên kết logic là sợi dây nối kết hợp lí giữa vật, việc

Trang 18

trong những câu liên kết với nhau Các phương thức liên kết được sử dụng ở đây là: phép tuyến tính, phép nối lỏng, phép nối chặt Có thể hình dung liên kết nội dung các phương thức liên kết được sử dụng trong hai bình diện của nó qua bảng sau :

Bảng về liên kết nội dung và các phương thức liên kết được sử dụng

trong hai bình diện của nó

Tóm lại, liên kết trong Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt của tác giả

Trần Ngọc Thêm [37] được hiểu như là thành tố thuộc hệ thống - cấu trúc của ngôn ngữ Đó là mạng lưới các mối quan hệ, liên hệ giữa các câu trong văn bản

về mặt nội dung (các ý diễn đạt trong câu) và mặt hình thức (các phương tiện dùng để liên kết ý ấy lại với nhau) Đây là điểm quan trọng phân biệt một văn bản có tính liên kết với một tập hợp câu không quan hệ đứng gần nhau Vì thế

Trang 19

tính chất liên kết là một thuộc tính quan trọng của văn bản: "Tính liên kết chính

là nhân tố quan trọng nhất có tác dụng biến một chuỗi câu trở thành văn bản" [33, tr 19]

Quan niệm thứ hai bắt đầu vào giữa những năm 70 và ngày càng trở nên

phổ biến Những người đề xướng quan niệm này là hai tác giả M.A.K Halliday

và R Hasan Trên cứ liệu tiếng Anh, hai tác giả đã xem xét nhiều khía cạnh có

liên quan đến liên kết và tập trung trình bày trong cuốn Cohesion in English

(Liên kết trong tiếng Anh, in lần đầu năm 1976 và tái bản lần thứ 13 vào năm

1994) Tác giả Diệp Quang Ban trong cuốn Văn bản và liên kết trong tiếng Việt [1] đã sử dụng khái niệm liên kết phi cấu trúc tính nhằm phân biệt với liên kết

hình thức và liên kết nội dung của tác giả Trần Ngọc Thêm vừa nói ở trên Liên kết theo quan điểm này cũng lấy nghĩa làm cơ sở nhưng chỉ được xem như là một khái niệm chuyên môn, không thuộc về cấu trúc của ngôn ngữ và chỉ các phương tiện hình thức của ngôn ngữ làm nhiệm vụ liên kết mới thuộc liên kết Những yếu tố ngôn ngữ này tập hợp lại thành những hệ thống con cho người dùng lựa chọn Với cách hiểu này, liên kết không giữ vai trò yếu tố quyết định cái "là văn bản" của sản phẩm ngôn ngữ Nhiệm vụ đó thuộc về mạch lạc (Coherence) hay tính văn bản (Textuality), hay chất văn bản (Texture) Ở đây liên kết được xem là một loại quan hệ nghĩa (Semantic relation) Khi một yếu tố

rõ nghĩa ở câu này có tác dụng giải thích nghĩa cho yếu tố chưa rõ nghĩa tương ứng với nó ở một câu khác, thì có hiện tượng liên kết

Ví dụ:

Trần Đại Nghĩa tên thật là Phạm Quang Lễ, quê ở tỉnh Vĩnh Long Sau

khi học xong bậc trung học ở Sài Gòn, năm 1935, ông sang Pháp học đại học

Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa - [43, tr 2]

Yếu tố Trần Đại Nghĩa là yếu tố rõ nghĩa, ông là yếu tố chưa rõ nghĩa và được giải thích bằng yếu tố Trần Đại Nghĩa Yếu tố rõ nghĩa được gọi là yếu tố

"được tiền giả định" (presupposed); yếu tố chưa rõ nghĩa được gọi là yếu tố

"(chứa) tiền giả định" (presupposing) Hai yếu tố này giải thích cho nhau và qua

Trang 20

các yếu tố có quan hệ liên kết như vậy được gọi là một mối nối kết (Tie) Hai câu có thể chỉ có một mối liên kết (như ở ví dụ trên) nhưng cũng có thể gồm nhiều hiện tượng liên kết hơn Liên kết theo nghĩa mà chúng ta đang dùng ở đây cũng không phải là hiện tượng của cấu trúc "Liên kết là một quan hệ nghĩa giữa một yếu tố trong văn bản và một vài yếu tố khác cần thiết (quan trọng) cho việc

giải thích nó" [Halliday - Hasan - Cohesion in English - 1976, tr 8] Cái "yếu tố

khác" ấy có thể tìm thấy trong hoặc ngoài văn bản Nếu trong văn bản thì vị trí của nó cũng không bị ấn định bởi cấu trúc ngữ pháp mà bởi các yếu tố trong hệ thống từ vựng - ngữ pháp của một ngôn ngữ cụ thể

Một cách khái quát về liên kết theo quan niệm này được hiểu như sau: "Ở đâu mà việc giải thuyết một yếu tố bất kì trong diễn ngôn đòi hỏi phải quy chiếu

về một yếu tố nào trong diễn ngôn ấy thì ở đó có liên kết" [4, tr 66] Nói gọn hơn, liên kết xuất hiện trong trường hợp "MỘT YẾU TỐ ĐƯỢC GIẢI THUYẾT BẰNG CÁCH QUY CHIẾU VỀ MỘT YẾU TỐ KHÁC" [4, tr 66] Liên kết theo quan niệm này cũng được đặt trên cơ sở nghĩa Đây là điểm gặp gỡ giữa hai cách hiểu

về liên kết

Như vậy, vì xuất phát trong những thời kì khác nhau của ngôn ngữ học văn bản nên phần lí luận của hai quan niệm này rất xa nhau và do đó việc phân loại các phép liên kết cũng không hoàn toàn giống nhau Nguồn gốc sâu xa của

sự khác biệt cơ bản giữa hai quan niệm về liên kết này là ở quan niệm chiến lược lấy làm xuất phát điểm

Sau đây là bảng đối chiếu giữa hai quan niệm :

Trang 21

Bảng một số quan điểm riêng giữa hai quan niệm về liên kết

Liên kết hình thức và

liên kết nội dung Liên kết phi cấu trúc tính

- Liên kết văn bản thuộc về hệ thống -

cấu trúc

- Liên kết văn bản là thành tố phi cấu trúc tính

- Liên kết bao gồm cả liên kết hình thức

và liên kết nội dung

- Chỉ tính đến các phương tiện hình thức ngôn ngữ tạo liên kết

- "Liên kết nội dung" không được đặt ra thành đối tượng xem xét trực tiếp - phần nhiều nó được xem xét trong mạch lạc

- Cơ sở phân loại các phép liên kết là

các câu phân chia theo mức độ hoàn

chỉnh về cú pháp và về nghĩa (10 phép)

- Cơ sở: Dựa trên các phương tiện hình thức ngôn ngữ tạo liên kết (4 phép)

- Liên kết là yếu tố quyết định phẩm

chất "là một văn bản" của một sự kiện

nói

- Liên kết không có vai trò quyết định phẩm chất ''là một văn bản" của một sự kiện nói Vai trò đó thuộc mạch lạc

Để giải quyết tốt nhiệm vụ của luận văn, chúng tôi sử dụng quan niệm của M.A.K Halliday và R Hasan, lấy nội dung của quan niệm này làm cơ sở lí thuyết cho việc triển khai việc tìm hiểu phép liên kết nối và liên kết từ vựng trong các văn bản tập đọc văn xuôi, sách Tiếng Việt 4, 5 chương trình mới

1.3 Phương tiện và phương thức liên kết

1.3.1 Khái niệm

Phương tiện liên kết là những yếu tố ngôn ngữ cụ thể được dùng trong

Trang 22

Phương thức liên kết là cách sử dụng các phương tiện liên kết có cùng

một thực chất (tạo thành một hệ thống con) vào việc liên kết câu với câu Phương thức liên kết còn được gọi gọn hơn là phép liên kết [1, tr 221]

1.3.2 Các phép liên kết trong tiếng Việt

Theo cách hiểu của Halliday và Hasan thì các phép liên kết được phân chia như sau:

sĩ, nên trong phần lí thuyết này, chúng tôi chỉ xin xem xét sâu hơn phép li ên kết nối và phép liên kết từ vựng trong tiếng Việt

1.3.2.1 Phép nối

a Khái niệm phép nối

Khác với các phép liên kết quy chiếu, thế, tỉnh lược, phép nối không phải

là cách để nhắc người đọc phải liên hệ với những sự vật, sự việc, hành động đã được đề cập ở trước đó mà phép nối là nhằm để báo hiệu các mối quan hệ Những mối quan hệ này chỉ có thể hiểu được qua việc tham khảo các phần khác của văn bản Có thể hiểu phép nối như sau:

"Phép nối (conjunction) là việc sử dụng tại vị trí đầu câu, hoặc trước vị tố (trước động từ ở vị ngữ) những từ ngữ có khả năng chỉ quan hệ để làm bộc lộ kiểu quan hệ giữa hai câu có quan hệ với nhau, và bằng cách đó liên kết hai câu này với nhau." [3, tr 375]

Một số trường hợp các câu trong một văn bản có thể quan hệ với nhau mà không cần đến mối quan hệ được báo hiệu tường minh của phép nối Ví dụ như:

Trang 23

1 Nga mở cửa Anh ta bước vào nhà

2 Nga mở cửa Rồi anh ta bước vào nhà

Việc đứng cạnh nhau của hai câu trong (1) cũng cho ta hiểu mối quan hệ

thuận logic (mở cửa - vào nhà) Quan hệ từ rồi trong (2) không tạo ra quan hệ

thuận logic mà chính mối quan hệ thuận logic đã tự nó giúp ta hiểu được quan

hệ nghĩa của hai câu Từ rồi ở đây chỉ làm rõ thêm việc một hành động đã xảy ra

sau một hành động khác

b Phân biệt phép nối và phép thế

Phép nối và phép thế là hai phương thức liên kết hoàn toàn khác nhau Song trong một số trường hợp giữa hai phương thức này cần có sự phân biệt Phép nối sử dụng các quan hệ từ và từ ngữ nối kết làm phương tiện nối kết

Trong những từ ngữ nối kết có chứa yếu tố đại từ thay thế như vì vậy, tuy vậy,

nếu vậy, để được như vậy xét về thực chất của từ vậy trong quan hệ với từ ngữ

mà nó thay thế, thì nó thuộc về phép thế: thế bằng đại từ thay thế Tuy vậy, chúng vẫn được xếp vào phép nối với lí do sau:

- Nội dung của chúng có liên quan với nội dung trong câu đứng gần đó và được giải thích bởi nội dung này

- Các yếu tố có chứa đại từ thay thế này đứng đầu câu chứa chúng (đôi khi đứng sau chủ ngữ và trước động từ làm vị tố), nhưng không làm thành phần chủ ngữ hay bổ ngữ của câu chứa chúng

Phân tích các ví dụ sau để làm rõ sự khác nhau giữa phép nối và phép thế:

(1) Nhưng Tô Hiến Thành nhất định không nghe, cứ theo di chiếu lập

Long Cán làm vua Đó là vua Lý Cao Tông

Một người chính trực - [43, tr 36]

Từ đó làm chủ ngữ trong câu đứng sau nên nó thuộc phép thế

(2) Nhưng ba tôi chỉ buồn rầu bảo:

- Các con ráng bảo ban nhau mà học cho nên người

Trang 24

Chị em tôi - [43, tr 60]

Từ đó trong từ đó không phải là một bộ phận thuộc mệnh đề tôi không bao

giờ nói dối ba đi chơi nữa Cho nên từ đó trong trường hợp này thuộc về phép nối

c Các phương tiện liên kết của phép nối trong văn bản tiếng Việt

Một trong những hệ thống dấu hiệu xác nhận sự liên kết giữa các câu trong văn bản là các phương tiện liên kết câu Để văn bản được chính xác và rõ ràng cần sử dụng các phương tiện liên kết vì qua chúng người đọc, người nghe hiểu được nội dung của văn bản Phép nối là một trong những phép liên kết có tần số sử dụng cao so với phép tỉnh lược, phép thế, phép đối và phép lặp Phép nối sử dụng các phương tiện nối kết sau đây :

- Quan hệ từ, chỉ quan hệ bình đẳng như và, vả lại, rồi, còn, nhưng, hay, chỉ quan hệ phụ thuộc như vì, (cho) nên, nếu, tuy, để và những từ có giá trị

tương đương Những quan hệ do những từ này diễn đạt là những quan hệ logic giữa hai bộ phận do chúng nối kết lại

- Từ ngữ nối kết, bao gồm:

+ Đại từ thay thế như vậy, thế, hoặc tổ hợp có chứa đại từ thay thế như và

thế (là), muốn vậy, có như thế (thì), từ đó, sau đó

+ Những tổ hợp từ ngữ khác có ý nghĩa quan hệ và có tác dụng liên kết,

như cuối cùng, ngược lại, chỉ một lát, thật ra thì, tóm lại, một là, hai là

Việc tìm hiểu như trên cho thấy phép nối sử dụng các phương tiện nối kết sau đây :

- Quan hệ từ bình đẳng,

- Quan hệ từ phụ thuộc,

- Tổ hợp chứa quan hệ từ và đại từ thay thế,

- Những tổ hợp từ ngữ khác có ý nghĩa quan hệ và tác dụng liên kết

(Nội dung chi tiết của các phương tiện nối kết như trên xin xem tr 25-34 của luận văn)

d Các kiểu quan hệ được tạo ra bằng phương tiện liên kết nối trong tiếng Việt

Trang 25

Trật tự sắp xếp của các yếu tố ngôn ngữ (ở dạng ngôn ngữ nói hay ngôn ngữ viết) đều tuân theo các quy luật hoạt động chặt chẽ của trật tự tuyến tính, điều này

hoàn toàn đúng như lời phát biểu của F de Saussure trong [35, tr 126-127] :

- "Vốn là vật nghe được, cái biểu hiện diễn ra trong thời gian", " những yếu tố của nó hiện ra lần lượt cái này tiếp theo cái kia"

- "Nguyên lí này là hiển nhiên ", " đó là một nguyên lí cơ bản dẫn tới

vô số những hệ quả" "Toàn bộ cơ chế của ngôn ngữ đều do nó chi phối"

Trong văn bản khi phản ánh một hoặc nhiều đối tượng, nhiều quan hệ trong cùng một lúc các câu sẽ tự nó phải xuất hiện theo một trình tự nhất định

Để giúp các câu diễn đạt được chặt chẽ logic người ta đã sử dụng những thủ thuật, những phương thức khác nhau Trong đó phương thức nối là một trong những phương thức được sử dụng nhiều và đạt hiệu quả cao Có được điều này

là nhờ sự đa dạng của các phương tiện nối và đặc biệt là các kiểu quan hệ thường gặp giữa các câu liên kết với nhau bằng phép nối

Theo Diệp Quang Ban [1, tr 251] có 6 kiểu quan hệ thường gặp giữa các câu liên kết với nhau bằng phép nối là:

- Quan hệ điều kiện,

- Quan hệ tương phản (bao gồm cả quan hệ nhượng bộ)

(Nội dung chi tiết của từng kiểu quan hệ xin xem tr 44-56 của luận văn)

1.3.2.2 Phép liên kết từ vựng

a Khái niệm phép liên kết từ vựng

Trang 26

Phép liên kết từ vựng đề cập tới vấn đề lựa chọn những từ ngữ có quan hệ như thế nào đó với những từ ngữ đã có trước, và trên cơ sở đó làm cho câu chứa

từ ngữ có trước với từ ngữ mới được chọn này liên kết với nhau

Trong tác phẩm Liên kết trong tiếng Anh (1976) Halliday và Hasan đã

phân loại phép liên kết này thành hai phép liên kết nhỏ hơn là : lặp từ ngữ và phối hợp từ ngữ Và trong phép lặp lại được chia thành 4 lớp nhỏ hơn :

- Phép phối hợp từ ngữ

b Các phép liên kết từ vựng trong văn bản tiếng Việt

Phép liên kết từ vựng bao gồm các phép nhỏ sau :

- Lặp từ ngữ

Lặp từ ngữ là sử dụng trong câu sau từ ngữ được dùng ở câu trước, theo kiểu lặp y nguyên như vốn có, trên cơ sở đó liên kết những câu chứa chúng với nhau [4, tr 174]

Theo như Trần Ngọc Thêm trong Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt

(1986) thì dạng thức liên kết phổ biến nhất trong văn bản là lặp từ ngữ Và sự phổ biến này thể hiện ở mối quan hệ hai chiều giữa nó và tính liên kết của văn bản : ở một văn bản liên kết, tất yếu phải có lặp từ ngữ và ở bất kì một chuỗi câu nào, nếu đã có lặp từ ngữ thì sự liên kết cũng xuất hiện Qua đây có thể thấy tần

Trang 27

số xuất hiện của lặp từ ngữ trong các văn bản là rất lớn và sẽ có mặt ở hầu hết các văn bản

Phép lặp từ ngữ được xem xét, phân loại dưới nhiều góc độ Dựa trên tiêu chí đồng chiếu - không đồng chiếu sẽ có các dạng lặp sau :

có chức năng cung cấp thông tin phụ và là một phương tiện hữu hiệu trong việc tránh lặp lại các yếu tố ngôn ngữ giống nhau trong một văn bản Hiện tượng đồng nghĩa được sử dụng trong liên kết văn bản có hai trường hợp :

* Dùng từ ngữ đồng nghĩa trực tiếp

* Dùng từ ngữ đồng nghĩa gián tiếp

+ Dùng từ ngữ gần nghĩa

Trong văn bản, từ ngữ gần nghĩa cũng được dùng như một phương thức

để liên kết các câu và các đoạn văn Khi được dùng, từ ngữ gần nghĩa với từ ngữ

có trước trong những câu đi sau là những từ ngữ không có sự đồng nhất trong quy chiếu Muốn có sự đồng nhất về cấp loại thì thường phải kèm từ chỉ định Những từ gần nghĩa có thể thuộc về một trong hai kiểu quan hệ : quan hệ cấp loại và quan hệ chỉnh thể - bộ phận

* Quan hệ cấp loại (hyponymy) là quan hệ của từ chỉ loại so với những từ

Trang 28

Chú ý giữa các từ ngữ thuộc về quan hệ cấp loại không có sự đồng nhất trong quy chiếu và ý nghĩa của từ dưới bậc là sự loại biệt hoá ý nghĩa của từ trên bậc

* Quan hệ chỉnh thể - bộ phận (meronymy) là quan hệ của từ chỉ chỉnh thể

trong quan hệ với những từ chỉ bộ phận bên trong chỉnh thể đó

Ở cả hai trường hợp có thể có những từ trái nghĩa và có những từ và cụm từ trái nghĩa Căn cứ vào tính chất trực tiếp và gián tiếp của từ trái nghĩa, có thể chia các từ trái nghĩa thành hai loại lớn :

* Dùng từ ngữ trái nghĩa trực tiếp

* Dùng từ ngữ trái nghĩa gián tiếp

- Phối hợp từ ngữ

Phối hợp từ ngữ là dùng những từ ngữ khác với từ ngữ đã cho theo nguyên tắc chúng có thể đồng hiện trong tình huống sử dụng đó, trong cùng văn bản đó

Những từ ngữ đồng hiện trong một tình huống sử dụng có thể có những quan hệ nghĩa khá phức tạp, có thể kể ra những quan hệ thường gặp sau :

Trang 29

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 Trong chương này, chúng tôi đã đề cập tới một số vấn đề :

1 Về văn bản, luận văn đã đưa ra nhiều quan niệm về văn bản song quan niệm : "Văn bản :

(1) Một quãng viết hay phát ngôn, lớn hoặc nhỏ, mà do cấu trúc, đề tài -

chủ đề v.v của nó, hình thành nên một đơn vị, loại như một truyện kể, một bài

thơ, một đơn thuốc, một biển chỉ đường v.v

(2) Văn học; trước hết được coi như một tài liệu viết, thường đồng nghĩa với sách

(3) Trong PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN, đôi khi được đánh đồng với ngôn ngữ viết, còn diễn ngôn thì được dành cho ngôn ngữ nói, hoặc diễn ngôn được dùng bao gồm cả văn bản (Bách khoa thư ngôn ngữ và ngôn ngữ học, 1994, tập 10,

do R.E Asher chủ biên)" là có tính khái quát cao, vừa có tầm rộng cần thiết Định nghĩa này bao gồm được nhiều quan niệm về văn bản cho đến nay và bao

gồm cả cách hiểu văn bản trong văn học và trong bộ môn phân tích diễn ngôn Đây

chính là quan niệm vừa mang tính bách khoa vừa mang tính hiện đại

Từ 3 nội dung thuộc định nghĩa trên về văn bản, luận văn đã đưa ra một cách hiểu về văn bản phỏng theo định nghĩa của Bách khoa thư ngôn ngữ và ngôn ngữ

học do R.E Asher chủ biên như sau: "Văn bản là một loại đơn vị được làm

thành từ một khúc đoạn lời nói hay lời viết, hoặc lớn hoặc nhỏ, có cấu trúc, có

đề tài loại như một truyện kể, một bài thơ, một đơn thuốc, một biển chỉ đường "

2 Về liên kết, do xuất phát từ những nền tảng lí luận khác nhau, trong những thời kì khác nhau của công tác nghiên cứu nên hai quan niệm về liên kết của Trần Ngọc Thêm và của hai tác giả M.A.K Halliday và R Hassan rất xa nhau (xem tr 8 -16] Để giải quyết tốt nhiệm vụ của luận văn, chúng tôi sử dụng quan niệm về liên kết của M.A.K Halliday và R Hasan làm cơ sở lí thuyết cho

Trang 30

ngôn đòi hỏi phải quy chiếu về một yếu tố nào trong diễn ngôn ấy thì ở đó có liên kết" [4, tr 66]

3 Do đối tượng nghiên cứu và dung lượng hữu hạn của đề tài nên trong quá trình tìm hiểu về phương tiện và phương thức liên kết theo quan niệm của M.A.K Halliday và R Hasan, chúng tôi chỉ xem xét sâu hơn hai phép liên kết là phép nối và phép liên kết từ vựng Trong phép nối, chúng tôi lần lượt tìm hiểu

về khái niệm, phân biệt phép nối và phép thế, các phương tiện nối và các kiểu quan hệ được tạo ra bằng các phương tiện nối trong văn bản tiếng Việt Trong phép liên kết từ vựng, chúng tôi tìm hiểu về khái niệm và các phép liên kết từ vựng trong các văn bản tiếng Việt Trong chương tiếp theo, chúng tôi xin triển khai việc tìm hiểu phép liên kết nối và phép liên kết từ vựng trong các văn bản tập đọc văn xuôi, sách Tiếng Việt 4, 5 chương trình mới

Trang 31

CHƯƠNG 2 PHÉP LIÊN KẾT NỐI TRONG CÁC VĂN BẢN TẬP ĐỌC VĂN XUÔI,

SÁCH TIẾNG VIỆT LỚP 4, 5

Trong "Các phép liên kết trong tiếng Việt" [chương 1, tr 17-23], chúng

tôi đã giới thiệu khái niệm phép nối và trình bày sơ lược các phương tiện liên kết của phép nối trong các văn bản tiếng Việt Qua khảo sát 89 văn bản tập đọc văn xuôi sách Tiếng Việt lớp 4 và 5, kết quả cho thấy các văn bản này đã sử dụng hầu hết các phương tiện nối được dùng trong văn bản tiếng Việt Sau đây là các trường hợp được tìm hiểu cụ thể :

2.1 Các phương tiện nối có mặt trong các văn bản tập đọc văn xuôi lớp 4, 5

2.1.1 Các phương tiện nối có mặt trong các văn bản tập đọc văn xuôi lớp 4 2.1.1.1 Nối bằng quan hệ từ

Theo Diệp Quang Ban [3, tr 547]: "Quan hệ từ (còn gọi là kết từ, từ nối)

là những hư từ diễn đạt các quan hệ logic dùng để nối các từ, các tổ hợp từ, các câu, thậm chí các tổ chức lớn hơn câu, với nhau"

Khi làm phương tiện nối kết trong các văn bản các quan hệ từ có đặc điểm thường đứng ở đầu câu làm liên tố nối câu chứa chúng với câu khác và chúng không giữ chức vụ cú pháp trong nòng cốt của phần câu còn lại

Trong một số trường hợp, từ quan hệ đứng ở đầu đoạn văn cũng không giữ chức vụ cú pháp trong nòng cốt câu của phần câu còn lại và thực hiện nối kết giữa câu chứa nó với câu khác

Trong văn bản, giữa các câu vẫn liên kết với nhau mà không cần quan hệ

từ Nhưng thực ra trong những trường hợp có thể sử dụng quan hệ từ mà lại không dùng chúng thì sự liên kết giữa các câu sẽ thiếu chặt chẽ Ví dụ:

Vùng này bão tới Trường học vắng tanh

Có một mối quan hệ nhất định giữa hai câu này nhưng đó là mối quan hệ

Trang 32

khi cần thiết chúng ta có thể thêm phương tiện nối vào : "Vùng này bão tới Thế

nên trường học vắng tanh" thì mối quan hệ giữa hai câu sẽ được rõ ràng hơn

Như vậy, việc sử dụng phương tiện liên kết câu bằng các quan hệ từ giữ vai trò nhất định khi cần thiết Ngoài ra, sự có mặt của các từ này còn giúp đảm bảo quan hệ logic (quan hệ logic được đảm bảo trong liên kết hiểu là có sự phù hợp ở mức độ cao giữa logic vận động của bản thân đối tượng với logic của sự trình bày về chính đối tượng đó) Quan hệ logic sử dụng các phương tiện liên kết như quan hệ từ bình đẳng, quan hệ từ phụ thuộc để diễn đạt

Tìm hiểu hai nhóm quan hệ từ bình đẳng và quan hệ từ phụ thuộc (khi chúng làm phương tiện liên kết trong các văn bản), chúng tôi thấy chúng đều có những đặc điểm như nói ở trên song giữa chúng có sự khác nhau về mức độ liên kết Cụ thể là một số quan hệ từ phụ thuộc vốn được tách ra từ những cặp hô

ứng như: nếu - thì; vì - nên; bởi vậy - cho nên; tuy - nhưng các từ này sẽ thực hiện chức năng liên kết chặt chẽ hơn một số từ quan hệ bình đẳng như: và, cùng,

với

Chú ý trong quan hệ từ phụ thuộc cần phải phân biệt trường hợp các từ

bởi vì, vì, do, nếu, để có tác dụng chỉ quan hệ liên kết câu chứa nó với câu

đứng trước, với những từ tương tự có tác dụng chỉ quan hệ trong nội bộ một câu

Ví dụ:

Khách đến xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai sẽ không khỏi ngỡ ngàng thấy một dòng mương ngoằn ngoèo vắt ngang những đồi cao Dân

bản gọi dòng mương ấy là con nước ông Lìn Để thay đổi tập quán làm lúa

nương, ông Phàn Phù Lìn, người Dao đã lần mò cả tháng trong rừng tìm nguồn nước

Ngu Công xã Trịnh Tường - [43, tr 164]

Từ quan hệ để trong ví dụ trên chỉ mục đích của sự việc nêu ở câu chứa

nó chứ không chỉ quan hệ mục đích với sự việc nêu ở câu đứng trước như ví dụ sau:

Trang 33

(Lí trưởng trả lời bà cụ phó Bính)

- Ba bốn giờ mới bắt đầu, nhưng quan bắt đến huyện từ mười hai giờ Để

ngài điểm

(Nguyễn Công Hoan)

Như vậy, các quan hệ từ trở thành phương tiện nối khi chúng không giữ chức vụ cú pháp trong nòng cốt câu của phần câu còn lại đứng sau chúng; chúng làm liên tố nối câu chứa chúng với câu khác Các quan hệ từ này được phân nhỏ làm hai nhóm :

- Nối bằng quan hệ từ bình đẳng,

- Nối bằng quan hệ từ phụ thuộc

Những quan hệ do những từ này diễn đạt là quan hệ logic giữa hai câu do chúng nối kết lại Sau đây là các trường hợp sử dụng cụ thể:

1) Nối bằng quan hệ từ bình đẳng

Trong sách Tiếng Việt 4 tập 1, 2 chúng tôi đã khảo sát được 32/92 trường

hợp các từ quan hệ thuộc nhóm quan hệ từ bình đẳng, chiếm 34,78% trong tổng

số các phương tiện thuộc phép nối Đó là các quan hệ từ: nhưng, rồi, còn, mà,

và Sau đây là qúa trình mô tả và phân tích sự hoạt động của các từ này

Quan hệ từ nhưng

Trong tư liệu được khảo sát, từ nhưng là từ chiếm số lượng nhiều nhất

18/32 trường hợp, chiếm 56,26% trong các từ thuộc nhóm quan hệ từ bình đẳng

Có thể xem xét một số trường hợp sau :

Bị coi là tội phạm, nhà bác học già buộc phải thề từ bỏ ý kiến cho rằng

trái đất quay Nhưng vừa bước ra khỏi cửa toà án, ông đã bực tức nói to:

- Dù sao trái đất vẫn quay !

Dù sao trái đất vẫn quay ! - [44, tr 85]

Từ nhưng góp phần làm nổi bật mối quan hệ giữa hai câu, câu đứng trước

khẳng định việc nhà bác học phải thề từ bỏ ý kiến của mình, sang câu thứ hai bộ

Trang 34

phận đứng sau nhưng nói về thái độ phản kháng bảo vệ chân lí ngay tức thì của nhà bác học

Quan hệ từ rồi

Rồi là từ quan hệ thuộc nhóm quan hệ từ bình đẳng, tần số xuất hiện của

từ rồi trong nhóm cũng khá lớn 7/32 trường hợp, chiếm 21,87%

Nhiều chủ tàu người Hoa, người Pháp phải bán lại tàu cho ông Rồi ông

mua xưởng sửa chữa tàu, thuê kĩ sư trông nom

"Vua tàu thuỷ" Bạch Thái Bưởi - [43, tr.115] Trạng Quỳnh biết chúa đã đói lả, mới tâu:

- Xin chúa hãy xơi tạm vài thứ gia vị này, còn "mầm đá" thần xin dâng sau

Rồi Trạng truyền dọn cơm với tương lên

Ăn mầm đá - [44, tr 155] Rồi thể hiện những sự việc, hành động nối tiếp nhau diễn ra theo trình tự

thời gian kế tiếp nhau, cụ thể là các sự việc hành động trong câu có chứa quan

hệ từ rồi sẽ diễn ra sau các sự việc hành động trong câu đứng trước Từ mối quan hệ nối tiếp giữa hai câu, quan hệ từ rồi đảm bảo quan hệ logic giữa hai bộ

phận do nó nối kết và thực hiện liên kết giữa hai câu

Quan hệ từ còn

Từ quan hệ còn trong các tư liệu khảo sát có 5/32 lần xuất hiện, chiếm

15,62% tổng số các quan hệ từ bình đẳng

Rồi những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra: cánh đồng với những

đàn trâu thung thăng gặm cỏ; dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi

Còn trên tầng cao là đàn cò đang bay, là trời xanh trong và cao vút

Con chuồn chuồn nước - [44, tr 127]

Chim bắt đầu hót Còn những tia nắng mặt trời thì nhảy múa và sỏi đá

cũng biết reo vang dưới những bánh xe

Vương quốc vắng nụ cười - [44, tr 144]

Trang 35

Quan hệ từ còn đứng ở đầu câu chứa nó, không giữ chức vụ cú pháp trong nòng cốt của phần câu còn lại, còn nêu ra quan hệ giữa ý của câu chứa nó với ý

của câu đứng trước, theo đó nó nối kết hai câu với nhau

Quan hệ từ và

Thực hiện chức năng nối kết chỉ quan hệ bổ sung ngoài từ còn đã nêu còn

có từ và, từ này chỉ xuất hiện 1/32 trường hợp trong các văn bản tập đọc văn xuôi lớp 4 chiếm 3,12% Quan hệ từ và nối ý của câu chứa nó với câu đứng trước nó Ở câu chứa nó, từ và thể hiện nối tiếp sự việc, hành động, thái độ đã

được nói đến ở câu trước

Nhà vua sung sướng ngồi vào bàn Và lúc đó ông mới biết mình đã xin

một điều ước khủng khiếp

Điều ước của vua Mi - đát - [43, tr 90]

Quan hệ từ mà

Cũng giống như từ và trong các tư liệu khảo sát có duy nhất một trường hợp từ mà (1/32 chiếm 3,12% tổng số các quan hệ từ bình đẳng) Từ này cũng

thực hiện chức năng liên kết câu về mặt ý nghĩa

Sau đấy, không may mẹ em mất đi, còn lại thui thủi có mình em Mà em

ốm yếu, kiếm bữa cũng chẳng đủ

Dế Mèn bênh vực kẻ yếu - [43, tr 4]

Quan hệ từ mà nối ý của câu chứa nó với câu đứng trước dựa trên mối quan hệ bổ sung

2) Nối bằng quan hệ từ phụ thuộc

Phép nối ngoài sử dụng các phương tiện liên kết nối bằng các quan hệ từ bình đẳng còn sử dụng các quan hệ từ phụ thuộc Kết quả khảo sát cho thấy quan hệ từ phụ thuộc được sử dụng vào mục đích liên kết có duy nhất 1 trường

hợp, chiếm 1,08% tổng số các phương tiện liên kết nối Ví dụ:

Nàng công chúa phục quá, thì thào với chàng kị sĩ:

Trang 36

Đất Nung đánh một câu cộc tuếch:

- Vì các đằng ấy ở trong lọ thuỷ tinh mà

Chú Đất Nung - [43, tr 139]

Trong cuộc đối thoại trên quan hệ từ vì được sử dụng nhằm nối câu chứa

nó với câu: "Thế mà chúng mình mới chìm xuống nước đã vữa ra" trong mối

quan hệ nguyên nhân - kết quả Diễn giải ra ta có thể hiểu: Vì công chúa và

chàng kị sĩ ở trong lọ thuỷ tinh nên mới chìm xuống nước đã vữa ra Quan hệ từ

vì chỉ quan hệ nguyên nhân của câu đứng sau với câu đứng trước (một cách trực

tiếp) Từ vì đứng ở đầu câu, không giữ chức vụ cú pháp trong nòng cốt của phần câu còn lại đứng sau nó Trong câu này từ vì kết hợp với từ mà ở cuối câu còn

tạo nên sắc thái mỉa mai, diễu cợt trong câu nói của nhân vật Đất Nung với nàng công chúa và chàng kị sĩ

2.1.1.2 Nối bằng từ ngữ nối kết

Trong văn bản, phép nối sử dụng các từ ngữ nối kết làm nhiệm vụ nối câu chứa chúng với câu khác và làm liên tố Khái quát các đặc điểm của các từ ngữ nối kết :

Vị trí của các từ này là thường đứng đầu câu chứa chúng (trước chủ ngữ, đôi khi sau chủ ngữ và trước động từ tình thái hoặc động từ làm vị tố), đồng thời giữ chức vụ trạng ngữ hoặc đề ngữ (không làm chủ ngữ) trong câu chứa chúng Một số trường hợp chúng xuất hiện ở giữa câu thì chúng không thực hiện chức năng liên kết các câu Bên cạnh đó, các từ ngữ nối kết có ý nghĩa quan hệ, xét trong quan hệ với câu hữu quan Vậy nên các từ này ngoài khả năng liên kết giữa hai câu còn có khả năng liên kết nhiều câu hoặc nhiều đoạn văn với nhau

Thoả mãn hai điều kiện trên các từ ngữ nối kết có được tư cách của cái gọi là đề văn bản, hiểu là điểm xuất phát được chọn của câu - phát ngôn chứa chúng, xét câu hoạt động trong văn bản (với tư cách một thông điệp)

Về số lượng, các từ ngữ nối kết chiếm số lượng khá lớn trong phương tiện nối kết Lí do là các từ này biểu thị được nhiều quan hệ ý nghĩa trong văn bản

Trang 37

Có thể khái quát nên các trường hợp chúng biểu thị nhiều quan hệ ý nghĩa như sau:

- Trường hợp sử dụng các từ ngữ nối kết nhằm nêu lên ý tổng kết, khái

quát Ví dụ: cuối cùng, tóm lại, nói gọn lại, nhìn chung, sau cùng

- Trường hợp sử dụng các từ ngữ nối kết nhằm trình bày vấn đề Ví dụ:

một là, hai là, thứ nhất, thứ hai, ban đầu, lúc sau, lúc đó, sau

- Trường hợp sử dụng các từ ngữ nối kết nhằm giải thích minh hoạ cho

những ý vừa trình bày ở trước Ví dụ: tức là, nghĩa là, ví dụ, nói cách khác là, cụ

thể

- Trường hợp sử dụng các từ ngữ nối kết nhằm nêu sự tương phản với

những ý vừa trình bày ở trước Ví dụ: vậy mà, thế mà, trái lại, đối lập với

- Trường hợp sử dụng các từ ngữ nối kết nhằm bổ sung cho các ý đã được

nêu ra ở câu trước Ví dụ: thêm nữa là, ngoài ra

Trên đây là một số từ ngữ nối kết thường gặp và những quan hệ ý nghĩa mà chúng biểu thị

Do số lượng lớn và mang những đặc điểm riêng biệt nên các từ ngữ nối kết có thể chia ra thành:

- Nối bằng tổ hợp chứa quan hệ từ và đại từ thay thế,

- Nối bằng những tổ hợp từ ngữ khác có ý nghĩa quan hệ và có tác dụng liên kết

Sau đây là các trường hợp sử dụng cụ thể:

1) Nối bằng tổ hợp chứa quan hệ từ và đại từ thay thế

Nối bằng tổ hợp chứa quan hệ từ và đại từ thay thế là cách sử dụng các

đại từ thay thế như thế, đó, vậy hoặc tổ hợp có chứa đại từ thay thế như và thế

(là), nếu vậy, thế rồi, sau đó, khi đó làm phương tiện nối kết Nhóm từ này

cũng mang những đặc điểm chung của nhóm như ở phần trên đã nói và do có chứa đại từ thay thế nên chúng rất dễ nhầm lẫn với phép thế Có thể dựa trên

Trang 38

những tiêu chí cụ thể đã nêu ra ở phần Phân biệt phép nối và phép thế để phân biệt (Xem chương 1, tr 18)

Phép nối bằng các tổ hợp chứa quan hệ từ và đại từ thay thế có tần số xuất hiện khá lớn (26/92 trường hợp, chiếm 28,26% tổng số các phương tiện của phép nối) Sau đây là một số ví dụ:

Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia:

- Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả

Người ăn xin nhìn tôi chằm chằm bằng đôi mắt ướt đẫm Đôi môi tái nhợt

nở nụ cười và tay ông cũng xiết lấy tay tôi:

- Cháu ơi, cảm ơn cháu ! Như vậy là cháu đã cho lão rồi - Ông lão nói

bằng giọng khản đặc

Người ăn xin - [43, tr 31]

Tổ hợp từ như vậy (là), trong trường hợp trên, có thể hiểu là yếu tố chỉ kết quả và là phương tiện liên kết thuộc phép nối Từ vậy thay cho hành động nắm

chặt lấy bàn tay và ý từ chối nhưng chân thành, thương cảm của nhân vật tôi

Nhà vua đồng ý Thế là chú hề đến gặp cô chủ nhỏ của mình

Rất nhiều mặt trăng - [43, tr 164] Thế là đứng ở đầu câu chứa nó, từ thế làm nhiệm vụ thay thế cho ý ở câu

đứng trước với ý ở câu chứa nó Vì thế tổ hợp từ thế là là phương tiện nối của

phép nối

Ông biết dù văn hay đến đâu mà chữ không ra chữ cũng chẳng ích gì Từ

đó, ông dốc sức luyện viết chữ sao cho đẹp

Văn hay chữ tốt - [43, tr.129]

Tổ hợp từ đó đứng đầu câu làm trạng ngữ chỉ thời gian trong câu chứa nó, trong đó đó thay thế cho ý trong các câu đứng trước Trên cơ sở đứng đầu câu và thay thế như vậy, tổ hợp từ đó thuộc về phép nối

Nghe thế, chú bé Đất không thấy sợ nữa Chú vui vẻ bảo:

- Nào, nung thì nung!

Từ đấy, chú thành Đất Nung

Trang 39

Chú Đất Nung - [43, tr 134]

Từ đấy trong tổ hợp từ đấy thay cho ý của cả đoạn đứng trước và đứng ở

đầu câu chứa nó vì thế tổ hợp này là liên tố nối câu chứa chúng với đoạn văn

đứng trước

2) Nối bằng những tổ hợp từ ngữ khác có ý nghĩa quan hệ và có tác dụng liên kết

Số lượng của những tổ hợp từ ngữ khác có ý nghĩa quan hệ và có tác

dụng liên kết trong các văn bản khảo sát là khá lớn (33/92 lượt, chiếm 35,86% tổng số các phương tiện liên kết thuộc phép nối) Sự đa dạng của chúng giúp cho các câu trong văn bản được nối kết linh hoạt Sau đây là các ví dụ:

Một đằng thì đức độ, hiền từ mà nghiêm nghị Một đằng thì nanh ác, hung

hăng như con thú dữ nhốt chuồng Hai người gườm gườm nhìn nhau Rốt cục,

tên cướp biển cúi gằm mặt, tra dao vào, ngồi xuống, làu bàu trong cổ họng

Khuất phục tên cướp biển - [44, tr 67]

Yếu tố rốt cục được dùng làm liên tố trong ví dụ trên, vì đứng ở đầu câu

chứa nó và có tác dụng nối nội dung các câu đứng trước với nội dung của câu

chứa yếu tố này Ngoài ra rốt cục còn nói lên sự bất khả kháng, cái kết cục thất

bại của tên cướp biển trước sự điềm tĩnh của người bác sĩ

Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi Sau này tôi mới

hiểu đấy là khát vọng

Cánh diều tuổi thơ - [43, tr 146]

Cụm từ sau này ở ví dụ trên là phương tiện của phép nối Vì nó đứng ở

đầu câu giữ vai trò làm trạng ngữ và chỉ quan hệ thời gian của sự việc trong câu chứa chúng với sự việc trong câu đứng trước

Trang 40

Ông theo học cả ba ngành kĩ sư cầu cống, kĩ sư điện và kĩ sư hàng không

Ngoài ra, ông còn miệt mài nghiên cứu kĩ thuật chế tạo vũ khí

Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa - [44, tr 21]

Tổ hợp ngoài ra có quan hệ bổ sung với ý trong câu trước, cho nên nó

không phải là bộ phận của riêng câu chứa nó Trên cơ sở đó, nó là liên tố chỉ quan hệ bổ sung của ý trong câu chứa nó với ý trong câu đứng trước Qua khảo sát, một số tổ hợp cũng chỉ quan hệ giải thích hoặc bổ sung cho những vấn đề đã

được nêu ở câu trước như: tiếp đến là, không những thế, bên cạnh, lại thêm, lại

còn, riêng

- Nói đi ta sẽ trọng thưởng

Cậu bé ấp úng:

- Chẳng hạn, sáng nay, Bệ hạ đã quên lau miệng ạ

Vương quốc vắng nụ cười - [44, tr.143]

Tổ hợp từ chẳng hạn đã liên kết câu trước với câu sau vì nó minh hoạ cho

ý của câu đứng trước nó

Bước vào phòng ông nằm, em hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên Thì

ra ông đã qua đời

Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca - [43, tr 55]

Cả triều đình háo hức nhìn con người phi thường vừa xuất hiện Hoá ra

đó chỉ là một cậu bé chừng mười tuổi, tóc để trái đào

Vương quốc vắng nụ cười - [44, tr 143]

Tổ hợp từ thì ra, hoá ra biểu thị một sự việc, hành động sắp xảy ra; kế

tiếp sự việc hành động đã được nêu ở câu đứng trước câu chứa nó Hai từ này có khả năng diễn đạt sự ngỡ ngàng và có tác dụng làm rõ sự việc hành động vừa xảy ra ở câu trước

Trên đây là việc tìm hiểu phép nối trong các văn bản tập đọc văn xuôi

sách Tiếng Việt 4, để có cái nhìn so sánh và chi tiết hơn về phép liên kết nối

chúng tôi tiếp tục tìm hiểu các phương tiện liên kết của phép nối trong các văn

Ngày đăng: 31/03/2015, 14:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Diệp Quang Ban - Đọc sách "Hệ thống liên kết tiếng Việt" của Trần Ngọc Thêm - TCNH số 3.1986, tr.56 - 59 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống liên kết tiếng Việt
1. Diệp Quang Ban - Văn bản và liên kết trong tiếng Việt - NXB GD - HN. 1999 Khác
2. Diệp Quang Ban - Giao tiếp; Văn bản; Mạch lạc; Đoạn văn - NXB KHXH - H. 2002 Khác
3. Diệp Quang Ban - Ngữ pháp tiếng Việt - NXB GD - H. 2005 Khác
4. Diệp Quang Ban - Văn bản và liên kết trong tiếng Việt. Văn bản; Mạch lạc; Liên kết; Đoạn văn - NXB GD. 2005 Khác
6. Diệp Quang Ban - Sơ lược về ngữ pháp văn bản và việc lựa chọn một ngữ pháp văn bản thích hợp - Thông báo khoa học số 6/1991 - ĐHSPHN 1, Tr. 115 - 120 Khác
7. Đỗ Hữu Châu - Giáo trình giản yếu về ngữ pháp văn bản - NXB GD - H. 1996 Khác
8. Đỗ Hữu Châu - Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng - NXB GD - H. 1999 Khác
9. Đỗ Hữu Châu - Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt - NXB GD - H. 1999 Khác
10. Đỗ Hữu Châu - Các bình diện của từ và tiếng Việt - NXB ĐHQG - H.1999 Khác
11. Đỗ Hữu Châu - Ngữ nghĩa học hệ thống và ngữ nghĩa học tiếng Việt - TCNN số 1.1983 Khác
12. Đỗ Hữu Châu - Bùi Minh Toán - Đại cương ngôn ngữ học (tập 1) - NXB GD - H. 2002 Khác
13. Đỗ Hữu Châu, Mấy suy nghĩ về tính loại biệt và tính khái quát của từ vựng tiếng Việt, Tạp chí Ngôn ngữ, Hà Nội, số 4 - 1970 Khác
14. Đỗ Hữu Châu, Khái niệm Trường và việc nghiên cứu hệ thống từ vựng, Tạp chí Ngôn ngữ, 1973 Khác
15. Đỗ Hữu Châu, Trường từ vựng và hiện tượng đồng nghĩa, trái nghĩa, Tạp chí Ngôn ngữ, số 4 - 1981 Khác
16. Nguyễn Đức Dân - Logic và tiếng Việt - NXB GD - H. 1996 Khác
17. Nguyễn Đức Dân - Logic và sắc thái liên từ tiếng Việt - TCNN - số 4. 1976 Khác
18. Nguyễn Đức Dân - Lê Đông - Phương thức liên kết của từ nối - TCNN - số 1. 1985 - Tr. 32 - 39 Khác
19. Galperin.I.R - Văn bản với tư cách đối tượng nghiên cứu ngôn ngữ học - NXB KHXH - H.1987 Khác
20. Gillian Brown - Geoge Yule - Phân tích diễn ngôn - Trần Thuật (dịch) - NXB ĐHQG - H.2002 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w