1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng Dân số tại tỉnh Bắc Kạn

18 644 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 153,5 KB

Nội dung

Công tác DSKHHGĐ luôn được xác định là một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển đất nước, một trong những vấn đề kinh tế xã hội hàng đầu của Quốc gia. Thực hiện tốt công tác DSKHHGĐ là giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và toàn xã hội, góp phần quyết định để thực hiện CNHHĐH đất nước. Do đó, công tác DSKHHGđ luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm và coi đó là nhiệm vụ quan trọng của chiến lược phát triển đất nước.Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình (DSKHHGĐ) của nước ta trong những năm qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, tỷ lệ tăng dân số bình quân hàng năm là 1,2%năm. Tuy nhiên, công tác dân DSKHHGĐ vẫn còn những khuyết điểm và yếu kém như quy mô dân số tiếp tục tăng, mức sinh giảm chậm, chưa vững chắc, còn tiềm ẩn nguy cơ tăng trở lại, khu vực nông thôn chưa đạt mức sinh thay thế và mức giảm sinh rất chậm. Về cơ cấu dân số thì tình trạng mất cân bằng giới tính của trẻ sơ sinh đã đến mức báo động. Về chất lượng dân số có cải thiện như thứ hạng chỉ số phát triển con người (HDI) có tăng nhưng chưa đáng kể. Tuổi thọ bình quân tương đối cao nhưng chất lượng tuổi thọ khá thấp. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Trang 1

Môc lôc

- DÂN SỐ KHU VỰC THÀNH THỊ CÓ XU HƯỚNG TĂNG NHANH VÀ KHU VỰC NÔNG THÔN GIẢM DẦN ĐẾN NĂM 2009 DÂN SỐ THÀNH THỊ CHIẾM 16,2% (NĂM 1999 LÀ 14,1%) TRONG THỜI KỲ 1999-2009, DÂN SỐ THÀNH THỊ ĐÃ TĂNG LÊN VỚI TỶ LỆ BÌNH QUÂN 2,06%/NĂM, TƯƠNG ỨNG MỖI NĂM TĂNG 0,88 NGHÌN NGƯỜI, TRONG 10 NĂM TĂNG 8,8 NGHÌN

NGƯỜI DÂN SỐ KHU VỰC THÀNH THỊ TĂNG NGOÀI YẾU TỐ TĂNG TỰ NHIÊN, CÓ SỰ ĐÓNG GÓP RẤT LỚN CỦA YẾU TỐ TĂNG CƠ HỌC TRONG KHI Ở KHU VỰC NÔNG THÔN

TỶ LỆ TĂNG DÂN SỐ BÌNH QUÂN CHỈ CÓ 0,44%/NĂM (TƯƠNG ỨNG TRONG 10 NĂM TĂNG 10,7 NGHÌN NGƯỜI) NGƯỢC LẠI VỚI KHU VỰC THÀNH THỊ, DO NHU CẦU VỀ HỌC TẬP VÀ VIỆC LÀM NÊN XU HƯỚNG DÂN CƯ KHU VỰC NÔNG THÔN CHUYỂN DỊCH RA KHU VỰC THÀNH THỊ VÀ NGOÀI TỈNH NGÀY CÀNG LỚN NHƯ VẬY, DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG, DÂN SỐ ĐANG CÓ SỰ CHUYỂN DỊCH VÀ PHÂN BỐ LẠI TỶ TRỌNG DÂN SỐ KHU VỰC THÀNH THỊ NGÀY CÀNG TĂNG, TỶ TRỌNG DÂN SỐ KHU VỰC NÔNG THÔN NGÀY CÀNG THU HẸP QUÁ TRÌNH NÀY NẾU KHÔNG CÓ SỰ ĐIỀU TIẾT VÀ ĐỊNH HƯỚNG CỦA NHÀ NƯỚC SẼ DẪN TỚI SỰ MẤT CÂN ĐỐI DÂN CƯ VÀ PHÁ VỠ CÁC QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH 10

Trang 2

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

I Lý chọn đề tài.

Công tác DS-KHHGĐ luôn được xác định là một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển đất nước, một trong những vấn đề kinh tế xã hội hàng đầu của Quốc gia Thực hiện tốt công tác DS-KHHGĐ là giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và toàn xã hội, góp phần quyết định để thực hiện CNH-HĐH đất nước Do đó, công tác DS-KHHGđ luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm và coi đó là nhiệm vụ quan trọng của chiến lược phát triển đất nước

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) của nước ta trong những năm qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, tỷ lệ tăng dân số bình quân hàng năm là 1,2%/năm Tuy nhiên, công tác dân DS-KHHGĐ vẫn còn những khuyết điểm và yếu kém như quy mô dân số tiếp tục tăng, mức sinh giảm chậm, chưa vững chắc, còn tiềm ẩn nguy cơ tăng trở lại, khu vực nông thôn chưa đạt mức sinh thay thế và mức giảm sinh rất chậm Về cơ cấu dân số thì tình trạng mất cân bằng giới tính của trẻ sơ sinh đã đến mức báo động Về chất lượng dân số có cải thiện như thứ hạng chỉ số phát triển con người (HDI)

có tăng nhưng chưa đáng kể Tuổi thọ bình quân tương đối cao nhưng chất lượng tuổi thọ khá thấp Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Trong những năm qua, công tác DS-KHHGĐ của tỉnh Bắc Kạn tuy có đạt được những thành tích đáng kể về mục tiêu giảm sinh, nhưng thiếu bền vững, còn tiềm ẩn nguy cơ tăng sinh trở lại Sức khỏe bà mẹ, trẻ em tuy có cải

Trang 3

thiện nhưng rất chậm hàng năm vẫn cũn tỡnh trạng chết mẹ đỏng tiếc xảy ra

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng cũn cao, năm 2010 là 25,4% trong khi cả nước là 17,5%, đứng thứ 7 trong tốp 10 tỉnh cú tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng cao nhất nước, đứng thứ 3 trong 11 tỉnh khu vực trung du và miền nỳi phớa bắc Tỷ lệ dõn số bị thiểu năng về thể lực, trớ tuệ trong toàn tỉnh cũn cao chiếm khoảng 1,2% dõn số, số trẻ em mới sinh bị dị tật, khuyết tật hàng năm tuy khụng nhiều song vẫn chưa kiểm soỏt được Tỷ lệ dõn số phỏt hiện bị nhiễm HIV/AIDS cũn cao đứng trong tốp 10 cả nước Chỉ số phỏt triển con người (HDI) của Bắc Kạn cũn thấp Bộ mỏy tổ chức, đội ngũ cỏn bộ làm cụng tỏc DS-KHHGĐ cũn nhiều bất cập ảnh hưởng nhiều đến việc thực hiện cỏc mục tiờu chương trỡnh dõn số Vỡ vậy, để thực hiện được mục tiờu nõng cao chất lượng dõn số về thể chất, trớ tuệ và tinh thần thỡ tỉnh Bắc Kạn đang gặp rất nhiều khú khăn, trở ngại

Trước thực trạng trờn tại địa phương, để đỏnh giỏ đỳng thực trạng và cú những giải phỏp nhằm nõng cao chất lượng dõn số của tỉnh trong thời gian tới,

tụi đó chọn đề tài “Thực trạng và một số giải phỏp gúp phần nõng cao chất

lượng Dõn số tại tỉnh Bắc Kạn” làm đề tài nghiờn cứu.

II Mục tiờu của đề tài:

1 Đỏnh giỏ thực trạng chất lượng dõn số của tỉnh Bắc Kạn hiện nay.

2 Những khú khăn, thỏch thức và nguyên nhân đối với cụng tỏc DS-KHHGĐ của tỉnh

3 Đề xuất một số giải phỏp gúp phần nõng cao chất lượng dõn số của tỉnh Bắc Kạn trong thời gian tới

III Đối tượng nghiờn cứu

- Nghiên cứu các chỉ báo liên quan đến chất lượng dõn số

IV Phơng pháp nghiên cứu:

- Sử dụng phương phỏp phõn tớch, thống kờ, lập luận

- Nghiên cứu các văn bản, tài liệu có liên quan

Trang 4

V.Tài liệu nghiên cứu:

- CL DS/KHHGĐ giai đoạn 2001-2010 của tỉnh, TW

- Niªn gi¸m thèng kª DS-KHHGĐ 2001 – 2010; KQ TĐTDS và Nhà ở ngày 1/4/ 2009

- Chỉ thị, NQ của TØnh uû, Uû ban Nh©n d©n tØnh B¾c K¹n

- Tham kh¶o mét sè tµi liÖu, gi¸o tr×nh cña Trung t©m §µo t¹o, Båi dìng c¸n bé D©n sè – Y tÕ, Bé Y tÕ

Trang 5

PHẦN II NỘI DUNG

I.Những đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến công tác DS-KHHGĐ của tỉnh:

Bắc Kạn là tỉnh miền núi vùng cao, được tái lập từ tháng 1 năm 1997, với diện tích tự nhiên là 4.857,21 km2 có 8 đơn vị hành chính cấp huyện gồm

1 Thị xã và 7 huyện với 122 xã, phường, thị trấn trong đó có 110 xã vùng cao,

103 xã đặc biệt khó khăn (hiện nay còn 71 xã (được hưởng chương trình

134-135 của Chính phủ); Quy mô dân số trên 30 vạn người, mật độ dân số 61 người/ km2 có 7 dân tộc chính: Tày, Nùng, Kinh, Dao, Mông, Hoa và Sán chay Do địa hình phần lớn là đồi núi hiểm trở, độ dốc lớn nên đi lại khó khăn, giao thông kém phát triển, thông tin điện thoại chưa thông suốt, phát triển kinh tế và giao lưu hàng hoá còn ở mức thấp, mặt bằng dân trí không đồng đều, vùng sâu, vùng xa và vùng cao trình độ dân trí thấp Mặc dù trong những năm qua, nhất là từ khi được tái thành lập tỉnh, bộ mặt của tỉnh đã có nhiều khởi sắc, nền kinh tế đã có sự phát triển nhất định, song đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập bình quân đầu người còn thấp

vì vậy ảnh hưởng rất lớn đến quá trình triển khai công tác Dân số – kế hoạch hoá gia đình của tỉnh

Có thể nói, đến nay những mục tiêu của chính sách dân số đã được đại bộ phận cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân đồng tình ủng hộ; quan niệm

về hôn nhân, gia đình và sinh đẻ có kế hoạch đã có sự chuyển biến theo hướng tích cực, thực hiện quy mô gia đình ít con, nuôi con khoẻ; những hiểu biết và thực hành về KHHGĐ, chăm sóc sức khoẻ sinh sản, sức khoẻ bà mẹ trẻ em trong các tầng lớp nhân dân được nâng lên Sự chuyển biến về nhận

Trang 6

thức đó kéo theo những chuyển biến về hành vi thực hiện KHHGĐ cũng có thay đổi rõ rệt Sau 10 năm thực hiện các chỉ tiêu về chiến lược dân số Bắc Kạn đã cơ bản đều đạt và vượt kế hoạch đề ra, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm

từ 1,47% (2001) xuống còn 1,03% (2010); tỷ suất sinh thô giảm từ 19,9%o

(2001) xuống còn 15,6%o (2010); tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên năm 2010 là 4,3%, giảm 4,52% so với năm 2001; tỷ lệ các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh

đẻ áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại tăng từ 64,9 (2001) lên 76,8%(2010); đặc biệt là đến năm 2009, Bắc Kạn có Tổng tỷ suất sinh (số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ) là 1,84 con, là một trong 10 tỉnh, thành phố trong cả nước có mức sinh thấp nhất

II Vài nét về kết quả thực hiện mục tiêu Chiến lược DSVN giai đoạn 2001 - 2010

- Mục tiêu tổng quát của Chiến lược dân số Việt Nam 2001 - 2010 là:

“Thực hiện gia đình ít con, khoẻ mạnh, tiến tới ổn định quy mô dân số ở mức hợp lý để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc Nâng cao chất lượng dân số, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước”

- Mục tiêu cụ thể thứ nhất là: “Duy trì vững chắc xu thế giảm sinh để đạt mức sinh thay thế bình quân trong toàn quốc chậm nhất vào năm 2005, ở vùng sâu, vùng xa và vùng nghèo chậm nhất vào năm 2010 để quy mô, cơ cấu dân số và phân bổ dân cư phù hợp với sự phát triển kinh tế-xã hội vào năm 2010”[CLDS] Đến giai đoạn 2 (2006 - 2010), mục tiêu này được xác định là:

“Tập trung mọi nỗ lực thực hiện mục tiêu mỗi cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ chỉ có một hoặc hai con, nhằm duy trì vững chắc mức sinh thay thế, tiến tới ổn định quy mô dân số ở mức hợp lý”[QĐ 170].

Thực tế đã cho thấy, mục tiêu giảm sinh là mục tiêu cơ bản và xuyên suốt của Chiến lược Dân số Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 Mục tiêu này đã

Trang 7

được lượng hóa bằng chỉ số Tổng tỷ suất sinh (TFR), năm 2005 TFR của cả nước đã đạt 2,1, đến năm 2009 là 2,03 và thấp hơn mức sinh thay thế, đó là một kết quả vượt trên cả sự mong đợi (2,1) [TĐTDS1.4], Tổng dân số thời điểm 01/4/2009 là 85.789.573 người, so với mục tiêu của Chiến lược đến

2010 đạt dưới 89 triệu người, như vậy mục tiêu này đã đạt được với hiệu quả tốt hơn mong muốn Mặc dù Nghị quyết 4 Ban chấp hành Trung ương khóa VII đề ra mục tiêu đạt mức sinh thay thế vào năm 2015 nhưng nhờ phân tích

và dự báo đúng xu hướng giảm nhanh mức sinh, Chiến lược đã đề ra thời hạn đạt mục tiêu nói trên sớm hơn 10 năm, vào năm 2005, và do đó đã chuyển sang giải quyết vấn đề chất lượng dân số

- Mục tiêu cụ thể thứ 2 là “Nâng cao chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ và tinh thần Phấn đấu đạt chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức trung bình tiên tiến thế giới vào năm 2010” Kết quả 2009 HDI đạt 0,725 phát triển

con người Việt nam thuộc nhóm trung bình tiên tiến của thế giới (HDI ≥ 0,700) ngay từ năm 2003, sớm hơn 7 năm so với thời hạn đề ra ra và tiếp tục được nâng cao Vì vậy, có thể khẳng định rằng: Mục tiêu nâng cao chất lượng dân số của chiến lược nếu tính chung trên phạm vi cả nước đã đạt được một cách vững chắc và sẽ tiếp tục được nâng cao trong tương lai [Tr62 Ng Đ Cử]

Mục tiêu thứ 2 của giai đoạn 2006 - 2010 là : "Thử nghiệm và mở rộng

một số mô hình, giải pháp can thiệp, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dân số Việt Nam về thể chất, trí tuệ và tinh thần, đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa và sự phát triển bền vững của đất nước" Mặc dù không có các chỉ báo kiểm định nhưng

một số mô hình đã được triển khai và bước đầu thu được kết quả tốt, như mô hình Sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh; tư vấn và khám sức khoẻ tiền hôn nhân; giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh; giảm tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; mô hình tư vấn và chăm sóc người cao tuổi dựa vào cộng đồng; mô hình nâng cao chất lượng dân số của dân tộc ít người

Trang 8

Hai mục tiêu cụ thể của Chiến lược Dân số Việt Nam 2001-2010 cơ bản

đã đạt được nếu tính chung trên phạm vi cả nước Tuy nhiên, mức độ đạt được của các mục tiêu này còn khác nhau giữa các vùng, miền và các tỉnh Tại một số tỉnh, hành phố lớn, có tốc độ phát triển kinh tế tốt, mức thu nhập cao và ổn định, trình độ dân trí đồng đều thì có mức sinh (TFR) giảm sâu dưới mức thay thế, chỉ số phát triển con người (HDI) cao Ngược lại, nhiều vùng/tỉnh miền núi không đạt mục tiêu chiến lược: TFR cao, HDI thấp TFR tính chung trên phạm vi cả nước đã giảm xuống mức sinh thay thế từ năm

2005 và tiếp tục giảm trong các năm tiếp theo HDI đã đạt mức 0,7 ngay từ năm 2003 và tiếp tục tăng lên, năm 2009 đã đạt 0,725 Như vậy, các mục tiêu

cụ thể của Chiến lược Dân số Việt Nam 2001-2010 về cơ bản đã đạt được

III Thực trạng công tác DS-KHHGĐ và chất lượng dân số của tỉnh

Bắc Kạn trong những năm qua.

1 Về quy mô dân số

Kết quả Tổng điều tra dân số 01.4.2009 cho thấy tổng dân số là 294.660 người, như vậy sau 10 năm dân số của tỉnh tăng thêm 19.495 người, bình quân mỗi năm tăng thêm 1,95 nghìn người Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm trong thời kỳ giữa hai cuộc Tổng điều tra năm 1999 và năm 2009 là 0,7%

và thấp hơn mức bình quân chung của cả nước (cả nước tăng 1,2% năm) Sở

dĩ có mức tăng dân số thấp như vậy do kết quả của nhiều năm kiên trì triển khai Chương trình Dân số - Kế hoạch hoá gia đình; bên cạnh đó trình độ dân trí, học vấn, điều kiện vật chất, văn hoá tinh thần của nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Kạn ngày càng được nâng cao do đó nhận thức của người dân về công tác kế hoạch hoá gia đình ngày càng tốt hơn Mặt khác, mức độ di dân

cơ học từ tỉnh Bắc Kạn đi các tỉnh khác lớn (Bắc Kạn chuyển về tỉnhThái Nguyên; Từ Bắc Kạn vào các tỉnh Tây nguyên và các tỉnh miền Đông nam bộ; Bắc Kạn về thủ đô Hà Nội; ) do đó làm mức tăng dân số bình quân của tỉnh ngày càng chậm lại

Trang 9

- Tỷ suất sinh thô của tỉnh Bắc Kạn đã giảm mạnh, số liệu đã thu thập được trong Tổng điều tra năm 1999 là 21,83‰ và 16‰ năm 2009 Tỷ suất sinh thô của tỉnh Bắc Kạn thấp hơn mức bình quân chung của cả nước (17,6‰), ngang tầm với tỉnh Lạng Sơn; Nhưng thấp hơn tỉnh Hà Giang (với 26,3‰) và tỉnh Cao Bằng (với 18,1‰) Tổng tỷ suất sinh năm 2009 là 1,84 con/phụ nữ thấp hơn mức sinh thay thế (năm 1999 là 2,61 con/phụ nữ); Thấp hơn mức bình quân cả nước (2,03 con/phụ nữ) và các tỉnh lân cận: Hà giang 3,08, Cao Bằng 2,18, Lạng Sơn 1,86

- Tỷ suất chết thô là 7,1‰, cao hơn mức trung bình của cả nước (6,8‰) còn tỷ suất chết trẻ em dưới một tuổi (IMR) là 19,9‰, cao hơn mức trung bình của cả nước (16‰)[Tr 148 KQ TĐTDS] Điều này thể hiện công tác thể hiện công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân nói chung và

bà mẹ trẻ em nói riêng còn có những hạn chế nhất định

2 Về cơ cấu dân số

- Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 01.04.2009 là 294.660 người Trong đó dân số nam là 148.837 người chiếm 50,51%; dân số nữ có 145.823 nhân khẩu chiếm 49,49% So với kết quả của cuộc Tổng điều tra năm

1999, cơ cấu dân số tỉnh Bắc Kạn theo độ tuổi có sự thay đổi tích cực: Tỷ trọng dân số dưới 15 tuổi giảm từ 36,1% năm 1999 xuống còn 24,5% (phạm

vi cả nước từ 33% xuống 25%), và trong khoảng 10 năm qua bình quân mỗi năm tỷ trọng này giảm khoảng 1,16% Ngược lại, tỷ trọng dân số của nhóm 15-59 tuổi (là nhóm chủ lực của lực lượng lao động) lại tăng từ 56,9% năm

1999 lên 67,3% (phạm vi cả nước tăng từ 58% năm 1999 lên 66%), và trong khoảng 10 năm quabình quân mỗi năm tỷ trọng này tăng khoảng 1,04%

Nhóm dân số từ 60 tuổi trở lên tăng từ 7% năm 1999 lên 8,2% năm 2009 Do

tỷ lệ người già tăng lên trong khi tỷ lệ trẻ em dưới 15 tuổi giảm mạnh trong

10 năm qua, nên “chỉ số già hoá ” của dân số tỉnh Bắc Kạn tăng từ 14 điểm

phần trăm sau 10 năm (từ 19,4% năm 1999 lên 33,4%), chỉ số già hoá của

Trang 10

Bắc Kạn hiện nay thấp hơn so với cả nước (cả nước 35,9%), tương đương với mức già hoá của tỉnh Lạng Sơn, thấp hơn Cao Bằng (36,2%), nhưng lại cao hơn tỉnh Hà Giang(19,7%) Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi còn cho phép

tính “tỷ lệ dân số phụ thuộc”nhằm đánh giá “gánh nặng” của nhóm dân số trẻ

(dưới 15 tuổi) và dân số già (trên 60 tuổi) đối với nhóm dân số trong độ tuổi lao động chủ yếu (15-59 tuổi) Kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ dân số phụ thuộc của tỉnh Bắc Kạn giảm nhanh trong 10 năm qua: Năm 1999 là 75,8%; năm 2009 chỉ còn 48,6% nghĩa là cứ 100 người trong nhóm 15-59 tuổi vào năm 1999 phải “gánh” cho 75,8 người phụ thuộc, nhưng đến năm 2009 chỉ còn phải “gánh” 48,6 người[tr.5 ĐTDSBK] Như vậy Bắc Kạn đang ở trong thời kỳ cơ cấu dân số “vàng” nguồn nhân lực dồi dào tạo nhiều cơ hội thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội

- Cơ cấu dân số về giới cho thấy tỷ số giới tính của dân số toàn tỉnh năm

2009 là 102,1 nam trên 100 nữ Nói cách khác, nam chiếm 50,51% và nữ chiếm 49,49% so với tổng dân số Tỷ số giới tính năm 2009 cao hơn với năm 1999 (năm

1999 tỷ số giới tính là 99,9) và cao hơn mức bình quân chung của cả nước (cả nước tỷ số giới tính là 98,1) Mặc dù tỷ số giới tính bình quân toàn tỉnh là 102,1 nhưng xét từng địa phương có sự trênh lệch khác nhau Trong số các huyện, thị

xã thì huyện Chợ Đồn có tỷ số giới tính cao nhất với (105,1 nam/100 nữ), tiếp đến

là huyện Na Rì (104,6 nam/100 nữ) Ngược lại, thị xã Bắc Bắc Kạn có tỷ số giới tính thấp nhất với tỷ số 95,9 nam/100nữ, tiếp đến là huyện Pác nặm có tỷ số là 98,6 nam/ 100 nữ Tỷ số giới tính khi sinh đã có xu hướng tăng lên trong 10 năm qua, năm 1999 tỷ lệ này là 101,8 bé trai/100 bé gái, đến nay đã tăng lên 102 bé trai/100 bé gái Đây là chủ đề xã hội nóng đã và đang được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm trong những năm gần đây[tr.6 ĐTDSBK].

3 Về phân bố dân cư

Dân số trong những năm qua đã tăng lên, mật độ dân số của tỉnh Bắc Kạn đã tăng từ 57 người/km2 năm 1999, lên 61 người/km 2 năm 2009, nhưng

Ngày đăng: 29/03/2015, 21:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w