Và để có được cuộc sống thanh bình, không có chiến tranh như hôm nay đã có biết bao mồ hôi, xương máu của những người đi trước đổ xuống mảnh đất này; vì vậy mỗi người chúng ta cần phải n
Trang 1GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI MÔN ĐỊA PHƯƠNG HỌC
Câu hỏi 1 Kế thừa những truyền thống nổi bậc của người Bình Định, anh (chị) phải làm gì để xây dựng quê hương.
Gợi ý trả lời:
ĐVĐ: Mỗi dân tộc trên khắp hành tinh này, dù ở trình độ văn minh cao hay thấp, dù
đã phát triển hay đang phát triển thì cũng đều có những truyền thống đặc trưng của riêng mình và do đó có hệ thống giá trị truyền thống riêng của mình Hệ thống giá trị đó chính là
sự kết tinh tất cả những gì tốt đẹp nhất qua các thời đại lịch sử khác nhau của dân tộc để làm nên bản sắc riêng Nó được truyền lại cho thế hệ sau và cùng với thời gian, cùng với sự tiến triển của lịch sử sẽ được bổ sung bằng các giá trị mới Trong hệ thống các giá trị truyền thống Việt Nam có không ít những giá trị tốt đẹp mà chúng ta có thể bắt gặp ở các dân tộc khác nhau, ở những địa phương khác nhau Trên mãnh đất cong hình chữ S thân yêu của chúng ta, vậy bạn đã biết gì về giá trị truyền thống nổi bậc của con người Bình Định ? Là người con được sinh ra, lớn lên, mang dòng máu trong người hai chữ “Bình Định” - mãnh đất đầy truyền thống lịch sử hào hùng này bạn đã làm gì, phải làm gì và sẽ làm gì để góp phần xây dựng quê hương Bình Định giàu đẹp ?
GQVĐ: Nhìn lại từ quá khứ xa xưa, chúng ta tự hào về Bình Định - nơi sớm sản sinh
ra nền văn hoá lớn của cư dân cổ Sa Huỳnh, mang đậm nét đặc trưng của thời đại kim khí, đã
để lại nhiều di tích phong phú, các công cụ sản xuất bằng đồ sắt, đồ trang sức bằng đá quý và thuỷ tinh đặc sắc những trống đồng Đông Sơn cũng đã được tìm thấy ở đây chứng tỏ thời
đó đã có sự giao lưu văn hoá rộng lớn giữa các vùng của đất nước.Bình Định còn là nơi chứng kiến sự phát triển, lụi tàn của quốc gia cổ Chămpa - một vương quốc có nhiều thăng trầm song cũng không tránh khỏi số phận tồn vong của lịch sử Cái tên Chămpa chỉ còn như một tên riêng của một dân tộc Chăm gắn bó trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.Vương quốc Chămpa xưa, nay còn để lại những di tích khảo cổ học, nhiều thành cổ, điêu khắc cổ và kiến trúc đền tháp nổi tiếng, cổ kính, uy nghi Các di tích được các nhà khảo cổ phát hiện ở nhiều nơi trên đất Bình Định phong phú, đa dạng về chủng loại, tinh xảo về kỹ thuật, gồm các đồ gốm sứ phục vụ cho cuộc sống cộng đồng, giao lưu, trao đổi hàng hoá ngoài khu vực
và các nước phụ cận Bình Định có thành Đồ Bàn tồn tại gần 5 thế kỷ mà sau đó là thành Hoàng Đế thời Tây Sơn - Nguyễn Nhạc Vùng đất mới Bình Định với chặn đường dài hình thành và phát triển qua nhiều thế kỷ tạo nên những truyền thống quý báu, những đức tính cao đẹp của con người bình định cho đến ngày hôm nay
1 Truyền thống và giá trị truyền thống:
- Khái niệm về truyền thống: Truyền thống là những giá trị tinh thần (những tư
tưởng, đức tính, lối sống, thói quen cách ứng xử tốt đẹp…) hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc được truyền từ đời này qua đời khác, được mọi người tôn trọng, lưu giữ,
kế thừa và phát huy
Lịch sử cho thấy rằng truyền thống mang trong bản thân nó tính hai mặt:
Một là: truyền thống góp phần suy tôn, giữ gìn những gì là quý giá, là cốt cách, là nền
tảng cho sự phát triển, cho sự vận động đi lên của cộng đồng dân tộc Xét từ mặt này thì
Trang 2truyền thống mang ý nghĩa giá trị tích cực, là cái góp phần tạo nên sức mạnh, là chổ dựa không thể thiếu của dân tộc trên đường đi tối tương lai
Hai là: truyền thống đồng thời cũng còn là mảnh đất hết sức thuận lợi cho sự dung
dưỡng, duy trì và làm sống lại mặt bảo thủ, lạc hậu, lỗi thời khi mà điều kiện và hoàn cảnh lịch sử đã thay đổi Mặt thứ hai này có tác dụng không nhỏ trong việc kìm hãm, níu kéo, làm chậm sự phát triển của một quốc gia, dân tộc nào đó, nhất là khi quốc gia, dân tộc n ày hạn chế giao lưu hoặc thi h ành chính sách đóng cửa với thế giới bên ngoài vì các lý do khác nhau
Chúng ta thấy chỉ có những gì có thể đảm bảo sự tồn tại của con người, chỉ có những
gì có thể thoả mãn nhu cầu nhân sinh mới có thể thừa nhận là có giá trị Truyền thống không bao giờ có thể có nếu nó chỉ là một sự kiện, một hiện tượng tự nhiên hoặc một sự áp đặt từ bên ngoài bắt chúng ta theo Chúng ta chỉ chấp nhận những gì chúng ta nâng niu Cái được coi là truyền thống chỉ khi nào nó trở thành một bộ phận thiết yếu, bảo tồn và có khả năng phát triển cuộc sống của chúng ta Do đó, cái gì có thể được gọi, được coi hay được mệnh danh là truyền thống phải đư ợc xem xét từ ba khía cạnh của cuộc sống con người: truyền thống như là một phần của cuộc sống, truyền thống như là phương tiện để bảo tồn cuộc sống
và truyền thống như là sức mạnh định hướng phát tiển cuộc sống
- Giá trị truyền thống: Giá trị là những gì tốt đẹp, là nền tảng của một dân tộc, một
quê hương Giá trị truyền thống là mục tiêu và động lực mà mọi dân tộc hướng đến Giá trị truyền thống bao gồm nhiều yếu tố nhưng con người vẫn là nhân tố quan trọng nhất
2 Những giá trị truyền thống về con người Bình Định:
-Truyền thống cần cù lao động xây dựng quê hương: Xa xưa phần lớn vùng đất
Bình định là những hoang dã, rừng rậm, biển, đầm lầy; khí hậu khắc nghiệt, thường xuyên có thiên tai Để tồn tại và phát triển các dân tộc người quần tụ nơi đây phải đoàn kết, cùng nhau
đổ mồ hôi công sức để chinh phục thiên nhiên, khai khẩn đất đai, dựng làng, mở thị Cùng với thời gian, nông nghiệp, ngư nghiệp và lâm nghiệp được hình thành và phát triển tạo ra những vùng đất phì nhiêu, phát triển những làng nghề truyền thống còn lưu giữ đến ngày nay như: dệt, rèn, đúc, gốm, gạch ngói, làm nón, bánh với nhiều SP nổi tiếng; hiện nay Bình định
có 54 làng nghề, vùng nghề
-Truyền thống đấu tranh anh dũng:
+Thời kỳ phong kiến: Trong thế kỷ XVII, Phủ Quy Nhơn là một trong những nơi chịu
áp bức bóc lột nặng nề nhất Nông dân, thương nhân, các dân tộc ít người đều căm phẫn tột
độ Năm 1695, một thương nhân ở Quy Nhơn là Quảng Phú đã liên kết với thương nhân ở phủ Quảng Ngãi là Linh Vương mua sắm binh thuyền, vũ khí khởi nghĩa chống chúa Nguyễn Thế kỷ XVIII, cuộc khởi nghĩa của Lía ở phủ Quy Nhơn đã nói lên một khí thế đấu tranh quyết liệt của người nông dân chống địa chủ và cường quyền áp bức Đó là khúc nhạc dạo đầu của bản anh hùng ca hoành tráng của các thủ lĩnh nông dân Tây Sơn khi Nguyễn Nhạc đã tụ nghĩa ở đất Tây Sơn với những người có nghĩa khí, chống áp bức đã dấy lên cuộc khởi nghĩa (1771) làm rung chuyển cả cơ đồ của chúa Nguyễn ở Đàng Trong
+Thời kỳ thuộc địa nữa phong kiến: Hòa chung vào công cuộc chuẩn bị chống ngoại
xâm của cả nước, nhân dân Bình Định nỗ lực chiến đấu chống Pháp và tay sai đến cùng , đa
số nhân dân - những người ủng hộ và tham gia tích cực vào hai cuộc khởi nghĩa đã bị thực dân Pháp và vua quan nhà Nguyễn đàn áp, khủng bố rất tàn khốc Thế nhưng, người dân Bình Định vẫn không nản lòng, thối chí, trái lại Suốt chặng đường lịch sử 60 năm (1885-1945), phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Bình Định trải qua ba giai đoạn với màu sắc, quan điểm, tư tưởng, đường lối, chủ trương chính trị khác nhau: ngọn cờ Cần Vương chống Pháp của giai cấp phong kiến cuối thế kỷ XIX, phong trào yêu nước mang
Trang 3màu sắc dân chủ tư sản đầu thế kỷ XX, cao trào giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản và chủ nghĩa Mác-Lênin do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo từ 1930 đến
1945 Đây là những làn sóng nối tiếp nhau dồn dập đánh vào thành trì của chế độ thực dân-phong kiến, mà lớp sóng sau mạnh mẽ hơn lớp sóng trước gấp bội lần Tiêu biểu là các chiến thắng Phù Ly (tháng 8/1948), chợt Cát (7/1949), đặc biệt là đánh bại chiến dịch Át Lăng của Pháp…
+Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ: Trải qua cuộc chiến đấu một mất một còn, ròng rã
hơn 20 năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, lâu dài, khốc liệt, hy sinh gian khổ nhưng rất hào hùng, anh dũng Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, trực tiếp là Tỉnh ủy Bình Định, quân và dân trong tỉnh đã đoàn kết một lòng phát huy truyền thống yêu nước của
dân tộc, của vùng đất “Địa linh nhân liệt”, thượng võ, quật khởi, quê hương của vị anh hùng
dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ Truyền thống đó tiếp tục được nhân lên và phát huy cao
độ trong mọi tình huống khó khăn nhất Những chiến thắng tiêu biểu có thể kể đến như: Chiến thắng Tờ Lok, Tờ Lek (vĩnh Thạnh năm 1959; chiến thắng An Lão 12/1965; Chiến thắng Dương Liễu -Đèo Nhông (Phù Mỹ); chiến thắng Đồi Mười (Hoài nhơn) và chiến thắng thuận ninh (Tây Sơn) năm 1965 và chiến thắng Gò Loi (Hoài Ân) năm 1972 và đặc biệt chiến thắng oanh liệt chiều 31/3/1975 giải phòng Quy Nhơn
-Truyền thống Văn hóa: Bình định được xem là trung tâm của 1 vùng VH lâu đời có
nhiều tầng và nhiều lớp đan xen, đồng thời là một vùng đất hiếu học, khoa cử Trên dưới
4000 trước, cư dân lâu đời của dải đất Miền trung, trong đó có BĐ là chủ nhân của một nền
VH độc đáo, được đặt tên là VH Sa Huỳnh, VH của cư dân cổ trên đất BĐ xưa là VH của những nhóm người thuộc bộ lạc Dừa (Narikela Vamsa), một bộ phận của người Chiêm Thành cổ Bình Định còn là Trung tâm của Phật giáo, Thiên chúa giáo ở Đàng trong với những ngôi chùa cổ kính Người BĐ có truyền thống hiếu học, đất BĐ từng là nơi đặt trường thi và Trường võ của chính quyền phong kiến thu hút sĩ tử võ sinh cả 1 vùng từ Quãng Nam đến bình thuận.BĐ còn là mảnh đất tốt cho VH dân gian đơm hoa kết trái, là nơi giao thoa giwuax nhiều nền VH BĐ là là cái nôi ca kịch bài chòi và tuồng cổ Bình định cũng là nơi nảy sinh và nuôi dưỡng nhiều nhà thơ nổi tiếng như: Đào Duy Từ, Đào Tấn, Quách Tấn, Hàn mạc Tử, Xuân Diệu, Yến Lan, Chế Lan Viên Ngoài ra người BĐ có đức tính hiếu khách, háo nghĩa, can trường, chịu thương, chịu khó
Với lịch sử truyền thống đã trãi qua, đã diễn ra…làm cho chúng ta càng hiểu về quá khứ truyền thống của dân tộc Từ quá khứ con người sẽ rút ra bài học kinh nghiệm xương máu, bổ ích cho hiện tại và tương lai, không hiểu biết quá khứ thì việc xây dựng càng khó biết bao? Nó giống như CM nước ta trước khi có Đảng vậy, con người phải mò mẩm từ vạch xuất phát Do đó “ lịch sử là bó đuốc soi đường đi tới tương lai” là “ triết lý của việc noi gương” Như trong tác phẩm “ Lịch sử nước ta” Bác đã việt “ Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà mới hay”
Ngày đất nước hòa bình, thống nhất có thể khẳng định một điều Đạo đức CM là truyền thống cao đẹp của dân tộc, nó đã tạo ra những điều thần kỳ khi được khơi dậy, phát huy đúng lúc, cũng chính là sức mạnh này đã tạo ra những mốc son chói lọi Nhìn lại từ quá khứ xa xưa, chúng ta tự hào về truyền thống của người Bình Định Và để có được cuộc sống thanh bình, không có chiến tranh như hôm nay đã có biết bao mồ hôi, xương máu của những người
đi trước đổ xuống mảnh đất này; vì vậy mỗi người chúng ta cần phải nhận thức rõ giá trị lịch
sử truyền thống của ông cha để lại trong đó có BÌnh định để kế thừa và phát huy góp phần xây dựng quê hương ngày một phát triển
3 Phải làm gì để xây dựng truyền thống quê hương:
Trang 4Với truyền thống nổi bật của người BĐ, là công dân của đất võ và là một cán bộ, Đảng viên (đang công tác tại Cục Thuế tỉnh Bình Định), chúng ta cần phải:
- Nhận thức đầy đủ và hiểu rõ hơn truyền thống quý báu của con người Bình Định, cần phải biết tiếp thu có chọn lọc, gạn đục khơi trong để nhìn nhận tiếp thu đúng đắn mà kế thừa cái hay, cái tốt
- Bản thân phải biết phát huy truyền thống quý báu đó theo lời dạy của Người Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta cần phải có trách nhiệm và phải đi đầu trong học tập theo tấm gương Bác Hồ Vĩ đại, để đóng góp trí tuệ của mình vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước xứng danh với tên người ta đã gắn “Trời văn đất võ”
- Ngoài việc hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn, còn tham gia xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, trung thực và đấu tranh chống các hành vi tiêu cực trong xã hội, chấp hành và tuyên truyền, vận động người khác thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.Có kế hoạch mang tính khoa học và thường xuyên kiểm tra giám sát Yêu nước là thi đua và thi đua là yêu nước
- Về văn hóa: Phải biết tuyên truyền để giáo dục quảng bá văn hóa của người Bình Định, tham gia tuyên truyền là góp phần bảo vệ truyền thống của người đất võ như: Phong tục, tập quán…những đức tính của người BĐ như: hiếu khách, háo nghĩa, không thích công danh, kiên cường, bất khuất để mọi người biết Đồng thời đề phòng, tẩy chay, lên án sự xâm nhập của lối sống thiếu văn hoá, không lành mạnh
Chính vì lẽ đó, bản thân chúng ta ý thức rõ hơn ai hết vai trò và trách nhiệm của mình trong công cuộc xây dựng Bình Định thành thành phố kiểu mẫu và hòa chung cùng đất nước thực hiện thành công mục tiêu đến năm 2020 trở thành một nước tiên tiến
KTVĐ: Với truyền thống hào hùng của người BĐ Trong thời kỳ đổi mới đất nước,
chúng ta phải tích cực học tập và rèn luyện, nâng cao tinh thần cảnh giác, ý thức bảo vệ Tổ quốc, tham gia xung kích, đi đầu trong mọi lĩnh vực Là Đảng viên cộng sản, rất vinh dự và
tự hào về truyền thống hào hùng của dân tộc, truyền thống đấu tranh bất khuất kiên cường của các thế hệ cha anh đi trước Từ đó, chúng ta phải thấy rằng, trách nhiệm của cá nhân là sống có lý tưởng, có văn hóa trau dồi đạo đức, làm tròn bổn phận của người công dân tốt và xung kích tình nguyện vì cộng đồng, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm Có như thế mới sống đẹp, sống có ích trong xã hội
Trang 5Câu hỏi 2 Đảng bộ tỉnh Bình Định ra đời là một tất yếu.
Gợi ý trả lời:
ĐVĐ: Sinh thời Hồ Chí Minh có nói Muốn sống phải cách mệnh mà muốn cách mạng
thành công trước hết phải có Đảng lãnh đạo Cùng với xu hướng chung của cả nước đảng bộ tỉnh Bình Định là một tất yếu Từ khi ra đời cho đến nay, trong suốt 84 năm qua tỉnh Bình Định trong quá trình xây dựng và phát triển tỉnh nhà đã mang lại nhiều thành tựu to lớn đó là
nhờ có sự lãnh đạo của Đảng Điều đó một lần nữa chứng minh: Đảng bộ tỉnh Bình Định ra đời là một tất yếu
GQVĐ: Dưới ách thống trị của thực dân Pháp, nhân dân BĐ bị áp bức nặng nề, tàn
bạo như: về kinh tế chúng bóc lột sức người khai thác vơ vét tài nguyên, hạn chế đầu tư; về chính trị chúng dung người việt cai trị người việt; về văn hóa thi hành một chính sách đầu độc, ngu dân đồng thời truyền bá văn hoá và giáo dục của Pháp để phục vụ cho chính sách thuộc địa của mình Mục đích của những chính sách đó là nhằm nô dịch tinh thần quần chúng, biến quần chúng thành những đám đông tự ti, khiếp nhược trước sức mạnh của văn minh đại Pháp, mất tin tưởng vào khả năng và tiền đồ của dân tộc, cắt đứt với mọi truyền thống tốt đẹp Về tầng lớp xã hội có biến động lớn: xuất hiện các giai cấp mới, giai cấp CN, giai cấp TS và tầng lớp tiểu tư sản Phát huy truyền thống Tây Sơn quật khởi, nhân dân BĐ không ngừng đứng lên chống đến quốc và tay sai nhưng không thành công vì thiếu đường lối đúng đắn
- Đảng bộ tỉnh Bình Định ra đời đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo đường lối chủ trương đấu tranh chống giặc ngoại xâm:
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 đã làm rung chuyển thế giới Chủ nghĩa Mác - Lê-nin cũng theo tiếng súng của chiến hạm Rạng Đông lan truyền trên nhiều nước khắp các châu lục Âu, Á và Mỹ Latinh Nhờ ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười, sau đó, trên thế giới có nhiều nước cũng đi trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội Cách mạng Tháng Mười Nga đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử loài người., trong đó
có CM việt nam Ở VN nói chung và Bình Định nói riêng Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam
ra đời, hòa chung vào công cuộc chống ngoại xâm của cả nước, những cuộc đấu tranh quyết liệt của nhân dân Bình Định để chống lại áp bức thống trị của thực dân pháp và tay sai và những cuộc đấu tranh quyết liệt của nhân dân Bình Định khiến nhà cầm quyền Pháp và tay sai hốt hoảng Cụ thể:
Tháng 2.1928, được sự giúp đỡ của Kỳ bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội Nam Kỳ tại Sài Gòn mà đại diện là Phan Trọng Quảng, Chi bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội đầu tiên ở Bình Định được thành lập tại nhà ông Tôn Chất ở thôn Cửu Lợi (Tam Quan Nam, Hoài Nhơn) Tại đây, tính đến cuối năm 1928, Ngô Đức Đệ đã xây dựng được những cơ sở Tân Việt đầu tiên ở nhà máy Đèn, hãng Vận tải đường thủy, ga
ra Trần Sanh Thại, trường Quốc học (Quy Nhơn) và một số cơ sở được xây dựng tại trường tiểu học và công sở ở các huyện An Nhơn, Phù Mỹ, Bồng Sơn đến cuối năm 1928, ở Bình Định đã xuất hiện hai tổ chức tiền thân của Đảng: Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội ở Cửu Lợi, Hoài Nhơn (ra đời đầu năm 1928) và Tân Việt ở Quy Nhơn (năm 1928) Hai tổ chức này đã giữ vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt phong trào yêu nước cách mạng
ở Bình Định nhanh chóng chuyển từ khuynh hướng tư sản sang một khuynh hướng mới tiến
bộ - khuynh hướng vô sản, và dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam sau này
Tháng 10.1930, hai tổ chức Đảng của huyện Hoài Nhơn và thành phố Quy Nhơn chính thức nối liên lạc với nhau, thống nhất các kế hoạch hành động năm 1932-1935, phong trào cách mạng ở Bình Định gặp nhiều khó khăn và tổn thất, nhưng với một sự cố gắng vượt bậc, những tổ chức cơ sở Đảng và phong trào đấu tranh của quần chúng từng bước được phục hồi
Trang 6và có những bước tiến triển đáng kể, bắt đầu bước vào thời kỳ đấu tranh mới: đòi dân sinh, dân chủ Ngày 3.9.1945, 30.000 đại biểu Việt Minh toàn tỉnh và đồng bào các giới, dân tộc, các tôn giáo cùng nhân dân thành phố Quy Nhơn, với hơn 1.000 tự vệ cứu quốc và tự vệ sắt tham gia cuộc mít tinh chào mừng thắng lợi của cuộc khởi nghĩa toàn tỉnh tại sân vận động Quy Nhơn Tại đây, Ủy ban Nhân dân Cách mạng lâm thời mới của tỉnh Bình Định, lấy tên
là tỉnh Tăng Bạt Hổ, được thành lập, do đồng chí Trần Quang Khanh làm Chủ tịch Như vậy, sau 15 năm hoạt động kiên cường, không mệt mỏi, Đảng bộ và nhân dân Bình Định đã làm nên một cơn bão táp cách mạng vĩ đại, cuốn trôi bộ máy chính quyền thống trị của đế quốc, phát xít và phong kiến Thắng lợi này đã kết thúc chặng đường đấu tranh đầy gian khổ nhưng quang vinh của nhân dân Bình Định, đồng thời mở ra một thời kỳ mới, thời kỳ đấu tranh cho độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội
Chín năm kháng chiến lâu dài, gian khổ và anh dũng đã kết thúc thắng lợi vẻ vang Nhân dân Bình Định dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ đã trải qua ba thời kỳ đấu tranh cách mạng đầy cam
go, nhưng vô cùng sôi nổi và mãnh liệt:
- Mười sáu tháng (từ 8.1945 đến 12.1946) xây dựng chế độ mới, cuộc sống mới, bảo
vệ chính quyền cách mạng và chuẩn bị cuộc kháng chiến lâu dài
- Năm năm (1947-1952) xây dựng và bảo vệ vùng tự do, thực hiện nhiệm vụ phối hợp với các chiến trường
- Giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh (1953-1954) thực hiện chiến cuộc Đông Xuân, đẩy mạnh cuộc kháng chiến về mọi mặt để giành thắng lợi hoàn toàn
Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, của Liên khu ủy khu V, chín năm kháng chiến đầy
hi sinh, gian khổ, Đảng bộ và nhân dân Bình Định đã đạt được những kết quả đáng tự hào:
Đó là đã đánh bại âm mưu lấn chiếm của địch, giữ vững Bình Định là tỉnh tự do trong suốt thời gian kháng chiến, xây dựng, phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội thành tỉnh có tiềm lực lớn mạnh của Liên khu V trong chiến tranh Đảng bộ và nhân dân Bình Định cũng đã huy động một khối lượng khá lớn về nhân tài vật lực vừa cho công cuộc kháng chiến của tỉnh, vừa làm nhiệm vụ hậu phương đối với cả chiến trường Liên khu V; đồng thời Đảng bộ đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ, Đảng viên kiên cường, xứng đáng với lòng tin của nhân dân Những thành quả trên thể hiện Bình Định đã biết vượt qua biết bao nhiêu khó khăn gian khổ, vừa chiến đấu, vừa xây dựng để hoàn thành tốt nhiệm vụ như lời kêu gọi cứu nước thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Với đặc điểm là một tỉnh thuộc vùng tự do, Đảng bộ Bình Định đã biết tập trung xây dựng và phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, bảo đảm cuộc sống cho nhân dân để kháng chiến lâu dài, đồng thời biết động viên sức mạnh tổng hợp nhân tài vật lực cho tiền tuyến, làm tròn nhiệm
vụ hậu phương của chiến trường Liên khu V và Tây Nguyên, chi viện cho Lào và Campuchia
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ trên chiến trường Bình Định, một lần nữa khẳng định sức mạnh to lớn của toàn dân, là cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện về quân
sự, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, với tinh thần tự lực, tự cường; đồng thời có sự chi viện,
hỗ trợ của Trung ương và các tỉnh lân cận và trong cả nước, đặc biệt là Đảng bộ và nhân dân
Hà Tĩnh kết nghĩa Hoà chung niềm vui của đất nước, sau ngày giải phóng, Đảng bộ và nhân dân Bình Định đã hăng hái bắt tay vào công cuộc khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục, phát triển kinh tế, xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng
- Vai trò của Đảng bộ tỉnh Bình Định trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc:
Trang 7Từ sau năm 1975 đến nay, thực sự Bình Định đã đổi đời, thực sự đổi mới từ trong nếp nghĩ kinh tế, làm ăn đến tư duy cuộc sống, tạo nên sự biến đổi sâu sắc trong đời sống xã hội của tỉnh nhà
Diện mạo quê hương đã đổi thay, bộ máy Nhà nước các cấp của tỉnh đã kiện toàn, hệ thống cơ sở hạ tầng đã và đang phát triển làm thay da đổi thịt cuộc sống của nhân dân Các mặt: kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá, giáo dục, y tế ngày một ổn định, pht triển và nâng cao; mức sống của người dân ngày được cải thiện
Chính sách của Nhà nước đối với người nghèo, vùng sâu, vùng xa ngày một quan tâm đúng mức để tiến tới lập thế cân bằng giữa miền núi và miền xuôi
Công cuộc hiện đại hoá đang được hình thành dần ở nơi đây, đã làm cho đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày một tốt đẹp hơn Nếp sống văn minh trong sinh hoạt cộng đồng ngày càng phong phú đã tạo nên một sự chuyển biến tích cực trong xu thế phát triển của xã hội Bình Định Từ đó mở ra một cuộc sống đầy đủ hứa hẹn ở tương lai: ấm no, hạnh phúc, dân chủ, công bằng và văn minh mà nhân dân Bình Định bằng truyền thống lịch
sử của mình có quyền tin tưởng và quyền được hưởng những thành tựu đó, vì đã góp phần cống hiến sức lực của mình trong quá khứ và trong hiện tại
KTVĐ: Cùng với xu hướng chung của cả nước, Đảng bộ tỉnh Bình Định đã ra đời.
Mặc dù có những lúc thăng trầm, gặp phải những khó khăn nhất định nhưng từng bước được khôi phục và phát triển
Sự ra đời của Đảng bộ tỉnh Bình Định là một tất yếu, là sự biểu hiện cụ thể, sinh động quy luật về sự ra đời của ĐCS ở VN là sự kết hợp phong trào công nhân, phong trào yêu nước và chủ nghĩa Mác-Lênin
Đảng CSVN nói chung, đảng bộ tỉnh Bình Định nói riêng ra đời đáp ứng yêu cầu cấp thiết về khủng hoảng đường lối đấu tranh cách mạng, thể hiện sự đúng đắn mà bằng chứng là nhờ có Đảng các cuộc đấu tranh đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, góp phần đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước
Hoà bình lập lại, Đảng bộ tỉnh Bình Định tiếp tục lãnh đạo công cuộc xây dựng tỉnh nhà gặt hái được nhiều thành quả: Đời sống nhân dân của tỉnh tiếp tục được nâng cao; kinh
tế tiếp tục tăng trưởng hàng năm; công tác văn hóa-xã hội, an ninh-quốc phòng ngày được kiện toàn củng cố…
Qua đó thể hiện tính đúng đắn của ĐCS nói chung và Đảng bộ tỉnh BĐ nói riêng, góp
phần khẳng định Đảng bộ tỉnh Bình Định ra đời là một tất yếu không thể phủ nhận.
Câu hỏi 3 Phương hướng, mục tiêu phát triển KT-XH tỉnh Bình Định
2010-2015 ? Địa phương hoặc cơ quan đ/c làm gì để thực hiện thắng lợi phương hướng, mục tiêu trên.
Gợi ý trả lời:
Phương hướng, mục tiêu phát triển KT-XH là một trong những nội dung cơ bản, bắt buộc phải được thể hiện trong các kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Định
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ XVIII (nhiệm kỳ 2010-2015) với chủ
đề "Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo tiền đề để đến năm 2020, Bình Định cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp" diễn ra từ 27 đến 29-10-2010, qua
Trang 8đó Đại hội đã đề ra những phương hướng, mục tiêu phát triển KT-XH giai đoạn 2010-2015 cho tỉnh nhà như sau:
1 Phương hướng, mục tiêu phát triển KT-XH tỉnh Bình Định GĐ 2010-2015 a) Cơ sở hình thành phương hướng, mục tiêu:
- Đánh giá những thành công từ nhiệm kỳ trước (2005-2010):
Qua 5 năm (2006-2010) thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, Đảng bộ, quân và dân tỉnh Bình Định đã đạt được những thành tựu về KT-XH được khái quát như sau:
+ Kinh tế:
Tiếp tục tăng trưởng Tốc độ tăng tổng sản phẩm địa phương (GDP) bình quân 5 năm đạt khoảng 10,9%, cao hơn 2% so với GĐ 2001-2005 Cơ cấu lao động XH có bước chuyển dịch theo hướng giảm dần trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và tăng dần trong lĩnh vực CN-Dịch vụ
Sản xuất công nghiệp có bước phát triển Giá trị SXCN tăng bình quân hàng năm 16%
Kết cấu hạ tầng KT-XH tiếp tục được đầu tư XD và phát huy hiệu quả Tổng vốn đầu
tư huy động trong 5 năm trên 37.800 tỷ đồng, chiếm 40,3% GDP, gấp 2,6 lần so với GĐ 2001-2005
Các thành phần kinh tế có bước phát triển mới Toàn tỉnh có 3.859 doanh nghiệp đăng
ký kinh doanh, với tổng vốn 18.500 tỷ Không gian đô thị trên địa bàn tỉnh tiếp tục được mở rộng, hạ tầng đô thị được đầu tư nâng cấp Ở đồng bằng đã hình thành các vùng chuyên canh, thâm canh cây lương thực, cây công nghiệp, phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng trang trại, gia trại Một số cụm, điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp … được khôi phục, phát triển Các tuyến giao thông ven biển, hệ thống lưới điện quốc gia, hệ thống thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông… được đầu tư XD khá đồng bộ Tiềm năng kinh tế biển và vùng ven biển được khai thác ngày càng hiệu quả
+ Về xã hội:
Công tác xã hội tiếp tục đạt được những thành tựu đáng khích lệ Tích cục triển khai
cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển SX, khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ, ổn định SX và đời sống nhân dân Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm đạt kết quả tích cực
Trong 5 năm qua đã đào tạo bồi dưỡng, bồi dưỡng, tập huấn nghề trên 10 vạn lượt người; giải quyết việc làm cho hơn 12 vạn lao động Đến cuối năm 2010 cơ bản đã hoàn thành kế hoạch hỗ trợ xây dựng nhà ở cho đối tượng chính sách Các hoạt động nhân đạo, từ thiện được đẩy mạnh
Nguyên nhân những thành tựu là nhờ:
Đường lối đổi mới, sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn; Những kinh nghiệm về lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và kết quả trong đầu tư phát triển của các nhiệm kỳ trước dần phát huy hiệu quả; Sự nỗ lực phấn đầu của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, các ngành, các cấp trong toàn tỉnh
- Đánh giá những khuyết điểm, yếu kém từ nhiệm kỳ trước (2005-2010):
+ Về kinh tế:
Kinh tế phát triển chưa bền vững, tăng trưởng thấp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, chất lượng và tính cạnh tranh của sản phẩm không cao Một số chỉ tiêu không đạt
kế hoạch đề ra
Việc đầu tư phát triển hạ tầng, đền bù, giải tỏa, tái định cư, giao đất cho các doonh nghiệp tại các khu, cụm CN thiếu tập trung, kiên quyết, nhất quán; chính sách bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư thường xuyên thay đổi, bổ sung, gây khó khăn cho
Trang 9công tác giải phóng mặt bằng, tiến độ triển khai một số dự án hạ tầng kỹ thuật không theo đúng kế hoạch
Công tác thu hút đầu tư gặp nhiều khó khăn, hiệu quả thấp nhất là đầu tư nước ngoài Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi còn chậm, chưa vững chắc Năng suất, chất lượng một số cây trồng, vật nuôi, hiệu quả kinh tế trên 1 đơn vị diện tích canh tác chưa cao…
+ Về xã hội:
Kết quả thực hiện chương trình giảm nghèo chưa vững chắc; tỷ lệ hộ nghèo ở miền núi, vùng sâu, vùng xa còn cao
Một bộ phận người lao động thiếu việc làm, nhất là lao động ở nông thôn
Đời sống nhân dân miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, nguy
cơ tái nghèo còn cao
Nguyên nhân những khuyết điểm, yếu kém là vì:
Những khuyết điểm, yếu kém trên do nhiều nguyên nhân, trong đó do nguyên nhân khách quan và chủ quan
Về nguyên nhân khách quan là do khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn
cầu; thiên tai, bão lũ, dịch bệnh cây trồng, vật nuôi liên tisp xảy ra; những yếu kém vốn có của nền kinh tế tỉnh
Về nguyên nhân chủ quan là do công tác dự báo còn yếu do đó việc xây dựng một
số mục tiêu, giải pháp chưa phù hợp Năng lực vận dụng, tổ chức thực hiện của một số cấp
ủy đảng, chính quyền trên một số mặt còn hạn chế Chưa tập trung giải quyết đúng mức các vấn đề mang tính trọng tâm, lĩnh vực trọng điểm Sự phối hợp giữa các sở, ngành và địa phương còn hạn chế Trình độ, năng lực, ý thức tổ chức kỷ luật của một số cán bộ, đảng viên, tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu một số ngành, địa phương, đơn vị, cơ sở còn yếu
- Một số kinh nghiệm rút ra từ những thành công, hạn chế trên:
Phải nắm vững và vận dụng sáng tạo, linh hoạt đường lối, chủ trương, nghị quyết của đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước vào điều kiện cụ thể của địa phương
Lãnh đạo phát triển kinh tế phải gắn với vấn đề bảo đảm an ninh-quốc phòng, an sinh
XH và bảo vệ môi trường sinh thái, thực hiện tốt các vấn đề xã hội
Coi trọng công tác xây dựng và chỉnh đốn đảng, xây dựng chính quyền, giữ vững trật
tự kỷ cương
Trong công tác lãnh đạo phải nhạy bén, sáng tạo, kiên quyết; chú trọng công tác dự báo, sơ kết, tổng kết; Công tác thi đua-khen thưởng
b) Trình bày khái quát phương hướng, mục tiêu phát triển KT-XH tỉnh Bình Định GĐ 2010-2015:
Từ những thành công, hạn chế và bài học rút ra từ nhiệm kỳ 2005-2010, đảng bộ tỉnh Bình Định đã đề ra những phương hướng, mục tiêu phát triển KT-XH GĐ 2010-2015 như sau:
- Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ
- Phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân
- Phát huy nội lực, tranh thủ tối đa các nguồn ngoại lực
- Khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của tỉnh
- Tích cực thu hút đầu tư, liên kết, hợp tác với các địa phương, các t/chức KT trong và ngoài nước, tiếp tục đẩy mạnh CNH-HĐH tỉnh nhà, trong đó tập trung phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao, hiệu quả và bền vững
- Gắn phát triển KT với giải quyết tốt các vấn đề XH
Trang 10- Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân
- Phát triển KT-XH gắn với bảo đảm AN-QP, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn XH, bảo vệ môi trường sinh thái
- Tạo tiền đề đến đến năm 2020 tỉnh ta cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp
* Tính đến nay, chúng ta đã đi hơn nửa chặn đường thực hiện phương hướng, mục tiêu phát triển KT-XT tỉnh nhà GĐ 2010-2015 Bên cạnh những mặt đã làm được, những tồn tại cần khắc phục trong thời gian còn lại 2014-2015, mà trước mắt là năm 2014, Đảng bộ tỉnh Bình Định quyết tâm thực thực hiện tốt 8 nhiệm vụ trọng tâm sau đây, góp phần tạo cơ sở chi việc thực hiện thắng lợi năm cuối cùng (2015), kết thúc GĐ 2010-2015 và mở ra GĐ mới 2015-2020:
Tiếp tục tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh và mở rộng thị trường
Duy trì tốc độ tăng trưởng và phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp
Đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực dịch vụ có tiềm năng và lợi thế, phấn đấu tăng giá trị gia tăng ngành dịch vụ
Đẩy mạnh thu ngân sách đảm bảo đạt và vượt kế hoạch đề ra, huy động vốn cho đầu
tư phát triển
Phát triển các thành phần kinh tế và hợp tác phát triển
Tiếp tục nâng cao chất lượng và đẩy mạnh xã hội hóa trên các lĩnh vực văn hóa – xã hội
Đẩy nhanh việc thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế – xã hội miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh, giữ vững trật tự, an toàn xã hội
2 Liên hệ thực tiễn về phương hướng, mục tiêu phát triển KT-XH giai đoạn 2010-2015 tại địa phương, đơn vị:
Liên hệ tại Đảng bộ Cục Thuế tỉnh Bình Định
- Sơ lược về Đảng bộ Cục Thuế:
Đảng bộ Cục Thuế tỉnh Bình Định là CQ trực thuộc Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh, là
tổ chức kiêm nhiệm không có bộ phận chuyên trách Tổng số lượng tính đến ngày 31/3/2014
là 96 đảng viên trong đó 93 đảng viên chính thức và 3 đảng viên dự bị, Đảng bộ Cục Thuế có
3 Chi bộ trực thuộc 100% đảng viên có trình độ từ Đại học trở lên Nhiệm vụ chủ yếu của Đảng bộ Cục Thuế là chỉ đạo điều hành thực hiện công tác hành thu đ/v các khoản thu nội địa vào NSNN, ngoài ra còn thực hiện các nhiệm khác phát sinh từ chức năng, nhiệm vụ đặc thù của ngành Thuế do Bộ Tài chính quy định như Công tác cán bộ, công tác Hành chính, Công tác cải cách hiện đại hóa ngành Thuế, công tác thực hành tiết kiệm-chống tham nhũng…
- Phương hướng, mục tiêu đảng bộ Cục Thuế GĐ 2010-2015:
Nhiệm kỳ Đại hội của Đảng bộ Cục Thuế là 5 năm, thời gian giữ nhiệm kỳ trùng nhiệm kỳ Đảng bộ tỉnh Bình Định
Tại kỳ Đại hội nhiệm kỳ IX (2010-2015), Đảng bộ Cục Thuế đã đề ra những nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp để thực hiện thắng lợi GĐ 2010-2015 như sau:
I/ PHƯƠNG HƯỚNG CHUNG
Phát huy những thành tích đã đạt được trong nhiệm kỳ qua, khắc phục những khuyết điểm tồn tại; quán triệt phương hướng nhiệm vụ chung trong báo cáo chính trị của: BCH Tỉnh đảng bộ lần thứ XVIII, BCH đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh; chương trình cải cách hành chính và hiện đại hoá ngành thuế đến 2020 của Tổng Cục thuế, phương hướng chung nhiệm kỳ tới của Đảng bộ là: Quán triệt sâu sắc các nghị quyết, chủ trương, đường lối, quan