ĐỀ CƯƠNG GIẢI 20 CÂU HỎI MÔN TRIẾT HỌC Dành cho Cao học và Nghiên cứu sinh

22 6.4K 94
ĐỀ CƯƠNG GIẢI 20 CÂU HỎI MÔN TRIẾT HỌC Dành cho Cao học và Nghiên cứu sinh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐỀ CƯƠNG GIẢI 20 CÂU HỎI MÔN TRIẾT HỌC (Dành cho: Cao học và NCS) Câu 1: Trình bày đối tượng, đặc điểm và vai trò của triết học Mác - Lênin. Ý nghĩa của vấn đề này đối với người cán bộ làm khoa học kỹ thuât? 2 Câu 2: Phân tích mối quan hệ giữa triết học Mác - Lênin và các khoa học cụ thể. Ý nghĩa của vấn đề này đối với người làm công tác khoa học? 2 Câu 3: Vì sao Triết học Mác là một học thuyết phát triển. Vận dụng vấn đề này vào hoạt động thực tiễn và phê phán các quan điểm sai trái 3 Câu 4: Phân tích định nghĩa vật chất của Lênin. Ý nghĩa khoa học của định nghĩa 4 Câu 5: Trình bày nguồn gốc và bản chất của ý thức. Vai trò của ý thức trong hoạt động thực tiễn 4 Câu 6: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức. Rút ra ý nghĩa phương pháp luận và phê phán bệnh chủ quan duy ý chí 7 Câu 7: Trình bày sự thống nhất giữa tính cách mạng và tính khoa học của phép biện chứng duy vật. Vận dụng xem xét tình hình thế giới và công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay 9 Câu 8: Thực tiễn là gì? Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức. Ý nghĩa phương pháp luận 9 Câu 9: Trình bày nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa Mác - Lênin. Vận dụng nguyên tắc này, người làm cán bộ khoa học kỹ thuật phải làm gì? 10 Câu 10: Phân tích cơ sở lý luận và nội dung các nguyên tắc xem xét: khách quan, toàn diện, lịch sử - cụ thể và phát triển 10 Câu 11: Trình bày quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Đảng ta vận dụng quy luật này trong sự nghiệp đổi mới đất nước? 11 Câu 12 : Phân tích nội dung quy luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng. Đảng ta vận dụng quy luật này trong sự nghiệp đổi mới như thế nào? 13 Câu 14: Vì sao trong xã hội có giai cấp, đấu tranh giai cấp là một động lực của sự phát triển của xã hội 17 Câu 15: Vì sao trong thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH đấu tranh giai cấp vẫn là tất yếu. Quan điểm của Đảng ta về nội dung chủ yếu của đấu tranh giai cấp ở Việt Nam hiện nay 18 Câu 16: Vận dụng quan điểm giai cấp và đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác - Lênin giải quyết một cách khoa học mối quan hệ giai cấp – dân tộc và giai cấp - nhân loại 18 Câu 17: Phân tích nguồn gốc, bản chất và đặc trưng của Nhà nước. Những đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta 19 Câu 18: Trình bày quan điểm của triết học Mác - Lê nin về bản chất con người. Quan điểm của Đảng ta về phát huy vai trò của nhân tố người trong sự nghiệp đổi mới 20 Câu 19 : Trình bày quan điểm của Đảng ta: “Văn hoá là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội”? 21 Câu 20: Vì sao Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng và của cách mạng Việt Nam? 22 Nguyễn Bá Tể KHMT- CH_ K22 sưu tầm và biên soạn. 1 Câu 1: Trình bày đối tượng, đặc điểm và vai trò của triết học Mác - Lênin. Ý nghĩa của vấn đề này đối với người cán bộ làm khoa học kỹ thuât? 1- Đối tượng. Đối tượng nghiên cứu của triết học Mác - Lênin là nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy, giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trên lập trường duy vật biện chứng. Khác với đối tượng của các ngành khoa học khác đó là quy luật chung nhất của thế giới khách quan, còn đối tượng của các ngành khoa học là nghiên cứu một lĩnh vực cụ thể nào đó của thế giới tự nhiên. 2-Đặc điểm. - Là sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. - Là sự thống nhất giữa tính đảng và tính khoa học ở chỗ đã khẳng định khoa học là sự phản ánh đúng đắn, chính xác sự vật hiện tượng của thế giới khách quan. Khoa học chứng minh lịch sử và đi đến kết luận CNTB trước sau cũng diệt vong. - Triết học Mác - Lênin gắn bó chặt chẽ với lập trường của giai cấp vô sản, thể hiện nó đứng vững trên lập trường chủ nghĩa duy vật biện chứng, là vũ khí lý luận của giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh lật đổ CNTB và các trào lưu triết học phản động khác. - Triết học Mác - Lênin đã kế thừa những tư tưởng tiến bộ của nhân loại trước đó. 3-Ý nghĩa. -Động viên, cổ vũ các ngành khoa học nói chung và các cán bộ khoa học kỹ thuật nói riêng an tâm đi vào khám phá bản chất của thế giới tự nhiên. -Đứng vững trên lập trường của chủ nghĩa Mác - Lênin đấu tranh thực hiện nhiệm vụ - lý tưởng, giải quyết đúng đắn nghĩa vụ, chức trách. -Lý luận phải đi đôi với thực tiễn, coi trọng việc áp dụng khoa học, những thành tựu kết quả nghiên cứu khoa học vào trong thực tiễn. Câu 2: Phân tích mối quan hệ giữa triết học Mác - Lênin và các khoa học cụ thể. Ý nghĩa của vấn đề này đối với người làm công tác khoa học? I-Phân tích mối quan hệ. -Triết học và khoa học cụ thể có mối biện chứng với nhau: Xuất phát từ tính thống nhất của thế giới vật chất, thế giới vật chất là vô cùng, vô tận nhưng biểu hiện qua sự vật, hiện tượng cụ thể. Đối tượng nghiên cứu của triết học Mác là nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên - xã hội và tư duy, giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trên lập trường duy vật biện chứng. Khác với đối tượng nghiên cứu của các ngành khoa học đó là quy luật chung nhất của thế giới khách quan, còn đối tượng của các ngành khoa học khác là nghiên cứu một lĩnh vực cụ thể nào đó của thế giới tự nhiên. Mặc dù có vai trò quan trọng trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn nhưng triết học Mác - Lênin không thay thế cho các khoa học khác trong việc nhận thức thế giới, mà triết học Mác - Lênin với các khoa học khác có mối quan hệ biện chứng với nhau. Mối quan hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên là mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, quy luật chung và quy luật riêng, khoa học tự nhiên là cái chung, Triết học là cái riêng. Chính vì mối quan hệ chặt chẽ giữa triết học và các môn khoa học khác là điều kiện để phát triển triết học. Trong lịch sử phát triển của triết học và khoa học tự nhiên bất cứ giai đoạn lịch sử nào, sự phát triển của khoa học tự nhiên cũng in dấu ấn lên tư duy của triết học. Biểu hiện: -Vai trò của khoa học tự nhiên: + Cung cấp tư liệu cho sự khái quát của triết học. + Chứng minh những tiên đoán của triết học. Nguyễn Bá Tể KHMT- CH_ K22 sưu tầm và biên soạn. 2 + Khoa học tự nhiên phát triển tạo ra động lực và nhu cầu đòi hỏi triết học phát triển . -Vai trò của triết học: + Đóng vai trò thế giới quan phương pháp luận. + Chủ nghĩa duy vật và khoa học tự nhiên quan hệ với nhau từ trong bản chất của nó. Chủ nghĩa duy tâm trái với khoa học vì vậy kìm hãm cản trở sự phát triển của khoa học. + Chủ nghĩa duy vật biện chứng đóng vai trò chỉ lối dẫn đường, vạch phương hướng cho sự phát triển của khoa học tự nhiên. + Triết học làm cho khoa học tự nhiên phát triển một cách chủ động và tự giác. + Triết học giúp cho các nhà khoa học hình thành phẩm chất cao quý. II - Ý nghĩa : - Nhà khoa học chân chính phải rèn luyện bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng một cách tự giác. - Người cán bộ khoa học kỹ thuật phải giỏi triết học và có sự liên minh giữa triết học và khoa học tự nhiên. - Chủ nghĩa duy vật biện chứng là vũ khí lý luận cho người cán bộ khoa học kỹ thuật để chiến thắng trong cuộc đấu tranh ý thức hệ và chiến thắng chủ nghĩa duy tâm. Triết học Mác - Lênin giúp cho con người tự giác trong quá trình trau dồi phẩm chất chính trị, tinh thần và năng lực tư duy sáng tạo, đáp ứng được những đòi hỏi cấp bách của công cuộc đổi mới, phục vụ sự nghiệp xây dựng CNXH. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn cần tránh xem thường triết học hoặc tuyệt đối hoá vai trò của triết học. - Xem thường triết học sẽ sa vào tình trạng mò mẫm, dễ bằng lòng với những biện pháp nhất thời, dễ mất phương hướng, thiếu chủ động sáng tạo. - Tuyệt đối hoá vai trò của triết học sẽ sa vào chủ nghĩa giáo điều, áp dụng máy móc những nguyên lý, quy luật chung mà không tính đến tình hình cụ thể trong một số trường hợp riêng có thể dẫn đến thất bại. Câu 3: Vì sao Triết học Mác là một học thuyết phát triển. Vận dụng vấn đề này vào hoạt động thực tiễn và phê phán các quan điểm sai trái. I - Triết học Mác - Lênin là một lý luận phát triển vì: - Sự ra đời của phép biện chứng là từ sự kế thừa của phép biện chứng trong lịch sử, sự tổng kết lịch sử xã hội, trình độ khoa học vì vậy nó bị giới hạn bởi những tiền đề đó, cho nên sự phát triển của khoa học tất yếu đặt ra và đòi hỏi bản thân nó không ngừng bổ sung và phát triển. - Quá trình phát triển của phép biện chứng cũng chứng minh phép biện chứng là một lý luận phát triển từ phép biện chứng duy vật thời cổ đại, phép biện chứng duy tâm của Hêghen, phép biện chứng duy vật của Mác. - Lênin là người hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà lịch sử giao phó là bảo vệ nguyên lý của phép biện chứng và bổ sung vào phép biện chứng trong thời đại mới. Mọi nguyên lý của phép biện chứng đều lấy thực tiễn làm căn cứ cuối cùng, mà thực tiễn lại luôn luôn vận động, biến đổi, phát triển không ngừng. II-Vận dụng nguyên lý này phê phán các quan điểm đối lập: - Phải nắm cho được bản chất cách mạng, tinh hoa của phép biện chứng để vận dụng linh hoạt sáng tạo vào những điều kiện cụ thể, hoàn cảnh, nhiệm vụ, cương vị cụ thể. - Phải không ngừng học tập, không ngừng bổ sung và phát triển các nội dung của phép biện chứng. - Vận dụng phép biện chứng phải vận dụng trong một chỉnh thể hệ thống quan điểm chặt chẽ với nhau, chống phương pháp tư duy siêu hình bảo thủ, sơ cứng, giáo điều, xem phép biện chứng như là một chìa khoá vạn năng, những nguyên lý tuyệt đối bất Nguyễn Bá Tể KHMT- CH_ K22 sưu tầm và biên soạn. 3 biến, chống những nguyên lý phủ nhận, cắt xén, xuyên tạc các nguyên lý của phép biện chứng. - Chống quan điểm phủ nhận tính phổ biến của triết học Mác, phủ nhận tính khoa học của triết học Mác cho rằng triết học Mác là sản phẩm cá nhân, không phải phản ánh đúng hiện thực khách quan, triết học Mác chỉ đúng cho thời kỳ tự do cạnh tranh, còn ngày nay khi mà nền kinh tế tri thức ra đời thì không còn phù hợp và không đúng nữa. Câu 4: Phân tích định nghĩa vật chất của Lênin. Ý nghĩa khoa học của định nghĩa. I - Phân tích ý nghĩa vật chất của Lênin. Lênin đã định nghĩa: "Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác". Trong định nghĩa này, Lênin đã chỉ rõ: − "Vật chất là một phạm trù triết học". Đó là một phạm trù rộng và khái quát nhất, không thể hiểu theo nghĩa hẹp như các khái niệm vật chất thường dùng trong các lĩnh vực khoa học cụ thể hoặc đời sống hàng ngày. − Thuộc tính cơ bản của vật chất là "thực tại khách quan", "tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác". Đó cũng chính là tiêu chuẩn để phân biệt cái gì là vật chất và cái gì không phải là vật chất. -"Thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác", "tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác". Điều đó khẳng định "thực tại khách quan" (vật chất) là cái có trước (tính thứ nhất), còn "cảm giác" (ý thức) là cái có sau (tính thứ hai). Vật chất tồn tại không lệ thuộc vào ý thức. − "Thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh". Điều đó nói lên "thực tại khách quan" (vật chất) được biểu hiện thông qua các dạng cụ thể, bằng "cảm giác" (ý thức) con người có thể nhận thức được và "thực tại khách quan" (vật chất) chính là nguồn gốc, nội dung khách quan của "cảm giác" (ý thức). II-Ý nghĩa. - Định nghĩa vật chất của Lênin giải quyết được đầy đủ, khoa học cả hai mặt của vấn đề cơ bản triết học trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng mang lại ý nghĩa lớn lao về mặt nhận thức khoa học cũng như thực tiễn . - Định nghĩa vật chất của Lênin đã khắc phục được tính trực quan, siêu hình, máy móc trong quan niệm về vật chất của chủ nghĩa duy vật cũ, do đó làm cho chủ nghĩa duy vật phát triển lên một trình độ mới, trở thành chủ nghĩa duy vật biện chứng, tạo cơ sở khoa học cho sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. - Là cơ sở khoa học và là vũ khí lý luận để đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm, thuyết không hiểu biết. - Đã gần hai thế kỷ, khoa học tự nhiên, đặc biệt là vật lý học đã thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã tiến những bước dài, nhưng định nghĩa vật chất của Lênin vẫn còn nguyên ý nghĩa. Do đó định nghĩa đã trang bị thế giới quan và phương pháp khoa học cho các ngành khoa học đi sâu nghiên cứu thế giới vật chất, tìm ra những kết cấu mới, những thuộc tính mới và những quy luật vận động của vật chất để làm phong phú thêm kho tàng tri thức nhân loại. Câu 5: Trình bày nguồn gốc và bản chất của ý thức. Vai trò của ý thức trong hoạt động thực tiễn. Ý thức là sự phản ánh mang tính năng động và sáng tạo của hiện thực khách quan vào óc người. Ý thức tuỳ thuộc vào năng lực phản ánh của chủ thể, tâm trạng của chủ thể phản ánh và mục đích phản ánh. Nếu như chủ nghĩa duy tâm cho rằng ý thức có trước và sinh ra vật chất, chi phối sự vận động của thế giới vật chất thì chủ nghĩa duy vật tầm thường lại coi ý thức cũng là một dạng vật chất cả hai quan Nguyễn Bá Tể KHMT- CH_ K22 sưu tầm và biên soạn. 4 điểm đó đều phản khoa học chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định “ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ não con người một cách năng động sáng tạo”. Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: ý thức của con người là sản phẩm của quá trình phát triển tự nhiên và lịch sử xã hội. Để hiểu được nguồn gốc và bản chất của ý thức cần phải xem xét trên cả hai mặt tự nhiên và xã hội. I-Nguồn gốc của ý thức - Nguồn gốc tự nhiên. + Phản ánh là thuộc tính chung của mọi dạng vật chất. Đó là năng lực giữ lại, tái hiện của hệ thống vật chất này những đặc điểm của hệ thống vật chất khác trong quá trình tác động qua lại. + Cùng với sự tiến hoá của thế giới vật chất, thuộc tính phản ánh của nó cũng phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Trong đó ý thức là hình thức phản ánh cao nhất của thế giới vật chất. + ý thức là một thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao của bộ não người, là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc con người. 1.Nguồn gốc của ý thức Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: ý thức của con người là sản phẩm của quá trình phát triển tự nhiên và lịch sử - xã hội. Vì vậy, để hiểu đúng nguồn gốc và bản chất của ý thức cần phải xem xét nguồn gốc của ý thức trên cả hai mặt tự nhiên và xã hội. - Nguồn gốc tự nhiên của ý thức: là bộ óc con người và hoạt động của nó cùng mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan; trong đó, thế giới khách quan tác động đến bộ óc con người, từ đó tạo ra khả năng hình thành ý thức của con người về thế giới khách quan. Ý thức là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc người, là chức năng của bộ óc, là kết quả hoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc. Bộ óc càng hoàn thiện, hoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc càng có hiệu quả, ý thức của con người càng phong phú và sâu sắc. Ý thức là hình thức phản ánh cao nhất trong các hình thức phản ánh của vật chất, phản ánh năng động, sáng tạo. Nó chỉ được thực hiện ở dạng vật chất phát triển cao nhất, có tổ chức cao nhất là bộ óc người. Phản ánh năng động, sáng tạo được thực hiện qua quá trình hoạt động sinh lý thần kinh của bộ não người khi thế giới khách quan tác động lên các giác quan của con người. Đây là sự phản ánh có tính chủ động, lựa chọn thông tin, xử lý thông tin để tạo ra những thông tin mới, phát hiện ý nghĩa của thông tin. Sự phản ánh năng động, sáng tạo này được gọi là ý thức. - Ý thức là thuộc tính của bộ não người, là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ não người. Bộ não người và sự tác động của thế giới vật chất xung quanh lên bộ não người là nguồn gốc tự nhiên của ý thức. - Nguồn gốc xã hội của ý thức: sự ra đời của ý thức gắn liền với hoạt động lao động và ngôn ngữ. Lao động là hoạt động đặc thù của con người, hoạt động bản chất người. Đó là hoạt động chủ động, sáng tạo và có mục đích; là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động vào giới tự nhiên, làm biến đổi giới tự nhiên nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình. Nhờ có lao động, bộ não con người phát triển và ngày càng hoàn thiện, làm cho khả năng tư duy trừu tượng của con người cũng ngày càng phát triển. Hoạt động lao động của con người đã làm cho bộ óc người có năng lực phản ánh sáng tạo về thế giới; đồng thời hình thành và phát triển ý thức. Ý thức với tư cách là hoạt động phản ánh sáng tạo không thể có được bên ngoài quá trình con người lao động làm biến đổi thế giới xung quanh. Lao động là cơ sở của sự hình thành và phát triển ngôn ngữ. Ngôn ngữ, hệ thống tín hiệu vật chất chứa đựng thông tin mang nội dung ý thức. Không có ngôn ngữ, ý thức không thể tồn tại và thể hiện. Sự ra đời của ngôn ngữ gắn liền với lao động. Lao động Nguyễn Bá Tể KHMT- CH_ K22 sưu tầm và biên soạn. 5 ngay từ đầu đã mang tính tập thể. Mối quan hệ giữa các thành viên trong lao động nảy sinh nhu cầu phải có phương tiện để giao tiếp, trao đổi tư tưởng. Nhu cầu này làm ngôn ngữ nảy sinh và phát triển ngay trong quá trình lao động. Nhờ ngôn ngữ con người đã không chỉ giao tiếp, trao đổi mà còn khái quát, tổng kết, đúc kết thực tiễn, truyền đạt kinh nghiệm, truyền đạt tư tưởng từ thế hệ này qua thế hệ khác. Như vậy, nguồn gốc cơ bản, trực tiếp và quan trọng nhất quyết định sự ra đời và phát triển của ý thức là nhân tố lao động. Sau lao động và đồng thời với lao động là ngôn ngữ, đó là hai sức kích thích chủ yếu đã ảnh hưởng đến bộ óc của con vượn, đã làm cho bộ óc đó dần dần biến chuyển thành bộ óc của con người, khiến cho tâm lý động vật dần dần chuyển hóa thành ý thức. 2.Bản chất và kết cấu của ý thức - Bản chất của ý thức + Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan của bộ óc con người; là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. + Tính chất năng động, sáng tạo của sự phản ánh ý thức được thể hiện ở khả năng hoạt động tâm - sinh lý của con người trong việc định hướng tiếp nhận thông tin, chọn lọc thông tin, xử lý thông tin, lưu giữ thông tin và trên cơ sở những thông tin đã có nó có thể tạo ra những thông tin mới và phát hiện ý nghĩa của thông tin được tiếp nhận. + Tính chất năng động, sáng tạo của sự phản ánh ý thức còn được thể hiện ở quá trình con người tạo ra những ý tưởng, giả thuyết, huyền thoại, v.v… trong đời sống tinh thần của mình hoặc khái quát bản chất, quy luật khách quan, xây dựng các mô hình tư tưởng, tri thức trong các hoạt động của con người. + Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan nghĩa là: ý thức là hình ảnh về thế giới khách quan, hình ảnh ấy bị thế giới khách quan quy định cả về nội dung, cả về hình thức biểu hiện nhưng nó không còn y nguyên như thế giới khách quan mà nó đã cải biến thông qua lăng kính chủ quan (tâm lý, tình cảm, nguyện vọng, kinh nghiệm, tri thức, nhu cầu, v.v…) của con người. Theo C.Mác, ý thức chẳng qua chỉ là vật chất được đem chuyển vào trong đầu óc con người và được cải biến đi trong đó” . + Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội. + Sự ra đời và tồn tại của ý thức gắn liền với hoạt động thực tiễn, chịu sự chi phối không chỉ của các quy luật tự nhiên, mà còn chịu sự chi phối của các quy luật xã hội; được quy định bởi nhu cầu giao tiếp xã hội và các điều kiện sinh hoạt hiện thực của đời sống xã hội. Với tính năng động, ý thức đã sáng tạo lại hiện thực theo nhu cầu của thực tiễn xã hội. - Nguồn gốc xã hội. *Lao động là hoạt động đặc thù của con người, làm cho con người khác với tất cả các động vật khác. +Trong lao động, con người đã biết chế tạo ra các công cụ và sử dụng các công cụ để tạo ra của cải vật chất. +Lao động của con người là hành động có mục đích, tác động vào thế giới vật chất khách quan làm biến đổi thế giới nhằm thoả mãn nhu cầu của con người. +Trong quá trình lao động, bộ não người được phát triển và ngày càng hoàn thiện, làm cho khả năng tư duy trừu tượng của con người cũng ngày càng phát triển. *Lao động sản xuất còn là cơ sở của sự hình thành và phát triển ngôn ngữ. +Trong lao động, con người tất yếu có những quan hệ với nhau và có nhu cầu cần trao đổi kinh nghiệm. Từ đó nảy sinh sự "cần thiết phải nói với nhau một cái gì đấy". Vì vậy, ngôn ngữ ra đời và phát triển cùng với lao động. Nguyễn Bá Tể KHMT- CH_ K22 sưu tầm và biên soạn. 6 +Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu thứ hai, là cái "vỏ vật chất" của tư duy, là phương tiện để con người giao tiếp trong xã hội, phản ánh một cách khái quát sự vật, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và trao đổi chúng giữa các thế hệ. Chính vì vậy Ăngghen coi: Lao động và ngôn ngữ là "hai sức kích thích chủ yếu biến" bộ não con vật thành bộ não con người, phản ánh tâm lý động vật phản ánh ý thức. Lao động và ngôn ngữ, đó chính là nguồn gốc xã hội quyết định sự hình thành và phát triển của ý thức. I-Bản chất của ý thức. Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ não người thông qua hoạt động thực tiễn, nên bản chất của ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là sự phản ánh sáng tạo thế giới vật chất -Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Điều đó có nghĩa là nội dung của ý thức là do thế giới khách quan quy định, nhưng ý thức là hình ảnh chủ quan, là hình ảnh tinh thần chứ không phải là hình ảnh vật lý, vật chất như chủ nghãi duy vật tầm thường quan niệm. -Khi nói ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, cũng có nghĩa là ý thức là sự phản ánh tự giác, sáng tạo thế giới. + Phản ánh ý thức là sáng tạo, vì nó bao giờ cũng do nhu cầu thực tiễn quy định. Nhu cầu đó đòi hỏi chủ thể phản ánh phải hiểu được cái được phản ánh. Trên cơ sở đó hình thành nên hình ảnh tinh thần và những hình ảnh đó ngày càng phản ánh đúng đắn hơn hiện thực khách quan. Song, sự sáng tạo của ý thức là sự sáng tạo của phản ánh, dựa trên cơ sở phản ánh. + Phản ánh ý thức là sáng tạo, vì phản ánh đó bao giờ cũng dựa trên hoạt động thực tiến và là sản phẩm của các quan hệ xã hội. Là sản phẩm của các quan hệ xã hội, bản chất của ý thức có tính xã hội. II-Vai trò của ý thức trong hoạt động thực tiễn. Vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng. Trong mối quan hệ đó vật chất luôn là tính thứ nhất, ý thức là tính thứ hai. Nhưng ý thức không phụ thuộc mà có tính độc lập tương đối, có vai trò to lớn tác động trở lại đối với thế giới vật chất. Ý thức tư tưởng có thể thúc đẩy hay kìm hãm trên một mức độ nhất định sự biến đổi của những điều kiện vật chất. -Điều đó được thể hiện ở chỗ, nếu nhận thức và vận dụng đúng đắn những quy luật khách quan vào hoạt động thực tiễn thì sẽ biến những khả năng khách quan sớm thành hiện thực. Trái lại, nếu không nhận thức và vận dụng đúng đắn những quy luật khách quan, điều kiện khách quan trong hoạt động thực tiễn thì dễ dẫn tới thất bại. - Ý thức, tư tưởng có vai trò rất quan trọng trong hướng dẫn, chỉ đạo thực tiễn. Cũng cần phải thấy rằng tự bản thân ý thức không thể thực hiện được gì hết mà nó phải được vật chất hoá, tức là phải tổ chức thực tiễn. .I Ý nghĩa của phương pháp luận. - Vì ý thức là sản phẩm của quá trình phát triển tự nhiên, xã hội - lịch sử. Nguồn gốc trực tiếp quyết định sự ra đời ý thức chính là thực tiễn. Đó là cơ sở lý luận khoa học để chúng ta bác bỏ tính phản khoa học, sai lầm của chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật siêu hình về ý thức. - Do ý thức chỉ là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan nên trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải xuất phát từ thực tế khách quan. Cần phải chống bệnh chủ quan duy ý chí. - Do ý thức là sự phản ánh tự giác, sáng tạo hiện thực, nên cần chống tư tưởng thụ động và chủ nghĩa giáo điều xa rời thực tiễn. Câu 6: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức. Rút ra ý nghĩa phương pháp luận và phê phán bệnh chủ quan duy ý chí. Vật chất: Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác. Nguyễn Bá Tể KHMT- CH_ K22 sưu tầm và biên soạn. 7 Ý thức: Ý thức là sự phản ánh mang tính năng động và sáng tạo của hiện thực khách quan vào óc người. Ý thức tuỳ thuộc vào năng lực phản ánh của chủ thể, tâm trạng của chủ thể phản ánh và mục đích phản ánh. I-Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức. -Vật chất quyết định ý thức: + Vật chất có trước, ý thức có sau. Vật chât sinh ra ý thức, ý thức là chức năng của óc người - dạng vật chất có tổ chức cao nhất của thế giới vật chất. + Ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất vào óc con người. Thế giới vật chất là nguồn gốc khách quan của ý thức. -Ý thức có tính độc lập tương đối, tác động trở lại vật chất. + Ý thức có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm với một mức độ nhất định sự biến đổi của những điều kiện vật chất. + Sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động của con người. Con người dựa trên các tri thức về những quy luật khách quan mà đề ra mục tiêu, phương hướng thực hiện, xác định các phương pháp và bằng ý chí thực hiện mục tiêu ấy. Sự tác động của ý thức đối với vật chất dù có đến mức độ nào đi chăng nữa thì nó vẫn phải dựa trên sự phản ánh thế giới vật chất. -Biểu hiện của mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong đời sống xã hội là quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, trong đó tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội và ý thức xã hội có tính độc lập tương đối tác động trở lại tồn tại xã hội. Ngoài ra, mối quan hệ giữa vật chất và ý thức còn là cơ sở để xem xét các mối quan hệ khác như: chủ thể và khách thể, lý luận và thực tiễn, điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan II-Ý nghĩa phương pháp luận. - Vật chất quyết định ý thức, ý thức là sự phản ánh vật chất, cho nên trong nhận thức phải bảo đảm nguyên tức "tính khách quan của sự xem xét" và trong hoạt động thực tiễn phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo các quy luật khách quan. - Ý thức có tính độc lập tương đối, tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động của con người, cho nên cần phải phát huy tính tích cực của ý thức đối với vật chất bằng cách nâng cao năng lực nhận thức các quy luật khách quan và vận dụng chúng vào trong hoạt động thực tiễn của con người. - Cần phải chống lại bệnh chủ quan duy ý chí cũng như thái độ thụ động, chờ đợi vào điều kiện vật chất, hoàn cảnh khách quan - Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn phải xuất phát từ khách quan, lấy khách quan làm tiền đề, làm cơ sở, nhưng đồng thời phải phát huy vai trò năng động sáng tạo của nhân tố chủ quan. Vì nguyên nhân, nguồn gốc của bệnh chủ quan duy ý chí là do chúng ta quá cường điệu, khuyếch đại tuyệt đối hoá vai trò của ý thức, lấy ý muốn nguyện vọng của chúng ta thay cho khách quan, bất chấp hoặc không xuất phát từ khách quan, do chúng ta yếu kém lý luận về nhận thức hiện thực khách quan, do cơ chế quan liêu bao cấp không đòi hỏi con người ta năng động sáng tạo, ỷ lại thụ động, không có ý chí quyết tâm, do mất dân chủ hoặc dân chủ hình thức, không được tranh luận dẫn đến hạn chế sáng tạo, do ảnh hưởng của các hệ tư tưởng phi vô sản khác như: phong kiến, tiểu tư sản, tư sản. Biện pháp khắc phục: Nâng cao trình độ lý luận bằng việc đào tạo và đào tạo lại các công chức, khắc phục quản lý, khắc phục sự mất dân chủ và các tư tưởng phi vô sản khác, đề cao quyền lợi cá nhân. Trong hoạt động thực tiễn phải giáo dục và nâng cao trình độ tri thức khoa học cho nhân dân, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ, Đảng viên, rèn luyện ý chí cách mạng và phẩm chất đạo đức của cán bộ Đảng viên. Nguyễn Bá Tể KHMT- CH_ K22 sưu tầm và biên soạn. 8 Câu 7: Trình bày sự thống nhất giữa tính cách mạng và tính khoa học của phép biện chứng duy vật. Vận dụng xem xét tình hình thế giới và công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay. I-Tính cách mạng và khoa học của phép biện chứng duy vật. Tính cách mạng và khoa học quan hệ chặt chẽ với nhau. - Phép biện chứng duy vật không chấp nhận bất cứ một hiện tượng nào trên thế giới không vận động, phát triển, những nguyên nhân vận động phát triển nằm bên trong sự vật. -Bất cứ sự vật hiện tượng nào cũng chứa đựng những nhân tố khẳng định, nhân tố khẳng định có xu hướng duy trì cái hiện có, nhân tố phủ định có xu hướng phủ định chuyển sang cái mới cao hơn, những tư tưởng bảo thủ, sơ cứng đều trái với bản chất này. - Tư tưởng cơ bản của phép biện chứng duy vật là phát triển, vì vậy quá trình nhận thức và biến đổi sự vật phải đặt trong trạng thái vận động, biến đổi, phát triển; phải vạch ra xu hướng tất yếu của quá trình phát triển để chủ động điều chỉnh mục tiêu, phương hướng, biện pháp. - Phép biện chứng duy vật cung cấp cho chúng ta cơ sở khoa học để xây dựng niềm tin, ý chí quyết tâm ngay cả trong điều kiện khó khăn thử thách và tạm thời thất bại, đây là động lực sức mạnh biến đổi thế giới khách quan. - Phép biện chứng duy vật bằng các nguyên lý, quy luật, phạm trù của nó hình thành một hệ thống tri thức khoa học, định hướng chỉ đạo cho hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn và phù hợp với tiến trình khách quan. - Phép biện chứng duy vật có cơ sở lý luận để chúng ta vững vàng và chiến thắng trong cuộc đấu tranh ý thức hệ. II-Vận dụng xem xét tình hình thế giới và công cuộc đổi mới ở Việt Nam. Từ nhận thức tính khoa học và cách mạng của phép biện chứng duy vật, chúng ta khẳng định được những thành tựu của CNXH và tính tất yếu đi lên CNXH ở nước ta hoàn toàn đúng đắn; nhận thức đúng đắn về CNTB và sự tất yếu diệt vong của nó, mặc dù trong điều kiện hiện nay CNXH đang lâm vào giai đoạn thoái trào và CNTB đang phát triển. Nhận thức thực trạng của nền kinh tế Việt Nam, chúng ta thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần, xuất hiện một mâu thuẫn nổi bật phản ánh hai xu hướng phát triển CNTB, đó là: - Phát triển nền kinh tế TBCN theo định hướng XHCN. - Phát triển nền sản xuất nhỏ đi lên sản xuất lớn TBCN. Nếu xu hướng thứ nhất thắng lợi, ta giữ vững được XHCN, nếu xu hướng thứ hai thắng lợi, ta sẽ chệch hướng XHCN. Kinh tế nhiều thành phần chứa đựng nhiều mâu thuẫn, thậm chí có mâu thuẫn gay gắt, nhưng chính sách của chúng ta là phát huy tiềm năng của mỗi thành phần kinh tế, nhưng có sự điều chỉnh và hạn chế những lợi ích đối lập nhau. Câu 8: Thực tiễn là gì? Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức. Ý nghĩa phương pháp luận. I-Thực tiễn là gì? + Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất mang tính xã hội lịch sử của con người, nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội. + Các loại hoạt động thực tiễn cơ bản bao gồm: + Hoạt động lao động sản xuất. + Hoạt động đấu tranh xã hội. + Thực nghiệm khoa học kỹ thuật. II-Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức. - Triết học Mác khẳng định nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. - Thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức, là tiêu chuẩn của chân lý. Nguyễn Bá Tể KHMT- CH_ K22 sưu tầm và biên soạn. 9 + Thực tiễn là điểm xuất phát của mọi nhận thức. + Thực tiễn làm tự nhiên bộc lộ bản chất, đặc tính để nhận thức. + Thực tiễn cung cấp cho con người công cụ, phương tiện đến nhận thức hiện thực khách quan. + Thực tiễn đặt ra nhu cầu cho nhận thức. + Thực tiễn là tiêu chuẩn khách quan, cơ bản duy nhất để kiểm tra nhận thức của con người. + Không có thực tiễn thì không có nhận thức, không có các tri thức khoa học. (Cho ví dụ , phân tích) II-Ý nghĩa thực tiễn và phê phán những quan điểm sai trái. - Xây dựng quan điểm thực tiễn đúng đắn. - Phải coi trọng thực tiễn, gắn bó lý luận với thực tiễn. - Mọi nhận thức lý luận phải xuất phát từ thực tiễn và lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn kiểm tra nhận thức lý luận. Câu 9: Trình bày nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa Mác - Lênin. Vận dụng nguyên tắc này, người làm cán bộ khoa học kỹ thuật phải làm gì? I-Khái niệm về lý luận và thực tiễn. -Lý luận: là khái niệm cùng để chỉ hệ thống nhận thức mang tính khái quát của con người về sự vật thông qua hàng loạt những khái niệm, phạm trù, nguyên lý mang lại cho con người một nhận thức chỉnh thể về sự vật ấy. -Thực tiễn: là khái niệm dùng để chỉ hoạt động vật chất mang tính lịch sử xã hội của con người để cải biến tự nhiên và xã hội. II-Mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn: + -Thực tiễn là nguồn gốc, động lực, mục đích của nhận thức, lý luận. + Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra tính đúng sai của lý luận: tuyệt đối, tương đối. -Sự tác động trở lại của lý luận đến thực tiễn: + Góp phần nâng cao hoặc giảm hiệu quả của hoạt động thực tiễn. + Các yếu tố qui định hiệu quả tác động của lý luận đến thực tiễn: Mức độ đúng đắn hay sai lầm của lý luận, khả năng thâm nhập của lý luận, năng lực tổ chức thực tiễn trên cơ sở lý luận đó. III-Vận dụng. -Phải coi trọng cả lý luận và thực tiễn. -Không được rơi vào tuyệt đối hoá thực tiễn coi thường lý luận để rơi vào bệnh kinh nghiệm. Đồng thời không được tuyệt đối hoá lý luận coi thường thực tiễn rơi vào bệnh giáo điều. Câu 10: Phân tích cơ sở lý luận và nội dung các nguyên tắc xem xét: khách quan, toàn diện, lịch sử - cụ thể và phát triển. I-Cơ sở lý luận và nội dung. Xuất phát từ 2 nguyên lý của phép biện chứng duy vật: Mối quan hệ phổ biến về sự phát triển. 1-Khách quan: -Nguyên tắc khách quan xuất phát từ cách giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo quan điểm duy vật biện chứng. -Nguyên tắc khách quan đòi hỏi trong nhận thức và hành động phải xuất phát từ thực tế khách quan. Xuất phát từ bản thân các sự vật, hiện tượng tồn tại khách quan bên ngoài con người, không xuất phát từ ý muốn chủ quan, không lấy ý muốn chủ quan áp đặt cho thực tế. -Nguyên tắc khách quan đòi hỏi phải nhận thức và hành động theo quy luật khách quan. Mọi biểu hiện coi thường quy luật khách quan, hành động bất chấp quy luật khách quan sớm hay muộn đều cũng bị thất bại. Nguyên tắc này khắc phục và ngăn ngừa bệnh chủ quan duy ý chí. Nguyễn Bá Tể KHMT- CH_ K22 sưu tầm và biên soạn. 10 [...]... định và bền vững phải bắt nguồn từ văn hoá, và văn hóa là nguồn dinh dưỡng để phát triển kinh tế Nguyễn Bá Tể KHMT- CH_ K22 sưu tầm và biên soạn 21 Câu 20: Vì sao Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng và của cách mạng Việt Nam? - Vì chủ nghĩa Mác - Lênin là học thuyết cách mạng và khoa học mà tư tưởng cốt lõi bàn về giải phóng... mưu và hoạt động chống phá của kẻ thù, xây dựng và bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam XHCN Câu 16: Vận dụng quan điểm giai cấp và đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác Lênin giải quyết một cách khoa học mối quan hệ giai cấp – dân tộc và giai cấp - nhân loại I-Mối quan hệ giai cấp và nhân loại: Cần tập trung giải quyết các vấn đề sau: Nguyễn Bá Tể KHMT- CH_ K22 sưu tầm và biên soạn 18 - Những giá trị và. .. trị Do vấn đề giai cấp chưa được giải quyết thì vấn đề dân tộc cũng chưa được giải quyết một cách triệt để, dân tộc xuất hiện sau giai cấp nhưng trong tương lai vấn đề giai cấp có thể giải quyết trước các vấn đề dân tộc là lâu dài - Khi giai cấp thống trị dân tộc là cách mạng tiến bộ thì giải quyết vấn đề dân tộc theo chiều hướng tiến bộ, còn giai cấp thống trị lạc hậu thì giải quyết vấn đề dân tộc... đã đạt được đặt ra yêu cầu cho mỗi chúng ta phải có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ đó là những vấn đề có liên quan đến sự tồn tại của loài người trên trái đất (môi trường,dịch bệnh, dân số) - Trong xã hội có phân chia giai cấp thì việc giải quyết vấn đề nhân loại bao giờ cũng mang tính giai cấp (giai cấp nào cũng muốn giải quyết có lợi cho giai cấp mình) và việc giải quyết vấn đề nhân loại không triệt để... giai cấp, dân tộc và con người triệt để nhất, phù hợp với nguyện vọng của Đảng, nhân dân và dân tộc ta - Là học thuyết cách mạng và khoa học khám phá hệ thống các quy luật của thế giới, nhất là quy luật của đời sống xã hội Cơ sở để Đảng ta ra đường lối đúng đắn - Bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin là vũ trang cho quần chúng cách mạng lý luận sắc bén để thoát khỏi ảnh hưởng của... sưu tầm và biên soạn 12 áp dụng thành tựu khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, việc hợp tác và phân công lao động, v.v - Trong xã hội có giai cấp đối kháng mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất biểu hiện thành mâu thuẫn giai cấp và chỉ thông qua đấu tranh giai cấp mới giải quyết được mâu thuẫn đó để đưa xã hội tiến lên Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình... các mối quan hệ xã hội” Bản chất con người là sự thống nhất giữa bản chất tự nhiên và bản chất xã hội hay giữa mặt sinh học và mặt xã hội Con người chịu chi phối bởi 3 hệ thống quy luật: Quy luật sinh học Quy luật tâm sinh lý Quy luật xã hội Trong đó quy luật đầu tiên quyết định bản chất tự nhiên của con người, là tiền đề, là điều kiện, nhân tố quyết định hình thành phẩm chất con người trong xã hội -... nhưng giải quyết vấn đề nhân loại trên quan điểm thống nhất giữa đối thoại và đấu tranh + Lịch sử đã chứng minh rằng giai cấp tiến bộ, giai cấp cách mạng bao giờ cũng hướng tới cách giải quyết vấn đề nhân loại có lợi cho đa số nhân dân lao động.Vì mục tiêu của thời đại là “Hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội” Trong thời đại của chúng ta chỉ có giai cấp công nhân mới có khả năng giải. .. mới có khả năng giải quyết vấn đề nhân loại một cách triệt để vì nó đại diện cho lợi ích của toàn xã hội + Không ngừng cảnh giác với những thế lực lợi dụng vấn đề nhân loại mưu cầu lợi ích riêng của giai cấp mình II-Vấn đề giai cấp và dân tộc: - Trong một dân tộc có nhiều giai cấp và xu hướng phát triển của dân tộc thường bị giai cấp thống trị chi phối, giải quyết vấn đề dân tộc bao giờ cũng trên quan... trực tiếp và đang được quan tâm sâu sắc Thí dụ: vấn đề xây dựng quan hệ sản xuất XHCN chủ yếu dựa trên chế độ công hữu từ một nền kinh tế đa thành phần, đa sở hữu hiện nay; vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh của thời kỳ khoa học- công nghệ bùng nổ và xuất hiện kinh tế tri thức, đặc biệt là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn theo con đường xã hội chủ nghĩa; vấn đề xây . ĐỀ CƯƠNG GIẢI 20 CÂU HỎI MÔN TRIẾT HỌC (Dành cho: Cao học và NCS) Câu 1: Trình bày đối tượng, đặc điểm và vai trò của triết học Mác - Lênin. Ý nghĩa của vấn đề này đối với người. giữa triết học và các môn khoa học khác là điều kiện để phát triển triết học. Trong lịch sử phát triển của triết học và khoa học tự nhiên bất cứ giai đoạn lịch sử nào, sự phát triển của khoa học. áp dụng khoa học, những thành tựu kết quả nghiên cứu khoa học vào trong thực tiễn. Câu 2: Phân tích mối quan hệ giữa triết học Mác - Lênin và các khoa học cụ thể. Ý nghĩa của vấn đề này đối với

Ngày đăng: 01/04/2015, 23:54

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Câu 1: Trình bày đối tượng, đặc điểm và vai trò của triết học Mác - Lênin. Ý nghĩa của vấn đề này đối với người cán bộ làm khoa học kỹ thuât?

    • 1- Đối tượng.

    • 2-Đặc điểm.

    • 3-Ý nghĩa.

    • Câu 2: Phân tích mối quan hệ giữa triết học Mác - Lênin và các khoa học cụ thể. Ý nghĩa của vấn đề này đối với người làm công tác khoa học?

      • I-Phân tích mối quan hệ.

      • II - Ý nghĩa :

      • Câu 3: Vì sao Triết học Mác là một học thuyết phát triển. Vận dụng vấn đề này vào hoạt động thực tiễn và phê phán các quan điểm sai trái.

        • I - Triết học Mác - Lênin là một lý luận phát triển vì:

        • II-Vận dụng nguyên lý này phê phán các quan điểm đối lập:

        • Câu 4: Phân tích định nghĩa vật chất của Lênin. Ý nghĩa khoa học của định nghĩa.

          • I - Phân tích ý nghĩa vật chất của Lênin.

          • II-Ý nghĩa.

          • Câu 5: Trình bày nguồn gốc và bản chất của ý thức. Vai trò của ý thức trong hoạt động thực tiễn.

            • I-Nguồn gốc của ý thức

            • I-Bản chất của ý thức.

            • II-Vai trò của ý thức trong hoạt động thực tiễn.

            • .I Ý nghĩa của phương pháp luận.

            • Câu 6: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức. Rút ra ý nghĩa phương pháp luận và phê phán bệnh chủ quan duy ý chí.

              • I-Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức.

              • II-Ý nghĩa phương pháp luận.

              • Câu 7: Trình bày sự thống nhất giữa tính cách mạng và tính khoa học của phép biện chứng duy vật. Vận dụng xem xét tình hình thế giới và công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay.

                • I-Tính cách mạng và khoa học của phép biện chứng duy vật.

                • II-Vận dụng xem xét tình hình thế giới và công cuộc đổi mới ở Việt Nam.

                • Câu 8: Thực tiễn là gì? Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức. Ý nghĩa phương pháp luận.

                  • I-Thực tiễn là gì?

                  • II-Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.

                  • II-Ý nghĩa thực tiễn và phê phán những quan điểm sai trái.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan