1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cơ sở lý luận về bao thanh toán.doc

39 816 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 314 KB

Nội dung

Cơ sở lý luận về bao thanh toán

Trang 1

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BAO THANH TOÁN:

2.1.1 Lịch sử hình thành sản phẩm bao thanh toán (BTT)

Nghiệp vụ BTT có lịch sử phát triển lâu dài, xuất phát từ hoạt động đại lýhưởng hoa hồng khoảng 2000 năm trước dưới thời đế chế La Mã, phát triển ở Anhvào thế kỷ 15 dưới hình thức ứng trả trước một phần cho người ủy nhiệm (nhàcung ứng sản phẩm), và phát triển mạnh từ thế kỷ 19 thông qua các nhà đại lýthanh toán ngành dệt may của Mỹ, ngành công nghiệp điện, hóa chất, sợi tổnghợp…Với lịch sử lâu đời nên định nghĩa nghiệp vụ BTT cũng hết sức đa dạng

Theo công ước về BTT quốc tế của UNIDROIT 1988, nghiệp vụ BTT đượcđịnh nghĩa như là một dạng tài trợ bằng việc mua bán các khoản nợ ngắn hạn tronggiao dịch thương mại giữa tổ chức tài trợ và bên cung ứng Theo đó, tổ chức tài trợthực hiện tối thiểu hai trong số các chức năng sau: Tài trợ bên cung ứng (gồm chovay và ứng trước tiền), quản lý sổ sách liên quan đến các khoản phải thu, thu nợcác khoản phải thu, bảo đảm rủi ro không thanh toán của bên mua hàng

Còn hiệp hội BTT thế giới FCI thì định nghĩa BTT là một loại hình dịch vụtài chính trọn gói bao gồm sự kết hợp giữa tài trợ vốn hoạt động, bảo hiểm rủi rotín dụng, theo dõi các khoản phải thu và dịch vụ thu hộ Đó là một sự thỏa thuậngiữa người cung cấp dịch vụ BTT (factor) với người cung ứng hàng hóa dịch vụhay còn gọi là người bán hàng trong quan hệ mua bán hàng hóa (seller) Theo nhưthỏa thuận factor sẽ mua lại các khoản phải thu của người bán dựa trên khả năngtrả nợ của người mua trong quan hệ mua bán hàng hóa (buyer) hay còn gọi là con

nợ trong quan hệ tín dụng (debtor)

Ngoài ra, đối với một số tổ chức cung cấp dịch vụ BTT khác thì nghiệp vụBTT được định nghĩa là việc mua lại các khoản phải thu, hay việc cung cấp tài trợtài chính ngắn hạn thông qua việc trả các khoản phải thu ngay lập tức bằng tiềnmặt để cải thiện dòng ngân lưu của khách hàng (clients) đồng thời nhận lấy rủi rotín dụng Các dịch vụ đi kèm gồm có quản lý nợ, quản lý sổ cái bán hàng, xếphạng hạn mức tín dụng và thu hộ

Trang 2

Trong một nghiệp vụ BTT thông thường sẽ có sự xuất hiện của ít nhất ba bên: tổchức BTT (factor), khách hàng của tổ chức BTT (client hay seller) và con nợ của

tổ chức BTT (debtors hay buyers) Đối với các loại BTT xuất nhập khẩu thì sẽ cóhai đơn vị BTT, một đơn vị ở nước của nhà xuất khẩu và một đơn vị ở nước củanhà nhập khẩu Ngoài ra, khi một khách hàng ký kết hợp đồng thực hiện nghiệp vụBTT đối với factor, họ sẽ bán không phải là một mà một số các khoản phải thu từnhiều khách hàng khác nhau, cho nên trong một nghiệp vụ BTT có thể có rất nhiềucon nợ của factor

2.1.2 Khái niệm và chức năng của nghiệp vụ bao thanh toán

2.1.2.1 Khái niệm:

Theo Hiệp hội BTT quốc tế (FCI), BTT là một dịch vụ tài chính trọn gói,kết hợp việc tài trợ vốn lưu động, phòng ngừa rủi ro tín dụng, theo dõi công nợ vàthu hồi nợ Đó là sự thỏa thuận giữa đơn vị BTT và người bán, trong đó đơn vịBTT sẽ mua lại khoản phải thu của người bán, thường là không truy đòi, đồng thời

có trách nhiệm đảm bảo khả năng chi trả của người mua Nếu người mua phá sảnhay mất khả năng chi trả vì những lý do tín dụng thì đơn vị BTT sẽ thay ngườimua trả tiền cho người bán Khi người mua và người bán ở hai nước khác nhau thìdịch vụ này được gọi là BTT quốc tế

Theo Điều 1 Những quy định chung về hoạt động BTT quốc tế ấn bản tháng06/2004 của FCI (General Rules for International Factoring Verion FCI June2004), hợp đồng BTT là một hợp đồng, theo đó nhà cung cấp sẽ chuyển nhượngcác khoản phải thu (hay một phần của các khoản phải thu) cho một đơn vị BTT, cóthể vì hoặc không vì mục đích tài trợ, để thực hiện ít nhất một trong các chức năngsau đây:

- Kế toán sổ sách các khoản phải thu;

- Thu nợ các khoản phải thu;

- Phòng ngừa rủi ro nợ xấu

Trang 3

Theo điều 2 Chương I Công ước UNIDROIT về BTT quốc tế (UNIDROITConvention on International Factoring) định nghĩa: BTT là một dạng tài trợ bằngviệc mua bán các khoản nợ ngắn hạn trong giao dịch thương mại giữa tổ chức tàitrợ và bên cung ứng, theo đó tổ chức tài trợ thực hiện tối thiểu hai trong số cácchức năng sau: tài trợ bên cung ứng gồm cho vay và ứng trước tiền, quản lý sổsách liên quan đến các khoản phải thu, thu nợ của các khoản phải thu, bảo đảm rủi

ro không thanh toán của bên mua hàng

Đối với một số tổ chức cung cấp dịch vụ BTT khác thì nghiệp vụ này đượcđịnh nghĩa là việc mua lại các khoản phải thu hay việc cung cấp tài trợ tài chínhngắn hạn thông qua việc trả các khooản phải thu ngay lập tức bằng tiền mặt để cảithiện dòng ngân lưu của khách hàng (client) đồng thời nhận lấy rủi ro tín dụng (rủi

ro khi người mua không thanh toán, người mua không nhận hàng…) Các dịch vụ

đi kèm gồm có: quản lý nợ, quản lý sổ cái bán hàng, xếp hạng hạn mức tín dụng

và thu hộ

Theo Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ban hành ngày 06/09/2004 củaThống đốc NHNN, BTT là một hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng chobên bán hàng thông qua việc mua bán các khoản phải thu phát sinh từ việc muabán hàng hóa giữa bên bán hàng và bên mua hàng thỏa thuận trong hợp đồng muabán

BTT là sự tổng hợp tính chất của các hoạt động tài trợ cho người bán, tàitrợ dựa trên hóa đơn, tài trợ thương mại hay chiết khấu hóa đơn

Về cơ bản, BTT là hình thức cho vay ngắn hạn, trong đó người cho vay

được đảm bảo bằng cách nắm giữ quyền được đòi khoản phải thu của người đivay

Nói tóm lại, BTT được hiểu là sự chuyển nhượng nợ của người mua

hàng (con nợ) từ người bán hay cung ứng dịch vụ (chủ nợ cũ) sang đơn vị BTT (chủ nợ mới) Đơn vị BTT đảm bảo việc thu nợ, tránh các rủi ro không trả nợ hoặc không có khả năng trả nợ của người mua Đơn vị BTT có thể trả trước toàn bộ hay một phần các khoản nợ của người mua cùng với một khoản

Trang 4

hoa hồng tài trợ và phí thu nợ Mọi rủi ro không thu được tiền hàng đều do người tài trợ gánh chịu.

Ngoài ra, nghiệp vụ BTT còn bao gồm một số dịch vụ như quản lý tài

khoản phải thu của khách hàng, cung cấp các thông tin kinh tế, tiền tệ, tín dụng vàthương mại nhằm tăng thu và giữ tốt quan hệ với khách hàng lâu dài

2.1.2.2 Chức năng:

Nghiệp vụ BTT có 3 chức năng cơ bản là chức năng dịch vụ thanh toán, chức năngtài chính và chức năng bảo hiểm rủi ro tín dụng

a/ Chức năng dịch vụ thanh toán

Tổ chức BTT sẽ đảm bảo mọi nhiệm vụ BTT cho người mua về nhữngkhoản thanh toán chuyển nhượng, đảm nhiệm nghiệp vụ nhờ thu hoặc thông báocho người mua giải quyết những vướng mắc trong hoạt động BTT Như vậy tổchức BTT phải thực hiện tất cà những nghiệp vụ ngân hang phục vụ cho kháchhang (người bán) Tổ chức BTT còn thực hiện chức năng kiểm tra và giám sát khảnăng thanh toán của người mua, thống kê kế hoạch sản xuất và doanh thu chongười bán, xác định thuế suất và thuế doanh thu Qua đó chúng ta có thể coi BTTnhư là một nhà tài chính, NH phục vụ đắc lực cho người bán

b/ Chức năng tài chính

Tổ chức BTT đảm nhiệm chức năng tài chính tín dụng cung ứng cho ngườimua Cụ thể là tổ chức BTT sẽ thực hiện 2 nghiệp vụ tài chính ứng trước và chiếtkhấu

Nghiệp vụ ứng trước : cho dù hợp đồng BTT được ký kết từ trước, nhưng

ngày có hiệu lực là ngày thanh toán theo định kỳ thanh toán của người mua Do đómuốn sử dụng vốn trước ngày này, người bán có thể vay tín dụng của tổ chứcBTT Tổng mức tín dụng này không phụ thuộc vào khả năng thanh toán của ngườimua, trung bình từ 70 – 90% giá trị khoản phải thu Đây cũng là điều khác với cácloại tín dụng ứng trước thong thường Hình thức tín dụng này được thực hiện nhưtín dụng luân chuyển và người bán trả lãi suất cho khoản tín dụng này như lãi suấtluân chuyển thông thường và hạn mức từ 70 – 90% khoản thanh toán Nhưng vì

Trang 5

đây là hợp đồng mua bán các khoản thanh toán, nếu xét về lý thì sau khi xuất hangngưới bán có quyền bán các khoản phải thu này theo giá thỏa thuận nhưng làmnhư vậy người bán sẽ phải trả một cái giá quá đắt Thông thường để tạo diều kiệncho người bán đồng thời khuyến khích người bán sử dụng dịch vụ BTT, các tổchức BTT đưa số lượng thanh toán còn lại tử 10 – 30% của các khoản phải thu vàotài khoản tiền gửi của người bán Người bán cũng được hưởng lãi suát từ khoảntiền gửi này cho đến khi người mua thanh toán Khi người mua thanh toán và tổchức BTT nhận được khoản thanh toán này thì khi đó tổ chức BTT sẽ thu hồikhoản tín dụng ứng trước cộng với lệ phí BTT (bao gồm lệ phí hợp đồng, lệ phídịch vụ, lệ phí rủi ro) và lãi suất tín dụng ứng trước nếu có Số còn lại cộng với lãisuất từ các khoản tiền gửi sẽ được trả cho người bán.

Qua đó cho thấy, BTT thể hiện ưu thế của nó hơn các khoản tín dụng khác

Nó tạo điều kiện thuận lợi cho người bán trong vấn đề vốn kinh doanh Phần lãi từtài khoản tiền gửi đã giảm bớt lãi suất vốn vay – một khoản tiền gửi thực chất làchưa có nguồn Đó là điều vô lý Nhưng không có nó thì không xảy ra hành vimua bán các khoản thanh toán nữa, phải chăng đây là một nghệ thuật NH Hơn thếnữa, tài khoản tiền gửi là cơ sở bảo đảm an toàn cho NH (tổ chức BTT) một khi sựcung ứng không bảo đảm đủ điều kiện của hợp đồng thương mại

Nghiệp vụ chiết khấu : Với hình thức này, người bán có thể bán tất cả các

chứng từ thanh toán và vận chuyển cho tổ chức BTT và nhận tiền ngay tức khắc.Nhưng tỷ lệ chiết khấu khá cao (từ 10 – 30%) và phụ thuộc vào khả năng thanhtoán của người mua Hay nói cách khác tỷ lệ này bao hàm cả lệ phí rủi ro và lãi tíndụng kể từ ngày mua cho tới ngày định kỳ thanh toán

Để được chiết khấu các khoản thanh toán, người bán phải thực hiện các biệnpháp cần thiết để chống lại các rủi ro có thể xảy ra và phải nộp lệ phí cho dịch cụnày Do đó nghiệp vụ chiết khấu không ưu việt như nghiệp vụ ứng trước tài chính

và không phải thong dụng trong hoạt động BTT Tuy vậy nó cũng có ưu thế hơnnghiệp vụ chiết khấu của tín dụng chứng từ, vì đây là nghiệp vụ chiết khấu không

Trang 6

bảo lưu, trong khi chiết khấu hối phiếu trong hoạt động tín dụng thư được phéptruy đòi người phát hành hối phiếu.

c/ Bảo hiểm rủi ro tín dụng

Với chức năng này, các tổ chức BTT đảm nhiệm những rủi ro do khả năngkhông thanh toán của người mua Nhưng rủi ro này xảy ra một khi người muakhông có đủ khả năng thanh toán trong một thời hạn quy định và khi đó tổ chứcBTT không có quyền truy đòi đối với người bán

Khác với bảo hiểm hàng hóa khác, các nhà BTT phải gánh chịu mọi rủi ro (ví

dụ rủi ro phá sản…) mà không được đòi hỏi người bán phải gánh chịu một phần

Do đó chúng ta có thể coi đây là sự bảo đảm tuyệt đối Nhưng tổ chức BTT chỉgánh chịu những rủi ro do người mừ a gây ra mà không gánh chịu những rủi ro vềchính trị cũng như những rủi ro chủ quan về người bán

2.1.3 Các loại hình bao thanh toán

2.1.3.1 Theo phạm vi thực hiện

a/ Bao thanh toán nội địa: là hình thức cấp tín dụng của các ngân hàng

thương mại hay công ty tài chính chuyên nghiệp cho bên bán hàng thông qua việcmua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua bán hàng hoá, trong đó bên bánhàng và bên mua hàng là người cư trú trong phạm vi một quốc gia

Trang 7

(6) Người bán giao hàng cho người mua theo đúng thoả thuận trong hợp đồngmua bán hàng hố.

Người bán

(Khách hàng)

Người mua (Con nợ)

Đơn vị bao thanh toán

Trang 8

(7) Người bán chuyển nhượng hố đơn, chứng từ bán hàng và các chứng từkhác liên quan đến các khoản phải thu cho đơn vị BTT.

(8) Đơn vị BTT ứng trước một phần tiền hàng cho hợp đồng BTT

(9) Khi đến hạn thanh tốn, đơn vị BTT tiền hành thu hồi nợ từ người mua.(10)Người mua thanh tốn tiền hàng cho đơn vị BTT

(11)Sau khi đã thu hồi tiền hàng từ phía người mua, đơn vị BTT thanh tốn nốttiền chuyển nhượng khoản phải thu cho người bán

b/ Bao thanh tốn xuất nhập khẩu: là nghiệp vụ BTT dựa trên hợp đồng

xuất nhập khẩu hàng hố, các khách hàng và con nợ là những doanh nghiệp ở cácnước khác nhau Đơn vị bao thanh tán cấp tín dụng cho bên bán hàng thơng quaviệc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua bán hàng hố, trong đĩ bênbán hàng và bên mua hàng vượt ra khỏi phạm vi một quốc gia

Đơn vị BTT NK

1 HĐ bán hàng

7 Giao hàng

8.Chuyển nhượng

5.Trả lời tín dụng 12.Thanh toán, báo cáo chuyển tiền

Trang 9

(1) Người bán và người mua tiến hành thương lượng trên hợp đồng mua bánhàng hoá.

(2) Người bán đề nghị đơn vị bao thanh toán xuất khẩu tài trợ với tài sảnđảm bảo chính là khoản phải thu trong tương lai từ hợp đồng mua bánhàng hoá

(3) Đơn vị BTT xuất khẩu đề nghị đơn vị BTT nhập khẩu cùng thực hiện hợpđồng BTT

(4) Đơn vị BTT nhập khẩu thực hiện phân tích các khoản phải thu, tình hìnhhoạt động và khả năng tài chính của bên mua hàng

(5) Đơn vị BTT nhập khẩu đồng ý tham gia giao dịch BTT với đơn vị BTTxuất khẩu Đơn vị BTT chấp thuận tài trợ cho người bán

(6) Đơn vị BTT xuất khẩu và người bán thoả thuận và ký hợp đồng BTT.(7) Người bán giao hàng cho người mua theo đúng thoả thuận trong hợpđồng mua bán hàng hoá

(8) Đơn vị xuất khẩu chuyển nhượng hoá đơn cho đơn vị BTT xuất khẩu vàđơn vị BTT xuất khẩu chuyển nhượng hoá đơn cho đơn vị BTT nhậpkhẩu

(9) Đơn vị BTT xuất khẩu chuyển tiền ứng trước cho người bán theo thoảthuận trong hợp đồng BTT

(10) Khi đến hạn thanh toán, đơn vị BTT nhập khẩu tiến hành thu hồi nợ từngười mua

(11) Người mua thanh toán tiền hàng cho đơn vị BTT nhập khẩu

(12) Đơn vị BTT nhập khẩu trích từ phí và lãi (nếu có) rồi chuyển số tiền cónlại cho đơn vị BTT xuất khẩu

(13) Đơn vị BTT xuất khẩu trích trừ phí rồi chuyển số tiền còn lại cho ngườibán

Trang 10

2.1.3.2 Theo ý nghĩa bảo hiểm rủi ro:

a/ Bao thanh toán truy đòi: là hình thức BTT, trong đó đơn vị BTT có quyền

truy đòi lại số tiền đã ứng trước cho bên bán hàng khi bên mua hàng không có khảnăng hoàn thành nghĩa vụ thanh toán khoản phải thu

Vì vậy, trong BTT truy đòi, tổn thất chỉ thực sự xảy ra trong trường hợpkhoản phải thu không được thanh toán và người bán không thể bù đắp khoản thiếuhụt

b/ Bao thanh toán miễn truy đòi: là hình thức BTT, trong đó đơn vị BTT

chịu toàn bộ rủi ro khi bên mua hàng không có khả năng hoàn thành nghĩa vụthanh toán khoản phải thu

Đơn vị BTT chỉ có quyền đòi lại số tiền đã ứng trước cho bên bán hàng trongtrường hợp bên mua từ chối thanh toán khoản phải thu do bên bán giao hàngkhông đúng hợp đồng hoặc vì lý do khác không liên quan đến khả năng thanh toáncủa bên mua hàng

2.1.3.3 Theo thời hạn:

a/ Bao thanh toán ứng trước (BTT chiết khấu): là loại hình BTT trong đó

đơn vị BTT chiết khấu các khoản phải thu trước ngày đáo hạn và ứng trước tiềncho đơn vị bán hàng (có thể đến 80% trị giá hoá đơn)

b/ Bao thanh toán khi đến hạn: là loại BTT theo đó đơn vị BTT sẽ trả cho

các khách hàng của mình (người bán hàng) số tiền bằng giá mua của các khoảnbao thanh toán khi đáo hạn

2.1.3.4 Theo phương thức bao thanh toán:

a/ Bao thanh toán từng lần: đơn vị BTT và ben bán hàng thực hiện các thủ

tục cần thiết và ký hợp đồng BTT đối với các khoản phải thu của bên bán hàng

b/ Bao thanh toán theo hạn mức: đơn vị BTT và bên bán hàng thoả thuận và

xác định một hạn mức BTT duy trì trong một khoảng thời gian nhất định

c/ Đồng bao thanh toán: hai hay nhiều đơn vị BTT cùng thực hiện hoạt động

BTT cho một hợp đồng mua bán hàng, trong đó một đơn vị BTT làm đầu mốithực hiện việc tổ chức đồng BTT

Trang 11

2.1.4 Lợi ích khi sử dụng dịch vụ bao thanh toán

2.1.4.1 Đối với người bán:

Thứ nhất, cải thiện dòng lưu chuyển tiền tệ nhờ thu được tiền hàng nhanh

hơn Lượng tiền mặt sẵn có tại doanh nghiệp tăng lên, góp phần thúc đẩy hoạtđộng sản xuất kinh doanh phát triển

BTT là một quá trình chuyển hóa các khoản phải thu thành tiền mặt Đối vớibất kỳ một người bán nào, tiền mặt là quyền lực và sức mạnh Không có tiền mặt,người bán không thể tồn trữ nhiều hàng hơn, cũng không có tiền để trả lương chocông nhân viên BTT không phân biệt khách hàng là ai, đó có thể là một công ty in

ấn, một cửa hàng bán công cụ máy móc, một nhà máy dệt may, một doanh nghiệpkinh doanh trong lĩnh vực thương mại dịch vụ hay bất cứ một chủ thể nào của nềnkinh tế Mỗi một đơn vị BTT, với kinh nghiệm dày dạn trong rất nhiều lĩnh vực, sẽ

là một cộng tác đắc lực hỗ trợ cho công việc làm ăn của khách hàng ngày càngthuận lợi và phát triển hơn

Người bán có thể yên tâm vì các đơn vị BTT hoàn toàn có đủ năng lựcchuyên môn, hệ thống mạng lưới rộng khắp cũng như là sự hiểu biết thông thái vềtừng lĩnh vực chuyên môn để có thể thực hiện tốt công việc của mình ở một số tổchức BTT chuyên nghiệp, người bán thậm chí có thể nhận được tiền ngay trongngày đề nghị BTT Nói một cách ngắn gọn, các tổ chức BTT giúp người bán lấpđược lỗ hỗng thiếu hụt tiền mặt trong khoảng thời gian từ khi giao hàng đến khiđược người mua thanh toán

Thứ hai, điều kiện cấp tín dụng thương mại dễ dàng, hấp dẫn làm mãi lực

tăng mạnh, từ đó nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào càng sẵn sàng hỗ trợ nhiềuhơn

Trang 12

Là một đối tác tài chính, các tổ chức BTT sẽ đem lại cho người bán nguồnlực tài chính để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, tồn trữ thêm nhiều hàngtồn kho, cung ứng nhiều đơn hàng hay chỉ đơn giản là tìm kiếm các cơ hội làm ănmới Các tổ chức BTT luôn khẳng định mình sẽ luôn sát cánh với khách hàng,thấu hiểu mọi nhu cầu của họ, và thiết lập một chương trình hỗ trợ tài chính đểgiúp đỡ họ.

Rất nhiều chủ thể kinh tế rơi vào tình trạng càng phát triển kinh doanh lạicàng thiếu tiền Khi đó, BTT sẽ là phương tiện rất hiệu quả giúp họ vượt qua khókhăn Người mua nào cũng mong muốn mua hàng từ một người bán đưa ra giáthấp nhất mà lại có nguồn hàng dồi dào nhất Nhưng chính điều đó lại đẩy ngườibán vào tình thế khó xử, càng phát triển lại càng phải bán chịu nhiều hơn Thậtkhông may là phần lớn người bán không thể nào xoay xở được với tất cả cáckhoản bán chịu này Dù việc buôn bán có phát đạt đến thế nào thì tới một lúcngười bán cũng nhận thấy rằng mình đang rơi vào một tình thế rất nguy hiểm Các tổ chức BTT sẽ giảm thiểu rủi ro này bằng cách chuyển các hóa đơnchưa thu được tiền thành tiền mặt, nhờ đó mà người bán có thể tiếp tục cấp tíndụng thương mại cho người mua mà không cần phải lo rủi ro thanh khoản nữa Hệquả trực tiếp của việc này là người bán nâng cao được năng lực cạnh tranh củamình nhờ sẵn sàng chấp nhận khoảng thời gian bán chịu hấp dẫn người mua hơn.Các tổ chức BTT cam kết tận dụng sự thông thạo trong lĩnh vực tín dụng, thuhồi nợ, cung ứng nguồn tiền mặt hay tài trợ giúp cho người bán nâng cao đượchiệu quả hoạt động, vừa tăng doanh số vừa giảm được mất mát do không thu hồiđược nợ, đồng thời cải thiện rõ rệt dòng lưu chuyển tiền tệ Nhờ mọi rắc rối kểtrên đã được chuyển sang cho tổ chức BTT nên người bán có thể toàn tâm toàn ýtập trung vào việc sản xuất hay cung ứng hàng hóa

Nói tóm lại, người bán càng thêm có nhiều cơ hội làm ăn nhờ:

- Sẵn sàng bán chịu cho người mua mà không sợ ảnh hưởng đến dòng lưu chuyểntiền tệ;

- Tăng doanh số;

Trang 13

- Tăng tồn trữ hàng tồn kho;

- Cải thiện hiệu quả hoạt động nội bộ;

- Tận dụng thế mạnh của chiết khấu thương mại;

- Nâng hạng tín nhiệm;

- Tìm kiếm nhiều cơ hội mới

Thứ ba, nâng cao hiệu quả hoạt động nhờ chuyên môn hóa sản xuất.

Bên cạnh việc sản xuất kinh doanh mặt hàng chính yếu, người bán còn phảimất thời gian quản lý các khoản phải thu từ người mua Nếu người bán sử dụngBTT, công việc này sẽ được chuyển cho đơn vị BTT Người bán không còn phảitốn chi phí để duy trì và điều hành một bộ phận chuyên trách việc xem xét kháchhàng có đủ điều kiện mua chịu hay không, cũng như phải kiểm tra và thu hồi cáckhoản nợ này nữa Với kinh nghiệm, nguồn lực vật chất và nguồn nhân lực đượcđào tạo bài bản của mình, các tổ chức BTT sẽ giải quyết nhanh chóng, chuyênnghiệp và hiệu quả mọi vấn đề liên quan đến các hóa đơn và việc thu hồi nợ.Châm ngôn của các tổ chức BTT lúc này là “Hãy để chúng tôi làm những việc màchúng tôi làm tốt nhất, còn bạn, hãy làm những việc mà bạn làm tốt nhất ! Chúng

ta hãy cùng là đối tác tốt của nhau.”

2.1.4.2 Đối với người mua:

Cho tới thời điểm hiện tại, L/C vẫn là biện pháp kiểm soát thương mại quốc

tế được chấp nhận phổ biến nhất trên toàn cầu, bảo đảm rằng nhà xuất khẩu sẽcung cấp hàng đúng như quy định trong hợp đồng hay đơn đặt hàng và nhà nhậpkhẩu sẽ thực hiện nghĩa vụ thanh toán của mình Nhưng nếu hàng đến chậm hayghé vào nơi không định trước, không theo lệ thường thì L/C sẽ gây khó khăn rấtlớn cho nhà nhập khẩu Nói tóm lại, sử dụng BTT quốc tế, nhà nhập khẩu cónhững lợi ích sau đây:

- Được mua chịu hàng dễ dàng;

- Không cần phải mở L/C;

Trang 14

- Tăng sức mua hàng mà vẫn không vượt quá hạn mức tín dụng cho phép;

- Có thể nhanh chóng đặt hàng mà không bị trì hoãn, không tốn phí mở L/C, hayphí thương lượng

2.1.4.3 Đối với đơn vị bao thanh toán:

Thực hiện nghiệp vụ BTT, các đơn vị BTT cũng có được một thuận lợi là đượchưởng lợi ích kinh tế theo quy mô:

- Các đơn vị BTT cung cấp dịch vụ này cùng lúc cho nhiều khách hàng nênxét về quy mô sẽ giảm được chi phí cố định liên quan đến các khách hàng đó;

- Đơn vị BTT lớn nhất và nhiều kinh nghiệm nhất sẽ đứng ra làm đơn vị cungcấp thông tin về tín dụng quy mô nhất, bổ sung vào các dịch vụ tương tự hiện cócủa các trung tâm dữ liệu tín dụng thương mại tư nhân và quốc doanh Đơn vị nàycũng sẽ hưởng được lợi ích kinh tế theo quy mô nhờ trao đổi thông tin với cáctrung tâm trên;

- Trong trường hợp BTT chỉ là một nghiệp vụ của ngân hàng thì ngân hàngcũng đã đa dạng hóa được danh mục dịch vụ cung ứng, đem lại tiện ích mới chokhách hàng và nguồn thu không nhỏ cho ngân hàng

2.1.4.4 Đối với quốc gia sử dụng dịch vụ bao thanh toán

- Tạo sức cạnh tranh và thu hút giao thương quốc tế trong điều kiện quốc gia

đó còn hạn chế về luật và tài chính, tạo tâm lý yên tâm cho nhà sản xuất, đẩy mạnhhoạt động sản xuất đặc biệt là xuất nhập khẩu của quốc gia

- Đối với hệ thống tài chính tiền tệ, BTT là điều kiện tốt nhất để điều tiết sựlưu thông tiền tệ, ổn định tình hình tài chính thúc đẩy nền kinh tế phát triển Từ đókiểm soát được các khoản phải thu trong tương lai và hạn chế được các khoản nợxấu, nâng cao uy tín cho quốc gia

- Ngoài ra BTT còn mang lại một khoản phải thu nhất định chonền kinh tếquốc gia

Trang 15

- Chính phủ các nước có thể tham gia tài trợ thông qua các liên minh BTTquốc tế nhằm tăng cường các quan hệ giao thương quốc tế và củng cố vị thế tronghoạt động ngoại thương.

2.2 SỰ CẦN THIẾT PHÁT TRIỂN BAO THANH TOÁN Ở VIỆT NAM

2.2.1 Sự phát triển của bao thanh toán trên thế giới

Trên thế giới đến nay đã có hơn 1.147 đơn vị BTT và hoạt động đạt doanh sốhơn 1030 tỷ EUR BTT trong nước, 104 tỷ EUR BTT xuất – nhập khẩu, và đã cókhoảng 60 quốc gia tham gia vào hiệp hội BTT thế giới với tổng số thành viên là

196 thành viên Theo số liệu vừa được cập nhật của FCI (Factors ChainInternational), năm 2006 doanh số BTT trên thế giới đạt 1.134.288 triệu Euro

Bảng 1: Doanh số BTT trên thế giới

Đơn vị tính: Triệu Euro

644.659681.281712.657791.950857.098103.690

685.682 724.197 760.392 860.215 936.938

1.134.288

Nguồn: www.factors-chain.com

Trang 16

Biểu đồ 6: Biểu đồ doanh số BTT thế giới giai đoạn 2001 - 2006

Doanh số BTT thế giới

0 200000

Các thị trường BTT lớn nhất gồm có thị trường Anh (doanh số 249 tỷ EUR),thứ hai là thị trường Ý (120 tỷ EUR), thị trường Pháp xếp thứ 3 (100 tỷ EUR), tiếptheo là Mỹ (96 tỷ EUR) và Nhật (75 tỷ EUR)

Bảng 2: 5 thị trường đứng đầu trong lĩnh vực BTT

Đơn vị tính: Triệu Euro

Trang 17

Bảng 3: Doanh thu về BTT của các châu lục trên thế giới

Đơn vị tính: Triệu Euro

Năm

Châu Âu 522,851 546,935 612,504 715,486 806,983Châu Á 69,850 89,096 111,614 135,814 149,995Châu Mỹ 115,301 104,542 110,094 135,630 140,944

xa, phương tiện di chuyển bằng đường biển lại mất nhiều thời gian nên một sốthương nhân châu Âu đã đứng ra nhận nhiệm vụ của một người môi giới (mà saunày được gọi là Factors) để đi thu giúp các khoản nợ cho các thương nhân khác vàđược hưởng hoa hồng Khi những khó khăn nhất định trong việc giao thương được

Trang 18

giải quyết thì họ phát triển nghiệp vụ này theo một hướng mới và gần với hìnhthức hiện đại của nghiệp vụ BTT ngày nay hơn

Cũng theo bảng số liệu trên có thể thấy mặc dù trong từ năm 2003 trở vềtrước, doanh số BTT của châu Á chỉ đứng vị trí thứ 3, xếp sau châu Âu và châu

Mỹ, nhưng với nhu cầu mạnh mẽ cộng với các tiềm lực cần thiết đã làm cho châulục này phát triển khá mạnh về dịch vụ và doanh số tăng cao, vươn lên đứng hàngthứ 2 trong số 5 châu lục

Không chỉ ở các nước phát triển như Anh, Pháp, Mỹ, Ý, Nhật mới phát triểnloại hình dịch vụ BTT mà ở các nước đang phát triển như Đài Loan, Braxin, ThổNhĩ Kỳ dịch vụ này cũng được sử dụng rất thành công và mang lại những kết quảđáng kể cho nền kinh tế đất nước Doanh số BTT ở các nước này được thống kênhư sau:

Bảng 4: Doanh số BTT ở một số nước đang phát triển

Đơn vị tính: Triệu Euro

2.2.2 Sự cần thiết phát triển BTT ở Việt Nam

Giai đoạn 2001 – 2005 tình hình kinh tế thế giới và khu vực cơ bản là thuậnlợi, kinh tế phục hồi sau khủng hoảng tiền tệ Đông Nam Á Xu thế hội nhập và

Trang 19

phát triển mở rộng đầu tư giữa các quốc gia tạo cơ hội tốt cho các nền kinh tếtrong đó có Việt Nam.

Trong những năm qua, tình hình chính trị xã hội đất nước ổn định, nền kinh

tế đạt tốc độ tăng trưởng cao bình quân giai đoạn 2001 – 2005 đạt 7,51%, trongnăm 2006 GDP đạt mức tăng trưởng 8,17% (nguồn: Tổng Cục thống kê) Tìnhhình kinh tế xã hội đầu năm 2007 tiếp tục ổn định, tốc độ tăng trưởng khá cao.Tài chính ngân hàng là một trong những lĩnh vực xếp ở vị trí đầu trong nhómdịch vụ có tính đột phá nhằm phát triển kinh tế Các ngân hàng thương mại tiếp tụcphát triển và ngày càng khẳng định vai trò, vị thế trên thị trường tài chính tiền tệ

Hệ thống ngân hàng Việt Nam thực hiện mạnh việc cơ cấu lại để nâng caonăng lực cạnh tranh chuẩn bị các điều kiện cho hội nhập theo tiến trình Hiệp địnhthương mại Việt Mỹ và Việt Nam gia nhập WTO

Phát triển các dịch vụ ngân hàng thành lĩnh vực mũi nhọn trong hoạt độngkinh doanh ngân hàng luôn là mục tiêu hàng đầu của hệ thống ngân hàng ViệtNam Phát triển dịch vụ ngân hàng phải vừa đáp ứng được nhu cầu tăng trưởngcủa kinh tế, đồng thời đảm bảo ngân hàng hoạt động hiệu quả và an toàn, nângcao sức mạnh cạnh tranh để hội nhập

Theo hiệp định thương mại Việt Mỹ, các rào cản trung gian giữa các định chếtài chính của Mỹ và Việt Nam đang dần được dỡ bỏ Đến năm 2010 có những điều

mà các tổ chức tín dụng phải chú ý: không hạn chế số lượng nhà cung cấp dịch vụngân hàng; không hạn chế tổng giao dịch các giao dịch giá trị về dịch vụ ngânhàng; không hạn chế việc tham gia góp vốn của bên nước ngoài dưới hình thức tỷ

lệ phần trăm tối đa số cổ phiếu nước ngoài được nắm giữ Do chúng ta đã chínhthức gia nhập vào WTO nên có khả năng việc thực hiện các điều khoản “không”này còn được đẩy lên sớm hơn có thể là 2008-2009

Các ngân hàng Việt Nam hiện nay, ngoài việc hoàn thiện các dịch vụ truyềnthống như: huy động vốn, cho vay, kinh doanh ngoại tệ…còn phải ứng dụng triểnkhai các loại hình dịch vụ, các sản phẩm mới BTT là một trong những nghiệp vụmới mà các ngân hàng cần chú ý phát triển

Ngày đăng: 19/09/2012, 15:23

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Doanh số BTT trên thếgiới - Cơ sở lý luận về bao thanh toán.doc
Bảng 1 Doanh số BTT trên thếgiới (Trang 15)
Bảng 1: Doanh số BTT trên thế giới - Cơ sở lý luận về bao thanh toán.doc
Bảng 1 Doanh số BTT trên thế giới (Trang 15)
Bảng 2: 5 thị trường đứng đầu trong lĩnh vực BTT - Cơ sở lý luận về bao thanh toán.doc
Bảng 2 5 thị trường đứng đầu trong lĩnh vực BTT (Trang 16)
Bảng 2: 5 thị trường đứng đầu trong lĩnh vực BTT - Cơ sở lý luận về bao thanh toán.doc
Bảng 2 5 thị trường đứng đầu trong lĩnh vực BTT (Trang 16)
Bảng 3: Doanh thu về BTT của các châu lục trên thếgiới - Cơ sở lý luận về bao thanh toán.doc
Bảng 3 Doanh thu về BTT của các châu lục trên thếgiới (Trang 17)
Bảng 3: Doanh thu về BTT của các châu lục trên thế giới - Cơ sở lý luận về bao thanh toán.doc
Bảng 3 Doanh thu về BTT của các châu lục trên thế giới (Trang 17)
phát triển nghiệp vụ này theo một hướng mới và gần với hình thức hiện đại của nghiệp vụ BTT ngày nay hơn - Cơ sở lý luận về bao thanh toán.doc
ph át triển nghiệp vụ này theo một hướng mới và gần với hình thức hiện đại của nghiệp vụ BTT ngày nay hơn (Trang 18)
Bảng 4: Doanh số BTT ở một số nước đang phát triển - Cơ sở lý luận về bao thanh toán.doc
Bảng 4 Doanh số BTT ở một số nước đang phát triển (Trang 18)
(2) Chi nhánh thực hiện phân tích các khoản phải thu, tình hình hoạt động và khả năng tài chính của bên bán hàng và bên mua hàng. - Cơ sở lý luận về bao thanh toán.doc
2 Chi nhánh thực hiện phân tích các khoản phải thu, tình hình hoạt động và khả năng tài chính của bên bán hàng và bên mua hàng (Trang 34)
2. Sở giao dịch, Chi nhánh thực hiện phân tích các khoản phải thu, tình hình hoạt động và khả năng tài chính của bên XK; đánh giá mối quan hệ giữa bên XK và  bên NK. - Cơ sở lý luận về bao thanh toán.doc
2. Sở giao dịch, Chi nhánh thực hiện phân tích các khoản phải thu, tình hình hoạt động và khả năng tài chính của bên XK; đánh giá mối quan hệ giữa bên XK và bên NK (Trang 36)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w