1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN Giáo dục một số kĩ năng sống cho học sinh qua bài Thực hiện trật tự an toàn giao thông trong môn Giáo dục công dân lớp 6

20 4,1K 23

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 282 KB

Nội dung

Tên đề tài: "Giáo dục một số kĩ năng sống cho học sinh qua bài: Thực hiện trật tự an toàn giao thông trong môn Giáo dục công dân lớp 6 " III.Cam kết: Tôi xin cam kết đề tài nghiên cứu k

Trang 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM.

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BẢN CAM KẾT.

I.Tác giả:

Họ và tên: Đỗ Thị Vân

Sinh ngày: 26 /12 / 1980

Đơn vị: Trường TH& THCS Hoàng Châu

II.Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.

Tên đề tài: "Giáo dục một số kĩ năng sống cho học sinh qua bài: Thực hiện trật tự

an toàn giao thông trong môn Giáo dục công dân lớp 6 "

III.Cam kết:

Tôi xin cam kết đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng này là sản phẩm của cá nhân tôi Nếu có xảy ra tranh chấp về quyền sở hữu đối với một phần hay toàn bộ đề tài, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước lãnh đạo đơn vị,lãnh đạo Phòng GD và ĐT về tính trung thực của bản cam kết này

Hoàng Châu ,ngày tháng 02 năm 2012

Người cam kết.

Đỗ Thị Vân

Trang 2

MỤC LỤC

13 IV Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả 8,9

Trang 3

I TÓM TẮT.

Như chúng ta đã biết ,từ năm học 2010 - 2011 Sở Giáo Dục chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học đã nêu rõ: “ Tiếp tục đổi mới phương thức giáo dục đạo đức, giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục hướng nghiệp theo tinh thần lồng ghép và tích hợp, chú trọng giáo dục các giá trị và kĩ năng sống cho học sinh ” , nhiệm vụ này cho thấy giáo dục kĩ năng sống

là một trong những nội dung quan trọng cần được thực hiện một cách có hệ thống trong các nhà trường

Nhiệm vụ và nội dung của môn GDCD trong nhà trường THCS đã chứa đựng những yếu

tố của giáo dục kĩ năng sống

Một trong những đặc điểm của môn GDCD là sự tích hợp nhiều nội dung giáo dục Bên cạnh những nội dung cốt lõi mang tính chất ổn định còn có những nội dung giáo dục các vấn đề xã hội: Giáo dục bảo vệ mội trường, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng chống HIV/ AIDS, giáo dục giới tính và một trong những vấn đề xã hội nóng bỏng nhất hiện nay là vấn đề an toàn giao thông Tai nạn giao thông trong những năm gần đây ngày càng trở thành vấn đề bức xúc của toàn xã hội Hàng năm tai nạn giao thông làm chết và bị thương hàng vạn người, thiệt hại hàng chục tỉ đồng Trong số vụ tai nạn giao thông thì tai nạn giao thông đường bộ chiếm trên 90% số vụ Hàng năm có hàng trăm vụ tai nạn liên quan đến học sinh, làm chết và bị thương hàng trăm em Mặc dù ngay khi bước vào bậc THCS, trong chương trình môn GDCD 6, học sinh đã được học bài “ Thực hiện trật tự an toàn giao thông”, và trong các hoạt động ngoại khoá của bộ môn này, các tiết ngoài giờ lên lớp được tổ chức cấp trường về đề tài an toàn giao thông nhưng một bộ phận không nhỏ các

em vẫn chưa thực hiện tốt các quy định chung về an toàn giao thông đường bộ, hay nói đúng hơn là các em vẫn chưa có ý thức rèn luyện các kĩ năng sống cần thiết để thực hiện trật tự an toàn giao thông, học chưa đi đôi với hành Để có được những hành vi văn hoá trong tham gia giao thông của học sinh thì ngay trong nhà trường với nhiệm vụ của bộ môn, người thầy phải làm tốt công tác giáo dục các kĩ năng sống cơ bản để học sinh có thể biến lí thuyết thành thực tiễn để hành động một cách hợp lí

Từ những băn khoăn, trăn trở trên đây, tôi đã nghiên cứu và mạnh dạn đưa ra một số vấn đề "Giáo dục một số kĩ năng sống cho học sinh qua bài : Thực hiện trật tự an toàn giao thông trong môn Giáo dục công dân lớp 6 "

Trang 4

Mục đích của đề tài:

Một là: Học sinh bước đầu nắm được một số quy định cơ bản của pháp luật về trật tự

an toàn giao thông

Hai là: Rèn luyện ý thức tự giác chấp hành tốt quy định của pháp luật về an toàn giao

thông đường bộ

Ba là: Có kĩ năng xử lí tình huống trong một số tình huống có thể gặp trong khi tham

gia giao thông trên đường, phát triển kĩ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề

Bốn là: Rèn luyện kĩ năng tư duy phê phán, lên án những hành vi vi phạm pháp luật

giao thông

Năm là: Rèn luyện kĩ năng tư duy sáng tạo để có những hành vi có trách nhiệm đối

với bản thân và cộng đồng, biết tự bảo vệ mình và bảo vệ người khác trong quá trình tham gia giao thông

Trong quá trình giảng dạy môn GDCD 6, tôi cũng thường xuyên lồng ghép tích hợp nội dung này vào các bài dạy khác nhau nhằm giúp các em từng bước thấm nhuần và coi hành

vi thực hiện tốt quy định về an toàn giao thông là một hành vi văn hoá, nó phải được ăn sâu vào tiềm thức và trở thành thói quen tự nhiên của học sinh Đồng thời khơi gợi cho học sinh thực hiện những kĩ năng sống cơ bản được giáo dục qua bài học

Đối tượng nghiên cứu:

Nghiên cứu được tiến hành trên 2 nhóm học sinh lớp 6 trường TH& THCS Hoàng Châu -Huyện Cát Hải - Hải Phòng Nhóm 1 là nhóm thực nghiệm, nhóm 2 là nhóm đối chứng Nhóm thực nghiệm (nhóm 1) được thực hiện giáo dục một số kĩ năng sống qua bài “Thực hiện trật tự an toàn giao thông” và tiết ngoại khoá và một số bài giảng lồng ghép nội dung

an toàn giao thông

Kết quả cho thấy: tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh Nhóm thực nghiệm có điểm trung bình kiểm tra đầu ra là 8.5 Nhóm đối chứng có điểm trung bình đầu ra là 7.6

Kết quả kiểm chứng T- test cho thấy p < 0.05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của 2 nhóm Điều đó chứng tỏ giáo dục kĩ năng sống vào bài giảng sẽ nâng cao hơn nữa khả năng thích ứng của học sinh trong thực tế hơn là việc chỉ dạy lí thuyết với những kiến thức đơn điệu

Trang 5

II GIỚI THIỆU.

Môn GDCD ở trường THCS có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh hệ thống các chuẩn mực giá trị đạo đức và pháp luật cơ bản, cần thiết đối với công dân ở mức độ phù hợp lứa tuổi, trong đó giáo dục kĩ năng sống cho lứa tuổi học sinh là vô cùng quan trọng Bên cạnh những nôị dung giáo dục mang tính cốt lõi, ổn định còn có những nội dung giáo dục xã hội cần thiết đối với lứa tuổi học sinh mà trong đó giáo dục một số kĩ năng sống nhằm thực hiện tốt trật tự an toàn giao thông là gần gũi và thiết thực hơn cả, đặc biệt đối với lứa tuổi học sinh lớp 6 - lớp đầu cấp THCS Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua bài học nhằm tạo cho học sinh có cơ hội áp dụng kiến thức và kĩ năng vào tình huống thực trong cuộc sống Một số kĩ năng được áp dụng trong bài “Thực hiện trật tự an toàn giao thông” như:

kĩ năng tư duy phê phán, đây là kĩ năng giúp các em có khả năng phân tích một cách khách quan, toàn diện các vấn đề, hiện tượng xảy ra Ví dụ như thấy hành vi vi phạm trật

tự an toàn giao thông, học sinh phải biết phê phán, lên án những hành vi đó Để đạt được

kĩ năng này yêu cầu các em phải biết thu thập thông tin về vấn đề, sắp xếp thông tin theo từng nội dung một cách có hệ thống, từ đó phân tích, so sánh , đối chiếu lí giải các thông tin thu thập được -> xác định bản chất vấn đề, nhận định những mặt tích cực, hạn chế của vấn đề nghiên cứu Bên cạnh đó là giáo dục kĩ năng tư duy sáng tạo cho học sinh Tư duy sáng tạo là khả năng nhìn nhận và giải quyết vấn đề theo một cách mới, với ý tưởng mới, theo phương thức mới, cách sắp xếp và tổ chức mới, là khả năng khám phá và kết nối mối quan hệ giữa các khái niệm, ý tưởng, quan điểm, sự việc, độc lập trong suy nghĩ Đây là một kĩ năng sống quan trọng vì trong cuộc sống, con người thường xuyên bị đặt vào những tình huống bất ngờ, ngẫu nhiên xảy ra Trong bài giảng về an toàn giao thông, giáo viên có thể ra những câu hỏi kích thích tư duy sáng tạo của học sinh như: đề xuất một số biện pháp nhằm đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông? Cần giáo dục kĩ năng sống tư duy sáng tạo để học sinh có thể ứng phó một cách linh hoạt và phù hợp với các tình huống gặp phải trong thực tế Bài học cũng giáo dục học sinh kĩ năng ra quyết định, gải quyết vấn đề để học sinh biết quyết định lựa chọn phương án tối ưu để giải quyết tình huống gặp phải trong thực tế một cách kịp thời Mỗi cá nhân phải tự mình ra quyết định cho bản thân mặc dù có thể tham khảo ý kiến của những người tin cậy trước khi ra quyết định

Trang 6

Giải pháp thực hiện:

1.Qua bài giảng “ Thực hiện trật tự an toàn giao thông” và bài ngoại khoá, tiết hoạt động

ngoài giờ lên lớp, tôi đã đưa vào tiết học mô hình đường phố với nút giao thông trọng điểm là khu vực ngã ba, ngã tư, khu vực bùng binh, các loại biển báo hiệu giao thông, …

để học sinh quan sát, từ đó tìm ra những đặc điểm nổi bật tại các nút giao thông trọng điểm, đồng thời phát triển được kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng của học sinh

2.Trong bài giảng, tôi chú trọng nêu các tình huống có vấn đề để học sinh vận dụng lí

thuyết vào xử lí tình huống, phát triển ở học sinh kĩ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề

3 Chia học sinh thành những nhóm nhỏ, yêu cầu các em thảo luận nhóm, mỗi nhóm đưa

ra một tình huống có vấn đề để nhóm khác xử lí nhằm mục đích nâng cao khả năng vận dụng và kĩ năng sống của các em trong những tình huống thực Phát triển kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng ra quyết định , giải quyết vấn đề của học sinh

Vấn đề giáo dục một số kĩ năng sống cho học sinh trong bài “Thực hiện trật tự an toàn giao thông” có nhiều tài liệu để tham khảo:

- STK: Giáo dục kĩ năng sống trong môn GDCD - NXB Giáo dục Việt Nam

- Tài liệu: Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn GDCD -THCS Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

- Tài liệu: Giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông - NXB Giáo dục

- Sách giáo khoa môn GDCD 6

- Sách giáo viên môn GDCD 6

Tôi sưu tầm, nghiên cứu tài liệu để tìm ra phương pháp tối ưu nhất trong việc giáo dục một số kĩ năng sống cho các em học sinh lớp 6 trong vấn đề thực hiện trật tự an toàn giao thông

Vấn đề nghiên cứu:

- Giáo dục một số kĩ năng sống cho học sinh lớp 6 để nâng cao ý thức tự giác thực hiện tốt

trật tự an toàn giao thông trong cuộc sống hàng ngày của các em có đạt được kết quả như mong muốn không?

Giả thuyết nghiên cứu:

- Giáo dục một số kĩ năng sống vào bài giảng: “Thực hiện trật tự an toàn giao thông ” và các bài ngoại khoá, hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 6 đạt hiệu quả cao

III PHƯƠNG PHÁP.

1 Khách thể nghiên cứu:

Trang 7

- GV: Bản thân tôi dạy bộ môn GDCD 6 của trường Phần lớn các em đều có ý thức học tập rất tốt: chủ động, tự giác, tích cực chiếm lĩnh tri thức, có ý thức tìm tòi, phát hiện trí thức mới Thành tích học tập trong học kì I tương đối tốt

2.Thiết kế nghiên cứu.

Sử dụng thiết kế 4: Thiết kế chỉ kiểm tra sau tác động đối với các nhóm được phân chia ngẫu nhiên (được mô tả ở bảng sau)

Thiết kế nghiên cứu:

động.

Thực nghiệm

(09HS)

Dạy học đưa giáo dục một số kĩ năng sống vào bài: “Thực hiện trật

tự an toàn giao thông”

01

Đối chứng

(09HS)

Dạy học lí thuyết, không đưa giáo dục kĩ năng sống vào bài: “Thực hiện trật tự an toàn giao thông”

02

Ở thiết kế này tôi sử dụng phép kiểm chứng T-Test độc lập.3

3.Quy trình nghiên cứu.

3.1 Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo viên chuẩn bị phương tiện dạy học, giáo án có thiết kế giáo dục một số kĩ năng sống thực hiện trật tự an toàn giao thông vào bài dạy: “Thực hiện trật tự an toàn giao thông” GDCD 6; tiết hoạt động ngoại khoá, hoạt động ngoài giờ lên lớp và các bài học khác có thể lồng ghép nội dung với chủ đề an toàn giao thông

3.2 Tiến hành dạy thực nghiệm:

Thời gian tiến hành vẫn tuân theo kế hoạch dạy học của nhà trường và tuân theo thời khoá biểu Cụ thể là:

Thứ/ngày/tháng Môn Tiết theo

PPCT

Tên bài dạy

19 /09 /2011 GDCD 6 02 Hoạt động ngoài giờ lên lớp với chủ đề

“ Học sinh với an toàn giao thông” 12/12 / 2011 GDCD 6 18 Hoạt động ngoại khoá về chủ đề an

toàn giao thông

Trang 8

30/01/2012 GDCD 6 23 Thực hiện trật tự an toàn giao thông

( Thời khoá biểu trên bao gồm cả bài “Thực hiện trật tự an toàn giao thông” và các bài có thể tích hợp nội dung giáo dục kĩ năng sống về thực hiện trật tự an toàn giao thông)

3.3 Đo lường và thu thập dữ liệu.

- Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra học kì I môn GDCD 6

- Bài kiểm tra sau tác động là bài sau khi học song tiết 24 theo PPCT

Bài kiểm tra sau tác động gồm câu hỏi lí thuyết, bài tập thực hành, biểu hiện hành vi đạo đức, pháp luật trong đời sống

( Xem đề phần phụ lục.)

- Tiến hành kiểm tra và chấm bài

- Sau khi thực hiện dạy song các bài trên, tiến hành kiểm tra 1 tiết và chấm bài theo đúng đáp án đã xây dựng

IV PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ.

1.Phân tích dữ liệu

So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động.

Nhóm đối chứng Nhóm thực nghiệm

Chênh lệch giá trị

trung bình chuẩn

(SMD)

0,93

Sau tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình (ĐTB) bằng T- test cho kết quả :

P = 0,001 cho thấy: Sự chênh lệch giữa ĐTB nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có

ý nghĩa Qua bảng so sánh trên ta thấy: chênh lệch kết quả ĐTB nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung bình nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0,93 Điều đó cho thấy mức độ ảnh hưởng của việc giáo dục kĩ năng sống đối với học sinh nhóm thực nghiệm là rất lớn

Trang 9

Giả thuyết của đề tài: "Giỏo dục một số kĩ năng sống cho học sinh qua bài : Thực hiện

trật tự an toàn giao thụng trong mụn Giỏo dục cụng dõn lớp 6 "đó được kiểm chứng.

10

Nhóm thực nghiệm.

Nhóm đối chứng.

Chú giải:

Hình 1:Biểu đồ so sánh điểm trung bình sau tác

động của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng.

9

8

7

6

5

3

4

2

0

1

2 Bàn luận kết quả:

- Kết quả của bài kiểm tra sau tỏc động của nhúm thực nghiệm là TBC = 8,333, kết quả bài

kiểm tra tương ứng của nhúm đối chứng là 7,222 , độ chờnh lệch điểm số giữa 2 nhúm là 0,712 -> điều đú cho thấy điểm TBC của hai nhúm đối chứng và thực nghiệm đó cú sự khỏc biệt rừ rệt, nhúm được tỏc động cú kết quả điểm trung bỡnh cao hơn so với lớp đụớ chứng

- Chờnh lệch giỏ trị trung bỡnh chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 0,93, điều này cú

nghĩa là mức độ ảnh hưởng của tỏc dộng là rất lớn

- Phộp kiểm chứng T - test ĐTB sau tỏc động của hai nhúm là P = 0,001.

Trang 10

- Kết quả này khẳng định sự chênh lệch ĐTB của hai nhóm không phải do ngẫu nhiên mà

là do tác động

* Hạn chế: Giáo dục một số kĩ năng sống nhằm thực hiện trật tự an toàn giao thông với

đối tượng học sinh lớp 6, các em còn bé, ý thức tự giác chưa cao, nhận thức xã hội lại hạn chế nên để giáo dục có hiệu quả đòi hỏi người giáo viên cần phải:

- Xây dựng kế hoạch giảng dạy phù hợp khả năng nhận thức của các em Yêu cầu vừa sức với các em

- Phân phối thời gian hợp lí trong quá trình giảng bài để chuyển tải tối đa nội dung kiến thức và kĩ năng, phát huy hết khả năng tích cực, tự giác của các em trong quá trình học tập

V KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.

1 Kết luận:

Việc giáo dục một số kĩ năng sống qua bài: “Thực hiện trật tự an toàn giao thông” cho học sinh lớp 6 bậc THCS đã giáo dục cho các em một số kĩ năng sống cơ bản: Kĩ năng trình bày suy nghĩ của mình trước một tình huống có vấn đề; kĩ năng tư duy phê phán trước những hành vi gây mất an toàn giao thông

2 Khuyến nghị:

- Đối với BGH:

+ Cần tổ chức các chương hoạt động ngoài giờ lên lớp cấp trường với đa dạng các loại chủ

đề để học sinh được thể hiện khả năng của mình và rèn luyện được các kĩ năng sống cơ bản của bản thân trước yêu cầu của xã hội,

+ Đầu tư cơ sở vật chất cho các hoạt động lớn rất thiết thực với học sinh

- Đối với giáo viên dạy môn GDCD:

+Nghiên cứu kĩ bài giảng, bài ngoại khoá, bài hoạt động ngoài giờ lên lớp với chủ đề an toàn giao thông

+Chuẩn bị chu đáo các thiết bị dạy học cần thiết để học sinh có trực quan theo dõi, các em

dễ hiểu, dễ nhớ và có kĩ năng vận dụng tốt trong thực tế

+Khơi dậy kĩ năng sống của các em bằng những tình huống có vấn đề Cho các em tự do lập nên tình huống có vấn đề và tự xử lí tình huống một cách lôgic, hợp lí

+Kết hợp với giáo viên các bộ môn khác ( Ngữ văn, lịch sử, địa lí ) giáo dục, rèn luyện

kĩ năng sống cho các em

Ngày đăng: 28/03/2015, 15:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w