1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN Hiểu và dạy phép tu từ so sánh theo hướng đổi mới phương pháp ở thcs

21 1,9K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 209,5 KB

Nội dung

Dạy phép tu từ so sánh cho học sinh lớp 6, ngoài việc giúp các em hiểu bản chất , cấu trúc , tác dụng của nó còn là bước đầu dạy các em cách làm phong phú ngôn ngữ của mình thông qua phé

Trang 1

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc BẢN CAM KẾT

I TÁC GIẢ

Họ và tên : Nguyễn Thị Thu

Sinh ngày : 18/ 01 /1968

Đơn vị : Trường T.H.C.S Nguyễn Bỉnh Khiêm

Huyện Vĩnh Bảo - Hải Phòng

Vĩnh Bảo, Ngày 02 tháng 2 năm 2009

Người cam kết

Nguyễn Thị Thu

Trang 2

DANH SÁCH CÁC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ VIẾT

XẾP LOẠI

1 VAÌ SUY NGHĨ VỀ DAỴ KHÁI NIỆM

ĐẠO ĐỨC THEO HƯỚNG LẤY HỌC

SINH LÀM TRUNG TÂM

2 Văn kể chuyện và dạy kiểu bài văn kể

chuyện cho học sinh lớp 7

3 HIỂU ẨN DỤ VÀ DẠY ẨN SỤ THEO

HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP

NGỮ VĂN

4 Dạy kiểu bài phân tích tác phẩm văn học

cho học sinh lớp 9

5 CÁC KIỂU CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

TRONG ĐÁNH GIÁ HỌC SINH Ở BỘ

MÔN GDCD

6 Rèn kỹ năng nhận diện đề văn thuyết minh

và các bước tạo lập văn bản thuyết minh

qua môt tiết dạy tập làm văn

7 RÈN KỸ NĂNG XÁC ĐỊNH KIẾN THỨC

VÀ XÂY DỰNG BỐ CỤC CHO BÀI

VĂN THUYẾT MINH VỀ TÁC GIẢ

HOẶC TÁC PHẨM VĂN HỌC

NGỮ VĂN

Trang 3

A ĐẶT VẤN ĐỀ

Đổi mới phương pháp dạy học nói chung và phương pháp dạy bộ môn Ngữ văn trong trường T.H.C.S nói riêng không ngoài mục đích nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Đặc biệt ở phân môn Tiếng Việt Việc dạy phân môn này theo hướng tích hợp đã đặt ra cho người đứng lớp những yêu cầu mới về kiến thức cũng như phương pháp giảng dạy Song thực tế hiện nay, còn có nhiều đơn vị kiến thức tiếng Việt trong chương trình giảng dạy của bậc học còn chưa thống nhất về cách hiểu, hoặc chưa được người đứng lớp hiểu đúng, vì thế việc xác định kiến thức và phương pháp giảng dạy còn nhiều bất cập Nhất là kiến thức về các biện pháp tu từ trong tiếng Việt, trong đó phải kể đến phép tu từ so sánh

Mục đích của việc nghiên cứu về phép tu từ so sánh và hướng dạy phép tu

từ so sánh theo phương pháp tích cực không ngoài việc đi vào tìm hiểu đúng và sâu bản chất của phép tu từ so sánh : từ khái niệm , các loại so sánh đến cấu trúc, tác dụng Đó chính là căn cứ , là cơ sở vững chắc để xây dựng giáo án theo yêu cầu của tiết dạy.Từ hiểu đúng về so sánh tu từ cho phép tôi lựa chọn kiến thức và phương pháp thích hợp để thiết kế bài dạy nhầm đạt được mục tiêu bài dạy một cách tốt nhất

Kết quả cần đạt được của bài viết này là đưa ra được những cách hiểu đúng về phép tu từ so sánh như :So sánh là gì ? Cấu trúc của so sánh ? Yêu cầu của so sánh ? Các yếu tố của so sánh ? Các kiểu so sánh Đặc biệt là chỉ rõ các đơn vị kiến thức cần dạy của bài so sánh , và cách dạy các đơn vị kiến thức này

Phép tu từ so sánh- chỉ là một đơn vị kiến thức nhỏ , một phép tu từ trong rất nhiều phép tu từ của tiếng Việt, nhưng đây cũng là vấn đề khiến tôi trăn trở

và bỏ công nghiên cứu , sưu tầm và thử nghiệm nhiều năm qua Hy vọng cùng được trao đổi với các bạn đồng nghiệp cách hiểu của mình về so sánh và cách dạy phép tu từ so sánh qua bài viết nhỏ này

Trang 4

B NỘI DUNG VẤN ĐỀ

I CƠ SỞ LÝ LUẬN

Sosánh có thể coi là phép tu từ phổ biến, là phương thức quan trọng trong việc làm tăng giá trị biểu cảm của ngôn ngữ Dạy phép tu từ so sánh cho học sinh lớp 6, ngoài việc giúp các em hiểu bản chất , cấu trúc , tác dụng của nó còn

là bước đầu dạy các em cách làm phong phú ngôn ngữ của mình thông qua phép

tu từ này; hơn thế, còn là một con đường giúp các em giải mã những tác phẩm văn chương Vì thế, muốn dạy tốt kiến thức về so sánh, người thầy phải hiểu và nắm chắc những kiến thức cơ bản về phép tu từ này, trên cơ sở đó tìm phương pháp và bước đi thích hợp thì mới mong đạt được mục tiêu của bài dạy

so sánh, không sử dụng được so sánh trong nói và viết, không cảm nhận được nội dung tư tưởng câu văn, câu thơ có hình ảnh so sánh

III NỘI DUNG KINH NGHIỆM

1 SO SÁNH LÀ GÌ ?

a) Khái niệm

So sánh thường được hiểu là đưa một sự vật, sự việc ra đối chiếu về một mặt nào đó với sự vật, sự việc khác nhưng lại có đặc điểm tương tự mà giác

Trang 5

quan có thể nhận biết được, nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

b) Cấu trúc của so sánh:

Một so sánh có cấu trúc so sánh hoàn chỉnh gồm bốn yếu tố sau:

- Yếu tố cần so sánh (vế được so sánh)

- Yếu tố được dùng làm chuẩn để so sánh (vế so sánh)

- Yếu tố thể hiện quan hệ so sánh (từ chỉ quan hệ so sánh)

- Yếu tố nêu thuộc tính của sự vật (nói rõ phương diện so sánh)

Ví dụ: “Tiếng suối/trong/như/tiếng hát xa”

(Hồ Chí Minh)

Dạng không hoàn chỉnh là dạng thiếu vắng yếu tố nêu thuộc tính so sánh

“Trẻ em/như/búp trên cành”

(Hồ Chí Minh)

Hoặc vắng cả yếu tố chỉ quan hệ so sánh và yếu tố nêu thuốc tính sự vật:

“Tim tôi/chiếc lá dâu xanhTằm đời ăn rỗi trơ cành còn chi !”

Trang 6

c) Yêu cầu của so sánh:

Nhìn lại các hiện tượng so sánh trong ngôn ngữ nghệ thuật cả cổ tích lẫn hiện đại, dù cấu trúc hoàn chỉnh hay không hoàn chỉnh thì một so sánh hay, có hiệu quả cao, cần đảm bảo những yêu cầu sau (không phải là tất cả):

- Gần gũi, cụ thể:

So sánh với mục đích là để cụ thể hóa sự vật Bởi vậy vế so sánh yêu cầu phải cụ thể

Ví dụ: Nhọ nồi, cột nhà cháy, củ súng, củ tam thất, than là những vật để

cụ thể hóa khái niệm “đen” Với khái niệm “hiền”, có thể cụ thể hóa bằng cách

“Mặt trời xuống biển như hòn lửa”

(Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận)

Thật dễ hình dung “hòn lửa” trong bếp mỗi gia đình, vừa gọi được hình khối, tính chất, mầu sắc (thuộc tính của mặt trời) vừa gần gũi với người lao động Thiên nhiên – Vũ trụ bỗng trở lên bé nhỏ, gần gũi với con người

- Hợp lý:

Mọi so sánh thường khập khiễng Quan niệm ấy tưởng như là chân lý Nhưng ta vẫn có thể tìm thấy ở những so sánh hay nét tương đồng giữa hai hay nhiều sự vật khác loại Đấy cũng là một yêu cầu của so sánh Ca dao có câu:

“Thân em như tấm lụa đàoPhất phơ giữa chợ biết vào tay ai”

Trang 7

Tấm lụa đào bán ngoài chợ ít nhất là có hai thuộc tính: đẹp, ai mua cũng được Từ đó có thể hiểu với hai nét tương ứng về người phụ nữ ngày xưa: đẹp nhưng không làm chủ được vận mệnh của mình.

sự là thi sĩ mới nhìn thấy được:

“Trái nhót như bóng đèn tín hiệuTrỏ lối sang mùa hè

Quả cà chua như cái đèn lồng nhỏ xíuThắp mùa đông ấm những đêm thâu

Quả ớt như ngọn lửa đèn dầu ”

(Lửa đèn – Phạm Tiến Duật)

Bất ngờ chỉ là cảm nhận ban đầu Còn sau đó cũng nhận ra sự hợp lý và càng nghĩ càng thấy thú vị về sự hợp lý đó

- Biểu cảm:

Trang 8

Mọi so sánh đều thể hiện thái độ tình cảm của người nói Bởi vậy một so sánh hay phải gợi được cảm xúc Mỗi lần để cho nàng Kiều nói đến thân phận mình là một lần nàng đau đớn, xót xa còn tác giả và chúng ta thì xót thương cho nàng:

“Thiếp như hoa đã lìa cành”

“Thiếp như con én lạc đàn”

(Nguyễn Du)

Lẽ dĩ nhiên, cảm xúc ấy chỉ có được nhờ tính chân thực của hình ảnh so sánh mà người nói (viết) sử dụng

- Có hình ảnh:

Muốn đạt được yêu cầu này thì sự vật dùng làm chuẩn (vế so sánh) phải

có đường nét, hình sáng, màu sắc đủ để giác quan ta nhận biết được Tố Hữu từng viết:

“Đảo tươi một dải lụa đào bay”

(Từ Cu Ba)

Ví trí , địa hình riêng tạo lên dáng vóc đất nước Bởi vậy, từ tầm cao nhìn

về trái đất Tố Hữu đã liên tưởng đất nước Cu Ba nhỏ bé với một hình ảnh rất gợi cảm, rất mềm mại Một cảm nhận hết sức độc đáo của tác giả

d) Các yếu tố của so sánh:

- Yếu tố được so sánh (vế được so sánh):

Có thể khẳng định , bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có thể đem ra so sánh Có thể so sánh người, sự vật:

“Thân em như chẽn lúa đòng đòngPhất phơ giữa ngọn nắng hồng ban mai”

(Ca dao) “Con rận bằng con ba ba

Trang 9

Đêm nằm nó ngáy cả nhà thất kinh”

(Ca dao)

Có đôi khi đem hành động và thuộc tính ra để so sánh:

“Trong như riếng hạ bay qua Đục như tiếng suối mới sa nửa vời”

(“Truyện Kiều – Nguyễn Du)

“Gọi như hò đò” (Thành ngữ)

- Yếu tố nêu thuộc tính so sánh:

Sự có mặt của yếu tố này trong cấu trúc của một so sánh sẽ giúp ta dễ tìm

ra nét tương đồng giữa hai sự vật Đương nhiên, sự thiếu vắng yếu tố này cũng đồng nghĩa với việc muốn hiểu được so sánh buộc ra phải liên tưởng để tìm ra xem người ta muốn so sánh thuộc tính nào của sự vật

“Trẻ em như búp trên cành”

(Hồ Chí Minh)

Thật khó chỉ ra đích xác Người muốn so sánh thuộc tính nào của trẻ em với búp trên cành Nhưng vì lẽ đó mà ra có thể liên tưởng tới nhiều ý nghĩa Bởi một sự vật gồm nhiều thuộc tính mà

- Yếu tố thể hiện quan hệ so sánh (từ chỉ quan hệ)

Bao gồm các từ so sánh, từ “là” và từ có quan hệ hô ứng Các từ so sánh thường dùng là: như, tựa như, tựa là, như thể, chừng như

Ví dụ: “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang”

(Tế Hanh)

Hay:

“Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Trang 10

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”

Đây là yếu tố quan trọng không thể thiếu vắng được trong một so sánh vì không có vế chuẩn thì không có so sánh Không có vế được so sánh thì so sánh trở thành ẩn dụ rồi Nó là kết quả có chọn lọc của người sử dụng Chính nó làm lên tính độc đáo trong phong cách ngôn ngữ của từng cá nhân

Khi Tế Hanh so sánh:

“Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la, thâu góp gió”

(Quê hương)

“Mảnh hồn làng” là linh hồn của quê hương Ông, là tất cả những gì đẹp

đẽ nhất, riêng biệt nhất của làng chài bé nhỏ ven biển Quảng Ngãi Chúng ta nhận ra tấm lòng nhân hậu và tha thiết với quê hương, một tình quê đậm đà mà

Trang 11

chất phác, giản dị mà thiêng liêng của nhà thơ Quê hương đằng sau những vần thơ ấy.

Có khi so sánh người với các con vật, với cây, với hoa” “Trông anh ta như một con gấu”, “Bàn tay bà cụ như những rễ cây sù sì” Đó là những so sánh khác loại

Có trường hợp người viết lấy nhỏ để so sánh với to: “Con lợn béo như một quả sim chín”, “Trái đất đi như một giọt nước mắt giữa không trung” hoặc ngược lại dùng to để so sánh với nhỏ: “Con rệp to kềnh như một chiếc xe tăng”

Lại có lúc so sánh cái cụ thể với cái trìu tượng như câu ca dao:

Công cha như núi Thái SơnNghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”

đ 2/ Nhưng nhìn chung, dù phong phú đến bao nhiêu ta vẫn tìm ra sự trùng khớp giữa các loại so sánh trên ở hai điểm tạo nên sự phân biệt cơ bản của

2 kiểu so sánh Đó là so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng

Trang 12

Cái khăn đội đầu như thể hoa sen”

(Ca dao) Các so sánh ngang bằng thường sử dụng các từ chỉ quan hệ so sánh như: như, như là, như thế, giống như, y như

So sánh không ngang bằng có mô hình : A không bằng B Từ chỉ quan hệ

so sánh trong các so sánh không ngang bằng là : khác, kém hơn, chẳng bằng, chưa bằng, hơn

Trong phép so sánh không ngang bằng, vế A và vế B chỉ những sự vật, sự việc tuy hơn kém nhau một phương diện nào đó nhưng vẫn có nét tương đồng với nhau Chính nét tương đồng này cho phép so sánh các sự vật,sự việc với nhau

2 DẠY PHÉP TU TỪ SO SÁNH

Từ hiểu so sánh như trên, căn cứ vào mục đích yêu cầu kiến thức của bài dạy, tôi xác định các đơn vị kiến thức và cách dạy phép tu từ so sánh như sau:

1 Hình thành khái niệm so sánh từ những ví dụ cụ thể (thơ, văn)

Sách giáo khoa có đưa ra 2 ví dụ sau :

Giáo viên đặt câu hỏi dẫn dắt học sinh từng bước :

- Tìm các sự vật được so sánh với nhau

Câu a: “Trẻ em” được so sánh với “búp trên cành”

Câu b: “Rừng dước” được so sánh với "hai dãy trường thành vô tận”.

Trang 13

- Chỉ ra được điểm giống nhau nhất định, những nét tương đồng nhất định (ít nhất theo quan sát của tác giả) giữa các sự vật được đem ra so sánh với nhau

- Tìm hiểu mục đích của các cách nói bằng so sánh trên là để làm nổi bật được cảm nhận của người viết, người nói về những sự vật được nói đến (“Trẻ em”, “rừng dước”), làm cho câu văn câu thơ có hình ảnh và gợi cảm

-Từ đó rút ra nội dung khái niệm về so sánh (ghi nhớ 1 – SGK)

2.Tìm hiểu cấu tạo của so sánh:

- Vẫn sử dụng 2 ví dụ a, b ở phần hình thành khái niệm, đồng thời đưa thêm 2 ví dụ sau:

- Đắt như tôm tươi (thành ngữ)

- Tìm tôi chiếc lá dâu xanh Tằm đời ăn rỗi trơ cành còn chi

(Trần Huyền Trân)

- Cho học sinh chép vào vở bảng cấu tạo của phép so sánh (SGK)

và điền các so sánh đã tìm được ở cả 4 ví dụ trên (a,b,c,d) vào bảng:

dụ

Vế A(Sự vật được so sánh)

- Cho học sinh tự nhận xét về các yếu tố của phép so sánh có đối chiếu giữa các ví dụ từ đó rút ra kết luận:

Trang 14

+ Phép so sánh có cấu tạo đầy đủ gần 4 yếu tố: Sự vật được so sánh (vế A), phương diện so sánh, từ so sánh, sự vật dùng để so sánh (vế B).

+ Phép so sánh có cấu tạo không đầy đủ: Có thể lược bỏ một (một số) yếu

cũng phải đưa ra để học sinh phát hiện

- Từ đó học sinh rút ra nội dung bài học (ghi nhớ 2 – SGK)

+ Mẹ là ngọn gió của con suối đời (2)

- Cho học sinh so sánh các từ ngữ chỉ ý so sánh ở hai ví dụ này (chẳng bằng/ là) để tìm ra sự khác nhau giữa chúng, sự khác nhau giữa 2 kiểu so sánh

- Từ đó có thể rút ra mô hình của hai kiểu so sánh

Trang 15

Từ các ví dụ đã phân tích, đặc biệt là ví dụ ở phần II- tác dụng so sánh – SGK, dẫn dắt học sinh chỉ rõ tác dụng của phép so sánh trong lời văn So sánh nhất là những so sánh nghệ thuật, làm cho câu văn thêm gợi tả, gợi cảm Có thể nói so sánh là một trong những phép tu từ thông dụng nhất góp phần làm cho sự diễn đạt phong phú về chất lượng và số lượng đoạn văn miêu tả những chiếc lá rụng của Khái Hưng không chỉ có tác dụng tạo ra những hình ảnh cụ thể sinh động, giúp người đọc, người nghe dễ hình dung về sự vật, sự việc được miêu tả

mà lại còn có tác dụng biểu đạt tình cảm của tác giả - thể hiện quan niệm của tác giả về sự sống và cái chết

5 Luyện tập về phép so sánh:

Học sinh phải được làm các dạng bài tập từ thấp đến cao trong mỗi tiết học: phát hiện so sánh, tìm ví dụ về so sánh, thêm vào mẫu để tạo phép so sánh, phân loại so sánh, sử dụng phép so sánh khi nói, viết, cảm nhận tác dụng nghệ thuật của phép so sánh

Với bài tập nhận diện và liên hệ (bài 1 – SGK – trang 26) Ngoài việc củng cố khái niệm còn có ý nghĩa mở rộng hiểu biết về sự phong phú của so sánh (các loại)

Với loại bài tập xây dựng phép so sánh dựa vào từ ngữ đã cho trước (bài

2 – SGK – T25), giáo viên phải hướng cho học sinh đảm bảo được các yêu cầu của so sánh về tính gần gũi, cụ thể, tiêu biểu, hợp lý

Đặc biệt, với các bài tập tìm những câu văn có sử dụng phép so sánh trong các văn bản đã học “Bài học đường đời đầu tiên” và “sông nước Cà Mau”,

“Vượt thác” vừa có ý nghĩa tích hợp, vừa khắc sâu thêm khái niệm, vừa củng cố kiến thức về cảm thụ cái đẹp của tác phẩm văn học (Bài 3 – SGK – T26, bài 2 – SGK – T43)

Điều đáng lưu ý là với loại bài tập cảm nhận so sánh, học sinh phải hiểu

Trang 16

được đề cập đến thông qua hình ảnh so sánh Chỉ có thế mới hình dung được sự vật và cảm nhận được tình cảm của tác giả gửi gắm qua so sánh Một phần yêu cầu của bài tập 1 và bài tập 2 (SGK – trang 43) thuộc loại bài tập này Ví dụ khi

Hay như khi Tố Hữu viết:

Con đi trăm núi ngàn kheChưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm

Vượt khe sâu núi cao từng được coi là những việc làm nhiều gian nan vất

vả Vì thế, khi sử dụng hình ảnh này trong phép so sánh không ngang bằng đã làm nổi bật, sinh động, cụ thể "nỗi tái tê lòng bầm" Từ đó, biểu đạt thật sâu sắc niềm cảm phục lẫn biết ơn của tác giả với người mẹ của mình

Với bài tập sử dụng phép so sánh, đây cũng là dạng bài vận dụng quan trọng với học sinh lớp 6 tích hợp với văn miêu tả Vì vậy, khi hướng dẫn bài tập này (bài 3 – SGK – trang 43), giáo viên nên sử dụng tranh ảnh để giúp học sinh quan sát và lựa chọn hình ảnh phù hợp Hãy bắt đầu từ việc đặt các câu riêng rẽ có sử dụng phép so sánh Giáo viên sửa chữa, uốn nắn dựa theo các yêu cầu về so sánh như đã nói ở mục (1) trong bài viết này Sau đó, cho các em hình thành đoạn văn theo yêu cầu của bài tập sách giáo khoa hoặc của thầy cô

Ngày đăng: 28/03/2015, 14:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w