TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA SINH - KTNN
Lại Thị Phương Thành
LỰA CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THÓNG
CAC DE KIEM TRA ĐÁNH GIÁ CHO CHƯƠNG TRÌNH SÁCH GIÁO KHOA SINH HỌC 10 (2006) THEO HƯỚNG
ĐỎI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
KHOÁ LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp giảng dạy
Người hướng dẫn: Thạc sĩ Trần Thị Hường
HÀ NỘI - 2007
Trang 2
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô: Trần Thị Hường — giảng viên bộ môn phương pháp giảng dạy khoa Sinh - KTNN đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành luận văn này
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, và các bạn khoa Sinh - KTNN trường ĐHSP Hà Nội II đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu đề hoàn thành đề tài này
Hà Nội, tháng 5 năm 2007
Sinh viên
Lại Thị Phương Thành
Trang 3Tôi xin khang định đây là kết quá nghiên cứu của cá nhân tôi, đề tài
nghiên cứu này không trùng với cơng trình nghiên cứu của các tác giả khác
Tác giả:
Lại Thị Phương Thành
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN 1
LOI CAM DOAN 2
MUC LUC a 3
Trang 4PHAN 1: MO DAU
1 Lý do chọn đề tài
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
3.2 Phạm vi nghiên cứu
4 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 4.1 Ý nghĩa khoa học
4.2 Ý nghĩa thực tiễn 5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
5.2 Phương pháp điều tra cơ bản, quan sát sư phạm 6 Thời gian nghiên cứu
PHAN 2: TONG QUAN
1 Lịch sử nghiên cứu
1.1 Trên thế giới
1.2 Trong nước
2 Tình hình ra đề kiểm tra Sinh học ở các trường phổ thông PHAN 3: NOI DUNG VA KET QUA NGHIEN CUU CHƯƠNG 1: CO SO Li LUAN VA THUC TIEN
1 Cơ sở lí luận
1.1 Khái niệm kiểm tra
1.2 Khái niệm đánh giá
1.3 Quan hệ giữa kiêm tra và đánh giá
1.4 Vai trò của kiểm tra đánh giá
1.5 Các phương pháp kiểm tra đánh giá
1.6 Những yêu câu sư phạm của đề kiểm tra đánh giá 1.7 Kĩ năng ra đề kiểm tra đánh giá
1.8 Kĩ thuật viết câu hỏi trắc nghiệm khách quan
1.9 Qui trình biên soạn đề kiểm tra đánh giá
2.Cơ sở thực tiễn
CHUONG 2: KET QUA NGHIÊN CUU VA THUC NGHIEM
1 Kết quả nghiên cứu
1.1 Đề kiểm tra 15 phút dùng cho kì I 1.2 Các đề kiểm tra giữa kì I
1.3 Đề thi học kì I
1.4 Các đề kiểm tra 15 phút đùng cho kì II 1.5 Các đề kiểm tra giữa kì II
Trang 51.6 Đề thi học kì II 2 Thực nghiệm 2.1 Mục đích thực nghiệm 2.2 Phương pháp thực nghiệm 2.3 Kết quả thực nghiệm 2.4 Nhận xét PHAN 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1.Kết kuận 2 Đề nghị
Trang 6DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT 01 Sách giáo khoa 02 Virut 03 Vi sinh vat 04.Trung hoc phé théng 05 Trung học cơ sở 06 Giáo viên 07 Học sinh 08 Sách giáo viên 09 Giáo dục
10 Giáo dục- Đào tạo
11 Trắc nghiệm khách quan
12 Trắc nghiệm tự luận 13 Kiểm tra đánh giá
Trang 7PHAN 1: MO DAU
1 Ly do chon dé tai
Chúng ta đang sống trong thời ki phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ, cùng với sự phát triển đó là khối lượng tri thức ngày càng tăng, mâu thuẫn gay gắt với thời gian của tiết học Chính vì vậy đòi hỏi ngành GD- ĐT nước ta phải đổi mới phương pháp dạy học nhất là trong thời kì hiện nay: thời kì cơng nghiệp hóa — hiện đại hố ở nước ta đang cần một đội ngũ những
người lao động mới có tri thức, trí tuệ, năng động, sáng tạo, sẵn sảng thích ứng nhanh với những đòi hỏi của xã hội hiện đại
Đổi mới phương pháp dạy học: Chuyển từ phương pháp dạy học chủ yếu “lấy giáo viên làm trung tâm” sang phương pháp tích cực “lấy học sinh làm trung tâm” , và đổi mới phương pháp dạy học khơng có nghĩa là chỉ đổi mới về phương pháp mà phải đổi mới tất cả thành tố của quá trình dạy học: mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức, KTĐG Việc đối mới phương pháp phải được tiến hành đồng bộ trên cả 3 khâu: từ
khâu nghiên cứu tài liệu mới, củng cố hoàn thiện tri thức, đến khâu kiểm tra
đánh giá chất lượng lĩnh hội tri thức của học sinh Khâu nghiên cứu tài liệu mới là khâu quan trọng nhất quyết định đến chất lượng lĩnh hội tri thức của học sinh; củng cố hoàn thiện tri thức giúp học sinh ôn tập, hệ thống hoá kiến thức; khâu kiểm tra đánh giá sẽlàm sáng tỏ tình trạng nắm kiến thức, phát triển kĩ năng, kĩ xảo của học sinh, từ đó giúp học sinh rút ra được phương
pháp học, tự đánh giá được trình độ, năng lực của mình, đồng thời thông qua
KTĐG giáo viên có thể điều chỉnh phương pháp dạy học của mình sao cho phù hợp Như vậy, cùng với khâu nghiên cứu tài liệu mới, củng cố hoàn chỉnh
tri thức thì KTĐG cũng là một khâu quan trọng cần được đổi mới Hiệu quả
của việc kiểm tra đánh giá phụ thuộc rất nhiều vào qui trình biên soạn đề kiếm
Trang 8điểm của từng loại hình KTĐG để có thể đưa ra được những để kiểm tra có chất lượng
Trong thực tế giảng dạy ở phổ thông hiện nay, việc KTĐG vẫn chưa được coi trọng đúng mức, một số giáo viên chưa thực sự đầu tư thời gian để
xây dựng các đề KTĐG và việc KTĐG chỉ là hình thức lấy điểm để xếp loại
học sinh, điều đó đã làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học
Mặt khác, từ trước đến nay chúng ta vẫn thưỡng sử dụng các hình thức
kiểm tra đành giá đó là: kiểm tra viết (tự luận) và kiểm tra vấn đáp (miệng)
Nhược điểm của các hình thức kiểm tra này là mất nhiều thời gian kiểm tra,
chấm bài, chưa đâm bảo tính khách quan, bài kiểm tra không thể hiện hết các kiến thức các em đã được học Để khắc phục được những nhược điểm trên, chúng ta lên đưa vào các đề kiểm tra phần tự đánh giá với các câu hỏi TNKQ
Hiện nay việc sử dụng các câu hỏi TNKQ trong KTĐG đang được ứng dụng rộng rãI cho ca dai học và phố thông
Nội dung chương trình Sinh học 10 (2006), các em chủ yếu được học về các kiến thức đại cương: đó là sinh học tế bào và sinh học VSV Những kiến thức này không chỉ là cơ sở để cho các em học tiếp phần sau mà còn là một
mảng kiến thức có trong các đề thi tuyển Chính vì vậy, việc ra đề kiểm tra để đánh giá chất lượng lĩnh hội tri thức của học sinh là một việc làm cần thiết và
có ý nghĩa quan trọng
Vì những lí do trên đây, tôi đã chọn đề tài: “Lựa chọn và xây dựng hệ
thống các đề kiểm tra đánh giá cho chương trình sách giáo khoa Sinh học 10 (2006) theo hướng đổi mới phương pháp dạy học”
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu
Trang 9- Tiếp cận với việc đối mới phương pháp dạy học Sinh học, đặc biệt là
quy trình và kĩ thuật ra đề KTĐG theo phương pháp truyền thống và đối mới
đánh giá kết quả học tập ở học sinh
- Xây dựng các đề kiểm tra theo hướng đổi mới khâu KTĐG 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích chương trình, SGK Sinh học 10: mục tiêu, nội dung, kế hoạch giảng dạy Sinh học 10
- Phân tích vai trò của các phương pháp kiêm tra đánh giá, kĩ thuật xây đựng đề kiểm tra đánh giá - làm cơ sở cho việc xây đựng hệ thống các đề
kiểm tra đánh giá theo hướng đổi mới phương pháp dạy học
- Thực nghiệm đề xác định tính kha thi của một số đề kiểm tra ở trường
THPT
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- SGK Sinh học 10 ban cơ bản - SGV Sinh hoc 10
- Phân phối chương trình Sinh hoc 10 3.2 Phạm vi nghiên cứu
Một số lớp 10 trường THPT Tam Đảo II thuộc huyện Tam Đảo — Vĩnh Phúc
4 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 4.1 Ý nghĩa khoa học
Đổi mới kỹ thuật biên soạn đề kiểm tra chính là cơ sở lí luận cho déi mới
phương pháp kiểm tra đánh giá có ý nghĩa tích cực đến quá trình dạy học
4.2 Ý nghĩa thực tiễn
Trang 105 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Đọc các tài liệu lý thuyết có liên quan đến dé tai: các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong công tác đối mới giáo dục, các tài liệu về lí luận dạy học
- Phân tích kế hoạch giảng dạy, mục tiêu, nội dung, trọng tâm của từng bài, của từng chương để xây dựng các đề kiểm tra cho phủ hợp với thời gian,
nội dung của bài, và với từng đối tượng học sinh
5.2 Phương pháp điều tra cơ bản, quan sát sư phạm
- Dự giờ, trao đổi kinh nghiệm với giáo viên bộ môn về kinh nghiệm
biên soạn đề kiểm tra theo hướng truyền thống và đôi mới
- Đọc tham khảo và phân tích một số đề kiểm tra Sinh học 10 ở các trường THPT để xác định tính khả thi và hiệu quả của đề kiểm tra
6 Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 9 năm 2006 đến tháng 5 năm 2007
Trang 111 Lịch sử nghiên cứu
1.1 Trên thế giới
Ngay từ những năm đầu thế ki XX, các nhà trường mới đã xuất hiện ở
Anh với mục tiêu là phát triển năng lực, trí tuệ của học sinh Tiếp đó là ở
Pháp, ở Mỹ cũng lần lượt ra đời các nhà trường, các phương pháp dạy học nhằm đạt mục tiêu đó Kéo theo của việc đổi mới phương pháp dạy học là đối mới phương pháp thi tuyển Hình thức sử dụng các câu hỏi TNKQ được sử
dụng khá sớm ở các nước phương Tây Từ đầu thế kỉ XIX ở Hoa Kỳ người ta
đã dùng phương pháp này đề phát hiện năng khiếu, xu hướng nghề nghiệp của
học sinh Sang đầu thế ki XX, E.Thorndike là người đầu tiên đã dùng trắc
nghiệm như một phương pháp “khách quan và nhanh chóng” để đo trình độ kiến thức của học sinh Đến năm 1940, ở Hoa Kỳ đã có nhiều hệ thống trắc nghiệm dùng để đánh giá thành tích học tập của học sinh Năm 1963, ở Hoa Kỳ đã có trên 2000 trắc nghiệm chuẩn
Năm 1963 xuất hiện cơng trình của Gerich dùng máy tính điện tử để xử lý các kết quả trắc nghiệm trên diện rộng
Đổi mới giáo dục đang diễn ra trên quy mơ tồn cầu Bối cảnh đó đã tạo nên những biến đổi sâu sắc trong giáo dục, từ quan niệm về chất lượng giáo dục, nhân cách người học, phương pháp tổ chức hoạt động học và cả quy trình kiểm tra đánh giá Câu hỏi TNKQ đã, đang và sẽ được sử dụng rộng rài trên
thế giới
1.2 Trong nước
Từ xa xưa nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới muốn chọn được
những nhân tài phục vụ cho Tổ quốc người ta đã tô chức thi tuyển Như vậy kiểm tra đánh giá đã có từ lâu đời
Hiện nay việc kiểm tra đánh giá đã trở thành công việc thiết yếu trong
quá trình dạy học Bên cạnh các nhà khoa học nghiên cứu về các bộ môn khác
Trang 12thì với bộ mơn Sinh học có thể kế đến một số tác giả tiêu biểu như: Nguyễn Quang Vinh, Trần Dỗn Bách, Trần Bá Hồnh, Trần Kiên, các tác giả đã
nêu rõ khái niệm, vai trò của kiểm tra đánh giá một cách khá toàn diện
Hoà chung với xu hướng phát triển và đổi mới giáo dục trên quy mơ tồn cầu, giáo dục Việt Nam đã nhanh chóng tiếp cận và đổi mới phương pháp dạy học trong đó có việc cái tiến ra đề KTĐG Tại các tỉnh phía Nam, trước ngày
giải phóng đã xuất bản những cuốn sách dùng riêng cho giáo viên để hướng
dẫn cụ thể việc dùng TNKQ trong nhà trường (Nguyễn Ngọc Đính, Lê Như Dục), trắc nghiệm trí thơng minh của Lê Quang Liêm Những năm gần đây
trong lĩnh vực tâm lí học đã có những cuốn sách giới thiệu khá kĩ về TNKQ
(Trần Trọng Thuỷ) Một số nghiên cứu vận dụng TNKQ đề đánh giá mức độ
phát triển, trí tuệ, thăm dò năng khiếu nghề nghiệp của học sinh, sinh viên (Trần Bá Hoành, Trần Kiên), theo hướng đối mới việc kiểm tra đánh giá
Hiện nay TNKQ đã được đưa vào sử dụng trong các trường THCS, THPT và cả trong các kì thi tuyển sinh đại học
2 Tình hình ra đề kiểm tra Sinh học ở các trường phỗ thông - Các câu hỏi trong đề kiểm tra chủ yếu là các câu hỏi tự luận
- Một số giáo viên phổ thơng cịn chưa có nhiều kinh nghiệm ra đề hoặc
ngại ra đề kết hợp giữa tự luận và TNKQ vì mắt nhiều thời gian, mất nhiều công sức
- Các đề kiểm tra được xây đựng và sử dụng theo quy trình biên soạn đổi mới chỉ được các Sở GD áp dụng trong các đợt kiểm tra chất lượng
Trang 13CHƯƠNG 1: CO SO Li LUAN VA THUC TIEN
1 Cơ sở lí luận
1.1 Khái niệm kiểm tra
Kiểm tra trình độ kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo của học sinh là một hoạt
động sư phạm đặc biệt nhằm phát hiện và nắm vững trình độ kiến thức của
học sinh, giúp cho giáo viên điều chỉnh hoạt động dạy, giúp học sinh tự điều chỉnh, tự đánh giá trình độ nhận thức của mình Trong dạy học người ta phân biệt các hình thức kiểm tra sau:
1.1.1 Kiếm tra thường xuyên
Được thực hiện qua quan sát một cách có hệ thống hoạt động của lớp học nói chung, của mỗi học sinh nói riêng qua khâu ơn tập củng cố bài cũ,
tiếp thu bài mới, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn
Kiểm tra thường xuyên giúp cho thầy kịp thời điều chỉnh cách đạy, trò
tự điều chỉnh cách học, tạo điều kiện vững chắc cho quá trình dạy học Trong
dạy học kiểm tra thường xuyên được thực hiện bằng kiểm tra miệng và kiểm tra I5 phút
1.1.2 Kiếm tra định kì
Được thực hiện sau khi học xong một chương lớn, một phần lớn của
chương trình hay một học kì
Kiểm tra định kì giúp cho giáo viên và học sinh nhìn lại kết quả đạy và
học sau những kì hạn nhất định Đánh giá trình độ học sinh nắm một khối lượng kiến thức, kĩ năng kĩ xảo tương đối lớn
1.1.3 Kiếm tra tổng kết
Được thực hiện ở cuối mỗi giáo trình, cuối năm học nhằm đánh giá kết quá chung, củng cỗ mở rộng chương trình tồn năm học của mơn học, chuẩn bị điều kiện để tiếp tục học năm sau
1.2 Khái niệm đánh giá
Trang 14Là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả công việc, dựa vào sự phân tích các thơng tin thu được đối chiếu với mục tiêu, tiêu
chuẩn đặt ra nhằm đề xuất những qui định thích hợp để cải thiện hiện trạng,
điều chỉnh nâng cao chất lượng và hiệu quả của công việc Trong dạy học người ta phân biệt các loại hình đánh giá sau:
1.2.1 Đánh giá định hình và đánh giá tông kết
Được tiến hành trong quá trình dạy và học một nội dung nào đó nhằm
thu nhận thông tin phản hồi về kết quá học tập của HS về nội dung đó, dùng
làm cơ sở cho việc định hướng hoạt động dạy và học tiếp theo nhằm làm cho
các hoạt động này có hiệu quả hơn
Đánh giá tống kết được tiến hành khi kết thúc năm học, khoá học bằng
những kì thi nhằm đánh giá tông quát kết quả học tập đối chiếu với mục tiêu đề ra
1.2.2 Đánh giá theo chuẩn và đánh giá theo tiêu chí
Đánh giá theo chuẩn: Nhằm so sánh kết quả học tập của một học sinh với các học sinh khác được học cùng một chương trình GD Nó cho phép sắp xếp kết quả học tập của học sinh theo thứ tự và phân loại
Đành giá theo tiêu chí: Nhằm xác định mức độ kết quả của học sinh theo mục tiêu GD, kết quả học tập của học sinh được so sánh với các mục tiêu
học tập được xác định trong các chương trình GD của các môn học Trong đó
nêu rõ những kiến thức, kĩ năng và thái đọ nào học sinh phải đạt được sau khi
học tập
1.3 Quan hệ giữa kiếm tra và đánh giá
Trong nhà trường, việc đánh giá kết quả học tập của HS được thực hiện
chủ yếu qua việc tổ chức kiểm tra, thi một cách có hệ thống theo qui định chặt
chẽ Nói cách khác kiểm tra là phương tiện và hình thức của đánh giá, vì thế
Trang 15Thơng thường kết quá làm bài kiểm tra kiến thức, kĩ năng kĩ xảo của HS được ghi nhận bằng điểm số, điểm số là những kí hiệu gián tiếp trình độ
của mỗi HS về mặt định tính (giỏi, khá, trung bình, yếu, kém) và định hạng
(thứ bậc cao, thấp của mỗi học sinh trong học tập)
Nhưng điểm số không thể nói lên khả năng nhận thức của học sinh được chính xác, khơng thúc đây được HS bù đắp được kiến thức còn thiếu nếu khơng có sự đánh giá của GV Chỉ có thơng qua các phương pháp kiêm tra GV mới đánh giá được thực chất trình độ nhận thức của HS
1.4 Vai trò của kiểm tra đánh giá
1.4.1 Đối với học sinh
Việc KTĐG, đòi hỏi HS phải tái hiện được các kiến thức đã học và xây dựng nó thành một hệ thống kiến thức hoàn chỉnh Chính vì vậy tạo điều kiện
cho các em hoạt động trí tuệ của mình như: tái hiện, ghi nhớ, khắc sâu, so
sánh, phân tích, hệ thống hoá kiến thức Đồng thời thông qua KTĐG cung
cấp thông tin ngược trong, giúp cho HS tự biết mình tiếp thu tri thức ra sao, từ
đó có thể tự điều chỉnh hoạt động học của mình Ngồi ra, việc KTĐG còn
giúp HS phát huy tinh thần học tập, có ý chí phân đấu vươn lên
1.4.2 Đối với giáo viên
KTDG giúp GV thu được những thông tin nhờ mối liên hệ ngược ngoài Nhờ KTĐG, GV nắm được năng lực, thực trạng học tập của HS, từ đó có biện
pháp để điều chỉnh hoạt động dạy và biện pháp GD HS, hướng dẫn các em tự điều chỉnh hoạt động của bản thân
1.5 Các phương pháp kiểm tra đánh giá
Có hai cách để phân chia các phương pháp kiểm tra: - Xét về mục đích kiểm tra có thể phân biệt:
+ Kiếm tra củng cố: Kiểm tra những kiến thức vừa trình bày
+ Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra những kiến thức cũ đã được học
Trang 16+ Kiểm tra tổng kết: Kiểm tra những kiến thức cơ bản cần nắm vững cho mỗi bài, chương học, kì học
- Xét về hình thức trong thực tiễn dạy học, có thể phân biệt:
+ Kiểm tra miệng + Kiểm tra viết + Kiểm tra thực hành
Trong nội dung đề tài này, tôi chỉ nghiên cứu sâu vào cách phân chia thứ hai: Xét về hình thức trong thực tiễn dạy học
1.5.1 Kiếm tra miệng
Được áp dụng với hình thức kiểm tra thường xuyên Dùng khi kiếm tra
bài cũ, dạy học bài mới, củng cố cuối tiết học Kiểm tra miệng giúp GV đánh giá một cách sơ bộ mức độ nắm vững kiến thức của HS từ đó GV điều chỉnh
cách dạy trong cac bai tiếp sau
Trong một tiết học, thời gian kiểm tra miệng không nhiều, do đó GV phải hết sức lưu ý kỹ thuật sư phạm từ khâu chuẩn bị câu hỏi, công bố câu
hỏi, đến đánh giá câu trả lời của HS
- Về câu hỏi:
+ Phải có dung lượng vừa phải, sát với chương trình cũng như trình độ của HS
+ Câu hỏi phải chính xác, rõ ràng
+ GV phải chuẩn bị câu hỏi bổ sung đối với những HS giỏi và cả HS yếu
tương ứng với những câu hỏi gợi ý hoặc câu hỏi nâng cao - Về công bố câu hỏi:
+ Sau khi công bố câu hỏi cần cho HS một thời gian ngắn đề chuẩn bị rồi mới gọi HS trả lời
Trang 17Ưu điểm của kiểm tra miệng:
- GV trực tiếp đối thoại với HS vì vậy đánh giá được chính xác mức độ
nắm vững kiến thức của HS
~ Tập cho HS cách diễn đạt hay phát biểu 1 van dé nào đó ~ Thúc đây HS học tập một cách thường xuyên
Nhược điểm:
Mắt nhiều thời gian, số HS kiếm tra được ít đôi khi không chủ động
được kế hoạch dự kiến
1.5.2 Kiếm tra viết:
Kiểm tra viết thường được tiến hành sau một số bài hoặc cuối mỗi
chương hoặc sau các chương và chung cho cả lớp Có thể kiểm tra 15 phút
không thông báo trước hoặc kiểm tra cả một tiết
Trong kiểm tra viết thường sử dụng hai loại câu hỏi là câu hỏi trắc
nghiệm tự luận (HS viết câu trả lời gồm nhiều dòng) và câu hỏi TNKQ (Với bốn đạng chính là: đúng sai, ghép đôi, loại điền khuyết thiếu và loại câu hỏi nhiều lựa chọn)
Việc chuẩn bị đề kiểm tra viết đòi hỏi GV phải có sự cân nhắc kỹ càng,
vừa phải nắm chắc yêu cầu, vừa phải tính đến thực tế dạy học Câu hỏi trong
đề phải vừa sức HS, số lượng câu hỏi phải phù hợp với thời gian Về mặt chất lượng câu hỏi, người ta phân biệt hai loại chính:
- Câu hỏi có yêu cầu thấp: là câu hỏi chỉ cần nhớ và trình bày một
cách có hệ thống và chọn lọc
- _ Những câu hỏi có yêu cầu cao: là những câu hỏi cần có sự phân tích,
tổng hợp, khái quát hoá, vận dụng kiến thức
Chính vì vậy đề kiểm tra viết phải bao hàm cả câu hỏi khó và câu hỏi dễ, có như vậy mới phân loại được HS ở các mức độ khác nhau: yếu, kém, trung
Trang 18bình, khá, giỏi Để đánh giá chính xác trình độ HS, GV cần xây dựng đáp án
và biểu điểm chính xác, chỉ tiết cho mỗi bài kiểm tra
Ưu điểm của kiểm tra viết:
- Kiểm tra được đồng loạt HS trong cả lớp với cùng bài kiếm tra sẽ
đánh giá chính xác vị trí của HS, năng lực nhận thức trong cả lớp,
đánh giá trình độ chung của lớp học
-_ Đề kiểm tra có thể đề cập đến nhiều vấn đề nhằm đánh giá HS ở nhiều mặt hơn so với kiểm tra miệng
-_ Qua bài viết GV có thể đánh giá sự phát triển ngôn ngữ, khả năng
diễn đạt bằng văn viết của HS
Nhược điểm:
- _ Chỉ kiểm tra được một số kiến thức mấu chốt
-_ Thời gian kiểm tra dài, chấm bài mất nhiều thời gian, đơi khi khơng
chính xác
1.5.3 Thực hành kiểm tra
Sử dụng thực hành trong khâu kiểm tra nhằm một mặt đánh giá mức độ
nắm vững kiến thức của HS Mặt khác, quan trọng hơn là kiểm tra kĩ năng kĩ xảo của các em trong các thao tác thí nghiệm, lắp ráp các dụng cụ, sử dụng các thiết bị, xử lý các số liệu qua quan sát và thực hiện Đó là những kỹ năng cần thiết của người nghiên cứu , người lao động trong tương lai
1.6 Những yêu cầu sư phạm của đề kiếm tra đánh giá
1.6.1 Những yêu cầu đối với việc kiểm tra đánh giá trình độ nhận thức
của học sinh
- Đảm bảo tính khách quan: Đó là sự phù hợp giữa kết quả thu được khi
tiến hành kiểm tra đánh giá trình độ với chất lượng thực tế việc lĩnh hội tri
Trang 19- Đảm bảo tính tồn diện: thể hiện ở việc nhận xét đánh giá của mỗi GV,
phán ánh đầy đủ các mặt nhận thức của HS đó là: kiến thức, kỹ năng, thái độ
Thể hiện ở việc kiểm tra về số lượng, chất lượng tri thức Trong đó quan trọng nhất là chất lượng tri thức bởi nó là điều kiện để HS phát triển trí tuệ, năng
lực hoạt động, là nguồn gốc của động cơ học tập và hứng thú học tập - Đảm bảo tính thường xuyên và hệ thống
Để phản ánh đúng thực trạng kết quả, muốn phát triển và điều chỉnh hoạt
động nhận thức, động cơ học tập, hứng thú học tập thì việc kiểm tra phải được tiến hành thường xuyên và có hệ thống
- Đảm bảo tính phát triển: Lượng tri thức cũng như quá trình nhận thức
luôn vận động và phát triển Do đó việc KTĐG cũng phải có sự điều chỉnh sao cho phù hợp, tạo điều kiện phát huy động lực học tập, phát triển năng lực
nhận thức, năng lực hành động và hứng thú nhận thức của HS
- Đảm bảo tính cá biệt: Quá trình dạy học mang tính cá biệt, do đó việc
kiểm tra đánh giá HS cũng phải đảm bảo tính cá biệt của HS Việc kiểm tra
đánh giá phải được tiễn hành đối với từng HS và lấy kết quả thực, không lấy
thành tích chung của cả một lớp, một tổ thay cho kiểm tra đánh giá học sinh
- Đảm bảo tính công khai: Việc tổ chức, kiểm tra đánh giá phải tiến hành
công khai, kết quả phải được công bố công khai và kip thời đến HS, đến tập thể lớp giúp HS nhận ra sự tiến bộ của mình, động viên HS học tập, phát triển
năng lực tự đánh giá của HS
1.6.2 Những yêu cầu sư phạm của đề kiểm tra
Đề kiểm tra cần phải có những yêu cầu sau:
- _ Câu hỏi đưa ra phải rõ ràng, chính xác đề tránh dẫn đến hiểu sai hay
trả lời nhằm ở HS
- Dam bảo tính mục tiêu: Đó chính là những mục tiêu cụ thé đối với mỗi bài, mỗi chương, mỗi phần, mỗi lớp
Trang 20-_ Đảm bảo tính vừa sức: đề kiểm tra không được q dễ, cũng khơng q khó đối với HS
- Dam bao tính phân hố: Đề đánh giá chính xác trình độ lĩnh hội kiến
thức của HS thì đề kiểm tra phải có sự phân hố Trong đề kiểm tra cần có yêu cầu ở các mức độ khác nhau như mức độ hiểu biết, vận dụng
-_ Đảm bảo thời gian: Đề kiểm tra phải đảm bảo thời gian làm bài của
HS tránh quá thừa, hoặc quá thiếu thời gian làm bài 1.7 Kĩ năng ra đề kiểm tra đánh giá
Việc ra đề KTĐG chất lượng học sinh phụ thuộc vào thời gian kiểm tra Với kiểm tra miệng hoặc kiểm tra 15 phút cần phải đưa ra các câu hỏi ngắn
ngọn ,xúc tích, dễ hiểu còn kiểm tra 1 tiết, học kì phải tuân theo nguyên tắc
nhất định Dé ra đề kiếm tra, GV phải xác định được dạng câu hỏi mình ra
1.7.1 Các dạng câu hồi trong đề kiếm tra đánh giá
Trong các đề kiểm tra hiện nay thường sử dụng chủ yếu hai dạng câu hỏi:
- Trắc nghiệm tự luận (TNTL) - Trắc nghiệm khách quan(TNKQ)
1.7.2 Sự tương đồng giữa trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan
- Đều có sự đo lường kết quả học tập của HS bằng điểm số
- Đều được sử dụng để khuyến khích HS học tập nhằm nâng cao sự hiểu biết tổ chức và phối hợp các ý tưởng , ứng dụng, kỹ thuật giải quyết vấn đề
- Giá trị của mỗi loại đều phụ thuộc vào tính khách quan và độ tin cậy 1.7.3 Sự phân biệt giữa TNTL và TNKQ
TNTL TNKQ
Trang 21
- Châm bài mất nhiều thời gian,
khó chính xác và thiếu khách quan
- Mat nhiều thời gian để tiến hành kiểm tra trên diện rộng
- — Biên soạn khơng khó khăn và
tốn ít thời gian
- — Số lượng câu hỏi ít, nên chỉ
kiểm tra được một phần nhỏ kiến
thức và kĩ năng của HS, dễ gây tình
trạng học tủ, học lệch
- Có thể đánh giá được khả năng
diễn đạt ngơn ngữ và q trình tư
duy của HS để đi đến câu trả lời - GV phải tự chấm bài mà khơng
có phương tiện hiện đại hỗ trợ
- — Sự phân bố điểm trải trên một
phổ hẹp nên khó phân biệt rõ ràng
trình độ của HS
- = Hạn chế việc đánh giá khả
năng sáng tạo của HS
Châm bài nhanh, chính xác và
khách quan
Có thể tiến hành kiếm tra đánh giá
trên diện rộng trong thời gian ngắn Khó khăn và tốn nhiều thời gian Số lượng câu hỏi nhiều nên kiểm
tra được một cách hệ thống và toàn
diện kiến thức, kĩ năng, tránh học
lệch, học tủ
Khơng hoặc khó đánh giá được khả năng diễn đạt, sử dụng ngôn ngữ và quá trình tư duy của HS
Có thể sử đụng phương tiện hiện
đại để chấm bài và phân tích kết
quả kiểm tra
Sự phân bố điểm trải trên phổ rộng
nên có thể phân biệt rõ ràng trình
độ của HS
HS có điều kiện bộc lộ khả năng sáng tạo, do đó có thể đánh giá khả
năng sáng tạo của HS
1.8 Kĩ thuật viết câu hỏi trắc nghiệm khách quan
1.8.1 Dạng câu nhiều lựa chọn
- Cấu tạo: Câu hỏi gồm 2 phần: Phần dẫn và phần trả lời (lựa chọn)
+ Phần dẫn: Có thé là một câu hỏi hay một câu chưa hoàn chỉnh
Trang 22+ Phần lựa chọn: Gồm một số phương án để trả lời câu hỏi hay phần bỗ
sung cho câu được hoàn chỉnh, trong đó chỉ có một phương án đúng, phần cịn
lại là nhiễu
Ví dụ: Các Axitamin liên kết với nhau thông qua mối liên kết nào ?
A: Peptit B: Photphodieste C: Hidro D: Ion
Dap an: A
- Uudiém cia cau nhiéu lựa chọn:
+ Xác suất chọn được phương án đúng do ngẫu nhiên không cao + Hình thức rất đa dạng
+ Có thê kiểm tra được nhiều mức độ nhận và hình thức tư duy (hiểu,
vận dụng, giải quyết vẫn đề, ) - Nhược điểm:
+ Biên soạn khó
+ Chiếm nhiều chỗ trong giấy kiểm tra
+ Dễ nhắc nhau khi làm bài (trường hợp đề giống nhau) - Phạm vi sử dụng:
+ Có thể sử dụng cho mọi loại hình KTĐG + Thích hợp cho việc đánh giá phân loại
- Lưuý khi viết câu hỏi nhiều lựa chọn: + Đối với phần dẫn:
e Phai có nội dung rõ ràng
e_ Tránh dùng phủ định, nếu dùng phải in đậm chữ không
e Nên viết dưới dạng một phần của câu, chỉ dùng câu hỏi khi muốn nhắn mạnh
Trang 23e Chỉ nên có từ 4-5 phương án lựa chọn trong đó có một phương án đúng
e Các phương án nhiễu phải có vẻ hợp lí và hấp dẫn
e Hạn chế dùng phương án “tất cả các câu trên đều đúng hoặc các câu trên đều sai”
e Sắp xếp các phương án lựa chọn theo thứ tự ngẫu nhiên, tránh thé hiện một ưu tiên nào đối với vị trí của phương án đúng
+ Đối với cả hai phần: Đảm bảo để phần dẫn và phần lựa chọn khi ghép lại phải thành một cấu trúc đúng ngữ pháp và chính tả
1.8.2 Dạng câu đúng sai
- Được trình bày đưới đạng một câu phát biêu, HS trả lời bằng cách lựa
chọn đúng hoặc sai
Ví dụ: Các câu sau là đúng hay sai? Nếu cho là đúng thì viết chữ Ð, còn
cho là sai thì viết chữ S vào mỗi ô trống
1 Khi tăng nhiệt độ quá nhiệt độ tối ưu của enzim thì enzim sẽ bị
biến tinh va mat chức năng xúc tác
2 Khi cần tổng hợp nhanh một chất nào đó với số lượng lớn, tế
bào có thể sử dụng nhiều loại enzim khác nhau
Đáp án: 1.D; 2.8
- _ Ưu điểm của câu đúng sai + Dễ biên soạn
+ Có thể đưa ra nhiều nội dung trong một thời gian ngắn
- Nhược điểm:
+ Xác xuất chọn được phương án đúng cao
+ Nếu dùng nhiều câu lấy từ SGK dễ khuyến khích HS học
vẹt
Trang 24- Pham vi sử dụng:
+ Dùng hạn chế, thích hợp cho kiểm tra vấn đáp nhanh
+ Thường sử dụng khi khơng tìm được đủ phương án nhiễu cho câu nhiều lựa chọn
- Lưu ý khi viết:
+ Không nên bố trí câu đúng theo một trật tự
+ Những câu phát biếu phải có tính đúng, sai chắc chắn + Không nên chép nguyên văn các câu trong SGK Mỗi câu
chỉ nên diễn tả một ý tưởng độc lập
+ Khơng nên bố trí các câu đúng bằng các câu sai 1.8.3 Dạng câu ghép đôi
Đây là một dạng câu hỏi đặc biệt của câu hỏi nhiều lựa chọn, người làm bài phải chọn nội dung được trình bày ở cột phải sao cho thích hợp với nội dung đựơc trình bày ở cột trai
Ví dụ: Ghép nội đung ở cột 2 phù hợp với nội dung ở cột 1 và ghi kết quả vào cột 3
Bào quan Chức năng Ghỉ kết
(1) (2) a (3)
1.Ti thé A Thực hiện quá trình quang hợp 1- 2.B6 may Géngi B Vận chuyền và tổng hợp nhiều loại Protéin 2-
3.Lưới nội chất hạt | khác nhau 3-
4.Lưới nội chất trơn | C Thực hiện qua trình hơ hấp 4- D Đóng gói các sản phâm hay chất thái rồi tiết ra ngoài nhờ các bóng nội bào bằng con đường xuất bảo
E Tham gia vào sự hình thành thoi phân bào
Trang 25
F Tổng hợp Lipit, chuyền hoá đường và phân huỷ
các chất độc hại đối với cơ thể
Đáp án: 1.C; 2.D; 3.B; 4.F;
- _ Ưu điểm của câu ghép đôi: + Dễ biên soạn
+ Có thể kiểm tra nhiều nội dung trong một thời gian ngắn - Nhược điểm:
+ Dé tra lời thông qua việc loại trừ
+ Khó đánh giá mức độ tư duy ở trình độ cao
+ HS mất nhiều thì giờ làm bài vì cứ mỗi câu lại phải đọc lại
tồn bộ trong đó có cả những câu rõ ràng là khơng thích hợp
- Pham vi str dung:
+ Thích hợp cho các kiến thức về cấu tạo phù hợp với chức năng + Thích hợp với việc kiểm tra nhận thức kiến thức cơ bản sau khi học
xong một chương, một chủ đề
-_ Lưu ý khi viết: Thứ tự câu trả lời không lên khớp với câu hỏi, số nội
dung lựa chọn ở cột phải nhiều hơn số nội dung ở cột trái
1.8.4 Câu điền khuyết
Ở dạng câu hỏi này, câu dẫn có một vài chỗ trống để HS điền vào một từ hay một cụm từ thích hợp Từ điền vào nên chọn những từ có ý nghĩa cao nhất
Vi du: Chọn từ hoặc cụm từ phù hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh
các câu sau:
Enzim 1a m6t (1) duge tao ra trong cơ thê sống Nhờ enzim mà
các (2) cơ thể sống xảy ra rất nhanh trong điều kiện bình thường
Trang 26Đáp án: I.Chất xúc tác sinh học 2.Phản ứng hoá học
- Ưu điểm của câu điền khuyết:
+ Dễ biên soạn
+ Có thể kiểm tra được khả năng viết và khả năng diễn đạt của HS - Nhược điểm:
+ Tiêu chí đánh giá có thể khơng hồn tồn khách quan - Phạm vi sử dụng: thích hợp với các lớp dưới
- Lưu ý khi viết:
+ Đảm bảo mỗi chỗ trống chỉ nên có một từ hoặc một cụm từ thường là
những khái niệm mẫu chốt của bài học
+ Tránh dùng những câu trích nguyên văn trong SGK + Khi biên soạn có thể cho trước từ cần điền
+ Mỗi câu chỉ nên có một đến hai chỗ trống, được bố trí ở giữa hay cuối câu Các khoảng trống nên có độ dài bằng nhau
1.8.5 Câu hỏi bằng hình vẽ
Dạng câu hỏi này yêu cầu HS chú thích một vài chỉ tiết để trống trên
hình vẽ đã cho hoặc sửa chữa một vài chỉ tiết trên đồ thị, biểu đồ, sơ đồ sao
cho đúng Loại này thích hợp cho việc kiểm tra kiến thức, cấu trúc, cơ chế thé
hiện bằng hình vẽ
Trang 27Đáp án: 1.Màng ngoài; 2.Màng trong; 3.Mào; 4.Chat nền
Trong các loại câu hỏi TNKQ nêu trên thì dạng câu hỏi nhiều lựa chọn
đang được sử dụng phố biến trong việc xay dựng các đề KTĐG 1.9 Qui trình biên soạn đề kiếm tra đánh giá
Gồm 5 bước:
Bước 1: Xác định mục đích, yêu cầu của đề kiểm tra
Bước 2: Xác định các mục tiêu cần đo
Bước 3: Thiết lập ma trận 2 chiều Bước 4: Thiết kế câu hỏi theo ma trận Bước 5: Xây dựng đáp án, biểu điểm
Ví dụ: Ma trận thiết kế cho đề thi học kì I (đề 1)
Các chủ đề chính Các mức độ cần đánh giá Tổng
Nhận biết Thông hiểu Van dung số
TNKQ| TL TNKQ | TL |TNKQ] TL | diém
1.Giới thiệu 1(C 1) 1
chung vé thé gidi
song 3d 3
2 Thanh phan hoa 1(C 3) | 1
học của tế bảo
2đ 2
3.Câu trúc của tÊ 2(C 5, 6) | 1(C 2) 3
bao
2d 2d 4
4.Chuyén hoa vat 3(C 4) 1(C 4) 4
chất và năng
Trang 28
lượng trong tế bào 0,75đ 0,25đ
Tổng số 1 5 1 1 1 9 3 2,75 2 0,25 2 10 Ghi chú: C(Câu)
Trong ma trận được thiết kế ở trên, điểm cho toàn bải và sự phân phối điểm cho từng phần được tính như sau:
-_ Điểm toàn bài là 10 trong đó: trắc nghiệm chiếm 30% (3 điểm) và tự luận chiếm 70% (7 điểm)
- _ Sự phân phối điểm cho từng phần tuân theo nguyên tắc: + Tỉ lệ thuận với thời gian dự định khi học sinh làm bài
+ Mỗi câu hỏi TNKQ trả lời đúng số điểm như nhau
2.Cơ sở thực tiễn
2.1 Thực trạng của việc kiểm tra đánh giá trong dạy học Sinh học hiện
nay
- Qua quan sát cũng như điều tra thông qua các GV chúng tôi nhận thấy rằng: Đã có một số GV đánh giá đúng vai trò của KTĐG Tuy nhiên bên cạnh mặt đã đạt được vẫn tổn tại mặt hạn chế:
+ Mặt đã đạt được:
e_ Câu hỏi rõ ràng, chính xác
e Câu hỏi bám sát mục tiêu bài học e_ Câu hỏi sát nội dung
e_ Một số GV có câu hỏi phân hoá
se Một số GV đã đưa câu hỏi test vào đề kiểm tra
Trang 29e_ Một số GV chưa có câu hỏi phân hoá
e Đa số GV chưa chuẩn bị câu hỏi trong khi soạn giáo án, mà
thường sử dụng câu hỏi trong SGK
Như vậy tực trạng đáng buồn hiện nay là một bộ phận không nhỏ GV
chưa đánh giá đúng mức vai trò của KTĐG, coi nhẹ khâu chuẩn bị KTĐG, do
đó chất lượng GD bị giảm sút
- Ở các trường THPT, hầu hết các GV ra đề đưới dạng câu hỏi TNTL chưa phát huy được hết tính sáng tạo, chủ động của HS Chỉ có một số Ít GV
sử dụng dạng câu hỏi TNKQ trong đề kiểm tra, đánh dấu một bước đổi mới trong khâu KTĐG Nhờ đó khơng những GV đánh giá HS mà còn thúc đây trò tự đánh giá lẫn nhau và tự đánh giá bản thân
2.2 Xu hướng kiểm tra đánh giá hiện nay
Trước yêu cầu ngày càng cao của việc nâng cao chất lượng dạy và học thì việc KTĐG cũng cần đổi mới Lối kiểm tra truyền thống thầy kiểm tra trò phải được thay thế Trong phương pháp dạy học tích cực, GV cần phải phát huy được tính tích cực, sáng tạo của HS, phải rèn luyện cho HS năng lực tự
đánh giá, khả năng tự học, tự nghiên cứu Điều mà rất cần thiết cho HS tiếp
tục học tập sau này
Đổi mới KTĐG khơng có nghĩa là phủ nhận vai trò của thay, GV van là
người giữ vai trò chủ đạo trong quá trình dạy học Qua đánh giá HS, GV điều chỉnh được cách dạy sao cho đạt hiệu quả cao Trong phương pháp tích cực
việc KTĐG không chỉ dừng lại ở yêu cầu tái hiện kiến thức mà phải phát huy
tính sáng tạo, chủ động của HS Do vậy, trong đề kiểm tra cần phải có sự phối hợp giữa các câu hỏi tự luận với các câu hỏi TNKQ Nhờ đó mà GV
đánh giá được toàn bộ kiến thức đã học của HS, thu được thông tin ngược
một cách chính xác và nhanh chóng
Trang 30Với xu hướng đó thì GV cần biết vận dụng một số phương pháp hiện đại:
thiết kế các bài trắc nghiệm, sử dụng máy kiểm tra kiến thức, sử dụng phần mềm KTĐG trên máy vi tính
CHƯƠNG 2: KÉT QUÁ NGHIÊN CỨU VÀ THỰC NGHIỆM 1 Kết quả nghiên cứu
Sau khi nghiên cứu cơ sở lí luận, tơi đã xây dựng được hệ thống các đề
kiểm tra đùng cho chương trình Sinh học 10
1.1 Đề kiếm tra 15 phút dùng cho kì I
Đề 1: (Tiết 3- Các nguyên tố hoá học và nước)
Câu 1 (7 điểm): Trình bày vai trò của nước đối với tế bào Tại sao khi tìm
kiếm sự sống ở các hành tinh khác trong vũ trụ, các nhà khoa học trước
hết lại tìm xem ở đó có nước hay không?
Câu 2 (3 điểm): Hãy khoanh tròn vào các câu trả lời đúng 1 Thiếu iốt con người có thể bị mắc bệnh gì?
Trang 312 Các nguyên tô chủ yếu trong hợp chất hữu cơ xây dựng nên cấu trúc tế bào là :
A: Cacbon, hidro, 6xi, canxi
B: Cacbon, hidro, 6xi, photpho
C: Cacbon, hidro, 6xi, nito D: Cacbon, photpho, 6xi, canxi
3 Dựa vào tiêu chí nào đề phân biệt nguyên tố đa lượng và nguyên tố
VI lượng?
A: Vai trò của nguyên tố đó trong té bao
B: Sự có hay khơng có nguyên tố đó trong tế bào C: Mối quan hệ giữa các nguyên tổ trong tế bảo
D: Hàm lượng nguyên tố đó trong khối lượng chất sống
của cơ thể là lớn hơn hay nhỏ hơn 0,01%
Đà 2: (Tiết 5- Prôtê¡n)
Câu 1 (7 điểm): Phân biệt các bậc cấu trúc 1, 2, 3, 4 của các phân tử
Prôtê¡n
Câu 2 (3 điểm): Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng 1 Tính đa dạng của phân tử Prôtêin được qui định bởi:
A: Nhóm Amm của các Axitamin B: Nhóm R- của các Axitamin C: Liên kết Peptit
D: Số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp của các Axitamin trong phan tir Prétéin
2 Cấu trúc của phân tử Protéin có thể bị biến tính bởi:
Trang 32B: Nhiệt độ
C: Sự có mặt của khí O;
D: Sự có mặt của khi CO)
3 Hoocmén Insulin do tuyén tuy tiết ra thực hiện chức năng gì khi lượng Glucôzơ trong máu tăng hoặc giảm:
A: Chức năng bảo vệ B: Chức năng điều hoà C: Chức năng vận chuyển D: Chức năng xúc tác
Dé 3 (Tiét 6- Axit Nucléic)
Câu 1 (7 điểm): Phân biệt cấu trúc, chức năng các loại ARN Câu 2 (3 điểm): Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng
1 Có những loại Axit Nucléic nao? A: Axit dé6xiribonucléic (ADN)
B: Axit rib6nucléic (ARN)
C: Axit xitric D: Cả A va B
2 Đại phân tử ADN được cấu tạo từ các đơn phân nào?
A: Axitamin B: Nuclêơtít C: Glucơzơ D: Cả A và B
3 Một đoạn ADN có A=18% thì tỉ lệ G sẽ là:
A: 32% B: 18% C: 36% D: 64%
Đề 4 (Tiết 13- Khái quát về năng lượng va sw chuyén hoa vật chất )
Câu 1 (7 điểm): Trình bày cấu trúc hoá học và chức năng của ATP Câu 2 (3 điểm): Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng:
Trang 33B: Các dạng năng lượng được tao ra trong quá trình tổng hợp chất hữu cơ
C: Các dạng năng lượngđược tạo ra do các mối quan hệ của sinh
vật với môi trường sống của chúng D: Cả A và B
2 ATP được coi như đồng tiền năng lượng của tế bào vì:
A: ATP có hình dạng giống như đồng tiền tồn tại trong tế bao B: ATP là một loại năng lượng được tế bao sản sinh ra để dùng
cho mọi hoạt động của tế bào C: ATP chứa nhiều năng lượng D: Cả B và C
3 Những quá trình cơ bản của chuyên hoá vật chất trong tế bào là: A: Xây dựng và phân giải chất hữu cơ
B: Tích luỹ và giải phóng năng lượng C: Đồng hoá và dị hoá
D: Cả A và B
Đề 5 (Tiết 14- Enzim và vai trò của enzim trong q trình chuyển hố vật chất)
Câu 1 (7 điểm): Trình bày cấu trúc và cơ chế tác động của enzim Câu 2 (3 điểm): Khoanh tròn vào câu trả lời đúng:
1 Nồng độ cơ chất có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của enzim? A: Cơ chất nhiều enzim hoạt động mạnh
B: Cơ chất quá nhiều sẽ kìm hãm sự hoạt động của enzIm
C: Cơ chất ít enzim khơng hoạt động D: Cả A và B
2 Mỗi enzim thường chỉ xúc tác cho một phản ứng vì:
A: Trên mỗi enzim chỉ có một trung tâm hoạt động
Trang 34B: Cấu hình khơng gian của trung tâm hoạt động của enzim tương thích với cấu hình khơng gian của cơ chất nhất định
C: Chịu tác động bởi tính chất lý hoá của cơ chất
D: Cả A và C
3 Hoạt động nào sau đây là của enzim? A: Xúc tác các phản ứng trao đối chất
B: Tham gia vào thành phần của các chất tổng hợp được C: Điều hoà hoạt động sống của cơ thể
D: Cả 3 hoạt động trên
Đề 6 (Tiết 11- Vận chuyển các chất qua màng sinh chất)
Câu 1 (7 điểm): Vận chuyên thụ động giống và khác vận chuyên chủ
động như thế nào?
Câu 2 (3 điểm): Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng:
1 Vận chuyên chất qua màng từ nơi có nồng độ thấp sang nơi có nồng độ cao là cơ chế:
A: Thâm thấu B: Khuếch tán C: Chủ động D: Thụ động
2.Sự vận chuyền nào trong các kiểu sau có sự biến đạng của màng sinh chất:
A: Thụ động B: Thực bào C: Khuếch tán D: Tích cực 3 Câu có nội dung đúng sau đây là:
A: Vat chất luôn di chuyên từ nơi có nồng độ thấp sang nơi có
nồng độ cao
Trang 35D: Vận chuyên chất chủ động cần phải được cung cấp năng lượng
1.2 Các đề kiểm tra giữa kì I
Câu 1 (2,5 điểm): Giới sinh vật là gì? Có bao nhiêu giới sinh vật? Đặc
điểm chính của từng giới?
Câu 2 (2,5 điểm): Phân biệt ADN và ARN về cấu trúc và chức năng
Câu 3 (2 điểm): Hãy nêu đặc điểm chung của tế bào nhân sơ Kích thước nhỏ và cấu tạo đơn giản đem lại ưu thế gì cho các tế bào nhân sơ?
Câu 4 (2 điểm): Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng: 1 Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của thế giới sống vì:
A: Tế bào có đặc điểm đặc trưng của sự sống (sinh sản, cảm ứng,
trao đối chất )
B: Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ một hoặc nhiều tế bảo
C: Tế bào có nhiều bào quan với những chức năng quan trọng D: Cả A và B
2.Đại phân tử hữu cơ tham gia thực hiện nhiều chức năng sinh học nhất là:
A: Lipit B: Prétéin
C: Axit nucléic D: Prétéin va axit nucléic
3 Đường nào trong các loại đường sau đây không phải là đường don A:Glucôzơ B: Saccarôzơ
C: Fructôzơ D: Glactôzơ
4 Cấu tạo của đường Saccarơzơ (đường mía) gồm: A: Phân tử Fructôzơ
B: Phân tử Glactôzơ liên kết với phân tử Glucôzơ C: Phân tử Glactôzơ liên kết với phân tử Fructôzơ
Trang 36D: Các phân tử Fructôzoliên kết với nhau 5 Nhóm chức nào gồm tồn Prơtê¡n
A: Anbumin, Globulin, Célagen
B: Anbumin, Globulin, Photpholipit
C: Anbumin, Globulin, Colesteerol
D: Globulin, Côlagen, photpholipit
6 Yếu tố nào quy định cấu trúc bậc 1 cua prétéin?
A:Độ bền của các liên kết peptit
B:Số lượng của các Axit amin C:Trình tự sắp xếp cảu các axitamin D: Cả A và C
7 Vai trò nào dưới đây không phải là của nước trong tế bào: A: Là dung mơi hồ tan các chất
B: Là môi trường diễn ra các phản ứng sinh hoá
C: Đảm bảo sự ồn định nhiệt
D: Là nguồn dự trữ năng lượng
8 Tính phân cực của nước do:
A: Nước được cấu tạo từ 2 nguyên tử hiđrô và 1 nguyên tử ôxi
bằng liên kết cộng hoá trị
B: Do điện tử của hiđrô trong liên kết bị lệch về phía ôxi C: Do các liên kết hiđrô bị bẻ gẫy liên tục
D: Cả A và B đúng
Câu 5 (I điểm): Hãy chọn từ hoặc cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống để
hoàn chỉnh các câu sau:
ADN là .(1) được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là
(2) (A, T, G, X) Các nuelêôtit liên kết với nhau nhờ liên kết hoá trị tạo
Trang 37tử liên kết với nhau theo .(3) A liên kết với T bằng 2 liên kết hiđrô, G liên kết với X bằng 3 liên kết hiđrô
Đề 2:
Câu 1 (2 điểm): Căn cứ vào đâu để phân biệt nguyên tố đa lượng và nguyên tố vi lượng? Lấy ví dụ về nguyên tố đa lượng, vi lượng
Câu 2 (3 điểm): Hãy trình bày các bậc cấu trúc của Prơtê¡n Giải thích sự đa dạng, phong phú của Prôtêin trong tự nhiên
Câu 3 (2 điểm): Trình bày cấu trúc và chức năng của lưới nội chất Câu 4 (1 điểm): Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng:
1 Thuật ngữ nào dưới đây bao gồm các thuật ngữ còn lại: A: Đường đơn B: Đường đơi
C: Tính bột D: Cacbohidrat
2 Trong cơ thể người tế bao nào sau đây có lưới nội chất hạt phat triển mạnh nhất:
A: Tế bào hồng cầu B: Tế bào bạch cầu
C: Tế bào biểu bì D: Tế bào cơ
3 Enzim có bản chất là gì?
A: Lip6prétéin B: Prétéin C: Phétpholipit D: Pôlisaccarit
4 Các phân tử nào dưới đây được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân? A: ADN, prôtêïn, lipit
B: ADN, Iipit, cacbohidrat
C: Prétéin, lipit, cacbohidrat
D: ADN, prôtê¡n, cacbohidrat
Câu 5 (1 điểm): Hãy điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống dé hoàn chỉnh các câu sau:
Trang 38Nước là .(1) trong mọi tế bao và co thé sống Do có (2) nên nước
có những tính chất lí hố đặc biệt làm cho nó có .(3) đối với sự sống
Câu 6 (1 điểm): Các câu sau là đúng hay sai? Nếu cho là đúng thì viết chữ Ð, cịn cho là sai thì viết chữ S vào mỗi ô trống
1.ATP là một hợp chất hoá học được cấu tạo từ 3 thành phần: Adénin,
đường đêôxiribôzơ và 3 nhòm phốtphat
2.Các chất trong tế bào được chuyên hoá từ chất này thành chất kia
thông qua hàng loạt các phản ứng sinh hoá Mỗi phản ứng được điều
khiến bởi 1 enzim đặc hiệu
3.Tốc độ của q trình hơ hấp tế bào nhanh hay chậm không phụ thuộc
vào như cầu năng lượng của tế bào và được điều khiến thông qua hệ enzim hô hấp
4.H6 hap tế bào là quá trình chuyên năng lượng của các nguyên liệu hữu
cơ thành năng lượng của ATP
1.3 Đề thi học kì I
Del:
Câu 1 (3 điểm): Trình bày cấu trúc, đặc tính hố lí và vai trò của nước đối với
tế bào?
Câu 2 (2 điểm): Phân biệt lưới nội chất với bộ máy Gôngi về cấu trúc và chức năng
Câu 3 (2 điểm): Một đoạn ADN có 2400 nuclêơtit, trong đó có 900 A a Xác định chiều dài của đoạn AND,
b Số nuclêôtit từng loại của đoạn ADN là bao nhiêu? Câu 4: Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng:
1 Năng lượng của hệ thống sang được dự trữ:
Trang 392 Loại năng lượng khơng có khả năng sinh công là: A: Điện năng B: Nhiệt năng
C: Hoá năng D: Cơ năng
3 Tế bào nào trong các tế bào sau đây của cơ thể người chứa nhiều ti thé nhất:
A: Tế bào biểu bì B: Tế bào hồng cầu C: Tế bào cơ tim D: Tế bào cơ xương
4 Hô hấp tế bào có bản chất là một chuỗi các phản ứng:
A: Hoa hop B: Trao déi
C: Ơxi hố khử D: Thuỷ phân
Câu 5 (I điểm): Hãy chọn từ hoặc cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu sau:
Màng sinh chất là ranh giới bên ngoài và là rào chắn lọc của tế bào Màng sinh chất là màng kham- loc được cấu tạo từ .(1) là lipit và protéin Các phân tử .(2) có thể di chuyển trong phạm vi nhất định bên trong màng Có nhiều loại Prôtêin khác nhau trên màng, mỗi loại (3) Câu 6 (1 điểm): Ghép nội dung ở cột 2 phù hợp với nội dung ở cột 1 và ghi
kết quả ở cột 3
Bào quan Chức năng Ghi kết
(1) (2) au (3)
1.Phôtpholipit A Cho cac chat phân cực và tích điện ra vào được | I- 2 Prôtê¡n xuyên màng _| tế bào 2- 3.Glicôprôtê¡n B Tăng sự ôn định cấu trúc màng 3- 4.Colestêrôn C Cho các chất tan trong dầu mỡ (không phân | 4-
cực) đi qua
D Thu nhận thông tin cho tế bào
Trang 40
E Là “dấu chuẩn” đặc trưng cho từng loại tế bảo Nhờ đó các tế bào cùng cơ thể nhận biết nhau và
nhận biết các tế bào lạ
Đà 2:
Câu 1 (3 điểm): Trình bày cấu trúc và chức năng của ADN Câu 2 (2 điểm): So sánh ti thể và lục lạp về cầu tạo và chức năng
Câu 3 (2 điểm): Thế nào là hô hấp tế bào? Quá trình hít thở của con người
có liên quan như thế nào với quá trình hô hấp tế bào?
Câu 4 (1 điểm): Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng: 1 Đường lactơzơ có nhiều trong:
A: Mía B: Sữa
C: Mạch nha D: Tĩnh bột
2 Dưới tác động của enzim hoặc nhiệt độ, đường saccarôzơ bị thuỷ phân sẽ cho những sản phẩm đường đơn:
A: Glactôzơ và Fructôzơ B: Gluc6zo
C: Glucôzơ và Fructézo D: Glucôzơ và Glactôzơ
3 Tế bảo nhân sơ được phân biệt với tế bào nhân thực bởi: A: Ribôxôm B: Thành tế bảo
C: Màng nhân D: Cấu trúc ADN 4 Ribôxôm hay gặp nhiều ở tế bào chuyên sản xuất:
A: Lipit B: Prétéin C: Glucôzơ D: Đường đa
Câu 5 (1 điểm): Hãy chọn từ hoặc cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống để
hoàn chỉnh các câu sau: