1.Tên đềtài tốt nghiệp: QUY HOẠCH HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸTHUẬT TRUNG TÂM HUYỆN CHƯ SÊ – TỈNH GIA LAI TỈLỆ15000 – QUY MÔ 497.38 HA THIẾT KẾ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC 2 . Nhiệm vụthiết kếQuy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật (chuẩn bị kỹ thuật đất, mạng lưới giao thông, cấp thoát nước, điện và thông tin liên lạc) và thiết kế hệ thống thoát nước (thiết kế chi tiết 1500 mạng lưới thoát nước và đề xuất dây chuyền công nghệ cho trạm xử lí nước thải) 3. Nội dung đồán Thiết kế quy hoạch tổng hợp: ¾ Quy hoạch cơ cấu sử dụng đất ¾ Quy hoạch san nền thoát nước mưa ¾ Quy hoạch mạng lưới giao thông ¾ Quy hoạch mạng lưới cấp thoát nước ¾ Quy hoạch mạng lưới cấp điện – thông tin liên lạc ¾ Quy hoạch tổng hợp đường dây đường ống Thiết kế chuyên ngành thoát nước: ¾ Thiết kế chi tiết mạng lưới thoát nước ¾ Thiết kế trạm xử lý nước thải, công suất 4600m3(ng.đ) 4. Ngày giao nhiệm vụthiết kế: Ngày 20 tháng 03 năm 2008 5. Ngày hoàn thành nhiệm vụ thiết kế:Ngày 11 tháng 07 năm 2008 Nhiệm vụ thiết kế đã được ký và thông qua Giáo viên hướng dẫn Ngày …….tháng ……năm 2008 Chủ nhiệm khoa Th.S Nguyễn Hiền Vũ Sinh viên đã hoàn thành và nộp đồán Ngày 11 tháng 07 năm 2008
Trang 1TRƯỜNG ĐH KIẾN TRÚC TP.HCM
KHOA QUY HOẠCH BỘ MÔN KỸ THUẬT ĐÔ THỊ
D E
THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
QUY HOẠCH HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT TRUNG TÂM HUYỆN CHƯ SÊ – TỈNH GIA LAI
THIẾT KẾ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC
GVHD CHÍNH : ThS NGUYỄN HIỀN VŨ GVHD BỔ TRỢ : KS TRẦN THỊ SEN
: ThS NGUYỄN VĂN SƠN
Tp.HCM Ngày 11 Tháng 07 Năm 2008.
Trang 2BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP.HỒ CHÍ MINH
Khoa Quy Hoạch
Bộ Môn Kỹ Thuật Hạ Tầng Đô Thị NHIỆM VỤ THIẾT KẾ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
1.Tên đề tài tốt nghiệp:
QUY HOẠCH HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT TRUNG TÂM HUYỆN CHƯ SÊ – TỈNH GIA LAI
TỈ LỆ 1/5000 – QUY MÔ 497.38 HA THIẾT KẾ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC
2 Nhiệm vụ thiết kế
Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật (chuẩn bị kỹ thuật đất, mạng lưới giao thông, cấp thoát nước, điện và thông tin liên lạc) và thiết kế hệ thống thoát nước (thiết kế chi tiết 1/500 mạng lưới thoát nước và đề xuất dây chuyền công nghệ cho trạm xử lí nước thải)
3 Nội dung đồ án
- Thiết kế quy hoạch tổng hợp:
¾ Quy hoạch cơ cấu sử dụng đất
¾ Quy hoạch san nền thoát nước mưa
¾ Quy hoạch mạng lưới giao thông
¾ Quy hoạch mạng lưới cấp thoát nước
¾ Quy hoạch mạng lưới cấp điện – thông tin liên lạc
¾ Quy hoạch tổng hợp đường dây đường ống
- Thiết kế chuyên ngành thoát nước:
¾ Thiết kế chi tiết mạng lưới thoát nước
¾ Thiết kế trạm xử lý nước thải, công suất 4600m3 (ng.đ)
4 Ngày giao nhiệm vụ thiết kế: Ngày 20 tháng 03 năm 2008
5 Ngày hoàn thành nhiệm vụ thiết kế: Ngày 11 tháng 07 năm 2008
Nhiệm vụ thiết kế đã được ký và thông qua Giáo viên hướng dẫn
Ngày …….tháng ……năm 2008
Chủ nhiệm khoa
Th.S Nguyễn Hiền Vũ Sinh viên đã hoàn thành và nộp đồ án Ngày 11 tháng 07 năm 2008
Phạm Ngọc Sáu
Trang 3
TP.HCM, ngày tháng năm 2008
Giáo viên hướng dẫn
Trang 4NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
TP.HCM, ngày tháng năm 2008
Giáo viên phản biện
Trang 5Trước hết, Em xin chân thành cảm ơn tất cả những thầy cô đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho Em trong suốt thời gian học Đại học, đặc biệt là những thầy cô tại Khoa Kỹ Thuật Đô Thị Hạ Tầng, Khoa Quy Hoạch Trường Đại Học Kiến Trúc TPHCM đã tạo điều kiện cho em học tập và thực hiện Đồ án tốt nghiệp này
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Nguyễn Hiền Vũ, cô Trần Thị Sen, thầy Nguyễn Văn Sơn, cô Phan Đình Xuân Vinh, Thầy Phạm Lê Du đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, cung cấp tài liệu và đóng góp nhiều ý kiến thiết thực trong suốt thời gian Em thực hiện đồ án
Xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các bạn, những người đã giúp đỡ, động viên Em trong suốt những năm tháng học tập cũng như khi thực hiện Đồ án tốt nghiệp này
Trong quá trình thực hiện đồ án mặc dù em đã cố gắng, nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi sai sót, em mong nhận được ý kiến đóng góp và sự thông cảm của quý thầy cô
Chân thành cảm ơn!
TP.HCM, tháng 07 năm 2008 Phạm Ngọc Sáu
Trang 6DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Ký hiệu Tiếng anh Tiếng việt BOD Biochemical Oxygen Demand Nhu cầu oxy sinh hóa COD Chemical Oxygen Demand Nhu cầu oxy hóa học
SS Suspended Solids Chất rắn lơ lửng
Trang 71 QCXDVN 01: 2008/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng
2 Quy hoạch mạng lưới giao thông đô thị, Trường ĐH Kiến Trúc Hà Nội, chủ biên TS Vũ Thị Vinh Nhà
xuất bản xây dựng Hà Nội 2005
3 Quy hoạch giao thông vận tải và thiết kế công trình đô thị, GS.TSKH Nguyễn Xuân Trục Nhà xuất
giáo dục, năm 2005
4 Đường và giao thông đô thị, Nguyễn Khải Nhà xuất bản giao thông vận tải Hà nội 2004
5 TCXDVN 104: 2007 - Đường đô thị - Yêu cầu thiết kế
6 Chuẩn bị kỹ thuật cho khu đất xây dựng đô thị, KS.Trần Thị Hường, Trường ĐH Kiến Trúc Hà Nội,
NXB Xây dựng
7 TCXD: 33-2006 - Cấp nước – mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn thiết kế
8 Cấp nước đô thị, TS.Nguyễn Ngọc Dung Trường ĐH Kiến Trúc Hà Nội, NXB Xây dựng, Hà Nội 2003
9 Hướng dẫn thiết kế đồ án môn học Mạng lưới cấp nước, Th.S.Nguyễn Thị Hồng, nhà xuất bản Xây
Dựng
10 Hướng dẫn đồ án môn học cấp và thoát nước, Hoàng Huệ , NXB Xây dựng
11 Thoát nước – mạng lưới bên trong và bên ngoài công trình tiêu chuẩn thiết kế TCXD 51-84
12 Tính toán thủy lực cống và mương thoát nước, PGS.TS.Nguyễn Tuấn Anh Nhà xuất bản Xây Dựng,
Hà Nội 2004
13 Mạng lưới thoát nước, PGS.TS Hoàng Huệ (chủ biên), NXB KHKT 2001
14 Cấp thoát nước, Trần Hiếu Nhuệ, Trần Đức Hạ, Đỗ Hải, Ứng Quốc Dũng, Nguyễn Văn Tín – NXB –
KHKT, Hà Nội năm 2007
15 Công trình thu nước, trạm bơm cấp thoát nước, Lê Dung, NXB Xây Dựng, Hà Nội năm 2003
16 Thoát nước đô thị, một số vấn đề về lý thuyết và thực tiễn ở Việt Nam, Trần Văn Mô, NXB Xây Dựng,
Hà Nội năm 2002
17 Tạp chí cấp thoát nước, số 9-2005 và 9-2006, cơ quan ngôn luận của hội cấp thoát nước Việt Nam
18 Thoát nước (tập I) mạng lưới thoát nước, Hoàng Văn Huệ, Trần Đức Hạ…, NXB KHKT, Hà Nội năm
2001
19 Các bảng tính toán thủy lực cống và mương thoát nước, GS.TSKH Trần Hữu Uyển – NXB Xây dựng
2003
20 Xử lý nước thải đô thị, Trần Đức Hạ - NXB KHKT – Hà Nội 2006
21 Xử lý nước thải sinh hoạt quy mô nhỏ và vừa, Trần Đức Hạ, NXB KHKT, Hà Nội năm 2006
22 Tuyển tập 31 tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường, Hà Nội năm 2002
21 Giáo trình cung cấp điện, TS.Quyền Huy Anh
22 Hướng dẫn “Đồ án môn học, Thiết kế cung cấp điện”, Phan Thị Thanh Bình – Dương Lan Hương –
Phan Thị Thu Vân, NXB ĐH.Quốc gia TP.HỒ CHÍ MINH
23 Quy phạm trang bị điện, Bộ công nghiệp tiêu chuẩn 11TCN – 19 – 2006
24 Cung cấp điện, Nguyễn Xuân Phú – Nguyễn Công Hiền – Nguyễn Bội Khê, chủ biên Nguyễn Xuân Phú
NXB - KHKT
25 Quy hoạch phát triển mạng viễn thông, Học viện công nghệ Bưu chính - viễn thông, Viện kinh tế bưu
điện NXB - KHKT, Hà Nội 2000
26 Quy phạm xây dựng mạng ngoại vi, Hà Nội năm 2004
28 www.mpt.gov.vn - Trang web Bộ Bưu chính viễn thông
29 www.ubgialai.gov.vn – Trang web UBND Tỉnh Gia Lai
Trang 8Đồ án tốt nghiệp Kỹ sư Đô thị GVHD: Th.S Nguyễn Hiền Vũ
MỤC LỤC
PHẦN I QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN XÂY DỰNG ĐÔ THỊ
ĐẾN NĂM 2020 2
CHƯƠNG 1 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU ĐẤT THIẾT KẾ 2
1.1 Đặc điểm hiện trạng dân số và sử dụng đất 2
1.2 Điều kiện tự nhiên 2
1.3 Hạ tầng kinh tế - xã hội 3
1.4 Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật 4
1.5 Đánh giá tổng hợp hạ tầng kỹ thuật đô thị 5
CHƯƠNG 2 NHIỆM VỤ NỘI DUNG QUY HOẠCH 7
2.1 Quy mô dân số và hướng phát triển của đô thị 7
2.2 Qui hoạch sử dụng đất 7
2.3 Định hướng qui hoạch hạ tầng kỹ thuật 8
PHẦN II QUY HOẠCH HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT XÂY DỰNG ĐÔ THỊ ĐẾN NĂM 2020 10
CHƯƠNG 3 QUY HOẠCH GIAO THÔNG 10
3.1 Định hướng mạng lưới giao thông 10
3.2 Tính toán nhu cầu giao thông, xác định mặt cắt ngang các tuyến đường 10
3.3 Tính toán các chỉ tiêu mạng lưới đường 13
CHƯƠNG 4 QUY HOẠCH CHIỀU CAO - THOÁT NƯỚC MƯA 14
4.1 Quy hoạch chiều cao 14
4.2 Quy hoạch thoát nước mưa 15
CHƯƠNG 5 QUY HOẠCH HỆ THỐNG CẤP NƯỚC 21
5.1 Tính toán quy mô nhu cầu dùng nước của đô thị 21
5.2 Lựa chọn nguồn cung cấp nước, vị trí nhà máy xử lý, đài nước, và vạch tuyến mạng lưới cấp nước 27
5.3 Tính toán thủy lực mạng lưới 28
CHƯƠNG 6 QUY HOẠCH HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC BẨN 33
6.1 Xác định tiêu chuẩn thoát nước, công suất trạm xử lý nước thải 33
6.2 Vị trí nhà máy xử lý nước, nguồn tiếp nhận và sơ đồ vạch tuyến mạng lưới thoát nước bẩn 35
6.3 Tính toán thủy lực mạng lưới thoát nước bẩn 37
CHƯƠNG 7 QUY HOẠCH THÔNG TIN LIÊN LẠC 41
7.1 Xác định nhu cầu thông tin của đô thị 41
7.2 Lựa chọn sơ đồ và vạch tuyến mạng thông tin liên lạc của đô thị 42
CHƯƠNG 8 QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI PHÂN PHỐI ĐIỆN 43
8.1 Tính toán nhu cầu sử dụng điện của đô thị 43
8.2 Xác định nhu cầu cho từng khu 44
8.3 Xác định tâm phụ tải và nguồn cung cấp điện cho đô thị 45
8.4 Vạch tuyến mạng lưới phân phối điện 46
8.5 Tính toán lựa chọn dây dẫn 46
CHƯƠNG 9 TỔNG HỢP CÁC HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ 49
9.1 Khoảng cách bố trí các đường dây đường ống kỹ thuật 49
9.2 Bố trí các đường ống kỹ thuật 49
PHẦN III THIẾT KẾ KỸ THUẬT – THOÁT NƯỚC 51
CHƯƠNG 10 THIẾT KẾ CHI TIẾT HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC CHO TIỂU KHU 51
10.1 Thiết kế chi tiết hệ thống thoát nước bẩn 51
10.2 Thiết kế chi tiết hệ thống thoát nước mưa 52
CHƯƠNG 11 TÍNH TOÁN TRẠM BƠM NƯỚC THẢI 54
11.1 Xác định vị trí trạm bơm, công suất trạm bơm và dung tích bể chứa 54
11.2 Xác định áp lực công tác bơm và chọn bơm 55
CHƯƠNG 12 ĐỀ XUẤT, TÍNH TOÁN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI 57
12.1 Xác định các thông số tính toán cơ bản 57
12.2 Xác định mức độ xử lý cần thiết và lựa chọn sơ đồ dây chuyền công nghệ 59
12.3 Tính toán các công trình xử lý nước thải (Phương án chọn) 63
12.4 Đưa nước thải sau xử lý tái sử dụng vào tưới tiêu 72
12.5 Mặt bằng trạm xử lý 74
PHỤ LỤC TÍNH TOÁN……….76
Trang 9Phần I QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH
QUAN XÂY DỰNG ĐÔ THỊ ĐẾN NĂM 2020 Chương 1 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU ĐẤT THIẾT KẾ
1.1 Đặc điểm hiện trạng dân số và sử dụng đất
1.1.1 Hiện trạng dân số
Dân số: Toàn Thị Trấn: 17600 người, 3770 hộ, mật độ 635 người/km2 Trong đó: Dân nông nghiệp
14680 người (83.5%), dân phi nông nghiệp: 2920 người (16.6% )
Dân tộc: Người Gia Rai – BaNa: 3000 người (17%), người kinh: 14.600 người, chiếm 83% gồm
đại diện dân cư của 37 tỉnh trên cả nước đến lập nghiệp
1.2 Điều kiện tự nhiên
1.2.1 Điều kiện địa hình
Thị Trấn Chư Sê nằm trên dãy cao nguyên từ Pleiku kéo dài từ Bắc xuống phía Nam Địa hình nhìn chung tương đối bằng phẳng có dạng mấp mô lượn sóng, thoai thoải từ Bắc xuống Nam và nghiêng dần về hai phía Đông, Tây Cao độ cao nhất là 555.000m, cao độ thấp nhất 490.00m Độ dốc tự nhiên
từ 0.005 đến 0.05 Hướng dốc thuận lợi cho việc thoát nước và xây dựng đô thị
1.2.2 Điều kiện khí hậu
Khí hậu mang sắc thái chung của Tỉnh Gia Lai, vừa mang sắc thái của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang khí hậu cao nguyên
Về nhiệt độ: Nhiệt độ không khí trung bình hằng năm 220- 230C Nhiệt độ cao nhất là 350 C vào tháng 4 Nhiệt độ thấp nhất là 15 0 C vào tháng 12 trời rất lạnh
Trang 10Đồ án tốt nghiệp Kỹ sư Đô thị GVHD: Th.S Nguyễn Hiền Vũ
Về nắng: Số giờ nắng bình quân trong năm: 2567.6 giờ Trong đó: Mùa mưa có 130- 180 giờ nắng/
tháng Mùa khô có 260 – 270 giờ nắng /tháng Cao nhất vào tháng 1, 2, 3 với bình quân 285 giờ nắng/tháng
Về mưa: Lượng mưa bình quân hằng năm là 2222mm, cao nhất 3154mm, thấp nhất 1552mm Mưa
thường vào tháng 5 và tháng 9 mưa lớn xuất hiện vào tháng 7
Về độ ẩm và bốc hơi: Độ ẩm bình quân năm là 82.2% Trong đó thấp nhất vào tháng 3 (70.8%) và
cao nhất vào tháng 8 (92.6%) Lượng bóc hơi bình quân năm là 1024.9mm Trong đó cao nhất vào tháng 4 (830.1mm) và thấp nhất vào tháng 8 (30.7mm)
Về chế độ gió: Đặc trưng chế độ gió được biểu thị qua hướng gió và tốc độ gió Thị Trấn Chư Sê có
2 hướng gió chính: Gió mùa đông xuất hiện vào mùa mưa với tần suất xuất hiện 70%, thường xuất hiện vào các tháng 11, 12 và tháng 1 năm sau Gió mùa Tây Nam xuất hiện vào mùa khô với tần suất xuất hiện 30 – 50%, thịnh hành từ tháng 5 đến tháng 10 Tốc độ gió trung bình từ 3-4m/s trong mùa khô và những khu vực có địa hình cao nguyên, bề mặt thoáng Nếu có ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới hoặc bão thì tốc độ gió lên tới 15-20 m/s, có lúc lên đến 30m/s
1.2.3 Điều kiện thủy văn
Trên địa bàn thị trấn có các suối chảy qua như:
Suối Ia-Ring, bắt nguồn từ phía Nam đỉnh Hàm Rồng, chảy theo hướng Bắc Nam, đến Thị Trấn chuyển hướng Đông Nam, lưu lượng lớn, tuy nhiên gần đây về mùa khô giảm nhiều do đập Ia –Ring không đảm bảo tưới
Suối Ia-HLốp: Bắt nguồn từ phía Nam Hàm Rồng chảy theo hướng Bắc Nam, dọc theo ranh giới phía tây Thị Trấn, lưu lượng mùa lũ 5-8m3/s
Suối Ia-Lốt: Bắt nguồn từ tụ thuỷ ở khu đồi cao phía Bắc Thị Trấn, lưu vực nhỏ, lưu lượng không đáng kể Theo báo cáo đặc biệt hằng năm vào mùa mưa không có hiện tượng lũ quét
1.2.4 Địa chất công trình và địa chất thủy văn
Địa chất thuỷ văn: Theo số liệu thăm dò của Liên đoàn Địa chất thuỷ văn Miền Nam Chư Sê nằm
trong vùng nước ngầm trữ lượng trung bình và trên trung bình Lỗ khoan tại công ty cao su: Chiều sâu 150m, lưu lượng 4.5l/s, lấy nước trong tầng Bazan Lỗ khoan K251 gần khu vực ngã ba cheo Reo: chiều sâu 121.5m lưu lượng 3.28l/s
Đánh giá chung: Nước ngầm ở mức trung bình, lưu lượng 3.8- 4.5 l/s, nằm trong tầng Bazan, cách
mặt đất 11.5m, chiều rộng 120- 150m, lượng khoáng hoá 0.09g/l Chất lượng nước tốt có thể dùng trực tiếp
Địa chất công trình: Thị Trấn Chư Sê nằm trong vùng đất có địa chất công trình tương đối ổn định
Qua số liệu thăm dò ở một số công trình cũng như thực tế xây dựng cho thấy khả năng chịu lún, chịu nén tốt đảm bảo cho việc xây dựng nền móng công trình 2-3 tầng mà không phải xử lý nền móng tốn kém
Cấu tạo địa chất như sau: Từ 0-8m là lớp Bazan phong hoá màu nâu đỏ, có nơi đến 25m Từ 9-12m
là tầng Bazan đặc xít xen kẽ lỗ rỗng Cường độ chịu nén trung bình 1.2-1.8kg/m2 Không có hiện tượng sụt lỡ hay castơ
1.3 Hạ tầng kinh tế - xã hội
Trang 11Một số công trình xây dựng hai tầng như: Trụ sở UBND Huyện, Huyện Uỷ, Bưu Điện, Nhà văn hoá,Viện kiểm sát, Phòng Tài Chính -Kế hoạch, Hạt Kiểm Lâm, Kho Bạc, Huyện Đội , Công An Huyện, Trường phổ thông DTNT, Phòng Tổ Chức Lao Động Thương Binh Xã Hội
Các công trình một tầng: Toà án, Đài Phát Thanh, Truyền hình, Mặt trận tổ quốc, Ngân hàng, Chợ, Nhà Khách Huyện Uỷ Các công trình công cộng đang góp phần hình thành bộ mặt kiến trúc trung tâm Thị Trấn dọc quốc lộ 14
Còn một số công trình chưa được xây dựng như : Khách Sạn , Nhà Khách ủy ban, Công viên trung
tâm, Sân TDTT
1.4 Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật
1.4.1 Giao thông
Giao thông đối nội: Giao thông trong trung tâm Thị Trấn đã hình thành theo dạng ô bàn cờ, tạo
thành khu xây dựng tập trung phát triển dọc 2 bên quốc lộ 14
Giao thông đối ngoại: Quốc lộ 14 đi giữa Thị Trấn, đây là trục giao thông quan trọng về kinh tế và
quân sự của vùng Tây Nguyên Từ Thị Trấn đi Thành Phố Pleiku và đi các đô thị trong vùng như Nhơn Hoà, Thị Trấn Ayunpa thuận tiện Đặc biệt đi Thành Phố Hồ Chí Minh chỉ mất khoảng 6 –
8 giờ Đoạn quốc lộ 14 đi qua trung tâm Thị Trấn có mặt cắt đường: 2+9+2 (m) dài khỏang 4.5km Mặt đường trải nhựa chất lượng tốt Theo Quy Hoạch đường Hồ Chí Minh đã được duyệt thì đường
Hồ Chí Minh đi qua Thị Trấn tránh về hướng Đông của Thị Trấn Chư Sê
1.4.2 Chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng – thoát nước mưa
Nền: Khu vực qui hoạch trung tâm thị trấn Chư sê có địa hình đồi thoai thoải lượn sóng dáng mai
rùa Độ cao giảm từ Bắc xuống Nam, cao độ từ 490.00m đến 555.00m, độ dốc địa hình từ 0.005 - 0.03 hướng dốc về các khe tụ thủy Đất đai thuận lợi cho việc xây dựng Hiện tại trong trung tâm thị trấn các công trình đã xây dựng trên nền đất tự nhiên, nên có san lấp cũng chỉ san lấp cục bộ
Thoát nước mưa : Hiện chưa có hệ thống thoát nước, nước mưa và nước thải sinh hoạt đều tự tiêu
thoát theo độ dốc địa hình về phía các khe tụ thủy là các nhánh của suối Ia-HLốp ở phía Tây và suối Ia-Ring ở phía Đông, các khe suối không gây ngập lụt cho khu vực có độ dốc lớn
Theo tài liệu của Liên Đoàn Địa chất 709 cung cấp thì Chư Sê là vùng có trữ lượng nước ngầm ở mức trung bình, lưu lượng 3.8- 4.5 l/s Nước có trữ lượng đủ để cung cấp cho khu vực dân cư Thị Trấn Chất lượng nước tốt, có thể dùng trực tiếp, hoặc có thể tiến hành sử lý sơ bộ là có thể dùng
được
Trang 12Đồ án tốt nghiệp Kỹ sư Đô thị GVHD: Th.S Nguyễn Hiền Vũ
Thoát nước bẩn: Thị Trấn chưa có hệ thống thoát nước bẩn hoàn chỉnh, việc thoát nước tuỳ tiện,
thoát nước theo địa hình Khu dân cư: nước được thoát vào hệ thống rãnh chảy chung của tiểu khu sau đó chảy ra kênh, suối Khu vực có cơ quan và công trình công cộng: Hầu hết có rãnh thoát nước xung quanh (rãnh đào hoặc xây tiết diện 300x400) để thu nước thải nội bộ và nước mưa, sau đó thải
ra hệ thống rãnh chung trục đường lớn Thị Trấn rồi sau đó chảy ra hệ thống suối ở 2 phía Tây và Đông của Thị Trấn
Vệ sinh: Khu dân cư: 90% số hộ có xí lấp, 10 % số hộ có xí 2 ngăn và hố xí tự hoại Khu vực cơ
quan: 80% sử dụng xí bán tự hoại
Rác thải: Thị Trấn chưa hình thành bãi rác, có tới 90% số hộ gia đình có vườn cây (hồ tiêu, cà
phê ) nên rác thải được sử dụng cho việc trồng cây Riêng rác thải của các cơ quan (UBND Huyện, Công an, Bệnh viện, Chợ, Bến xe, trung tâm đào tạo ) rác được thu gom tập trung vào các
hố rác và xử lý bằng cách dùng dầu đốt hoặc đổ vôi hoặc đổ từng lớp, khi đầy thì lấp kín đào hố khác (chưa phân loại được rác ở thể rắn để xử lý riêng)
Nghĩa địa: Hiện tại Thị Trấn có hai nghĩa địa (nghĩa địa phía Bắc cạnh nghĩa trang, và nghĩa địa
phía Nam gần thôn Kê) Diện tích chiếm đất lớn (10ha), việc chôn cất còn lãng phí đất Đặc biệt nghĩa địa phía Bắc nằm ở trung tâm toàn Thị Trấn, án ngữ đường quốc lộ 14 lại nằm đúng hướng phát triển sau này và dễ gây ô nhiễm cho khu dân cư nông thôn hiện nay, do vậy cần hạn chế phát triển nghĩa địa sau này
1.4.5 Cấp điện – thông tin liên lạc
Nguồn điện Chư Sê đã được cấp điện lưới quốc gia qua trạm trung gian Chư Sê đặt tại cây xăng của Thị Trấn Chư Sê, cấp điện áp 220/22KV, công suất 4000KVA Nguồn 220KV cấp cho trạm trung gian Chư Sê được lấy từ trạm khu vực Biển Hồ – Pleiku (220KV) thông qua tuyến truyền tải 220KV Biển Hồ – AZun Hạ
Lưới 22KV: Tổng cộng khoảng 12 km tuyến 22KV dọc quốc lộ 25 và 14, sử dụng dây 3AC70 đi trên hàng cột bê tông ly tâm cao 8m (kết hợp cả truyền tuyến 0.4 KV và chiếu sáng) Tuyến 22KV
có khoảng cách cột điện 30-35m/cột
Trạm hạ thế: Tổng cộng có 6 trạm hạ thế 22/0.4KV cấp điện cho dân cư Thị Trấn bao gồm: Trạm trường học 250KVA, Trạm Bưu điện 25KVA, Trạm đài phát thanh 25KVA, Trạm ngã ba Cheo Reo 250KVA, Trạm Mỹ Thạch 3 100KVA, Trạm Mỹ Thạch 2 160KVA
Hệ thống cấp điện Thị Trấn Chư Sê mới được xây dựng có chất lượng đảm bảo song chỉ mới tập trung ở dọc quốc lộ 14 và 25, chưa đưa sâu vào khu dân cư hai bên
1.5 Đánh giá tổng hợp hạ tầng kỹ thuật đô thị
1.5.1 Thuận lợi
Về mạng lưới giao thông: Đã có trục đường quốc lộ 14 là trục xương sống cho đô thị, tạo điều kiện
cho đô thị phát triển dọc theo tuyến quốc lộ này Đồng thời còn có quốc lộ 25 tạo nên mối liên hệ vùng với các khu khác trong tỉnh Gia Lai cũng như các vùng lận cận và đòn bẫy để phát triển kinh
tế - xã hội và hệ thống hạ tầng cơ sở Mạng lưới hiện hữu không phải chỉnh sửa tuyến, chỉ mở rộng hiện hữu để phát triển mạng lưới giao thông sau này
Về quy hoạch chiều cao - thoát nước mưa – thoát nước bẩn: Theo số liệu địa chất thủy văn đây là
khu vực thuận lợi cho xây dựng đô thị, hướng dốc địa hình rõ rệt từ 0.005-0.5 rất thuận lợi cho việc
Trang 13thoát nước mưa cũng như nước bẩn Hướng dốc thống nhất từ Bắc xuống Nam, trục đường quốc lộc
14 gần như là đường phân thủy của khu đất Hình dáng khu đất có dạng mình “Mai rùa” Xung quanh khu đất là các con suối, thuận lợi cho việc thoát nước mưa một cách nhanh chóng Đồng thời với mặt nền hiện trạng như vậy thì khối lượng đào đắp đất khi san nền sẽ không lớn lắm, cũng như
độ sâu chôn cống của hệ thống thoát nước sẽ không quá sâu
Về cấp nước cho đô thị: Theo số liệu khảo sát thủy văn, lượng nước ngầm ở đây có trữ lượng và
chất lượng tương đối tốt do đó đô thị không lo về nguồn cung cấp nước cũng như đầu tư dây chuyền công nghệ xử lý nước phức tạp, chỉ cần xử lý nước sơ bộ là có thể phát vào mạng lưới cấp nước, đồng thời với địa hình như trên sẽ tạo điều kiện cấp nước tự chảy Như vậy không phải tốn nhiều năng lượng cho bơm và chiều cao đài nước
Về điện, thông tin liên lạc: Hiện tại đã có bưu điện Huyện đảm bảo cung cấp mạng lưới thông tin
cho đô thị trong tương lai Về nguồn điện đã có các trạm biến áp hiện hữu tại các công trình công cộng, chúng có thể tiếp tục hoạt động trong tương lai, và đã có được mạng lưới một phần của đô thị, nên trong tương lai sẽ không phải đầu tư nhiều Đồng thời, nguồn điện cung cấp cho đô thị ở ngay phía Tây của đô thị rất thuận lợi
1.5.2 Khó khăn
Về mạng lưới giao thông: Trong tương lai khi quy hoạt mở rộng mạng lưới sẽ gặp khó khăn trong
việc vạch tuyến mạng lưới vì, với địa hình có độ dốc lớn, thì những tuyến đường vuông góc với đường đồng mức sẽ có độ dốc đường rất lớn, ít thuận lợi cho việc đi lại của xe cộ Do đó, khi vạch tuyến cần xem xét cố gắng vạch tuyến song song hoặc tránh giao trực diện với đường đồng mức để giảm độ dốc dọc đường Phía Bắc của đô thị có độ dốc lớn hơn phía Nam nên các trục đường trên này sẽ có độ dốc lớn Muốn giảm độ dốc xuống buộc phải đào đất nhiều, như vậy có thể làm tăng khối lượng đào đắp đất
Về quy hoạch chiều cao - thoát nước mưa – thoát nước bẩn: Do địa hình có độ dốc không đều
nhau, độ dốc lớn ở phía Bắc và nhỏ dần xuống phía Nam, cho nến muốn có được mặt nền thuận lợi cho xây dựng chúng ta phải tiến hành cải tạo mặt nền và điều phối đất từ nơi đào đến nơi đắp Như vậy sẽ làm tăng kinh phí cho phần chuẩn bị kỹ thuật đất Mặc dù địa hình thuận lợi cho việc thoát nước, nhưng vì hiện trạng chưa có hệ thống thoát nước mưa cũng như nước thải nên việc phải đầu
tư xây dựng hệ thống thoát nước cũng sẽ rất tốn kém Và để tận dụng địa hình có thể sẽ có nhiều cửa xả nước mưa, sẽ gây khó khăn hơn trong việc quản lý
Về cấp nước cho đô thị: Chúng ta sử dụng nước ngầm cấp nước cho đô thị, nhưng với sự biến đổi
thời tiết như hiện nay, nó sẽ ảnh hưởng tới trữ lượng nước ngầm, chiều sâu tầng nước ngầm khai thác sẽ tăng lên và có thể trữ lượng sẽ giảm dần Do đó, cần phải có biện pháp bổ sung lượng nước ngầm, như xây hồ chứa, giữ lại lượng nước mưa trong các hồ để bổ sung nguồn nước ngầm Theo như hiện trạng, chưa có mạng lưới cấp nước đô thị, trong tương lai chúng ta phải xây dựng mới hoàn toàn, điều này sẽ làm cho kinh phí đầu tư tăng lên Hiện nay các hộ và các cơ quan đều sử dụng nước giếng khoan tự cấp Do đó, trong tương lai chúng ta phải có biện pháp khuyến khích và chuyển dần các đối tượng sử dụng nước giếng tự cấp sang dùng nguồn nước máy của đô thị
Về điện - thông tin liên lạc: Mạng lưới điện, Mạng lưới thông tin chưa phát triển nhiều
Trang 14Đồ án tốt nghiệp Kỹ sư Đô thị GVHD: Th.S Nguyễn Hiền Vũ
Chương 2 NHIỆM VỤ NỘI DUNG QUY HOẠCH
2.1 Quy mô dân số và hướng phát triển của đô thị
2.1.1 Quy mô dân số
Thị Trấn Chư Sê là Thị Trấn đất rộng người thưa, bình quân đất nông nghiệp 3100m2 /hộ, đất ở và
đất vườn 2580m2/hộ Ngoài dân số tăng tự nhiên, dân số tăng cơ học hằng năm rất cao, do vậy chọn
tính toán theo phương pháp tăng tự nhiên + tăng cơ học, kết hợp dự báo đô thị hoá:
Dự báo tỷ lệ tăng tự nhiên giảm theo sinh đẻ có kế hoạch: Năm 2005 là 2%/năm, Năm 2020 là
1.5%/ năm
Dự báo tăng cơ học: Theo báo cáo của UBND huyện tỷ lệ tăng cơ học năm 1998 là 6.2% năm 2005
là 3% và dự báo đến năm 2020 là 1.5% Tỷ lệ trên phù hợp với tình hình thực tế và khả năng quỹ
đất được tỉnh, huyện nhất trí
Tỷ lệ đô thị hoá năm 1998 là 39.8%, năm 2005 là 50% dự báo năm 2020 là 57%, phần còn lại dân
cư nông thôn, tỷ lệ này phù hợp với khả năng phát triển thị trấn Chư Sê
TT Danh mục Năm 1998 Năm 2005 Năm 2020
4 Dân số thị trấn 7000 người 12500 người 20000 người
2.1.2 Hướng phát triển đô thị
Đô thị phát triển giới hạn theo chiều ngang từ tuyến điện cao thế 500KV phía Tây thị trấn đến suối
Ia-Lốt phía đông thị trấn Chiều dọc từ ranh giới xã Iabang phía Nam đến nghĩa trang phía Bắc thị
trấn
Hướng phát triển đô thị là phía Bắc và phía Nam khu xây dựng tập trung hiện nay và dọc hai bên
QL14 và QL25 Các khu vực này đất xây dựng đều thuận lợi
Trang 15Giao thông đối ngoại: Trước mắt và trong giai đoạn đợt đầu, QL14 vẫn đi qua khu xây dựng tập
trung Để tránh ùn tắc giao thông, tai nạn cần mở rộng đường, cải tạo dải phân cách lòng đường
thành đường đôi một chiều, giảm tốc độ xe ô tô Dự kiến đến năm 2020 khi giao thông QL14 quá
phức tạp, cần có hành lang tuyến dự phòng cho QL14 đi về phía tây thị trấn để tránh giao cắt qua
thị trấn, tuyến dài 4500m
Giao thông đối nội: Xây dựng hoàn chỉnh đường nội bộ khu xây dựng tập trung và phân cấp đường
theo đô thị, tiết kiệm đất và kinh phí xây dựng đường Cải tạo mở rộng trục đường Phan Đình
Phùng từ thẳng trục trung tâm đông tây, đi từ ngã ba đối diện UBND thị trấn hiện nay qua khu
trường học, sân TDTT đi về phía đông giáp suối Ialốt Đây là trục ngang chính của khu xây dựng
tập trung được nối dọc QL14- trục trung tâm hiện nay, tạo thành trục không gian cho đô thị
2.3.2 Chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng – thoát nước mưa
Chuẩn bị kỹ thuật đất: Với những khu vực địa hình có dạng lòng chảo, để đảm bảo thoát nước tốt,
khu đất không bị ngập lụt dự kiến đắp nền, cao độ đắp nền trung bình 0.4m Các khu vực khác địa
hình có độ dốc < 0.5% Giữ nguyên địa hình tự nhiên để xây dựng, nếu có san lấp chỉ san lấp cục bộ
để xây dựng công trình Khối lượng đào đắp cân bằng tại chỗ, nếu thừa đất thì vận chuyển đến khu
vực lòng chảo Khu vực trung tâm thị trấn cũ sẽ không tính toán san nền
Thoát nước mưa: Tận dụng triệt để địa hình, sẽ thiết kế hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn, nước
mưa sẽ được xả trực tiếp ra các con suối gần nhất, như thế đường kính cống thoát nước sẽ nhỏ lại
Khuyến khích các hộ gia đình có bể chứa nước mưa để có thể sử dụng trong sinh hoạt tắm giặt và
cũng là để bổ sung lượng nước ngầm trong tương lai Xây dựng hệ thống thoát nước mưa mới hoàn
toàn phủ kín đô thị Đảm bảo cho việc thoát nước mưa là nhanh nhất
2.3.3 Cấp nước – cấp nước chữa cháy
Cấp nước: Tính toán nhu cầu dùng nước cho toàn bộ dân số của đô thị Lựa chọn nguồn nước cấp
cho đô thị là nguồn nước ngầm, xây dựng mới hệ thống cấp nước đảm bảo 100% dân số được cấp
nước Áp dụng tiêu chuẩn TCXD 33-2006 để tính toán nhu cầu dùng nước và thiết kế mạng lưới
Cần có biện pháp bổ sung nguồn nước ngầm cho tương lai Nhà máy xử lý nước đặt ở phía Bắc vị
trí cao nhất của khu đất, để cho mạng lưới cấp nước có thể tự chảy và tiêu tốn ít năng lượng của
bơm cấp II hơn, và giảm chiều cao đài nước Mạng lưới cấp nước sẽ là mạng lưới vòng để đảm bảo
cấp nước an toàn cho đô thị
Cấp nước chữa cháy: lấy theo tiêu TCXD 33-2006 và tiêu chuẩn chữa cháy
Trang 16Đồ án tốt nghiệp Kỹ sư Đô thị GVHD: Th.S Nguyễn Hiền Vũ
2.3.4 Thoát nước bẩn – vệ sinh môi trường
Xây dựng mới hoàn toàn hệ thống thoát nước bẩn, nhằm thu gom toàn bộ lượng nước thải của đô thị về nhà máy xử lý nước thải đặt ở phía Tây Nam đô thị Xây dựng hai tuyến cống thu nước chính, một ở phía Đông và một ở phía Tây đô thị, sau đó góp chung về nhà máy xử lý nước thải Nước thải sau khi xử lý sẽ tái sử dụng dùng cho nông nghiệp, dùng trong tưới tiêu Nhằm tạo ra nguồn nước cung cấp cho sản xuất sản ổn định hơn, vì nước thải có quanh năm và lưu lượng ổn định Giải quyết được phần nào vấn đề khan hiếm nước để tưới hiện nay Đối với nhà máy xử lý nước thải tập trung
ưu tiên lựa chọn sơ đồ dây chuyền công nghệ phù hợp với địa phương về các mặt vận hành, kinh
phí đầu tư và hiệu quả xử lý Tiêu chuẩn áp dụng tính toán là TCXD 51-84
2.3.5 Cấp điện thông tin liên lạc
Cấp điện: Hiện tại sử dụng nguồn điện hiện có, mạng lưới điện tiếp tục phát triển và đi trên không
Khi mạng lưới phát triển xây dựng trạm biến áp mới ở phía Nam đô thị
Thông tin liên lạc: Tổng đài thông tin đặt tại bưu điện và các tuyến dây đi ngầm
Trang 17Phần II QUY HOẠCH HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT XÂY DỰNG ĐÔ
THỊ ĐẾN NĂM 2020 Chương 3 QUY HOẠCH GIAO THÔNG
3.1 Định hướng mạng lưới giao thông
Lấy theo định hướng chung ở phần 2.3.1 chương 2 phần I
3.2 Tính toán nhu cầu giao thông, xác định mặt cắt ngang các tuyến đường
3.2.1 Tính toán nhu cầu giao thông:
Giả thiết nhu cầu giao thông như sau:
Khu trung tâm huyện Chê Sư tỉnh Gia Lai là 1 đô thị loại V Khu đô thị có 15 đơn vị ở, 1 khu công nghiệp, 2 khu cây xanh – TDTT và 2 trung tâm chính bao gồm: Hành chính sự nghiệp, Giáo dục, Giải trí – Cây xanh - TDTT
Giả sử nhu cầu được phân bố như sau :
+ Dân số đi làm chiếm 50% với tần suất là P = 4 lần/ngày.Trong đó :
70% đi làm trong trung tâm
30% đi làm ở khu công nghiệp ngoài đô thị
+ Dân số đi học chiếm 30% với tần suất là P = 4 lần/ngày
+ Dân số đi thăm viếng là 100% số người tham gia giao thông tức là 80% dân số (50% dân số đi làm và 30% dân số đi học) chia đều cho các đơn vị ở với tần suất là P = 2 lần/tuần
+ Học sinh tiểu học, người già, trẻ em chiếm 20% nhưng không tham gia giao thông
+ 100% dân cư giải trí với tần suất P = 2 lần/tuần trong đó :
70% tới trung tâm
30% tới các khu cây xanh và chia đều cho 2 khu CX1 và CX2
BẢNG TỔNG HỢP DÂN SỐ THAM GIA GIAO THÔNG TỪ CÁC KHU
Dân số Đi làm TT Đi làm CN Đi học Phụ thuộc Thăm viếng
Tổng cộng 20000 8000 2000 6000 4000 16000
Trang 18Đồ án tốt nghiệp Kỹ sư Đô thị GVHD: Th.S Nguyễn Hiền Vũ
Tính nhu cầu giao thông cho khu dân cư 1:
Đi làm: N 50% S P 0.5 1900 4 3800= × × = × × = (lượt/ngày)
Trong đó: S – dân số khu dân cư 1, S = 1900 người
P – tần suất, P = 4
Trong 3800 nhu cầu đi làm có 70% đi làm ở khu trung tâm, với 3040 (lượt/ngày) trong đó 30% đi
làm ở TT2 với 912 lượt/ngày và 70% đi làm ở TT1 với 2128 lượt/ngày; 30% làm ở khu công
nghiệp, với 760(lượt/ngày)
Đi học: N 30% S P 0.3 1900 4 2280= × × = × × = (lượt/ngày)
Vui chơi giải trí: N 100% S P 1 1900 2 / 7 462= × × = × × = (lượt/ngày)
Thăm viếng chia dều cho tất cả các khu
3.2.2 Xác định mặt các ngang các tuyến đường
Lưu lượng giao thông bản thân trên các đoạn đường của các tuyến đường như sau:
Xác định mặt cắt ngang cho tuyến điển hình, chọn tuyến đường Đ1
Tuyến đường Đ 1 – quốc lộ 14:
Chọn đoạn có lưu lượng lớn nhất để xác định mặt cắt ngang thiết kế cho đường Đ1, đoạn có lưu
lượng lớn nhất là F-G, 22570 lượt, do quốc lộ 14 là tuyến liên tỉnh nên chúng ta phải kể thêm lượng
khách vãng lai qua đường này, chọn lượng khách vãn lai bằng 20% của đoạn F-G, vậy lượng khách
vãng lai: 20% 22570 4514× = lượt/ngày Tổng nhu cầu của tuyến sẽ là:
22570 + 4514 = 27084 lượt/ngày Tổng nhu cầu trên đường số 1 vào giờ cao điểm lấy bằng 20% lưu lượng tuyến:
20% 27084 5417× = lượt/giờ Năng lực của một làn xe chuẩn (3.75 m) là 1500 lượt/giờ, số mặt cắt của đường số 1 :
=
5417 3.61
1500 làn xe
Trang 19Số làn xe tính toán 3.61 nhỏ hơn số làn xe theo tiêu chuẩn số làn xe của đường khu vực, nên lấy
theo tiêu chuẩn số làn xe của đường số 1, 4 làn xe Đây là đường trục cảnh quan của đô thị nên bề
rộng của một làn lớn hơn 3.75 m, cộng thêm dãi phân cách và vỉa hè Đường số 1 có bề rộng 42 m
Tương tự cho các tuyến đường còn lại, ta có bảng thống kê số làn xe thiết kế của các tuyến đường
như sau:
BẢNG TỔNG HỢP SỐ LÀN XE THIẾT KẾ CỦA CÁC TUYẾN ĐƯỜNG
Tổng nhu cầu STT Tên đường
Bản thân Vãng lai Tổng Giờ cao điểm Làn xe tính toán Làn xe thiết kế
Bảng tổng hợp nhu cầu các khu, và phân bố nhu cầu giao thông trên các tuyến xem phần phụ lục
giao thông trong CD đính kèm
BẢNG THỐNG KÊ MẶT CẮT ĐƯỜNG TRONG ĐÔ THỊ
Thông số mặt cắt ngang (m) Tên đường Mặt cắt
Lề trái Lòng đường Lề phải
Lộ giới (m)
Chiều dài (m)
Diện tích (ha)
Trang 20Đồ án tốt nghiệp Kỹ sư Đô thị GVHD: Th.S Nguyễn Hiền Vũ
3.3 Tính toán các chỉ tiêu mạng lưới đường
3.3.1 Mật độ mạng lưới đường khu vực - δ ( km/km 2 )
Áp dụng công thức: L 2
(km/km )F
∑
δ =Trong đó: δ - mật độ mạng lưới đường phố, km/km2;
ΣL – tổng chiều dài của cấp đường tính toán mật độ (km), tổng chiều dài đường khu vực L = 22.2km
F – tổng diện tích đất xây dựng đô thị (km2 ) không kể diện tích đất trồng cây công nghiệp và ruộng lúa, F = 401.92ha = 4.0192km2
2
22.2
5.52 (km/km )4.0192
δ = =Với δ = 5.52 (km/km2) thỏa yêu cầu mật độ đường theo QCXDVN 01-2008 từ 4.0-6.5 (km/km2)
3.3.2 Mật độ mạng lưới theo diện tích xây dựng - γ (%) – tính đến đường khu vực
Áp dụng công thức: (L B) 100 (%)
F
∑ ×
γ = ×Trong đó: ∑ ×(L B) - tổng diện tích đường khu vực (ha), (L B) 69.15ha∑ × =
F – tổng diện tích đất xây dựng đô thị (km2 ) không kể diện tích đất trồng cây công nghiệp và ruộng lúa, F = 401.92ha
69.15
100 17.20 (%)401.92
N – dân số của đô thị, N = 20000 người 691500
34.5820000
λ = = (m2/người)
Trang 21Chương 4 QUY HOẠCH CHIỀU CAO - THOÁT NƯỚC MƯA
4.1 Quy hoạch chiều cao
4.1.1 Đánh giá đất đai xây dựng
Để đánh giá được khu vực nào thuận lợi cho phát triển đô thị (trừ khu vực trung tâm thị trấn hiện hữu), chúng ta xem xét khu vực trên phạm vi lớn hơn ranh giới quy hoạch để có cái nhìn tổng thể, kết quả phân tích cao độ địa hình được thống kê ở bảng sau:
BẢNG TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ CAO ĐỘ HIỆN TRẠNG
Cao độ đầu (m) Cao độ cuối (m) Độ dốc địa hình (m) Diện tích (m2) Phần trăm (%)
490.00 503.00 0.024 1217215.92 14.30 503.00 516.00 0.013 3549485.7 41.60 516.00 529.00 0.009 3026259.25 35.50 529.00 542.00 0.025 431312.31 5.10 542.00 555.00 0.03 298212.96 3.50
Qua bảng thống kế trên cho thấy phần lớn diện tích đất thuộc ranh giới quy hoạch nằm trong vùng
có cao độ địa hình tương đối phù hợp cho việc xây dựng và phát triển đô thị Nhưng vẫn có một vài nơi trong khu quy hoạch có độ dốc địa hình tương đối lớn, cụ thể ở phía Bắc đô thị chiếm diện tích khoảng 3.5% và có độ dốc trung bình 0.03
Tóm lại, khu vực có mặt nền phù hợp cho việc phát triển đô thị, những chỗ có độ dốc lớn cần có giải pháp về mặt kiến trúc cảnh quan cũng như cho các vấn đề hạ tầng kỹ thuật sau này
4.1.2 Định hướng quy hoạch chiều cao
Theo như định hướng chung ở chương 2 phần I, tận dụng triệt để địa, hình tránh đào đắp nhiều, phá
vỡ tự nhiên vốn có Và mục tiêu quy hoạch chiều cao trong đồ án này là tôn trọng tự nhiên, các khu vực trung tâm thị trấn hiện hữu sẽ không san nền, giữ nguyên hiện trạng Khu công viên cây xanh, ruộng lúa, cây công nghiệp và nhà máy xử lý nước thải không san nền, riêng khu công viên cây xanh tùy vào quan điểm kiến trúc cảnh quan mà có giải pháp quy hoạch phù hợp
Hướng dốc chung của đô thị là từ Bắc xuống Nam, có độ dốc lớn ở phía Bắc và giảm dần xuống phía Nam Có thể coi như lấy trục quốc lộ 14 khu vực đi qua đô thị làm trục chính, hướng dốc đổ sang hai bên
Cao độ tại trên hai tuyến quốc lộ 14 và 25 được giữ nguyên hiện trạng Độ dốc các tuyến đường khi quy hoạch mới nằm trong khoảng từ 0.00 đến 0.032 Ở giai đoạn này chỉ xác định cao độ tim đường
ở các ngã giao nhau của các đường khu vực với nhau, cao độ tim tại các ngã giao của các đường nội
bộ sẽ được cụ thể hóa ở giai đoạn sau với nguyên tắc tuân thủ theo cao độ tim đường tim ở giai đoạn trên
Khi quy hoạch chi tiết phân lô nhà hết sức chú ý, phân lô cạnh dài của nhà cố gắng song song với đường đồng mức, cạnh ngắn vuông góc với đường đồng mức để giảm khối lượng đào đắp đất và tạo nên nét đặc thù cho đô thị miền núi, như vậy các khối nhà sẽ tương tự như ruộng bậc thang
4.1.3 Tính toán sơ bộ khối lượng san nền
Trang 22Đồ án tốt nghiệp Kỹ sư Đô thị GVHD: Th.S Nguyễn Hiền Vũ
Ở giai đoạn này việc tính toán khối lượng chỉ là sơ bộ, nên áp dụng công thức tính trung bình khối lượng từ các cao độ tự nhiên và thiết kế tại các tim đường của khu đất, và có áp dụng công thức sơ
H - cao độ thiết kế trung bình, m;
tn tb
H - cao độ tự nhiên trung bình, m;
4.2 Quy hoạch thoát nước mưa
4.2.1 Vạch tuyến mạng lưới và xác định vị trí nguồn tiếp nhận
Mạng lưới thoát nước mưa là một khâu được thiết kế nhằm đảm bảo thu và vận chuyển nước mưa
ra khỏi đô thị một cách nhanh nhất, chống hiện tượng ngập úng đường phố và các khu dân cư Căn cứ vào định hướng quy hoạch chiều cao, và vị trí các con suối hiện có, chúng ta vạch tuyến, cố gắng để cho thời gian nước chảy trong cống là nhanh nhất, do đó định hướng thoát nước mưa với 7 cửa xả, cửa xả 1 hướng ra suối Ia-Lốp, cửa xả 2 hướng ra suối Ia-HLốp, cửa xả 3 ra suối cách đó 500m, cửa xả 4, 5 ra suối Ia-Ring, cửa xả 6 và 7 và các mương thủy lợi của cánh đồng lúa nằm dưới suối Ia-Ring sau đó chảy ra suối Ia-Ring Nước mưa sẽ chảy từ trong các tiểu khu ra đường và được thu gom bằng cống thoát nước mưa, nước chảy trong cống theo ba hướng chính, từ Bắc xuống Nam, và từ trục quốc lộ 14 sang hai bên Đông và Tây thị trấn
4.2.2 Tính toán thủy lực tuyến cống
Tính toán thủy lực nước mưa căn cứ theo TCXD 51-84, tính theo phương pháp cường độ giới hạn, công thức tính cường độ mưa dựa theo kết quả nghiên cứu của GS.TSKH Trần Hữu Uyển, Bộ môn cấp thoát nước trường Đại học Xây Dựng Hà Nội
Trang 23P – chu kỳ lặp trận mưa (năm), chọn P = 10 năm
ttt - thời gian mưa tính toán (phút) , được xác định như sau:
ttt = tm + tr + tc (phút)
tm - thời gian tập trung nước bề mặt trong tiểu khu không có mạng lưới thoát nước mưa thì xác định theo tính toán nhưng lấy không dưới 10 phút (đối với khu dân cư) Khi trong tiểu khu có mạng lưới thoát nước thì lấy bằng 5 phút, do đó chọn tm = 5 phút
tr - thời gian nước chảy theo rãnh đường đến giếng thu gần nhất (phút), xác định theo công thức:
r r
Lc – chiều dài mỗi đoạn cống tính toán (m)
Vc – tốc độ chảy trong mỗi đoạn cống tương ứng (m/s)
r – Hệ số xét đến ảnh hưởng sức chứa tạm thời của cống, lấy như sau:
Khi độ dốc khu vực nhỏ hơn 0.01 r = 2 Khi độ dốc khu vực 0.01 – 0.03 r = 1.5 Khi độ dốc khu vực lớn hơn 0.03 r = 1.2
Độ dốc trong khu vực trong khoảng 0.01-0.03 nên chọn r = 1.5
Lưu lượng thiết kế cống – Q (l/s)
Q 2.78= ×ψ × ×I F (l/s) (5.2)
Trong đó: ψ – hệ số dòng chảy, không có thứ nguyên Nó là tỉ lệ giữa lượng dòng chảy và
lượng mưa, được sử dụng với ngụ ý là lượng tổn thất tổng hợp của mưa Đây là một
hệ số có độ chính xác thấp nhất Hệ số dòng chảy phụ thuộc vào độ không thấm nước, độ dốc, tính chất đất….Để đơn giản trong tính toán ta xem như hệ số C không thay đổi trong suốt quá trình mưa và lấy C chung cho một cửa xả, điều này là không chính xác Muốn chính xác thì với mỗi cống phải có một hệ số C riêng tùy vào đặc điểm lưu vực tuyến cống đó chuyển tải Có thể xác định sơ bộ theo công thức sau:
i i i
( F )F
∑ ψ ×
ψ =
Fi – diện tích lưu lực mà đoạn cống thứ i đang chuyển tải (ha) Diện tích đo trực tiếp trên bản vẽ
Trang 24Đồ án tốt nghiệp Kỹ sư Đô thị GVHD: Th.S Nguyễn Hiền Vũ
ψi – hệ số dòng chảy của các bề mặt thứ i trong lưu vực thoát nước, khi xây dựng xong đô thị mặt phủ chiếm phần lớn trong đô thị là đường bê tông và mái nhà, do đó theo TCXD 51-84, chọn gần đúng ψ = 0.95
I – cường độ mưa, xác định theo công thức (5.1)
Từ (5.1) và (5.2), lưu lượng nước mưa tính toán sẽ là:
Một số nguyên tắc khi tính toán thủy lực mạng lưới thoát nước mưa
Lựa chọn độ dốc cống thỏa imin ≥ 1/D, còn phụ thuộc vào độ dốc địa hình, nếu iđh ≥ imin của cống thì chọn ic = iđh, nếu iđh < imin thì chọn ic = imin Trường hợp iđh quá lớn nếu chúng ta vẫn chọn
ic = iđh có thể dẫn đến vận tốc nước chảy trong cống lớn hơn vmax theo tiêu chuẩn, lúc này chúng ta phải có giải pháp để giảm vận tốc nước chảy trong cống Do đó, việc lựa chọn ic là sự phối kết hợp nhiều yếu tố liên quan mật thiết với nhau (v, i, Q, D) Chọn ic phải tùy vào tình hình cụ thể từng tuyến
Giả sử đường kính cống lấy theo cấu tạo, cống đầu tiên của mạng lưới phải là D400, đo đó imin lớn nhất là i = 0.0025 Nước mưa được thiết kế chảy đầy hoàn toàn h/d =1 Chọn phương pháp nối cống
là nối ngang đỉnh
Lựa chọn đường kính cống: Đường kính và vận tốc của đoạn cống phía sau phải lớn hơn hoặc bằng đoạn cống trước đó để tránh trường hợp dềnh nước và tạo nên lưu lượng đỉnh tại vị trí hố ga đấu nối các đoạn cống với nhau Với các đoạn cống có nhiều tuyến cống nhánh đổ vào, thì phải chọn thời gian tính toán của nhánh nào có thời gian lớn nhất để tính cho đoạn cống phía sau Vận tốc nước chảy trong cống thoát nước mưa không phải kim loại lớn nhất cho phép v = 7m/s, đối với ống kim loại v = 10m/s (trích điều 2.6.3-TCVN 51-84) Chọn hình dạng cống là hình tròn, vật liệu làm cống
là bê tông cốt thép
Ở đây trình bày cách tính toán một tuyến điển hình, các tuyến còn lại tính tương tự, kết quả thủy lực
tuyến 1.3 – CX1 được thống kê ở phần phụ lục tính toán – phụ lục 2, bảng 2.1, bảng2 2, bảng 2.3
Các tuyến còn lại xem phụ lục tính toán trong CD đính kèm
Diện tích lưu vực tuyến 1.3 – CX1
BẢNG THỐNG KÊ DIỆN TÍCH CÁC TIỂU LƯU VỰC THUỘC TUYẾN CX1-1.1-1.2-1.3
Ký hiệu lưu vực Diện tích lưu vực (ha)
6c, 6d, 7a - 41.52 41.52
Tính toán thủy lực tuyến thuộc cửa xả 1 – CX1
Trang 25Đoạn 1.3 – 1.2: Diện tích lưu vực đoạn này chuyển tải là F = 2.61ha Chiều dài L = 307m ψ = 0.95 Với iđh = 0.032 > imin (D400) Do đó chọn ic = iđh = 0.032, giả thiết vận tốc nước chảy trong cống vgt = 3.20 m/s Thời gian nước chảy trong cống:
n – hệ số nhám, với cống bê tông cốt thép chọn n = 0.014
y – chỉ số mũ, phụ thuộc độ nhám, hình dáng và kích thước của cống
y 2.5 n 0.13 0.75= − − × R ( n 1) 0.161− =Vận tốc và lưu lượng lớn nhất mà D500 với ic = 0.032 có thể chuyển tải là:
Trang 26Đồ án tốt nghiệp Kỹ sư Đô thị GVHD: Th.S Nguyễn Hiền Vũ Với D600 ta có các giá trị tương ứng: y = 0.16, R = 0.15m, C = 52.68, Q = 1.03 m3/s = 1030l/s,
v = 3.65m/s Như vậy Q = 1030l/s > Qgt = 684.51l/s và v = 3.65 < vmax = 7m/s Do đó chọn D600 là phù hợp
Với vận tốc v = 3.65m/s, thời gian nước chảy thực trong cống là: tc 1.5 307 2.1phút
3.65
= × =
Nhận xét: Qua các bước tính toán trên ta thấy: cả ba giá trị D, ic, v có quan hệ mật thiết với nhau, vì vậy để chọn được thông số cống hợp lý ta phải thử dần sao cho các thông số mà tiêu chuẩn yêu cầu
phải thỏa, cụ thể tại cột (12) và cột (13) ta phải thử nhiều giá trị mới có được kết quả hợp lý
Sau khi có thông số D, i, tính các thông số cao độ cống, tính các cột (21), (26), (27), (28), (29), (30),
Cột (28) = (24) – (30) Cao độ đáy cống đầu
Cột (29) = (28) – (21) Cao độ đáy cống cuối
Cột (31) = (25) – (29) Độ sâu chôn cống cuối
Cột (26) = (28) + (12)/1000 Cao độ đỉnh cống đầu
Cột (27) = (29) + (12)/1000 Cao độ đỉnh cống cuối
Đoạn 1.2 – 1.1: Diện tích lưu vực đoạn này chuyển tải là F = 21.05ha Chiều dài L = 823m ψ = 0.95 Với iđh = 0.0266 > imin (D400) Do đó chọn ic = 0.027, sở dĩ chọn ic = 0.027 là đó có tuyến nhánh 1.4 – 1.2 đổ vào nó, do đó mục tiêu của chúng ta phải chọn độ dốc đủ lớn để độ sâu chôn cống ra tại ga 1.2 phải lớn hơn chiều sâu các cống nhánh nối vào, giả thiết vận tốc nước chảy trong cống vgt = 5.5 m/s Thời gian nước chảy trong cống:
51-84) Tới đây chúng ta thực hiện các bước tương tự như khi tính toán đoạn 1.3 – 1.2 Và chọn
được đường kính phù hợp là D1400 và v = 5.84m/s Và chiều sâu chôn cống của 1.2 thuộc 1.2 – 1.1
là 2.40m và 1.1 là 2.70m
Đoạn 1.1 – CX.1: Diện tích lưu vực đoạn này chuyển tải là F = 41.52ha Chiều dài L = 150m
ψ = 0.95 Với iđh = 0.0809 > imin (D400) Lúc này độ dốc địa hình quá lớn không thể chọn ngay
ic = iđh mà phải giả thiết với ic = iđh = 0.0809 như trên thì vận tốc cống sẽ như thế nào
Giả sử chọn đường kính cống đoạn 1.1 – CX1 bằng đường kính đoạn ống nhánh lớn nhất ở trên, ta chọn được D1400, và ic = 0.0809, theo các công thức (5.4) và (5.5) ta xác định được Q = 15670l/s,
v = 10.19 m/s > vmax = 7 m/s vậy chúng ta phải đặt độ dốc cống nhỏ hơn độ dốc địa hình Lúc này
ta làm bài toán ngược, đó là cho trước độ sâu chôn cống tại vị trí cửa xả, ở đây giả thiết là 2.00m, sau đó tính chọn độ sâu chôn cống của cống ra tại ga 1.1, kiểm tra lại độ dốc cống rồi tiếp tục thực
Trang 27hiện vòng lặp xác định, D, v của cống cho tới khi nào thỏa v ≤ vmax = 7m/s, ở đây ta chọn được với
độ sâu chôn cống là 9.03m với độ dốc cống là ic = 0.034, D1500, v = 6.91m/s Có D và v lại phải kiểm tra lại khả năng chuyển tải của cống
Trước tiên xác định thời gian tính toán, vì trước tuyến 1.1 – CX1, có hai tuyến nhánh đổ vào nên ta phải chọn tuyến nào có thời gian nước chảy đến ga 1.1 là lớn nhất, cụ thể theo bảng tính toán thủy lực thì tuyến 1.1 – 1.7 – 1.6 có t = 17.88 phút và tuyến 1.1 – 1.2 – 1.3 có t = 12.34 phút Do đó chọn
t = 17.88 phút làm thời gian đầu về đến ga 1.1 Thời gian nước chảy trong cống với v = 6.91m/s là:
có thể chọn giải pháp khác:
Thay cống bê tông cốt thép bằng ống kim loại, để đảm bảo vận tốc nước chảy trong cống không vượt quá quy định (vận tốc lớn nhất với ống kim loại là 10m/s), do đó có thể giảm được chiều sâu chôn cống, không phải làm giếng chuyển bậc Việc lựa chọn phương án nào cần được xem xét cụ thể ở giai đoạn tiếp theo để đảm bảo được tính kinh tế và kỹ thuật
Với vận tốc nước chảy trong cống lớn v > 6m/s, cần phải có biện pháp thiết kế chống xói lỡ ở vị trí cửa xả, có thể làm kiểu đập tràn, hoặc làm dạng bậc thang như thác làm thoáng
Bảng tổng hợp khối lượng mạng lưới
Trang 28Đồ án tốt nghiệp Kỹ sư Đô thị GVHD: Th.S Nguyễn Hiền Vũ
Chương 5 QUY HOẠCH HỆ THỐNG CẤP NƯỚC
5.1 Tính toán quy mô nhu cầu dùng nước của đô thị
5.1.1 Xác định tiêu chuẩn cấp nước và công suất trạm bơm cấp II
Để tính toán nhu cầu dùng nước ở giai đoạn quy hoạch chung này ta căn cứ theo:
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng viết tắt QCXDVN 01: 2008/BXD, điều 5.3 Quy hoạch cấp nước đô thị
Cấp nước – mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn thiết kế TCXD 33 : 2006
5.1.1.1 Lưu lượng nước cho sinh hoạt
Trong đó: q - tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt, đô thị quy hoạch đến năm 2020, đô thị loại V nên
chọn tiêu chuẩn cấp nước là 120 l/người.ngày Tỉ lệ dân số đô thị được cấp nước
f = 1 (tương ứng 100% dân số được cấp nước) Căn cứ theo quy hoạch chung, toàn
bộ dân số đô thị được cung cấp cùng một tiêu chuẩn dùng nước
N - dân số tính toán ứng với tiêu chuẩn cấp nước Dân số của đô thị đến năm 2020 là
5.1.1.2 Lưu lượng nước cho tưới đường, quảng trường, tưới cây xanh đô thị
Lượng nước tưới đường, quảng trường (chiếm 60%), cây xanh đô thị (chiếm 40%) Cây xanh được
đề cập ở đây là cây xanh nằm rải rác trong đô thị, không kể phần cây xanh tập trung ở các công viên CV1, CV2, CV3, CV4 Lượng nước tưới cho các công viên tập trung này đề nghị dùng nước giếng khoan ngay trong phạm vi từng công viên, hoặc dùng nước từ các Suối Ia-Ring và Ia-HLốp Để không phải tiêu tốn một lượng nước đã qua xử lý lại đem tưới cây xanh Vì theo khảo sát chất lượng nguồn nước ngầm ở đây rất tốt, có thể phục vụ cho việc tưới tiêu
Lượng nước tưới đường, quảng trường và cây xanh rải rác trong đô thị lấy bằng : SH
Ngày TB
10%Q
3 Rduong,Tcay
5.1.1.3 Lưu lượng nước cho công trình công cộng và dịch vụ
Các công trình công cộng dịch vụ nằm rải rác trong đô thị nên lấy theo phần trăm của nước sinh hoạt, chọn SH
Trang 29Căn cứ theo quy hoạch kiến trúc cảnh quan ta có diện tích khu công nghiệp 20.52 ha, ở giai đoạn này ta chưa biết cụ thể loại hình công nghiệp của khu công nghiệp nên chọn tiêu chuẩn cấp nước là
45 (m3/ha)
3 KCN
5.1.1.6 Lưu lượng nước cho dự phòng và thất thoát rò rỉ
Lấy 20% của (6.1.1.1 + 6.1.1.2 + 6.1.1.3 + 6.1.1.4 + 6.1.1.5) Như vậy lượng nước dự phòng và
thất thoát rò rỉ là:
3 Duphong Rori
20
Q (2400 240 240 923.40 240) 808.68 (m / ngày)
100
− = × + + + + =
5.1.1.7 Lưu lượng nước cho yêu cầu riêng của nhà máy xử lý nước
Lấy 6% của (6.1.1.1 + 6.1.1.2 + 6.1.1.3 + 6.1.1.4 + 6.1.1.5 + 6.1.1.6) Như vậy lượng nước cho
bản thân trạm xử lý
3 BThan MN
Q = (2400 + 240 + 240 + 923.40 + 808.68 + 291.12) = 5143.20 (m / ngày)
5.1.1.9 Lưu lượng nước tính toán ngày dùng nước lớn nhất
3 Ngày-max Ngày-max Ngày-TB
Chọn KNgày-max = 1.35
3 Ngày-max
Q = 1.35 (2400 + 240 + 240 + 923.40 + 808.68 ) = 6550.31 (m / ngày)×
5.1.1.11 Công suất nhà máy xử lý nước cấp
3 NNXL Ngày-max
Trang 30Đồ án tốt nghiệp Kỹ sư Đô thị GVHD: Th.S Nguyễn Hiền Vũ
h-max max max
Nước tưới cây từ: 5h-9h và 15h-19h
Nước tưới đường từ: 9h-15
BẢNG THỐNG KÊ LƯU LƯỢNG NƯỚC TRONG NGÀY DÙNG NƯỚC LỚN NHẤT
Nước tưới Lượng nước
Cho sinh hoạt
K II
Giờ =1.6
Lượng nước tổng cộng cấp cho mạng lưới cấp nước
m 3
Nước cho công trình công cộng
và dịch vụ
m 3
Nước cho
dự phòng, thất thoát
rò rỉ
m 3
Nước cho sản xuất nhỏ tiểu thủ công nghiệp
m 3
Nước cho công nghiệp tập trung
Trang 314.47 4.90 4.95
5.30
4.26 4.11 4.21
5.46 5.10
Vì trạm bơm cấp I hoạt động điều hòa cấp nước vào công trình xử lý nên công suất của trạm bơm cấp I là:
cứ vào biểu đồ tiêu thụ nước của đô thị ta chế độ bơm của trạm bơm cấp II thành 2 bậc:
Bậc I: Thời gian hoạt động từ… 1 một bơm công tác
Bậc II: thời gian hoạt động từ …2 bơm công tác
Hệ số giảm lưu lượng α khi các bơm làm việc đồng thời, hai bơm làm việc song song α = 0.90
Ta gọi công xuất của một bơm là x (%Qng.d) Ta có phương trình:
ng.d ng.d
x 9 x 15 0.9 100 (%Q× + × × = )⇒ =x 2.778 (%Q )
Vậy: Bậc I, 1 bơm công tác công suất 2.778 (%Qng.d)
Bậc II, 2 bơm công tác công suất 5.00 (%Qng.d)
5.1.3 Xác định dung tích đài nước, bể chứa
5.1.3.1 Xác định dung tích đài nước
Dùng phương pháp lập bảng thống kê để xác định dung tích đài nước
Trang 32Đồ án tốt nghiệp Kỹ sư Đô thị GVHD: Th.S Nguyễn Hiền Vũ
BẢNG XÁC ĐỊNH DUNG TÍCH ĐIỀU HÒA CỦA ĐÀI NƯỚC
Giờ trong ngày đêm
Lưu lượng nước tiêu thụ theo giờ trong ngày (%Qng.d)
Chế độ bơm của trạm bơm cấp II (%Qng.d)
Lưu lượng nước vào đài (%Qng.d)
Lưu lượng
ra đài (%Qng.d)
Lưu lượng nước còn lại trong đài (%Qng.d) 0 1 2.30 2.778 0.48 0.59 1 2 2.30 2.778 0.48 1.07 2 3 2.30 2.778 0.48 1.55 3 4 2.30 2.778 0.48 2.03 4 5 2.94 2.778 0.16 1.86 5 6 4.27 2.778 1.49 0.37 6 7 5.16 5.000 0.16 0.21 7 8 5.21 5.000 0.21 0.00
8 9 4.47 5.000 0.53 0.53 9 10 4.90 5.000 0.10 0.63 10 11 4.95 5.000 0.05 0.68 11 12 5.30 5.000 0.30 0.38 12 13 4.26 5.000 0.74 1.12 13 14 4.11 5.000 0.89 2.01 14 15 4.21 5.000 0.79 2.80
15 16 5.02 5.000 0.02 2.78 16 17 5.21 5.000 0.21 2.57 17 18 5.31 5.000 0.31 2.26 18 19 5.46 5.000 0.46 1.80 19 20 5.10 5.000 0.10 1.70 20 21 4.60 5.000 0.40 2.10 21 22 4.41 2.778 1.63 0.47 22 23 3.19 2.778 0.41 0.06 23 24 2.72 2.778 0.06 0.11 Dung tích đài nước được xác định theo công thức:
Wđ = Wđh + Wcc
Trong đó: Wđh - dung tích điều hòa của đài nước, theo bảng trên lượng nước còn lại trong đài
lớn nhất là 2.80 (%Qng.d)
3 d
2.80
W 6550.31 183.41 (m )100
Wcc - lượng nước cấp cho chữa cháy 10 phút đầu
3 cc
Trang 33Việc tính toán dung tích đài nước này chỉ mang tính tham khảo, vì theo điều kiện của khu vực thiết
kế, có thể không cần đài nước trên mạng lưới, vì chênh cao độ giữa điểm đầu mạng lưới và cuối mạng rất lớn gần 50m, nên mạng lưới cấp nước của chúng ta có thể tự chảy mà không cần dùng bơm và đài nước Đây chỉ là dự đoán, cụ thể có đài hay không chúng ta phải căn cứ vào quá trình tính toán thủy lực Việc tính toán thủy lực được thực hiện ở các bước tiếp và sẽ cho kết kuận chính xác
Chế độ bơm của trạm bơm cấp II (%Qngd)
Lưu lượng nước vào bể chứa (%Qngd)
Lưu lượng nước ra bể chứa (%Qngd)
Lưu lượng còn lại trong bể chứa (%Qngd) 0 1 4.16 2.778 1.38 5.53
Trong đó: Wcc: Lượng nước dự trữ cho chữa cháy, bể chứa dự trữ nước chữa cháy cho đô thị
cc cc
W =10.8 n q = 10.8 2 15 = 324 (m )× × × ×
Wđh: Lượng nước còn lại trong bể lớn nhất, dựa theo bảng thống kê ở trên, lượng
Trang 34Đồ án tốt nghiệp Kỹ sư Đô thị GVHD: Th.S Nguyễn Hiền Vũ
3 dh
Kết quả tính dung tích bể chứa ở đây chỉ là tham khảo, sau khi tính toán thủy lực, nếu không phải dùng đài nước và bơm cấp II mà chỉ cần bể chứa nước là đủ áp lực cấp cho mạng lưới Lúc đó chúng ta sẽ tính lại dung tích bể chứa nước Tính toán thủy lực được thể hiện ở các bước tiếp theo
5.2 Lựa chọn nguồn cung cấp nước, vị trí nhà máy xử lý, đài nước, và vạch tuyến mạng lưới cấp nước
5.2.1 Lựa chọn nguồn nước cấp cho đô thị
Căn cứ vào nhu cầu dùng nước, công suất cần thiết của trạm xử lý là 6943.33 (m3/ng.d) làm tròn
7000 (m3/ng.d)
Căn cứ vào số liệu khảo sát địa chất thủy văn:
Nguồn nước mặt: Đô thị chúng ta có hai con suối Ia-Ring và Ia-HLốp, lưu lượng trung bình vào mùa lũ là 5-8m3/s nhưng lại kiệt vào mùa khô Do hiện nay tình hình hạn hán ngày càng kéo dài, nên trong tương lai lượng nước sẽ không ổn định giữa mùa khô và mùa mưa
Nguồn nước ngầm: Theo số liệu thăm dò của Liên đoàn Địa chất thuỷ văn Miền Nam, Chư Sê nằm trong vùng nước ngầm trữ lượng trung và trên trung bình Lỗ khoan tại công ty cao su: Chiều sâu 150m, lưu lượng 4.5l/s, lấy nước trong tầng Bazan Lỗ khoan K251 gần khu vực ngã ba cheo Reo: chiều sâu 121.5m, lưu lượng 3.28l/s Đánh giá chung: Nước ngầm ở mức trung bình, lưu lượng 3.8- 4.5 l/s, nằm trong tầng Bazan, cách mặt đất 11.5m, chiều rộng 120- 150m, lượng khoáng hoá 0.09g/l Chất lượng nước tốt, có thể dùng trực tiếp cho cấp nước sinh hoạt
Như vậy: Chúng ta không chọn nguồn nước mặt làm nguồn nước cấp cho đô thị, mặt khác nếu chọn nguồn nước này làm nguồn nước cấp cho cho đô thị chúng ta phải xử lý nước trước khi phát vào mạng lưới Xử lý chủ yếu ở nguồn nước mặt là xử lý cặn lơ lửng có trong nước, do đó chúng ta phải có dây chuyền công nghệ tương đối phức tạp Chúng ta chọn nguồn nước ngầm làm nguồn nước cấp cho đô thị, vì trữ lượng nước đủ để cấp cho đô thị và chất lượng nước rất tốt, chúng ta sử dụng nguồn nước này không phải xử lý nhiều, chỉ cần xử lý sơ bộ qua dàn mưa là đảm bảo được yêu cầu chất lượng nước cấp cho đô thị
5.2.2 Vị trí nhà máy xử lý nước cấp và đài nước
Dựa vào trữ lượng nước ngầm để chọn vị trí nhà máy nước ngầm sao cho việc khai thác được thuận lợi nhất, đồng thời phải có quỹ đất đủ rộng để chúng ta có thể bổ trí các giếng khoan nước Theo tài liệu địa chất thủy văn có được ta chọn vị trí nhà máy xử lý nước ngầm ở phía Bắc đô thị, gần công
ty cao su Nơi đây đã có lỗ khoan của công ty cao su cho thấy trữ lượng nước đủ cung cấp cho đô thị Chiều sâu lỗ khoan khoảng 150m, lưu lượng 4.5l/s, sơ bộ với công suất nhà máy 7000m3/ngày tương đương 81l/s Như vậy chúng ta cần khoảng 18 lỗ khoan là đủ cung cấp nước cho đô thị
Khu vực bảo vệ nguồn nước ngầm, bán kính bảo vệ giếng khoan ≥ 25m, trong phạm vi này không được đào hố phân, rác, hố vôi, chăn nuôi, đổ rác Trong phạm vi 30m, kể từ chân tường các công
Trang 35trình xử lý phải xây dựng tường rào bảo vệ bao quanh khu vực xử lý, bên trong khu vực này không được xây dựng nhà ở, công trình vui chơi, sinh hoạt, vệ sinh, không được bón phân cho cây trồng
và không được chăn nuôi gia súc ( Trích điều 5.1-QCXDVN 01: 2008)
Với vị trí nhà máy nước ở đây, có cao độ cao nhất trong trong đô thị, như vậy sẽ tạo điều kiện cho mạng lưới cấp nước tự chảy đến các điểm dùng nước mà không phải tiêu tốn năng lượng cho bơm ở trạm bơm cấp II và chi phí đấu tư xây dựng đài nước, khi đó, chúng ta chỉ cần bể chứa nước, còn lại mạng lưới cấp nước của chúng ta sẽ tự chảy với cao độ trung bình tại khu vực này là 550m
Việc trên mạng lưới có đài nước hay không sẽ căn cứ vào kết quả mô phỏng mạng lưới bằng chương trình Epanet, xem xét nếu chỉ cần bể chứa vẫn đủ áp lực cấp cho mạng lưới đạt tiêu chuẩn TCXD 33-2006, thì sẽ không xây dựng đài nước Nếu có xây dựng đài nước, vị trí đài nước sẽ là ở
vị trí cao nhất của đô thị, nằm trong nhà máy xử lý, với cao độ trung bình là 550m
5.2.3 Vạch tuyến mạng lưới cấp nước
Mạng lưới cấp nước cho đô thị được vạch như sau:
Là mạng lưới vòng hoàn hảo với các vòng khép kín đảm bảo cấp nước tới mọi đối tượng dùng nước được an toàn, giảm nguy cơ mất nước khi mạng lưới đường ống gặp sự cố Ta có 13 vòng và 24 nút
5.3 Tính toán thủy lực mạng lưới
5.3.1 Các trường hợp tính toán
Giả thiết đài nước ở đầu mạng lưới, nên chúng ta sẽ tính toán thủy lực mạng lưới cho hai trường hợp:
Tính toán thủy lực mạng lưới vào giờ dùng nước lớn nhất
Tính toán thủy lực giờ dùng nước lớn nhất có cháy xảy ra
5.3.2 Xác định chiều dài tính toán, lưu lượng dọc đường các đoạn ống, lưu lượng tại các nút tính toán
a) Xác định chiều dài tính toán các đoạn ống
Mỗi đoạn ống làm nhiệm vụ phân phối nước theo yêu cầu của đối tượng dùng nước khác nhau đòi hỏi khả năng phục vụ khác nhau Để kể đến khả năng phục vụ của các đoạn ống ta áp dụng công thức sau để tính toán chiều dài tính toán của các đoạn ống
tính toán thuc
L = ×m L (m)
Trong đó: m - hệ số phục vụ của đoạn ống, m = 1 đoạn ống phục vụ hai bên, m = 0.5 đoạn ống
phục vụ một bên
Ltính toán : chiều dài tính toán của đoạn ống (m)
Lthuc: chiều dài thực của đoạn ống (m) Dựa vào bản đồ quy hoạch mạng lưới cấp nước và kiến trúc cảnh quan ta xác định được tính chất các đoạn ống Chiều dài tính toán các đoạn ống được thống kê ở bảng sau:
Trang 36Đồ án tốt nghiệp Kỹ sư Đô thị GVHD: Th.S Nguyễn Hiền Vũ
BẢNG THỐNG KÊ CHIỀU DÀI TÍNH TOÁN CÁC ĐOẠN ỐNG
b) Xác định lưu lượng dọc đường các đoạn ống
Căn cứ vào biểu đồ tiêu thụ nước vào các giờ trong ngày dùng nước lớn nhất, ta có giờ dùng nước lớn nhất vào lúc 18-19h, chiếm 5.46%Qng.d tức là 357.71 m3/h
Xác định lưu lượng đơn vị dọc đường theo công thức:
Trang 37vào t trung dv
dv dd
tính toán tính toán
Q QQ
BẢNG THỐNG KÊ CHIỀU DÀI TÍNH TOÁN VÀ LƯU LƯỢNG DỌC ĐƯỜNG
Trang 38Đồ án tốt nghiệp Kỹ sư Đô thị GVHD: Th.S Nguyễn Hiền Vũ
33 4-14 353.37 0.5 176.685 0.00644 1.1378
34 5-13 280.34 1 280.34 0.00644 1.8052
35 6-12 424.80 1 424.8 0.00644 2.7355
36 7-10 428.06 1 428.06 0.00644 2.7565 Tổng 17208.12 13188.94 84.93 c) Đưa lưu lượng dọc đường về nút
TỔNG HỢP LƯU LƯỢNG TẠI CÁC NÚT Tên nút qnút (l/s) Tên nút qnút (l/s) Tên nút qnút (l/s)
5.3.3 Tính toán thủy lực mạng lưới cho các trường hợp tính toán và kết quả tính toán
Dùng chương trình Epanet để mô phỏng và tính toán thủy lực mạng lưới kết quả mô hình xem phụ
lục 3 – bảng 3.1, 3.2. Cụ thể các bước mô phỏng và kết quả giờ dùng nước lớn nhất có cháy xảy ra xem phụ lục trong CD đính kèm
Sau khi tính toán thủy lực mạng lưới bằng Epanet, nhận xét với độ chênh cao địa hình lớn 50m chúng ta không cần đài nước, chỉ cần bể chứa là đủ áp lực cung cấp cho mạng lưới, đảm bảo áp lực theo tiêu chuẩn Chúng ta phải xác định lại dung tích bể chứa khi không có đài nước và không cần dùng bơm cấp II để phát vào mạng lưới
BẢNG XÁC ĐỊNH DUNG TÍCH ĐIỀU HÒA CỦA BỂ CHỨA
Chế độ dùng nước của mạng lưới (%Qngd)
Lượng nước vào bể chứa(%Qngd)
Lượng nước
ra bể chứa (%Qngd)
Lượng nước còn lại trong
bể chứa (%Qngd) 0 1 4.16 2.300 1.86 4.27
Trang 39Trong đó: Wcc - lượng nước dự trữ cho chữa cháy, bể chứa dự trữ nước chữa cháy cho đô thị
Nhận xét: khi không có đài nước và trạm bơm cấp II, dung tích bể chứa của chúng ta sẽ nhỏ hơn, do
đó sẽ giảm được chi phí đầu từ mạng lưới
Bảng thống kê khối lượng mạng lưới:
BẢNG THÓNG KẾ KHỐI LƯỢNG MẠNG LƯỚI
STT Đường kính (mm) Chiều dài (m) Vật liệu
Trang 40Đồ án tốt nghiệp Kỹ sư Đô thị GVHD: Th.S Nguyễn Hiền Vũ
Chương 6 QUY HOẠCH HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC BẨN
6.1 Xác định tiêu chuẩn thoát nước, công suất trạm xử lý nước thải
6.1.1 Xác định công suất trạm xử lý
6.1.1.1 Lưu lượng nước thải sinh hoạt
Tiêu chuẩn thoát nước lấy bằng tiêu chuẩn cấp nước đến năm 2020 lấy qtc = 120 l/người.ng.đ Xác định lưu lượng trung bình ngày:
6.1.1.2 Lưu lượng nước thải công trình công cộng
Công trình công cộng coi như nằm rải rác trong toàn bộ đô thị Lưu lượng nước thải các công trình công cộng lấy bằng tiêu chuẩn nước cấp, bằng 10% sinh hoạt
6.1.1.3 Lưu lượng nước thải tiểu thủ công nghiệp
Lưu lượng nước thải tiểu thủ công nghiệp lấy bằng phần trăm tiêu chuẩn nước cấp, lấy bằng 10% sinh hoạt
6.1.1.4 Lưu lượng nước thải khu công nghiệp tập trung
Tiêu chuẩn nước thải khu công nghiệp tập trung lấy bằng tiêu chuẩn cấp nước qkcn = 45 (m3/ha)
tb kcn kcn
Q =q ×F =45 20.52 923.40 (m / ngày)× =