- Sổ này có 01 trang, đánh số từ trang số 01 đến trang số
SỔ NHẬT KÝ THU TIỀN Năm:
3.2.5. Đối với kế toán xác định kết quả kinh doanh
3.2.5.1. Về chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp ở Công ty cổ phần đầu tư xây lắp và vật liệu xây dựng Đông Anh phát sinh không đều giữa các quý do tính chất mùa vụ của sản phẩm. Bởi vậy nếu sau khi xác định được chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp mà kế toán kết chuyển toàn bộ sang TK911 thì sẽ không phản ánh chính xác được kết quả tiêu thụ thành phẩm. Do đó công ty cần phải có tiêu thức phân bổ hợp lý để phản ánh chính xác kết quả hoạt động tiêu thụ thành phẩm của mình. Nghĩa là tính xem tỷ lệ một đồng doanh thu thì phải chi ra bao nhiêu đồng chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Tỷ lệ này muốn xác định được thì phải căn cứ vào tổng doanh thu và tổng chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp của năm trước.
Ví dụ: Tổng doanh thu năm 2010: 125.532.440.464 Tổng chi phí bán hàng trong năm 2010: 4.419.013.098
Tổng chi phí quản lý doanh nghiệp trong năm 2010: 4.785.888.144
Chi phí QLDN
Doanh thu cả năm
Tỷ lệ chi phí bán hàng =
4.419.013.098
125.532.440.464 x 100
= 3,5%
Tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp = 4.785.888.144 x 100 Chi phí bán hàng
125.532.440.464
= 3,8%
Với tỷ lệ phân bổ như trên, hàng tháng căn cứ vào doanh thu của Công ty kế toán tiến hành phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong tháng vào TK911 theo công thức:
CPBH phân bổ vào TK 911 = Tỷ lệ CPBH x Doanh thu trong tháng CPQLDN phân bổ vào TK 911 = Tỷ lệ CPQLDN x Doanh thu trong tháng
Sau đó kế toán so sánh giữa chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đã phân bổ vào TK911 với chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh. Lúc này sẽ xảy ra hai trường hợp
+ Nếu chi phí bán hàng phân bổ vào TK911 nhỏ hơn chi phí bán hàng thực tế phát sinh thì kế toán ghi:
Nợ TK911: Chi phí bán hàng phân bổ Nợ TK1422: Phần chênh lệch
Có TK641: Chi phí bán hàng thực tế phát sinh
+ Nếu chi phí bán hàng phân bổ vào TK911 lớn hơn chi phí bán hàng thực tế phát sinh thì kế toán ghi:
Nợ TK 911: Chi phí bán hàng phân bổ Có TK1422: Phần chênh lệch
Có TK641: Chi phí bán hàng thực tế phát sinh
Như vậy thông qua tài khoản 1422 kế toán phản ánh một phần chi phí bán hàng vào TK911, lúc đó việc xác định kết quả tiêu thụ của Công ty cổ phần tấm lợp và vật liệu xây dựng Đông Anh sẽ chính xác hơn.
Với chi phí quản lý doanh nghiệp, kế toán cũng tiến hành tương tự chi phí bán hàng. Kế toán cũng xác định phần chi phí quản lý doanh nghiệp được kết chuyển vào trong tháng và phần chênh lệch kế toán cũng phản ánh vào TK1422
Ví dụ: Trong tháng 01 năm 2010, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp được kết chuyển sang TK911 để xác định kết quả kinh doanh như sau:
+ Chi phí bán hàng: 23.093.569.872 x 3,5% = 808.274.945đ
Như vậy chi phí bán hàng kết chuyển sang TK911 là: 808 274 945đ; số còn lại (808.274.945 – 767.130.553) = 41.144.392 hạch toán vào bên Có TK1422 để tiếp tục phân bổ.
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp: 23.093.569.872 x 3,8% = 877.555.655đ
Như vậy chi phí quản lý doanh nghiệp kết chuyển sang TK911 là 877.555.655đ số còn lại (877.555.655 – 796.553.121) = 81.002.534đ hạch toán vào bên Có TK1422 để tiếp tục phân bổ.
Theo đó, kết quả kinh doanh tháng 01 năm 2011được tính lại như sau:
23.093.569.872 – (21.110.000.000 + 808.274.945 + 877.555.655) =297.739.270đ Chênh lệch so với cách tính bình thường là: (419.886.198 – 297.739.270)= 122.146.928đ
Vậy, nếu thực hiện theo tiêu thức phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp như trên thì trong tháng 01 năm 2011 tổng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất của Công ty sẽ là 297.739.270đ.
3.2.5.2. Về việc xác định kết quả tiêu thụ
Công ty nên lập báo cáo và xác định kết quả tiêu thụ riêng cho từng loại sản phẩm là tấm lợp AC và tấm lợp KLM.
Việc xác định được kết quả tiêu thụ cho từng loại sản phẩm sẽ giúp nhà quản lý có cái nhìn cụ thể và chi tiết hơn về kết quả đạt được của từng loại sản phẩm để từ đó đề xuất ra các chiến lược kinh doanh mới đem lại hiệu quả cao nhất. Vì vậy Công ty nên tiến hành xác định kết quả tiêu thụ theo từng sản phẩm. Muốn vậy công ty cần phải phân bổ được chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp được cho từng loại sản phẩm trên cơ sở tỷ lệ giá vốn hàng bán của từng loại sản phẩm.
Tỷ lệ giá vốn hàng bán của = Giá vốn hàng bán của từng loại sản phẩm
Tổng giá vốn hàng bán trong tháng CPBH phân bổ cho từng loại sản phẩm = Tổng chi phí bán hàng trong tháng x Tỷ lệ giá vốn hàng bán của từng loại sản phẩm
Chi phí QLDN phân bổ cho từng loại sản phẩm = Tổng chi phí QLDN trong tháng x Tỷ lệ giá vốn hàng bán của từng loại sản phẩm Ví dụ: Trong tháng 01 năm 2011 kế toán tiến hành xác định kết quả tiêu thụ của sản phẩm tấm lợp AC như sau:
Mặt hàng Giá vốn Tỷ lệ GV CPBH CPQLDN Lợi nhuận
Tổng 2 loại 21.110.000.000
Tấm lợp AC 17.725.500.000 84% 678.950.954 737.146.750 -341.537.824 Tấm lợp KLM 3.382.500.000 16% 129.323.991 140.408.905 639.277.094
Đối với sản phẩm tấm lợp AC:
+ Tỷ lệ giá vốn hàng bán sản phẩm TLAC: = 17.727.500.000/21.110.000.000 = 84%
+ Chi phí bán hàng phân bổ cho sản phẩm TLAC: = 808.274.945 x 84% =678.950.954đ
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho sản phẩm TLAC: = 877.555.655 x 84% = 737.146.750đ
Như vậy kết quả kinh doanh của sản phẩm tấm lợp AC được tính như sau: = (18.802.059.884 – 17.727.500.000 – 678.950.954 – 737.146.750)
= -341.537.824đ
Đối với tấm lợp kim loại màu:
+ Tỷ lệ giá vốn hàng bán sản phẩm TLKLM: = 3.382.500.000/21.110.000.000 = 16%
+ Chi phí bán hàng phân bổ cho sản phẩm TLKLM: = 808.274.945 x 16% =129.323.991đ
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho sản phẩm TLKLM: = 877.555.655 x 16% = 140.408.905đ
Như vậy kết quả kinh doanh của sản phẩm tấm lợp AC được tính như sau: = (4.291.509.990 – 3.382.500.000 – 129.323.991 – 140.408.905)
= 639.277.094đ
Vậy nếu tính theo cách này ta sẽ thấy việc tiêu thụ thành phẩm là tấm lợp AC trong tháng 1 lỗ, còn tấm lợp KLM lãi. Nếu cứ để nguyên theo báo cáo tổng hợp của cả hai loại sản phẩm thì ta chỉ thấy doanh nghiệp lãi mà không thấy ngay được việc tiêu thụ tấm lợp AC không mang lại hiệu quả như vậy. Do đó việc tách để xác định kết quả tiêu thụ cho từng loại sản phẩm giúp cho Công ty trên cơ sở đó đề xuất ra các giải pháp kinh doanh kịp thời để mang lại lợi nhuận cao hơn cho doanh nghiệp mình.