1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO VỀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP: QUẬN 6 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

51 1K 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 396 KB

Nội dung

BÁO CÁO VỀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP: QUẬN 6 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trang 1

MỤC LỤC

MỤC LỤC trang 1

PHẦN I: BÁO CÁO VỀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP TỔNG QUAN VỀ QUẬN 6 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH trang 3

1 Quá trình thực tập trang 3

2 Tổng quan về Quận 6 trang 42.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội trang 42.2 Cơ cấu tổ chức, vị trí chức năng, nhiệm vụ Phòng Văn hóa và Thông tin

Quận 6 trang 62.2.1 Cơ cấu tổ chức, chế độ làm việc, vị trí chức năng, nhiệm vụ và quyền hạnPhòng Văn hoá và Thông tin Quận 6 trang 62.2.2 Mối quan hệ Phòng Văn hóa và Thông tin với các phòng, ban khác .trang 8

PHẦN II: BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ

CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 6, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH trang 9 Chương 1: Cơ sở lý luận trang 9

1.1 Khái niệm trang 91.2 Sự cần thiết của quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình trang 131.3 Hiệu quả quản lý nhà nươc đối với công tác phòng, chống bạo lực

gia đình trang 161.4 Các hình thức quản lý phòng, chống bạo lực gia đình trang 171.4.1 Ban hành và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật trang 171.4.2 Ban hành kế hoạch, chính sách trang 191.4.3 Tổ chức bộ máy quản lý trang 211.4.4 Thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá trang 21

Chương 2: Công tác phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn Quận 6 thành phố Hồ Chí Minh trang 23

2.1 Thực trạng công tác phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn Quận 6 trang 232.1.1 Thực trạng công tác quản lý trang 232.1.1.1 Ban hành và áp dụng văn bản pháp luật trang 23

Trang 2

2.1.1.2 Công tác truyền thông, giáo dục, vận động trang 242.1.1.3 Công tác đào tạo, bồi dưỡng trang 272.1.1.4 Tổ chức bộ máy trang 272.1.1.5 Công tác giám sát, thu thập thông tin, kiểm tra xử lý trang 292.1.2 Nhận xét chung về thực trạng trang 302.2 Kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống bạo lực gia đình của Quận

năm 2011 trang 37

Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nâng cao hiệu quả công tác phòng

chống bạo lực gia đình trên địa bàn Quận 6 thành phố Hồ Chí Minh trang 39

3.1 Đối với các văn bản qui phạm pháp luật trang 393.2 Đối với công tác truyền thông, vận động trang 403.2 Đối với tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống bạo lực

gia đình trang 423.4 Đối với mạng lưới trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình trang 433.5 Đối với hoạt động giám sát, kiểm tra, xử lý trang 453.6 Các chính sách hỗ trợ phát triển gia đình trang 45PHỤ LỤC trang 47DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO trang 48

Trang 3

PHẦN I: BÁO CÁO VỀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP TỔNG QUAN VỀ QUẬN 6 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

1 Quá trình thực tập

Tuần 1: ngày 8/3 đến ngày 11/3

- Giới thiệu, làm quen với Phòng thực tập;

- Phụ giúp một số công việc chuyên môn của Phòng Văn hóa và Thông tin Quận;

- Sắp xếp hồ sơ lưu trữ;

Tuần 2&3: 14/3 đến 18/3 và 21/3 đến ngày 25/3

- Tìm hiểu các tài liệu về công tác gia đình;

- Tham gia một số hoạt động của Phòng Văn hóa và Thông tin Quận: kiểm tra liênngành về các hoạt động văn hóa trên địa bàn các Phường 10,11;

Tuần 4&5: 28/3 đến ngày 1/4 và 4/4 đến ngày 8/4

- Tham gia thực tế buổi hướng dẫn biểu mẫu thu thập chỉ số đánh giá về phòng chốngbạo lực gia đình theo Quyết định 238 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch(20/01/2009) tại Ủy ban nhân dân phường 1;

- Tham gia một số hoạt động của Phòng Văn hóa và Thông tin Quận: kiểm tra liênngành về các hoạt động văn hóa trên địa bàn các Phường 10, 12;

- Tiếp tục nghiên cứu tài liệu;

- Bước đầu hòan thiện báo cáo;

Tuần 6&7: 11/4 đến ngày 15/4 và 18/4 đến ngày 22/4

- Tham gia buổi khảo sát thực tế các địa chỉ tin cậy ở Phường 5, Quận 6;

- Thu thập chỉ số về bạo lực gia đình;

- Tiếp tục hoàn thiện báo cáo;

Tuần 8&9: 25/4 đến ngày 29/4 và 2/5 đến ngày 6/5

- Hoàn thiện báo cáo thực tập;

Trang 4

2 Tổng quan về Quận 6

2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

- Vị trí địa lý: Quận 6 là Quận ven ngoại thành, nằm về phía Tây Nam Thành phố Hồ

Chí Minh, gồm 14 phường (74 Khu phố, 1296 tổ dân phố) với tổng diện tích tự nhiênlà 7,14 km2, chiếm 0,34% tổng diện tích tự nhiên của toàn Thành phố Chung quanhQuận giáp liền với các Quận 5, 8, 11, quận Tân Phú và quận Bình Tân Khi đi liền vớiQuận 5, hai quận này còn được gọi chung là Chợ Lớn, một khu trung tâm thương mạilớn nhất của người Hoa ở Việt Nam

- Tình hình kinh tế: Trong 2 năm 2008-2009, cuộc khủng hoảng tài chính và suy

thoái kinh tế đã ảnh hưởng không nhỏ tình hình phát triển KT- XH của Quận Thếnhưng, với những sự nỗ lực của toàn Đảng bộ, nền kinh tế Quận đạt được những consố ấn tượng: Doanh thu thương mại - dịch vụ tăng bình quân 26,2% năm, giá trị sảnxuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tăng bình quân 11,82% năm, tỷ trọng doanhthu thương mại – dịch vụ chiếm 83,17%; chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinhtế cũng đạt kết quả tích cực

Việc thu hút đầu tư phát triển 3 cụm trung tâm thương mại - dịch vụ Bình Tây,Bình Phú, Phú Lâm đạt kết quả khá tốt Đối với cụm Trung tâm - thương mại - dịch vụBình Tây, dù chợ đêm Bình Tây mới được hình thành nhưng đã thu hút nhiều hoạtđộng kinh doanh - thương mại - dịch vụ tài chính ngân hàng, số cơ sở kinh doanh tăng69% và tổng vốn kinh doanh tăng 105%, tổng thu thuế tăng đến 235% so nhiệm kỳtrước Tương tự, tại cụm Trung tâm thương mại - dịch vụ Bình Phú, số cơ sở kinhdoanh dịch vụ cũng tăng đến 76%, tổng số vốn kinh doanh tăng 174% so với nhiệm kỳtrước

- Tình hình văn hoá, xã hội: Nhìn chung, so với năm 2009, hoạt động văn hóa trên

địa bàn Quận có nhiều chuyển biến rõ nét, tạo điều kiện thuận lợi trong thực hiện Kếtluận Hội nghị Trung ương 10 khóa IX về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 -khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắcdân tộc, góp phần tích cực vào việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế- xãhội của địa phương và Thành phố

Trang 5

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn Quậnngày càng được chú trọng nâng cao chất lượng, được sự quan tâm và hưởng ứng rộngrãi của toàn xã hội, nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, vui chơi giải trí thông qua cácsự kiện chính trị, các ngày lễ trong năm được tổ chức sôi nổi, với nhiều thể loại phongphú, lành mạnh, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa, sáng tạo văn hóa của nhân dân.Đặc biệt, năm 2010 là năm thứ 4 Thành phố phát động toàn xã hội tiếp tục thực hiệnchủ đề “Năm 2010 – Năm thực hiện nếp sống văn minh – mỹ quan đô thị” Hoạt độngnày gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Thực hànhtiết kiệm, chống lãng phí”, cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đứcHồ Chí Minh” đã tạo sự chuyển biến tích cực trong việc nâng cao ý thức của ngườidân trong chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, xây dựngnếp sống văn minh, làm lành mạnh môi trường đô thị trên địa bàn Quận.

Công tác quản lý Nhà nước trên lĩnh vực văn hóa thông tin, dịch vụ văn hóa đượctăng cường, đảm bảo phát triển văn hóa thông tin theo đúng quy hoạch của Quận, cácloại hình kinh doanh dịch vụ văn hóa được tập trung kiểm tra và xử lý kịp thời, gópphần ổn định tình hình trật tự xã hội trên địa bàn Quận

Bên cạnh những yếu tố thuận lợi nêu trên, hoạt động của ngành VHTT Quận vẫncòn gặp nhiều khó khăn như: tình hình khủng hoảng tài chính, lạm phát, giá cả một sốmặt hàng thiết yếu tăng cao gây tác động không nhỏ đến đời sống nhân dân, các loạidịch bịnh, dịch cúm heo tai xanh, tình hình ngập nước trên một số tuyến đường trọngđiểm… làm ảnh hưởng phần nào đến việc tham gia các phong trào Việc triển khai vàtổ chức thực hiện chủ đề nếp sống văn minh đô thị tuy có đạt được những kết quả nhấtđịnh song vẫn còn hạn chế ở một số nội dung của chủ đề nếp sống văn minh đô thị dongười dân chưa có nhận thức đầy đủ và xây dựng được thói quen về thực hiện nếpsống văn minh đô thị, cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho chủ đề nếp sống văn minh đôthị chưa đầy đủ và hoàn chỉnh

Về tình hình dân số: hiện nay Quận có 258.444 người, mật độ bình quân 36.173

người/km2, trong đó nữ chiếm 53 % Tổng số hộ gia đình là 46.351 hộ (năm 2010)

Về thành phần dân tộc: người Kinh chiếm 72,64%, người Hoa chiếm 27,45%,

ngoài ra còn một số khác như người Chăm, Khơme, Tày, Nùng…(Năm 2007)

Trang 6

Như vậy, tình hình chung của Quận có ảnh hưởng nhất định đến gia đình Kinh tế khủng hoảng, giá cả lên cao, đây cũng là nguyên nhân gây nên sự mất cân đối trong

xã hội Nó gây ra bạo lực trong gia đình và sự bất bình đẳng, các mối quan hệ trong gia đình bị bào mòn, quan hệ bên ngoài phần lớn lại nhầm vào lợi ích Do Quận có mật độ dân số tương đối đông (36.173 người/km2, đứng thứ 7 trong số tổng 24 quận, huyện), thành phần dân tộc lại đa dạng, đặc biệt người Hoa chiếm số lượng lớn, vì vậy vấn đề quản lý về dân số, gia đình và trẻ em đòi hỏi phải có sự quan tâm đúng mức.

2.2 Cơ cấu tổ chức, vị trí chức năng, nhiệm vụ Phòng Văn hoá và Thông tin Quận 6

2.2.1 Cơ cấu tổ chức, chế độ làm việc, vị trí chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn Phòng Văn hoá và Thông tin Quận 6

- Cơ cấu tổ chức: Phòng Văn hóa và Thông tin tổ chức và hoạt động theo chế độ

Thủ trưởng, do Trưởng phòng phụ trách chung, giúp việc cho Trưởng phòng là cácPhó Trưởng phòng, các chuyên viên và cán sự nghiệp vụ

Hiện nay, Phòng Văn hóa và Thông tin quận 6 gồm 08 người: 01 Trưởng phòng, 02

Phó Trưởng phòng và 05 cán bộ, công chức Trong đó có một cán bộ đảm nhận chuyên ngành công tác gia đình.

- Chế độ làm việc: Trưởng phòng phụ trách, điều hành tất cả các hoạt động của

phòng và phụ trách những công việc trọng tâm Các Phó Trưởng phòng trực tiếp giảiquyết các công việc thuộc lĩnh vực công tác được Trưởng phòng phân công

Trong quá trình giải quyết công việc liên quan đến nhiều lĩnh vực các Phó Trưởngphòng chủ động bàn bạc thống nhất hướng giải quyết, chỉ trình Trưởng phòng quyếtđịnh những vấn đề chưa có sự nhất trí hoặc những vấn đề mới phát sinh mà chưa cóchủ trương, kế hoạch và biện pháp giải quyết

Trong trường hợp Trưởng phòng yêu cầu các cán bộ, chuyên viên giải quyết công việcthuộc phạm vi của Phó Trưởng phòng thì cán bộ, chuyên viên thực hiện yêu cầuTrưởng phòng, đồng thời phải báo cáo cho phó Trưởng phòng phụ trách trực tiếp biết

Trang 7

- Vị trí và chức năng:

+ Phòng Văn hoá và Thông tin là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dânQuận 6, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân Quận quản lý nhà nước về:văn hoá; gia đình; thể dục, thể thao; du lịch và các dịch vụ công thuộc lĩnh vực vănhoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch; báo chí; xuất bản; bưu chính và chuyểnphát; viễn thông và internet; công nghệ thông tin, cơ sở hạ tầng thông tin; phát thanhtrên địa bàn Quận

+ Văn hoá và Thông tin có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêngchịu sự chỉ đạo quản lý về tổ chức biên chế và hoạt động của Ủy ban nhân dân Quận 6,đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Vănhoá, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông

- Nhiệm vụ và quyền hạn:

+ Trình Ủy ban nhân dân Quận ban hành quyết định, chỉ thị; kế hoạch dài hạn,

05 năm và hàng năm; đề án, chương trình phát triển văn hoá, gia đình, thể dục, thểthao, du lịch, thông tin và truyền thông; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện cảicách hành chính, xã hội hoá trong lĩnh vực quản lý nhà nước được giao

+ Trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Quận dự thảo các văn bản về lĩnh vực vănhoá, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch, thông tin và truyền thông thuộc thẩm quyềnban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận

+ Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, đềán, chương trình đã được phê duyệt; hướng dẫn, thông tin tuyên truyền, phổ biến giáodục pháp luật về quản lý, về phòng, chống bạo lực trong gia đình, hoạt động phát triểnsự nghiệp văn hoá, thể dục-thể thao, du lịch, thông tin và truyền thông; chủ trương xãhội hoá hoạt động văn hoá, thể dục-thể thao;

+ Hướng dẫn các tổ chức, đơn vị và nhân dân trên địa bàn Quận thực hiệnphong trào văn hoá, văn nghệ; phong trào luyện tập thể thao thường xuyên; xây dựngnếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội; xây dựng phong trào "Toàn dànđoàn kết xây dựng đời sống văn hoá"; xây dựng gia đình văn hoá, khu phố văn hoá,

Trang 8

đơn vị văn hoá; điểm sáng văn hóa và bảo vệ các di tích lịch sử, văn hoá trên địa bànQuận.

+ Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của các Trung tâm văn hoá, Trung tâm thểdục thể thao, các thiết chế văn hoá thông tin cơ sở, các cơ sở hoạt động dịch vụ vănhoá, thể thao, du lịch, điểm vui chơi công cộng; các đại lý bưu chính, viễn thông,internet thuộc phạm vi quản lý của Phòng trên địa bàn quận

+ Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hoá, giađình, thể thao, du lịch, thông tin và truyền thông đối với chức danh chuyên môn vănhóa, xã hội thuộc Ủy ban nhân dân phường

+ Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, thanh tra việc chấp hànhpháp luật về hoạt động văn hoá, gia đình, thể thao, du lịch, thông tin và truyền thông;phối hợp với các ngành chức năng giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo, đơn cứu xétcủa công dân về lĩnh vực văn hoá, gia đình, thể thao, du lịch, thông tin và truyền thôngtheo quy định của pháp luật

+ Thực hiên công tác thống kê, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình hoạtđộng văn hoá, gia đình, thể thao, du lịch, thông tin và truyền thông với Thường trực

Uỷ ban nhân dân Quận, Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Giám đốc SởThông tin và Truyền thông

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dânQuận giao hoặc theo quy định của pháp luật (Cơ quan thường trực BCĐ các ngày lễlớn; thường trực BCĐ phòng trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”;trong đó có gắn kết việc thực hiện nếp sống văn hóa, mỹ quan đô thị; thường trựcĐoàn kiểm tra liên ngành Văn hóa – Xã hội Quận 6)

Như vậy, trong nhóm nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Phòng Văn hóa và Thông tin có nhiệm vụ tham mưu, hướng dẫn và phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan thực hiện các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác gia đình Đồng thời, Phòng còn phải tổ chức đào tạo, bồi dưỡng lực lượng hòa giải viên, tuyên truyền viên có năng lực đảm nhận công tác gia đình; kết hợp với

Trang 9

giáo dục vận động và kiểm tra, giám sát các hoạt động có liên quan đến gia đình nói chung, phòng chống bạo lực gia đình nói riêng.

2.2.2 Mối quan hệ giữa Phòng Văn hoá và Thông tin đối với các phòng, ban khác

- Đối với Sở, ngành thành phố: Phòng Văn hóa và Thông tin chịu sự hướng dẫn

về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin vàTruyền thông, có nhiệm vụ thực hiện báo cáo chuyên ngành theo thời hạn quy định

- Đối với Uỷ ban nhân dân Quận: Phòng Văn hóa và Thông tin chịu sự

lãnh đạo, điều hành trực tiếp và thường xuyên có thông tin, báo cáo, phản hồi với Ủy ban Nhân dân Quận trong quá trình công tác.

- Đối với phòng, ban, đơn vị thuộc Uỷ ban nhân dân, các tổ chức chính trị xã hội: Thực hiện mối quan hệ phối hợp, hợp tác bình đẳng trên cơ sở chức năng, nhiệm

vụ được phân công

Phòng Văn hóa và Thông tin có trách nhiệm triển khai, hướng dẫn, kiểm tra việcthực hiện các lĩnh vực do mình phụ trách

Khi phối hợp với các đơn vị thực hiện nếu là thường trực phải có văn bản thammưu Ủy ban Nhân dân Quận ban hành các kế hoạch, công văn, thông báo về nội dungcông việc

- Đối với Uỷ ban nhân dân 14 phường: Phòng Văn hóa và Thông tin có trách

nhiệm hướng dẫn, giúp đỡ Ủy ban Nhân dân 14 phường qua việc cung cấp các văn bảnquy định, tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ và quản lý, tổ chức các hoạt động vănhóa, thể thao, gia đình

Định kỳ khi có sự triệu tập của Ủy ban Nhân dân Quận tham gia các đoàn kiểmtra đánh giá kết quả hoạt động của từng phường thì phòng sẽ có ý kiến đóng góp trongnhững lĩnh vực mình phụ trách trên tinh thần hướng dẫn nghiệp vụ, góp ý những thiếusót

Trên đây là báo cáo sơ lược về cơ cấu, chức năng, quyền hạn của Phòng Văn hóa và Thông tin Như vậy, từ khi Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em giải thể, ngoài những công việc chuyên ngành, Phòng Văn hóa và Thông tin Quận phải đảm nhận thêm chuyên trách về công tác gia đình (năm 2008) Đây là một mảng

Trang 10

hoạt động hoàn toàn mới đối với ngành văn hóa Chính vì vậy về cơ cấu và trình độ năng lực cán bộ, công chức để đảm nhận công việc này cũng gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện.

PHẦN II: BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ

CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 6

TP HỒ CHÍ MINH

Chương 1: Cơ sở lý luận

1.1 Khái niệm:

- Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết

thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ vớinhau…(Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000)

Các nhà xã hội học coi gia đình là một nhóm xã hội được hình thành trên cơ sởcác quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống nảy sinh từ quan hệ hôn nhân đó, thườngchung sống, hợp tác kinh tế để thỏa mãn các nhu cầu tâm lý, tình cảm, sinh đẻ, nuôidạy con cái, chịu sự ràng buộc có tính pháp lý, được Nhà nước thừa nhận và bảo vệ, cóđặc điểm văn hóa riêng

- Hộ gia đình được hiểu như một nhóm người sống chung trong một mái nhà

nhưng không nhất thiết phải có mối quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống (hộ tậpthể, hộ độc thân) Mỗi hộ gia đình có sổ đăng ký hộ khẩu, người chủ hộ và quan hệ củatừng thành viên với chủ hộ Đây là hồ sơ mang tính pháp lý để chính quyền địaphương thực hiện vai trò quản lý nhà nước đối với gia đình

Trang 11

giới đều chia sẻ quyền hạn, trách nhiệm trong việc thực hiện bốn vai trò: sản xuất, táisả xuất, chính trị và cộng đồng Trong đó vai trò tái sản xuất là đặc biệt quan trọng.

Bình đẳng giới là tạo cơ hội như nhau cho nam giới và phụ nữ ngay từ giai đoạn

còn là trẻ em Bình đẳng giới là tạo điều kiện cho phụ nữ bù đắp những khoảng trống,những bất lợi do đặc điểm giới tính và qua niệm truyền thống về vai trò của phụ nữtrong thực tế

Các báo cáo nghiên cứu đều khẳng định nguyên nhân sâu xa của bạo lực gia đình là:nhận thức về vấn đề bình đẳng giới rất hạn chế, bất bình đẳng giới là gốc rễ của bạolực gia đình Quan niệm về bất bình đẳng giới đã có từ rất lâu trong xã hội

Bất bình dẳng giới là sự phân biệt của nam giới đối với phụ nữ, đẩy chị em vào vị

trí yếu thế, phụ thuộc vào nam giới trong tất cả các hoạt động: kinh tế, văn hoá, giáodục, chính trị và cả trong gia đình

Như vậy, song song với vấn đề phòng chống bạo lực không thể thiếu công tác

phòng chống bất bình đẳng giới Bất bình đẳng giới là cội nguồn của bạo lực gia đình.Muốn bạo lực gia đình chấm dứt thì các nhà chức trách phải làm sao cho xã hội mấtdần đi bất bình đẳng giới Biết rằng điều này là rất khó thực hiện vì đây là vấn đề nhậnthức của mỗi người Tuy nhiên, các cơ quan quản lý Nhà nước cũng phải có tráchnhiệm trong vấn đề hạn chế tối đa bất bình đẳng giới

- Bạo lực gia đình: Bạo lực là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp

công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần

và thể xác diễn ra trong xã hội Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia

đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối vớithành viên khác trong gia đình (Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2007)

Bạo lực gia đình bao gồm những loại sau:

 Bạo lực thể xác: đó là những hành vi như đá, đấm, tát tác động trực tiếp đếnsức khỏe nạn nhân Kiểu hành vi này hay xảy ra khi hai bên chênh lệch về sứcmạnh thể chất như giữa chồng và vợ, bố mẹ và con cái hoặc con cái và bố mẹgià

Trang 12

 Bạo lực tình dục: đó là hành động ép quan hệ tình dục khi bạn đời không muốn.Hành vi loạn luân giữa cha và con gái, hoặc mẹ và con trai, giữa anh chị em cũng được xếp vào loại này.

 Bạo lực tinh thần: bao gồm các hành động chửi bới, mắng nhiếc, im lặng khôngnói chuyện trong thời gian dài gây áp lực tâm lý đối với nạn nhân

 Bạo lực xã hội: là hành vi ngăn không cho nạn nhân tiếp xúc với gia đình, bạn

bè, bao vây kinh tế nhằm hạn chế các hoạt động mang tính cộng đồng

Theo đề tài thì cho dù bất cứ lọai bạo lực nào cũng gây ra tác hại đáng kể đối với

đời sống nạn nhân và những người có liên quan Do đó, chúng ta phải giải quyết mộtcách có hiệu quả bằng các biện pháp ngăn chặn thích hợp đối với từng loại bạo lựcnày

- Địa chỉ tin cậy ở cộng đồng: là một loại hình cơ sở trợ giúp nạn nhân bị bạo lực

gia đình, là nơi chăm sóc, tư vấn, tạm lánh, hỗ trợ những điều kiện cần thiết khác chonạn nhân bị bạo lực gia đình (Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2007)

Địa chỉ tin cậy ở công đồng là cá nhân, tổ chức có uy tín, khả năng và tự nguyệngiúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình tại cồng đồng dân cư Các cá nhân, tổ chức phảithông báo về việc nhận làm địa chỉ tin cậy cộng đồng với Ủy ban nhân dân cấpphường nơi đặt địa chỉ tin cậy Tùy theo điều kiện và khả năng thực tế, địa chỉ tin cậy

ở cộng đồng tiếp nhận nạn nhân bị bạo lực gia đình, hỗ trợ, tư vấn, bố trí nơi tạm lánhcho nạn nhân và thông báo cho cơ quan thẩm quyền biết Ủy ban nhân dân cấp phườnglập danh sách và công bố các địa chỉ tin cậy ở cộng đồng, thực hiện việc hướng dẫn, tổchức tập huấn về phòng, chống bạo lực gia đình và bảo vệ địa chỉ tin cậy ở cộng đồngtrong trường hợp cần thiết Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn vàcác tổ chức thành viên có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cùng cấp trongviệc tuyên truyền, vận động, xây dựng các địa chỉ tin cậy ở cộng đồng

Điều đáng lưu ý trong nội dung này là khái niệm “địa chỉ tin cậy ở cộng đồng”

theo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình là nơi mà các cá nhân, tổ chức có uy tín và cókhả năng, tự nguyện giúp nạn nhân bạo lực gia đình Cái khó khăn ở đây là tính chất tựnguyện của địa chỉ tin cậy ở cộng đồng Vì mấy khi có cá nhân, tổ chức dám đứng ra

Trang 13

tự nguyện giúp nạn nhân Điều đó làm hạn chế việc thành lập và hiệu quả hoạt độngcủa các địa chỉ tin cậy.

- Quản lý nhà nước đối với công tác phòng chống bạo lực gia đình

+ Quản lý Nhà nước là sự tác động mang tính quyền lực của Nhà nước đến

mọi vấn đề, đối tượng của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội nhằm đảm bảođể các đối tượng bị quản lý đó vận hành theo đúng mục tiêu, định hướng mà Nhà nướcmong muốn đạt đến

+ Công tác phòng chống bạo lực gia đình là hoạt động thu thập thông tin, hỗ

trợ, giúp đỡ các cá nhân, gia đình thực hiện tốt các chức năng của mình, đồng thời cócác biện pháp ngăn chặn các hành vi bạo lực, phân biệt đối xử trong gia đình, tạo điềukiện để cho họ thực hiện được các mục tiêu mà nhà nước đã đề ra Hiện nay, công tácphòng chống bạo lực gia đình là một nhiệm vụ hết sức khó khăn và rất cần thiết đốivới sự phát triển xã hội đất nước

+ Quản lý nhà nước đối với công tác phòng chống bạo lực gia đình là việc cơ

quan nhà nước thông qua hệ thống chính sách, pháp luật và cơ chế tổ chức quản lý đểđiều khiển, tác động đến các cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ hỗ trợ, giáo dục,tuyên truyền, ngăn chặn và xử lý các hành vi bạo lực trong gia đình

Hiện nay, công tác phòng, chống bạo lực gia đình là một trong những nhiệm vụ quan trọng của quản lý nhà nước đối với công tác gia đình Qua đó, chúng ta thấy được vai trò to lớn của nhà nước Nhà nước phải có các chính sách, kế hoạch cụ thể

và các biện pháp quản lý thích hợp nhằm đảm bảo công tác trên thật sự hiệu quả.

1.2 Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về công tác phòng, rchống bạo lực gia đình

Thứ nhất, gia đình là hạt nhân của xã hội:

Bác Hồ nói: “…Quan tâm đến gia đình là đúng vì nhiều gia đình cộng lại mớithành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt Hạt nhân

Trang 14

của xã hội là gia đình Chính vì muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội mà phải chú ý hạtnhân cho tốt”(1)

Người ta thường nói gia đình là tế bào của xã hội, Bác gọi gia đình là hạt nhâncủa xã hội, nghĩa là gia đình rất quan trọng đối với xã hội Gia đình có được xây dựngbền vững giàu đẹp, vẻ vang…thì xã hội mới bền vững, giàu đẹp, vẻ vang…

Bạo lực gia đình là nguyên nhân chính dẫn đến đổ vở hạnh phúc gia đình Đồng thời nó cũng làm cho xã hội mất ổn định, kỷ cương Gia đình tan vỡ tất dẫn đến mất đoàn kết, không phát huy được tối đa sức mạnh của gia đình trong quá trình phát triển kinh tế gia đình nói riêng và kinh tế đất nước nói chung.

Thứ hai, công tác phòng chống bạo lực gia đình góp phần duy trì và phát triển văn hóa truyền thống của dân tộc:

Gia đình là nơi bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng Thông qua việc lưu truyền văn hóa dân tộc qua các thế hệ, các thành viên,

gia đình góp phần bảo tồn, phát triển văn hóa, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Ngượclại, nhờ sức mạnh văn hóa dân tộc mà mỗi gia đình duy trì các giá trị tinh thần, đảmbảo cho sự phát triển bền vững

Khi bạo lực gia đình xảy ra, rất có thể làm tan vỡ hạnh phúc gia đình Vì khi

đó, các mối quan hệ ứng xử tốt đẹp trong gia đình như cha con, vợ chồng, anh em bị xáo trộn và mất đi Gia đình tan vỡ thì làm sao giữ vững được những truyền thống tốt đẹp Vả lại, truyền thống, văn hóa chỉ hình thành khi nó trải qua một thời gian lâu dài

Trang 15

chiếm tỷ lệ 60,3%, cũng theo nghiên cứu đó thì: 25% gia đình có hành vi bạo lực tinhthần, 30% cặp vợ chồng xảy ra hiện tượng ép buộc quan hệ tình dục.

Trong những năn gần đây, tình hình trên nói chung đã giảm đáng kể Tuy nhiên,bạo lực gia đình vẫn còn diễn ra hàng ngày Trong giai đoạn 2008 -2010, cả nước giảm70% số vụ bạo lực gia đình Tổng số vụ bạo lực gia đình tại các xã triển khai “Mô hìnhcan thiệp phòng, chống bạo lực gia đình” được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch triểnkhai từ tháng 8 năm 2008 thì năm sau giảm 50% so với năm trước (từ 1.071 vụ vào

năm 2008 xuống còn 525 vào năm 2009 và 283 vụ vào năm 2010) (Theo Báo cáo tóm tắt Kết quả nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam – tháng 11 năm 2010).

Ở đồng bằng sông Cửu Long có 1.319 ca nhập viện do bạo hành gia đình, trongđó khoảng 1.000 ca tự tử, và 30 trường hợp tử vong, 5% phụ nữ thường xuyên bịchồng đánh đập, 82% hộ dân nông thôn và 80% hộ ở thành phố có xảy ra bạo lực, 9-10% trường hợp nạn nhân của bạo lực gia đình là nam giới và thủ phạm chính là người

vợ (năm 2008) Như vậy, chúng ta đừng nên tuyệt đối hóa bạo lực giới một chiều: đúng là bạo lực giới nói chung và bạo lực giới trong gia đình nói riêng phần lớn là do nam giới gây ra với phụ nữ Nhưng cần nhận thấy rằng cũng còn có bạo lực của phụ nữ đối với nam giới.

Riêng trên địa bàn quận 6, thành phố Hồ Chí Minh, từ năm 2008 đến nay, số vụ

bạo lực gia đình là 53 vụ Số vụ bạo lực gia đình trên địa bàn quận 6 cũng giảm từ 73

vụ (năm 2006) xuống 56 vụ (năm 2007), 51 vụ (năm 2007), 23 vụ (năm 2008) và 4 vụvào quý 1 năm 1011 Tuy nhiên, số vụ bạo lực gia đình vẫn còn nhiều và vẫn cònnhững vụ phải đưa ra góp ý, phê bình trước công chúng hoặc hòa giải không thành

- Song song đó, hiện tượng tảo hôn, bất bình đẳng giới, tệ nạn xã hội vẫn còntồn tại Chiến lược nam nữ thanh niên trước khi kết hôn có chứng chỉ được trang bịkiến thức tiền hôn nhân, gia đình được trang bị kiến thức về Luật bình đẳng giới, Luậthôn nhân và gia đình, phòng ngừa tệ nạn xã hội xâm nhập gia đình vẫn chưa đạt hiệuquả cao Tình trạng ly hôn, ly thân, chung sống không kết hôn, quan hệ tình dục và nạophá thai trước hôn nhân gia tăng đã để lại những hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặtđối với gia đình và xã hội Việc đối xử phân biệt giới tính vẫn diễn ra hàng ngày Tệ

Trang 16

nạn xã hội như ma túy, cờ bạc, rượu chè bê tha, mại dâm và nạn dịch HIV/AIDS

đang thâm nhập vào các gia đình Tình trạng buôn bán phụ nữ và trẻ em, trẻ em bị xâmhại, trẻ em phải lang thang kiếm sống, trẻ em vi phạm pháp luật đang có xu hướngphát triển

 Hậu quả : Ảnh hưởng của bạo hành gia đình chúng ta đều biết rõ Nó trải rộng

từ tâm lý cho đến thể chất của nạn nhân Thực tế, nhiều trường hợp hành vi bạo lựcdẫn đến thương tật suốt đời thậm chí tử vong Bạo lực gia đình thường là nguyên nhânkhởi phát trầm cảm và rối loạn stress sau sang chấn sau này, đặc biệt là ở trẻ em - đốitượng nhạy cảm hơn Những trẻ gái sống trong môi trường bạo lực, khi trưởng thànhkhó đặt niềm tin vào những người đàn ông khác và thường gặp trắc trở trong tình yêu

Họ có niềm hoài nghi quá mức với đối tượng khác giới, lý do bắt nguồn tự việc chứngkiến hành vi bạo lực của cha đối với mẹ hoặc với bản thân mình Các trẻ trai về saunày có thể bắt chước các hành vi bạo lực với người vợ trong tương lai Hơn nữa, bạolực gia đình một trong những nguyên nhân dẫn đến suy đoài đạo đức, suy giảm kinh tếgia đình nói riêng, kinh tế đất nước nói chung, làm mất trật tự kỷ cương xã hội

Bài học và những cơ sở pháp lý cũng như lý luận đã được đề cập ở trên cho thấy

sự cần thiết tất yếu phải có sự quản lý nhà nước đối với công tác gia đình nói chung

và phòng chống bạo lực gia đình nói riêng.

1.3 Hiệu quả quản lý nhà nước đối với công tác phòng chống bạo lực gia đình

“Hiệu quả” được các nhà kinh tế học quan niệm là tỷ lệ giữa kết quả đạt được vàchi phí bỏ ra Hiệu quả càng cao khi chi phí đầu tư giảm đi hay kết quả tăng thêmtrong điều kiện đại lượng kia không đổi Do có ý nghĩa thực tiễn cao nên khái niệm

“hiệu quả” thường được sử dụng rộng rãi trong tất cả các ngành cần so sánh giữa chiphí và kết quả đầu ra với mục tiêu hầu như không đổi: kết quả ngày càng cao trong khichi phí ngày càng giảm trong khả năng có thể

Trong việc quản lý, việc đánh giá hiệu quả tuy có khó khăn hơn so với các lĩnhvực khác do quyết định quản lý có tính sáng tạo cao Song theo xu hướng chung,người ta thường cố gắng lượng hóa các giá trị đo được ở mức có thể như chi phí quảnlý (gồm: trả lương, chi phụ cấp, chế độ, văn phòng phẩm…) và cố gắng đo hiệu quả

Trang 17

quản lý thông qua các giá trị do quyết định quản lý mang lại (như: số sản phẩm tăngthêm, tính thời cơ,…) Nhiều người đã thành công với phương pháp này, từ đó tiêu chí

“hiệu quả” được áp dụng ngày càng phổ biến hơn

Tóm lại, hiệu quả trong quản lý nói chung và quản lý nhà nước nói riêng là đạt được mục tiêu đề ra với chi phí thấp nhất.

Trên cơ sở chọn lọc những tiêu chí chung về hiệu quả và đặc thù lĩnh vực công tácgia đình, trong đó có công tác phòng chống bạo lực gia đình, dề tài xin đưa ra nhữngtiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước như sau:

- Hệ thống thể chế pháp luật: trong thẩm quyền của chính quyền quận – huyện là

sự đồng bộ và chặt chẽ của hệ thống quy hoạch xây dựng và các quy định pháp luật vềquy trình, thủ tục, tổ chức, bộ máy mà địa phương quản lý

- Hiệu lực thực thi pháp luật trong thực tế.

- Tổ chức và hoạt động của bộ máy quản lý nhà nuớc về công tác phòng chống

bạo lực gia đình

- Hiệu quả công tác tuyên truyền pháp luật và hướng dẫn người dân thực hiện

pháp luật, thể hiện thông qua: số vụ vi phạm, lỗi chủ yếu, nguyên nhân của các lỗi đó,nhận thức của người dân về pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật

- Hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác phòng chống bạo lực gia đình.

Trên đây là một số tiêu chí cơ bản để đánh giá hiệu quả quản lý của các cơ quan nhà nước Các tiêu chí trên có thể giúp chúng ta dễ hình dung về những mặt làm được

và còn hạn chế của cơ quan về lĩnh vực chuyên trách của mình.

1.4 Các hình thức quản lý phòng chống bạo lực gia đình

Căn cứ vào tình hình và sự cần thiết của việc phòng chống bạo lực gia đình hiệnnay cả nước nói chung và mỗi địa phương nói riêng, nhà nước ta đã áp dụng các hìnhthức quản lý nhằm phát huy hiệu quả trong công tác này bao gồm:

1.4.1 Ban hành và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật

Với mục tiêu hướng tới việc xây dựng đời sống gia đình văn hóa, ấm no, hạnhphúc, không có bạo lực, không có sự bất bình đẳng giới, Nhà nước đã ra sức ban hànhhệ thống pháp luật tạo khuôn khổ pháp lý cho công tác quản lý gia đình nói chung và

Trang 18

công tác phòng chống bạo lực gia đình nói riêng Các văn bản điều chỉnh trong lĩnhvực này bao gồm:

a Các văn bản của Đảng

 Chỉ thị số 49 – CT/TW ngày 21/2/2005 của Ban bí thư về xây dựng gia đìnhthời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước;

b Các văn bản pháp luật của Nhà nước

 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009);

 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004;

 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000;

 Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2007;

 Luật Bình đẳng giới 2009;

 Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính 2002; Pháp lệnh sữa đổi bổ sung một sốđiều của Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính 2008;

 Nghị định số 55/2009/NĐ-CP ngày 10/06/2009 quy định xử phạt viphạm hành chính về bình đẳng giới;

 Nghị định 110/2009/NĐ-CP ngày 10/12/2009 quy định xử phạt vi phạmhành chính trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình;

 Nghị định số 08/2009/NĐ-CP, ngày 04/02/2009 của Chính phủ quy địnhchi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực giađình;

 Nghị định số 70/2008/NĐ-CP, ngày 4 tháng 6 năm 2008 của Chính phủquy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bình đẳng giới;

 Chỉ thị số 16/2008/CT-TTg, ngày 30/5/2008 của Thủ tướng Chính phủvề việc tổ chức triển khai thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình;

 Quyết định số 106/2005/QĐ-TTg ngày 16/5/2005 của Thủ tướng Chínhphủ phê duyệt chiến lược xây dựng gia đình Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010 vàchiến lược xây dựng gia đình Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010 do chủ nhiệm Ủyban Dân số, Gia đình và Trẻ em ban hành;

 Quyết định số 4415/QĐBVHTTDL, ngày 16/10/2008 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch về việc ban hành Kế hoạch hành động Phòng, chống bạo lựcgia đình giai đoạn 2008-2015;

Trang 19

- Quyết định số 238/2009/QĐ-BVHTTDL của Bộ VHTT&DL về việc banhành tạm thời bộ chỉ số đánh giá phòng chống bạo lực gia đình;

 Quyết định số 34/2009/QĐ-UBND, ngày 06/05/2009 của ủy ban nhândân Thành phố về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Văn hóa,Thể thao và Du lịch;

Như vậy, ngoài những văn bản quy định, điều chỉnh những nội dung cơ bản tronghoạt động phòng chống bạo lực gia đình còn có những văn bản quy định, hướng dẫnviệc xử lý trong các trường hợp vi phạm Điều đó đã góp phần hoàn thiện cơ chế quảnlý, thanh tra, kiểm tra của Nhà nước đối với lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình

Bất kỳ một mảng hoạt động nào trong xã hội, nếu không có hành lang pháp lý sẽ dẫn đến việc thực hiện không hiệu quả Các văn bản trên đây chính là cơ sở để nhà nước thực hiện tốt công tác quản lý về gia đình Đây cũng là những cơ sở để chính quyền địa phương các cấp ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác phòng chống bạo lực gia đình Vì vậy, không những ở Trung ương mà ngay cả các cơ quan địa phương đều phải coi trọng khâu ban hành, hướng dẫn và áp dụng văn bản luật vào trong thực tế.

1.4.2 Ban hành kế hoạch, chính sách

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng chống bạo lực gia đình, Nhà nước ta đãcó các chủ trương, chính sách như sau:

a) Các chương trình, kế hoạch phòng, chống bạo lực gia đình:

- Đánh giá thực trạng bạo lực gia đình và công tác phòng, chống bạo lực gia đình;

- Xác định mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể của chương trình, kế hoạchphòng, chống bạo lực gia đình;

- Xác định các giải pháp và nhiệm vụ thực hiện các mục tiêu phòng, chống bạolực gia đình phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của cả nước hoặc của địa phương;

- Phân công trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia phòng, chốngbạo lực gia đình;

- Thống kê số liệu về phòng, chống bạo lực gia đình;

Trang 20

- Dự toán kinh phí cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình.

b) Các chính sách về công tác phòng chống bạo lực gia đình:

+ Nguồn kinh phí thực hiện công tác phòng, chống bạo lực gia đình:

Nguồn kinh phí thực hiện công tác phòng, chống bạo lực gia đình bao gồmngân sách nhà nước và tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài

Việc bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước cho công tác phòng, chống bạo lựcgia đình được quy định như sau:

- Hàng năm, Nhà nước bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước cho công tácphòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước

- Kinh phí thực hiện nhiệm vụ phòng, chống bạo lực gia đình của các Bộ, cơquan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của các tổ chức chínhtrị - xã hội được bố trí trong dự toán chi ngân sách thường xuyên hàng năm của các cơquan, tổ chức này

- Kinh phí thực hiện nhiệm vụ phòng, chống bạo lực gia đình của các địaphương do ngân sách địa phương bảo đảm và được bố trí trong dự toán chi ngân sáchthường xuyên hàng năm của các cấp ngân sách ở địa phương

+ Khuyến khích các hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình

Cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lựcgia đình hoặc các mô hình khác về phòng ngừa bạo lực gia đình và hỗ trợ nạn nhânbạo lực gia đình ngoài công lập được thành lập và có đủ điều kiện hoạt động theo quy

định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được hưởng chính sách khuyến khích

xã hội hóa như đối với các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục, dạy

nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường theo quy định hiện hành

Nhà nước khuyến khích và hỗ trợ kinh phí nghiên cứu, sáng tác, công bố, phổbiến đối với những tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị và chất lượng cao vềphòng, chống bạo lực gia đình

+ Chính sách đối với người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình

Trang 21

Người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình mà có thành tích thìđược khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng;

Người có hành vi dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dânkhi trực tiếp thực hiện việc ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình, nếu bị chết thì đượcxem xét để công nhận là liệt sĩ, nếu bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21%trở lên thì được xem xét để được hưởng chính sách như thương binh theo quy định củapháp luật;

Người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình mà bị thiệt hại về tàisản thì được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra bạo lực gia đình hoàn trả thiệt hạitrong trường hợp người gây thiệt hại không có khả năng bồi thường thiệt hại; kinh phíhoàn trả được lấy từ ngân sách của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành dành cho thựchiện nhiệm vụ phòng, chống bạo lực gia đình tại địa phương

Trên đây là các chính sách, kế hoạch mà nhà nước đã vạch ra chung cho côngtác phòng chống bạo lực trên cả nước Như vậy, từng địa phương tùy theo tình hình cụthể mà áp dụng các chính sách, kế hoạch trên một cách thích hợp và hiệu quả

Vấn đề đáng lưu ý ở đây là chính sách khuyến khích các hoạt động hỗ trợ, các cơ sở hỗ trợ, tư vấn phòng, chống bạo lực gia đình còn chưa phù hợp Các hoạt động của các tổ chức này chỉ được hưởng chính sách khuyến khích xã hội hóa như

đối với các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn

hóa…mà không được hỗ trợ kinh phí từ nhà nước Nó gây ra nhiều khó khăn cho

công tác phòng, chống bạo lực gia đình

Trang 22

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình cótrách nhiệm phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để thực hiện quản lý nhànước về công tác phòng chống bạo lực gia đình.

- Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quản lý nhà nước trong lĩnh vực côngtác gia đình nói chung và phòng chống bạo lực gia đình nói riêng trên địa bàn theo sựphân cấp của Chính phủ

1.4.4 Công tác kiểm tra, giám sát

- Ban chỉ đạo cấp phường theo dõi, tổng hợp các hoạt động của ban mình và hoạtđộng của câu lạc bộ, của nhóm phòng, chống bạo lực gửi báo cáo hoạt động theo từngquý đến Ban chỉ đạo cấp quận

- Ban chỉ đạo cấp quận theo dõi, tổng hợp các hoạt động chung của cấp mình vàcấp phường được triển khai, gửi báo cáo hoạt động đến Sở VHTTDL theo định kỳ 6tháng, năm

- Trong trường hợp nảy sinh những vấn đề đột xuất (thay đổi Ban chủ nhiệm câulạc bộ, trưởng nhóm hoặc thành viên nhóm phòng, chống bạo lực gia đình) phải có sựthông tin và báo cáo kịp thời giữa cơ sở với Ban điều hành cấp quận và SởVHTT&DL

- Tổ chức và hoạt động của các cơ quan thực hiện kiểm tra, giám sát tuân theoquy định của Luật Thanh tra năm 2010, gồm hoạt động kiểm tra, đánh giá của các cơquan thẩm quyền chung cấp trên đối với cơ quan thẩm quyền chung cấp dưới và hoạtđộng thanh tra chuyên ngành

- Thẩm quyền xử phạt, quy trình tiến hành kiểm tra, phát hiện, lập biên bản, raquyết định xử lý của Ủy ban nhân dân các cấp và các lực lượng thanh tra, kiểm tra đều

do Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Nghị định 110/2009/NĐ-CPngày 10/12/2009 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chốngbạo lực gia đình

Trang 24

Chương 2: Công tác phòng chống bạo lực gia đình trên địa bàn Quận 6 thành phố Hồ Chí Minh

2.1 Thực trạng công tác phòng chống bạo lực gia đình trên địa bàn Quận 6

2.1.1 Thực trạng công tác quản lý:

2.1.1.1 Ban hành, áp dụng văn bản pháp luật:

Đánh giá được tầm quan trọng của công tác gia đình nói chung và công tác phòngchống bạo lực gia đình nói riêng, ngành VHTT Quận 6 đã tham mưu UBND Quận xâydựng các chương trình, kế hoạch thông qua các văn bản như:

 Năm 2010:

- Tham mưu UBND Quận ban hành kế hoạch số 02/KH-UBND-VHTT ngày3/3/2010 về hoạt động, công tác gia đình năm 2010; Kế hoạch số 75/KH-UBND-VHTT ngày 31/5/2010 về tổ chức các hoạt động nhân Ngày Gia đình Việt Nam(28/6/2010); Kế hoạch số 149/KH-UBND-VHTT ngày 15 tháng 11 năm 2010 về tổchức Hội thi “Báo tường” chào mừng các ngày Lễ lớn trong quý IV/2010 và hưởngứng ngày Quốc tế về xóa bỏ bạo lực chống lại phụ nữ (25/11); Tham mưu UBNDThành Phố ban hành kế hoạch liên tịch số 18/KHLT-VHTT-TP ngày 17/8/2010 về tậphuấn tuyên truyền Luật phòng chống bạo lực gia đình và các văn bản có liên quan;

- Ban hành kế hoạch số 09/KH-VHTT ngày 14/4/2010 về kiểm tra, giám sát côngtác thu thập chỉ số đánh giá phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn quận; Kế hoạchsố 13/KH-VHTT ngày 19/7/2010 về tập huấn nghiệp vụ công tác gia đình năm 2010;Kế hoạch số 09/KH-VHTT ngày 14/4/2010 về kiểm tra, giám sát công tác thu thập chỉsố đánh giá phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn Quận;

- Phối hợp Ban Tuyên giáo quận ủy Quận 6 xây dựng báo cáo kết quả 05 nămthực hiện Chỉ thị 49-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về xây dựng gia đìnhtrong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (2005-2010) Thực hiện báo cáo 10 nămthực hiện Quyết định 72/2001/QĐ-TTg và tiến hành tham mưu UBND Quận báo cáo 5

Trang 25

năm thực hiện Quyết định 106/2005/QĐ-QĐ-TTg và báo cáo kết quả công tác

PCBLGĐ theo Chỉ thị số 16/2008/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

- Phối hợp với Hội LHPN Quận ban hành kế hoạch liên tịch số HLHPN ngày 23/6/2010 về tổ chức Tọa đàm nhân Ngày Gia đình Việt Nam(28/6/2010); Kế hoạch liên tịch số 22/KH-VHTT-HLHPN-LĐLĐ ngày 01/11/2010Tọa đàm về phát huy giải pháp can thiệp bạo lực gia đình trên địa bàn Quận 6

Ngoài ra, Ủy ban nhân dân 14 phường còn nhận được sự chỉ đạo của Trung tâmvăn hóa và Hội liên hiệp phụ nữ Quận: Kế hoach số 04/KH-TTVH ngày 01/03/2011của Trung tâm Văn hóa về tổ chức hoạt động công tác gia đình năm 2011; Kế hoạchsố 12/KH-PN ngày 02/03/2011 của Hội LHPN về truyền thông công tác gia đình năm2011

Như vậy, Ủy ban nhân dân Quận 6 đã ban hành khá nhiều văn bản về công tác phòng, chống bạo lực gia đình Nhìn chung, các văn bản trên đều phù hợp với chủ trương và kế hoạch mà nhà nước đã đề ra và đáp ứng yêu cầu tình hình thực tế Tuy nhiên, một số văn bản còn chưa đạt hiệu quả khi áp dụng chúng vào cuộc sống do còn phải tuân theo những qui định do cấp trên đã đề ra mà những văn bản này lại không phù hợp với tình hình thực tại.

2.1.1.2 Công tác truyền thông, giáo dục, vận động:

Truyền thông, giáo dục là một trong những biện pháp quan trọng và hiệu quảtrong công tác phòng, chống bạo lực gia đình Đánh giá được tầm quan trọng của côngtác này, UBND Quận mà cụ thể là Phòng Văn hóa và Thông tin đã tiến hành:

Ngày đăng: 02/04/2013, 19:44

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Chỉ thị số 49 – CT/TW ngày 21/2/2005 của Ban bí thư về xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước Khác
6. Pháp lệnh xử lý vi phạm Hành chính năm 2002; Pháp lệnh sữa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính 2008 Khác
7. Nghị định 110/2009/NĐ-CP ngày 10/12/2009 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình Khác
8. Nghị định số 55/2009/NĐ-CP ngày 10/06/2009 quy định xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới Khác
9. Nghị định số 08/2009/NĐ-CP, ngày 04/02/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình Khác
10. Nghị định số 70/2008/NĐ-CP, ngày 4 tháng 6 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bình đẳng giới Khác
11. Chỉ thị số 16/2008/CT-TTg, ngày 30/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức triển khai thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình Khác
12. Kế hoạch hành động Phòng, chống bạo lực gia đình giai đoạn 2008-2015 của Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch ban hành theo Quyết định số 4415/QĐ-BVHTTDL ngày 16/10/2008 Khác
13. Quyết định số 238/2009/QĐ-BVHTTDL của Bộ VHTT&DL về việc ban hành tạm thời bộ chỉ số đánh giá phòng chống bạo lực gia đình Khác
14. Quyết định số 34/2009/QĐ-UBND, ngày 06/05/2009 của ủy ban nhân dân Thành phố về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Khác
15. Tài liệu tập huấn về phòng, chống bạo lực gia đình Quận 6 năm 2010 Khác
16. Báo cáo kết quả nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình với phụ nữ Việt Nam 2010 Khác
17. Văn kiện Đại biểu Đảng bộ Quận 6 lần thứ X (2010 - 2015) Khác
18. Niên giám thống kê năm 2007 (Phòng thống kê Quận 6) Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG BÁO CÁO SỐ LIỆU VỀ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 6 TP. HỒ  CHÍ MINH NĂM 2010 - BÁO CÁO VỀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP:  QUẬN 6 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
6 TP. HỒ CHÍ MINH NĂM 2010 (Trang 48)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w