Xác định hàm lượng lipit theo phương pháp Folch.

Một phần của tài liệu Tối ưu hóa quá trình thủy phân đầu cá ngừ vây vàng bằng enzym protamex (Trang 51)

- Ảnh hưởng của thời gian thủy phân: Thời gian thửy phân cần thích h ợp để enzyme phân cắt các liên kết trong cơ chất, tạo thành các s ản phẩm cần

4.Xác định hàm lượng lipit theo phương pháp Folch.

Nguyên lý.

Dùng hỗn hợp dung môi Chlorofom : Methanol với tỉ lệ 2:1 để hòa tan tất cả chất béo trong thực phẩm . Tách chiết hỗn hợp dung môi và chất béo, sau đó làm bay hơi hết dung môi, cân chất béo còn lại và tính ra hàm lượng chất béo có trong thực phẩm.

Dụng cụ, hóa chất. Dụng cụ.

 Phễu chiết lipid.

 Máy cô quay chân không.

 Bình chứa khí nitơ.

Hóa chất.

 Dung môi Chlorofom/Methanol tỉ lệ 2/1.

 Dung dịch NaCl 0,9 %. Tiến hành.

Cân 1g thực phẩm cho vào bình tam giác 250 ml, dùng hỗn hợp dung môi Chlorofom/Methanol tỉ lệ 2/1 với thể tích gấp 20 lần (V/W) so với khối lượng mẫu. Dùng đũa thủy tinh nghiền nhỏ sau đó lắc trong 45÷60 phút. Tiến hành lọc và cho dịch lọc vào phễu chiết rồi cho vào 1/5 thể tích dung dịch NaCl 0,9% sau đó lắc đều. Sau khi để lắng khoảng 3 giờ hỗn hợp dung môi ph ân làm 2 lớp, tiến hành chiết phần dung môi hòa tan lipit vào bình cầu ( đã sấy khô và cân trọng lượng ). Tiến hành cô quay chân không cho đến khi bay hết dung môi, sau đó thổi Nitơ để đuổi hết dung môi. Cân khối lượng bình cầu c ó chứa lipit và tính ra hàm lượng lipit trong mẫu thử.

Tính kết quả.

Hàm lượng lipit được tính theo công thức sau: XL = ( ).100(%) 0 1 2 M M M  Trong đó: Mo: Trọng lượng mẫu thử (g) M1: Trọng lượng bình cầu trống (g).

M2: Trọng lượng bình cầu có chứa lipit sau khi cô quay và thổi Nitơ (g).

5.Xác định hàm lượng đạm amoniac theo phương pháp chưng kéo hơi nước.

Nguyên lý.

Có thể đẩy muối amoni ra khỏi dung dịch bằng một chất kiềm mạnh nhưng không mạnh lắm để tránh ảnh hưởng đến thực phẩm. Dùng hơi nước kéo amoniac được giải phóng ra thể tự do sang bình hứngvà định lượng bằng H2SO4 0,1N với chỉ thị là Phenolphtalein.

Phản ứng như sau:

2 NH3 + H2SO4 (NH4)2SO4 Dụng cụ, hóa chất.

Dụng cụ.

 Bộ chưng cất đạm dơn giản.

 Các dụng cụ thủy tinh. Hóa chất.

 Mg(OH)2 bão hòa.

 H2SO4 0,1N.

 NaOH 0,1N.

 Phenolphtalein 1%.

 Metyl đỏ 0,1%.

Tiến hành.

Lấy chính xác 20ml H2SO4 0,1N vào cốc thủy tinh 500ml, thêm vào giọt metyl đỏ 0,2%, đặt cốc dưới đầu ống sinh hàn của thiết bị chưng cất ( đã sục sửa và kiểm tra đọ kín ) đầu ống sinh hàn phải ngập trong dung dịch cốc hứng.

Lấy 50 ml dung dịch mẫu đã pha loãng cho vào bình cầu cảu thiết bị chưng cất đạm thối, thêm vài giọt phenolphtalein 1%, đổ từ từ dung dịch Mg(OH)2 bão hòa vào cho đến khi dung dịch có màu hồng.

Khóa phiễu, kiểm tra độ kín của thiết bị, cho nước chảy vào ống sinh hànvà tiến hành chưng cất liên tục trong 30 phút kể từ khi dung dịch bắt đầu sôi thì tiến hành thử xem quá trình chưng cất đã kết thúc chưa. Quá trình chưng cất kết thúc khi dịch chảy ra từ đầu ống sinh hàn có pH = 7. Lúc này lấy cốc hứng ra và chuẩn độ bằng NaOH 0,1N cho đến khi dung dịch chuyển màu từ hồng sang vàng.

Tính kết quả. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hàm lượng đạm thối được tính theo công thức: NNH 3 = ( ). .0,0014.1000(gN /l) V F B A Trong đó: A: Số ml H2SO4 0.1N đã dùng. B: Số ml NaOH 0,1N dùng chuẩn độ. F: Hệ số pha loãng mẫu. V: Thể tích mẫu thí nghiệm.

Một phần của tài liệu Tối ưu hóa quá trình thủy phân đầu cá ngừ vây vàng bằng enzym protamex (Trang 51)