- Ảnh hưởng của thời gian thủy phân: Thời gian thửy phân cần thích h ợp để enzyme phân cắt các liên kết trong cơ chất, tạo thành các s ản phẩm cần
6. Xác định hàm lượng đạm focmon axit amin theo phương pháp Sorensen.
Nguyên lý.
Các acid amin trong dung dịch trong nước thì trung không phải vì có 2 nhóm chức acid (-COOH) và amin (-NH2) trung hòa lẫn nhau mà vì cả 2 nhóm ấy điều điện ly yếu.
Khi gặp Focmon, nhóm (-NH2) kết hợp với focmon thành nhóm chức metylenic (-N=CH2) mất tính kiềm. Do đó tính chất acid của nhóm –COOH nổi bật lên, có thể định lượng bằng một chất kiềm với chỉ thị là phenolphtalein.
R-CH-COOH + CH2O = R-CH-COOH + H2O
Nếu trong mẫu thử có mặt các muối amini, ví dụ: NH4Cl khi gặp focmon cũng làm cho dung dịch trở thành acid:
4NH4Cl + 6CH2O = (CH2)6N4 + 4HCl
hexametylen tetramin
Do đó cũng định lượng bằng dung dịch kiềm. Như vậy nếu có trong mẫu thử cả acid amin và muối amoni thì kết quả nitơ của acid amin phải là hiệu số của nitơ focmon trừ đi nitơ của amoni.
Phản ứng cuối cùng trong quá trình xác định là phản ứng giữa bazơ mạnh với acid yếu nên điểm tưng đương phải ở pH kiềm ( pH = 9 ÷ 9,5 ). Do đó kết thúc khi phenolphtalein chuyển sang màu đỏ tươi.
Dụng cụ, hóa chất. Dụng cụ.
Các dụng cụ thủy tinh. Hóa chất.
BaCl2 tinh thể.
Ba(OH)2 bão hòa.
Na2B4O7 0,03N.
HCl0,1N.
H2SO4 0,1N.
HCHO trung tính Tiến hành.
Cân chính xác P g chất thử đã xay nhuyễn ( hoặc V ml nếu chất thử là lỏng ) cho vào bình định mức 100 ml thêm 50 ml nước cất, lắc mạnh trong vòng 10 phút để hòa tan hết. Cho thêm 0,5 ml dung dịch phenolphtalein, khoảng 2 g BaCl2 và từng giọt Ba(OH)2 cho đến khi dung dịch có màu hồng nhạt. Sau đó cho thêm 5ml Ba(OH)2 để kết tủa các muối cacbonate và phosphate, cho nước cất vừa đủ 100 ml. Lắc điều và lọc. lấy 25 ml dịch lọc cho vào bình nón với 20 ml dung dịch focmon trung tính. Dùng NaOH 0,1N chuẩn độ cho đến khi pH dung dịch đạt 9 ÷ 9,5.
Tính kết quả.
Hàm lượng Nitơ focmon được tính theo công thức NF = .0,0014. .1000(gN/l) V F A Trong đó: A: Số ml NaOH 0,1N dùng chuẩn độ. V: Số ml mẫu đem xác định. F: Hệ số pha loãng.
Từ kết quả đạm focmon ( NF ) và đạm amoniac suy ra hàm lượng đạm axit amin như sau:
Na = NF - NNH 3