- Thứ ba, việc nhận thức chưa đầy đủ về bạo lực gia đình và bình đẳng giới cũng khiến cho việc tiếp cận với các đối tượng gây ra bạo hành và nạn nhân bị bạo hành trong
3.3. Đối với bộ máy, đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống bạo lực gia đình
đình
Năng lực cán bộ quản lý nói chung và làm công tác phòng, chống bạo lực nói riêng là rất quan trọng. Chính vì vậy, mỗi cơ quan đều có các chính sách nhằm cải thiện năng lực cán bộ đảm nhận công tác được giao. Trên cơ sở nghiên cứu, đề tài xin đưa ra một số kiến nghị sau:
- Thứ nhất: Phòng VHTT Quận nên chọn cử cán bộ phụ trách công tác gia đình
tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về công tác gia đình. Các cán bộ này phải có năng lực và phải có tâm huyết với công tác gia đình. Có như vậy, các buổi tập huấn mới đem lại sự hiệu quả. Tránh tình trạng tham gia cho có lệ hay chỉ vì nghĩa vụ.
- Thứ hai: Phòng VHTT tiếp tục tham mưu Ủy ban nhân dân Quận ban hành kế hoạch quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phụ trách công tác gia đình cấp quận; chú trọng đến việc ổn định lâu dài đội ngũ cán bộ văn hóa phường.
- Thứ ba: nội dung tập huấn bao gồm các kiến thức cơ bản về phòng, chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới, chính sách và pháp luật của Nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình, kỹ năng hỗ trợ nạn nhân tại cộng đồng, kỹ năng nhiệm vụ của cán bộ tổ hòa giải, kỹ năng tư vấn về gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình; thiết lập và duy trì mạng lưới thu thập số liệu và báo cáo; kỹ năng quản lý, giám sát các hoạt động phòng chống bạo lực gia đình.
- Thứ tư: Ủy ban nhân dân Quận cử cán bộ các ngành Tư pháp, công an, đại diện chính quyền địa phương, thành viên các tổ chức chính trị - xã hội trong Quận trực tiếp
tham dự các lớp tập huấn kiến thức về phòng, chống bạo lực gia đình, kỹ năng giúp đỡ, tư vấn nạn nhân bị bạo lực gia đình do Trung ương tổ chức.
- Thứ năm, Chính quyền Quận thường xuyên tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, trách nhiệm trong phòng, chống bạo lực gia đình. Mỗi địa phương cần có chính sách khuyến nhiệm trong phòng, chống bạo lực gia đình. Mỗi địa phương cần có chính sách khuyến khích về kinh tế và tinh thần đối với những ai làm công tác gia đình. Đồng thời, đưa những hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình vào các tiêu chí đánh giá hiệu quả, năng lực cán bộ. Có như vậy, những người làm trong cơ quan nhà nước mới tích cực phát huy trách nhiệm của mình trong hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình.
- Song song đó, Phòng VHTT Quận tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn cho đối tượng là thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống bạo lực gia đình 14 phường, Ban Chủ nhiệm câu lạc bộ, Nhóm phòng, chống bạo lực gia đình của các khu phố, triển khai phân công mô hình nhằm giảm dần các vụ việc bạo lực gia đình.