Thứ tư, việc phối hợp trong công tác chỉ đạo ngăn ngừa, giải quyết kịp thời các vụ việc bạo lực gia đình và đề ra các giải pháp, nhiệm vụ trong công tác

Một phần của tài liệu BÁO CÁO VỀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP: QUẬN 6 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 31 - 33)

các vụ việc bạo lực gia đình và đề ra các giải pháp, nhiệm vụ trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình tại cơ sở được thực hiện tốt.

b) Khó khăn, tồn tại:

Tuy nhiên, tình hình phòng chống bạo lực gia đình trên địa bàn Quận 6 vẫn còn những khó khăn, tồn tại sau đây: còn những khó khăn, tồn tại sau đây:

- Thứ nhất, các văn bản pháp luật quy định về phòng chống bạo lực còn nhiều bất cập, khó hiểu và khó áp dụng đến thực tế. bất cập, khó hiểu và khó áp dụng đến thực tế.

Trên cơ sở nghiên cứu, đề tài xin đưa ra một số điểm còn vướng mắt trong việc ban hành và áp dụng Luật như sau:

+ Thi hành theo nguyên tắc phát hiện hành vi, vụ việc bạo lực gia đình sớm, can thiệp hiệu quả. Theo đề tài, việc phát hiện sớm là rất khó. Vì khi vụ việc bạo lực xảy ra, các gia đình thường thường bao che cho nhau vì họ rất ngại dính dáng đến chính quyền. Do ý thức mỗi người dân kém, hơn nữa cái mà các gia đình thường sợ là vấn đề phiền hà về thời gian, tiền bạc. Thực tế cho thấy, các vụ bạo lực gia đình trên địa bàn Quận 6 trong thời gian qua khi được chính quyền địa phương biết đến thì chúng đã xảy ra.

+ Thi hành theo nguyên tắc phát huy vai trò trong phòng, chống bạo lực gia đình bằng cách phòng ngừa, đấu tranh và tham gia:

Công cuộc phòng ngừa bằng cách nâng cao hiểu biết pháp luật cá nhân, xây dựng kỹ năng ứng xử và ứng xử văn hóa là rất khó. Vì thực chất khó áp dụng luật vào thực tế, người dân rất sợ luật vì không hiểu được luật do trình độ học vấn hoặc là do luật có những nội dung khó hiểu, không sát thực tế; đa số người dân lại là lao động chân tay nên thái độ giao tiếp ứng xử của họ rất thoải mái, không câu nệ.

Khó khăn thứ hai trong công cuộc đấu tranh, phòng ngừa là thái độ e ngại, đèn nhà ai nấy sáng nên thái độ tham gia góp ý, phê bình tại cộng đồng, khai báo, làm chứng hầu như không thể thực hiện.

Khó khăn thứ ba trong thực thi nguyên tắc này đó là gia đình chủ động hòa giải mâu thuẫn tranh chấp nếu có trong nội bộ và đối với hàng xóm, láng giềng thì quan tâm hỗ trợ, tương trợ, giúp đỡ. Việc chủ động hòa giải mâu thuẫn là không thể nào vì người

trong cuộc không thấy được vấn đề. Sự quan tâm hỗ trợ đối với xóm giềng cũng vậy, mỗi gia đình đều có suy nghĩ không thích bao đồng, không thích lo chuyện thiên hạ.

Khó khăn thứ tư đó là phần lớn gia đình, cá nhân chỉ tập trung vào công việc, chỉ lo kiếm thu nhập nên việc quan tâm đến thành viên về tâm tư, tình cảm, đời sống, việc làm…cũng khó mà thực hiện được.

+ Về nghĩa vụ của người có hành vi BLGĐ trong việc tôn trọng sực can thiệp hợp pháp của cộng đồng, chấm dứt ngay hành vi bạo lực và việc kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu, điều trị, chăm sóc chỉ thực hiện được khi họ thật sự có ý thức cá nhân và nhận thấy được cái sai của mình. Nhưng thực tế chó thấy, hầu hết các vụ bạo lực xảy ra thì cơ quan chính quyền phải vào cuộc thì người có hành vi bạo lực mới thực hiện nghĩa vụ của mình.

+ Quyền của nạn nhân được ghi nhận cụ thể trong Luật, nhưng có bao nhiêu nạn nhân dám đến cơ quan yêu cầu bảo vệ quyền lợi của mình? Nguyên nhân là do thái độ rụt rè, sợ sệt, và họ khi đến cơ quan, ban ngành, đòan thể để báo cáo sự việc.

Thực tế trên cho thấy được sự yếu kém trong nhận thức và việc truyên truyền chưa sâu cho người dân nhận thấy trách nhiệm, nghĩa vụ và sự phối hợp với chính quyền, đòan thể để kịp thời ngăn chặn.

+ Vấn đề nữa là mức xử phạt hành chính đối với các trường hợp bạo lực gia đình là tương đối nhẹ, cụ thể mức phạt thấp nhất từ 100 ngàn đồng và tối đa là 2 triệu đồng được áp dụng đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình hoặc cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý thông qua việc phát tán tư liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình, không cho nạn nhân thực hiện quyền làm việc, đọc sách báo; thường xuyên theo dõi thành viên gia đình làm tổn hại danh dự, uy tín của người đó (Nghị định số 110/2009/NĐ-CP).

Một phần của tài liệu BÁO CÁO VỀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP: QUẬN 6 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w