Lưới mành

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng nghề khai thác tôm hùm giống tại thành phố Quy Nhơn (Trang 33)

Lưới mành dùng để khai thác tôm Hùm giống được làm bằng cước trủ màu xanh có kích thước mắt lưới 2a = 10 mm, loại lưới này được dệt bằng máy. Lưới mành gồm có 2 loại là mành trủ (Mành tải, mành tam giác), mành trủ vây rút chì.

Nguyên lý đánh bắt

Hai loại lưới mành này đều có chung nguyên lý khi tham gia đánh bắt tôm Hùm giống đó là dùng nguyên lý bẫy lọc. Tức là khi thả, lưới dưới nước lưới tạo thành như một bức tường lưới có màu như đá, tôm con tưởng đây là nơi trú ẩn vào báo vào đó. Khi kéo lưới lên nhờ kích thước mắt lưới nhỏ tôm bám vào lưới bị lọc ra khỏi nước và được lưới thu lên.

Cấu tạo ngư cụ

Lưới mành trủ

Đây là loại lưới được dùng phổ biến và nhiều nhất trong nghề khai thác tôm Hùm giống tại thành phố Quy Nhơn.

Hình dạng: lưới có hình dạng

như hình tam giác cân, hai cạnh bên được gắn phao, cạnh đáy được gắn chì. Hai cạnh bên dài bằng nhau từ 50 – 60m, cạnh đáy dài từ 35 - 42m. Hình dạng lưới dưới nước cũng có dạng tam giác đứng với cạnh đáy sát đất và đỉnh của tam giác được nổi trên mặt nước.

Hình 2.6: Hình tổng thể lưới mành trủ

Bản vẽ hình tổng thể lưới mành trủ (xem phụ lục)

Thân lưới: Thân lưới được làm bằng lưới cước trủ màu xanh, vật liệu

dùng là PE, kích thước mắt lưới 2a = 10mm, thân lưới gồm các tấm lưới dệt sẵn được máy lại với nhau bắng máy may.

Dây giềng: Dây giềng được bao quanh lưới, gồm có hai dây bằng nhau là

PP12. Giềng được lắp ở hai cạnh của tam giác cân, cạnh đáy đ ược lắp giềng chì.

Phao: Được làm bằng xốp dẻo có kích thước 15x7cm, khoảng cách hai

phao là 5cm.

Hình 2.8: Chì lưới mành tải Hình 2.7: Hình dạng phao lưới mành tải

Chì: Chì được dùng là chì cục có hình thoi tròn có lỗ để luồn dây giềng. Liên kết giữa thân lưới và dây giềng: Dùng hình thức sươn quấn.

Lưới mành trủ vây rút chì

Hình dạng: Có hình dạng như lưới vây dùng để đánh cá:

Hình vẽ tổng thể lưới mành trủ vây rút chì (phụ lục 2)

Cấu tạo của lưới mành trủ vây rút chì giống như lưới vây thông thường những có cấu tạo đơn giản hơn, chiều dài lưới thường từ 250 - 350m, chiều cao thường từ 40 – 50m và cũng có các phần tương tư như lưới vây thông thường.

Thân lưới: Thân lưới cũng được làm bằng cước trủ màu xanh có kích

thước mắt lưới 2a = 10mm, thân lưới được ghép lại với nhau bằng những tấm l ưới có kích thước 100x0,64m và được máy lại bằng máy may.

Lưới chao: Được dùng lưới có kích thước mắt lưới 2a = 20mm, không có

chao phao chỉ có chao chì và chao biên. Độ rộng của chao biên là 20cm, độ cao của chao chì là 50cm. lưới chao và thân lưới được liên kết với nhau bằng hình thức sươn quấn. gồm 2 loại:

1.Mành trủ (Mành tải)

Dây giềng: Gồm có giềng phao, giềng chì, giềng biên và giềng rút. Dây

giềng rút là dây PP 25 có một dây dài khoảng 450m. Các dây giềng đều là dây PP 25 gồm 2 dây giềng băng và giềng luồn.

Phao: Được dùng là phao xốp mềm có kích thước 15x7cm, khoảng cách

giữa 2 phao khoảng 5cm.

Hình 2.9: Chì lưới mành trủ vây rút chì Hình 2.10: Phao lưới mành trủ vây rút chì

Chì: Được dùng là dạng chì hình thoi tròn có lỗ đề luồn dây, khoảng cách

hai chì 20 cm.

Vòng khuyên: Gồm 2 loại: Lớn và

nhỏ. Loại lớn có kích thước20cm và chỉ có 2 cái được lắp ở hai đầu lưới, loại nhỏ có kích thước 7cm được lắp trong giềng chì, khoảng cách giữ hai vòng khuyên là 50cm.

Kỹ thuật đánh bắt

Kỹ thuật đánh bắt lưới mành trủ

Loại lưới này chỉ tiến hành đánh bắt vào ban đêm, thời gian đánh bắt bắt đầu từ 5h chiều và kết thúc vào 5h sáng. Sau khi chọn xong vị trí khai thác thuận lợi, tiến hành thả lưới.

Thả lưới: Lưới được thả chán ngang dòng chảy của nước. Đầu tiến tiến hành

thả neo trên đỉnh của lưới trước tiếp sau đó tiến hành thả 2 neo ở hai góc còn lại. Sau khi thả xong, các neo vỡn được liên kết với tàu bằng hệ thống dây sau đó tàu tiến lên neo trên đỉnh để thả lưới. Lưới được đặt ở đuôi tàu và đỉnh của lưới được liên kết với neo trên đỉnh và tiến hành thả, khi thả tàu đi ngược nước. Khi thả tới phần đáy hai góc của lưới được buộc vào 2 neo còn lại. Thả xong lưới tàu tiến hành thả tiếp một neo nữa và neo này được thả thẳng hàng với neo trên đỉnh lưới. Tiếp đến tàu tiến vào giữa lưới và được neo cố định nhờ neo thừ 4 và neo trên đỉnh lưới.

sau khi hoàn tất việc thả lưới tàu tiến hành chong đèn, đèn được ching cho tời khi thu lưới. trong một tối lưới có thể được thu từ 1đến 2 lần tuỳ vào thời vụ và mức độ có tôm.

Thu lưới: Đến thời điểm thu lưới hai dây ở neo đáy được dật, lưới ở neo đáy

được nổi lên nhờ sức nổi của phao. Sau đó phần đáy lại, khập hai giềng phao lại và thu lưới lên tàu sau đó thao lưới từ từ để tìm tôm.

Kỹ thuật đãnh bắt lưới mành trủ vây rút chì

Loại lưới này chỉ tiến hành đánh bắt vào ban đêm, thời gian đánh bắt bắt đầu từ 5h chiều và kết thúc vào 5h sáng. Sau khi chọn xong vị trí khai thác thuận lợi, tiến hành thả lưới.

thả lưới: Lưới được thả theo hình chữ C, thả từ ngoài xa dùng một tàu kéo

luân phiên 2 đầu vào gần bờ. Loại lưới này không dùng đèn mà kéo trôi lư ới để tôm bám vào lưới sau đó kéo lưới lên.

Thu lưới: Cách thu lưới loại này tương tự như lưới vây. Hai đầu phao được

thu dây rút chì chỉ dùng sức người. Khi rút xong giềng chì được đặt lên tàu, lưới ở dưới nước và dọc theo mạn tàu, có 8 – 10 thủy thủ thao lưới để tìm và bắt tôm.

*Ưu điểm của lưới mành

- Chủ động chọn được địa điểm và thời điểm khai thác

- Thi công và lắp ráp dễ dàng

- Ít phụ thuộc vào điều kiện thời tiết *Nhược điểm của lưới mành

- Không bền và rất dễ rách

- Tỉ lệ chết trong khai thác (do lưới chất thành đống, do sự bất cẩn của người khai thác) khá cao (5%)

- Có tác động xấu đến đáy biển do dùng nhiều neo

2.4.2.2 Chà

Nguyến lý đánh bắt: Theo nguyên lý bẫy, tôm nhìn thấy chà tưởng nơi trú ẩn và chui vào khi kéo chà lên tôm b ị mắc lại trong chà và bị bắt.

Cấu tạo

Cha là loại dụng cụ có cấu tao rất đơn giản gồm hai loại là chà bè và chà dây. cấu tạo của hai loại đều từ những cục ch à nhỏ, một cục chà đều có cấu tạo giống nhau gồm từ nhiều cây que nhỏ, những cây gai nhỏ có chiều d ài chừng 50cm được bó lại thành một bó và được bao bằng một mảnh lưới cước có kích thước mắt lưới 2a = 20mm. Hình dạng của một cục chà thường là hình trụ hoặc hình đĩa và được buộc vào một sợi dây thừng.

Chà bè: Một bè chà gồm một khung hình chữ nhật có kích thước chừng

2x1,5m được gắn phao để nổi được trên mặt nước. Phía trên khung có que ngáng để buộc máng đèn, mỗi máng đèn có 2 bóng 75w và đư ợc thắp sáng bằng máy phát điện. Phía

dưới được buộc các cục chà sao cho các cục chà sát đáy. mỗi bè có

từ 10 đến 15 cục chà. Bốn góc của khung H ình 2.12: Hình dạng một cục chà

được buộc đá rằn khỏi bị trôi. Loại ch à này có thể di chuyên để thay đổi vị trí đánh bắt. được buộc đá rằn khỏi bị trôi. Loại ch à này có thể di chuyên để thay đổi vị trí đánh bắt.

Chà dây: Một dây chà dài từ 100 đến 200m, các cục chà nhỏ được buộc vào dây chính với khoảng cách khoảng 2m, tại mỗi vị trí có ch à được đánh dấu bằng phao xốp. Chà dây được thả dọc theo bờ biển cách bờ từ 10 - 20m, hai đầu dây, ở giữa có buộc đá để cố định khỏi trôi, ch à được ngâm cả ngày trong nước.

Kỹ thuật khai thác

Bè chà:Bè được kéo đến vị trí thuận lợi, chà được thả cả ngày và đêm, ban đêm có chong đèn. Thời gian chong đèn từ 5 hoặc 6 giờ chiều hôm trước tời 5 giờ sáng hôm sau. Đèn được chiếu xuống các cục chà. Ngày tiến hành thu chà 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều. Việc thu chà cũng rất đơn giản, có thể dùng thuyền thúng hoặc thuyền mái chèo. Chà được kéo lên trên thuyền dùng 1 que đập vào chà và dùng nước tưới vào để tôm con rơi xuống 1 tấm lưới được đặt ở phía dưới. tôm được bắt và cho vào chai nhựa.

chà dây: Kỹ thuật đánh bắt của loại chà này rất đơn gian, chà được buộc thành

từng dây và thả dọc theo bờ biển. Khoảng cách so với bờ khoả ng 10 - 20m và được chằng bắng đá hoặc bao cát để ch à khỏi trôi. Chà được thả cả ngày và đêm và chỉ thu chà một lần vào buổi sáng hoặc chiều.

*ưu điểm của chà

- Vốn đầu tư ít, tận dụng từ tự nhiên

- Kỹ thuật đơn giản, tốn ít nhân công

- Sản lượng tôm khai thác phụ thuộc số lượng chà

- Không tác động xấu đến môi trường đáy

- Tỉ lệ tôm chết thấp

- Chỉ đánh được ở ven bờ gần vùng sạn

- Phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, chỉ khai thác hiệu quả trong vùng kín sóng.

- Sản lượng của hình thức này thấp.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng nghề khai thác tôm hùm giống tại thành phố Quy Nhơn (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)