3.1.1 Tàu thuyền
Tàu thuyền tham gia khai thác tôm Hùm giống toàn thành phố liên tục giảm từ năm 2005 đến năm 2007, tổng số tàu thuyền năm 2005 là 1030 chiếc giảm xuống 1028 chiếc năm 2006 và đến năm 2007 chỉ còn 101941
chiếc. tất cả các tàu tham gia khai thác đều có công suất không vượt quá 45cv, trong đó dải công suất từ 15 – 30cv có tỉ lệ lớn nhất chiếm từ 40 – 60%. Các tàu có công suất từ 30 – 45cv chủ yếu là tàu khai thác nghề mành trủ vây rút chì và đa số tập trung tại xã Nhơn Hải.
Số tàu khai thác đã có dấu hiệu giảm nhưng lượng tu thuyền tham gia khai thác vỡn cao so vời tiềm năng khai thác của địa phưong. Theo một số ngư dân khai thác lâu năm thì một trong những nguyên nhân là cho sản lượng của họ giảm đi là do số lượng tàu tham gia khai thác quá đông. Trong th ực tế lượng tàu tham gia khai thác còn cao hơn so với báo cáo của UBND các xã, phường và luôn biến động qua từng mùa vụ. Nguyên nhân ở đây là do một số lượng tàu không nhỏ không đăng ký những vỡn tham gia khai thác, một điểm nữa l à do đặc điểm của nghề khai thác tôm Hùm giống là theo mùa vụ, nếu mùa nào tôm xuất hiện nhiều thì gần như tất cả tàu thuyền trong xã tham gia khai thác khi đó lượng tàu khai thác tăng lên nhiều còn khi tôm xuất hiện ít họ chuyển sang nghề khác hoặc tạm nghỉ.
Số lượng tàu khai thác giảm không hẳn là một tín hiệu tốt mà qua đó chúng ta thấy rằng nguồn lợi tôm Hùm đã có dấu hiệu giảm sút. Các hộ ng ư dân chỉ nghỉ khai thác khi họ khai thác không có hiệu quả, sản l ượng thu được quá thấp. Qua đó chúng ta thấy rằng số lượng tàu khai thác hiên nay đang tạo ra sức ép rất lớn đối với nguồn lợi tôm Hùm, nếu không có sự quản lý chặt chẽ lượng tàu thuyền tham gia khai thác thì không thể có cơ sở vững chắc để xác định sự biến động của nguồn lợi tôm Hùm.
3.1.2 Hình thức khai thác
Hiện nay thành phố Quy Nhơn tồn tại 3 hình thức khai thác tôm Hùm giống đó là: Mành, chà, lặn. Trong đó hình thức mành chiếm trên 80%, có nơi tới 100% như ở Nhơn Lý và Nhơn Hải. Hình thức khai thác bằng chà chỉ có tại phường Ghềnh Ráng và phường Hải Cảng. Đối với nghề lặn bắt tôm H ùm giống còn rất ít hộ tham gia và tập trung nhiều nhất ở phường Hải Cảng.
Trong hình thức khai thác bằng Nghề mành có hai loại đó là: Mành trủ, và mành trủ vây rút chì. Hai loại lưới này được làm từ lưới cước trủ màu xanh, lưới được dệt bằng máy, kích thước mắt lưới 2a = 10mm, vật liệu là PE ( polyetylen).
Đối với lưới mành trủ, lưới có hình tam giác cân, hai cạnh bên dài từ 50 – 60m, cạnh đáy dài từ 35 – 45m, hai cạnh bên đều lắp phao, cạnh đáy lắp chì. Trong quá trình khai thác mỗi tàu phải sử dụng 4 neo, mỗi neo nặng từ 100 – 130 kg. Lưới chỉ được khai thác vào ban đêm và được chong đêm. Thời gian khai thác bắt đầu từ 5 – 6h ngày hôm trước tới 5h sáng hôm sau. Sản lượng trung bình 1 đêm khoảng 5 – 10 con/đêm gồm tôm Bông, và tôm Hùm Xanh.
Lưới mành trủ vây rút chì có dạng hình chữ nhật, chiều dài từ 250 – 350 m, chiều cao từ 40 – 50 m có cấu tạo các phần tương tự như lưới vây. Loại lưới này cũng được khai thác vào ban đêm như lưới mành trủ nhưng không sử dụng đèn, lưới được thả theo hình chữ C và được kéo dần vào phía bờ. Sản lượng trung bình khoảng 25– 30 con/đêm. Có nhưng đêm có tàu khai thác đư ợc 100 con trong một mẻ
Với hình thức khai thác bằng nghề chà có hai loại là chà bè và chà dây. Chà bè là chà sử dụng bè đèn có buộc các cục chà phía dưới, mỗi bè có từ 15 – 20 cục chà. Loại chà này có thể thay đổi địa điểm khai thác khi cần thiết. Thời gian thắp đ èn từ 5h chiều hôm trước tới rạng sáng ngày hôm sau. Sản lượng mỗi bè trung bình từ 5 - 7 con. Chà dây là chà có dạng dây, các cục chà được buộc vào một sợi dây chính dài từ 200 – 300m, được thả dọc theo bờ biển với khoảng cách khoảng 10 – 20m so với bờ, sản lượng trung bình một ngày đêm khoảng 3 – 5 con.
Hình thức khai thác tôm Hùm giống bằng cách lặn bắt hiện nay c òn rất ít người tham gia. Đây là nghề nguy hiểm chỉ có những người có sức khoẻ và kinh nghiệm mới có thể làm. Lặn có 2 hình thức là lặn có bình hơi và lặn không có bình hơi nay rất ít người tham gia còn
3.1.3 Các yếu tố khai thác
Mùa khai thác tôm Hùm giống tại các địa điểm trong thành phố Quy Nhơn bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Ri êng đối với nghề chà có thể kéo dài đến tháng 6 hoặc tháng 7. Ngư trường khia thác chủ yếu trong địa b àn thành phố, các hộ ngư dân hầu như tổ chức khai thác ngay tại địa ph ương mình như tại Nhơn hải, nhưng có tới 100% các hộ khai thác tại địa b àn trong xã. Thời gian khai thác trong 1 tháng từ 20 – 24 ngày. Như vậy tôm được khai thác gần như liên tục tạo nên sức ép lớn đối với nguồn lợi.
Cỡ tôm Hùm giống khai thác được tại Quy Nhơn có 2 loại: cỡ tôm trắng và cỡ tôm đen. Sau khi lấy mẫu và tiến hành đo đạc ta xác định được kích cỡ của tôm, với cỡ tôm trắng kích thước chiều toàn thân là từ 2,5 – 3cm, cỡ tôm đen chiều dài toàn thân khoảng 5 – 7cm.
3.1.4 Sản lượng khai thác
sản lượng tôm khai thác toàn thành phố năm 2007 là 141.500 con đã giảm 121.900 con so với năm 2006 là 263.400 con và giảm 168.250 con so với năm 2005, như vậy sản lượng liên tục giảm lớn qua các năm. Qua đây ta thấy nguồn lợi tôm Hùm đã có dấu hiệu giảm sút nghiệm trọng. Trong 3 h ình thức khai thác thì hình thức khai thác bằng mành cho sản lượng cao nhất uớc tính khoảng 90% tổng sản lượng được khai thác bằng nghề mành. Sản lượng tôm khai thác được chỉ tập trung chủ yếu vào thời gian khoảng từ tháng 12 – 3 hàng năm. Đây là mùa khai thác chính trong năm, ngư dân khai thác tôm Hùm gi ống tập trung khai thác với cường độ cao trong khoảng thời gian này và nó quyết định đến tổng sản lượng cho cả năm hay cả mùa. Trong mùa khai thác chính, m ột tàu mành tải vây rút có thể có những ngày khai thác được khoảng 200 con thu về khoảng 30 triệu đồng. Vời khoản ti ến lới như vậy nên ngư dân đô xô đi khai thác tôm Hùm gi ống với hy vọng làm giàu và
đây cũng là nguồn thu chính cho cả gia đình trong một năm. Việc cấm khai thác hoàn toàn trong mùa tôm sinh s ản là không thể thực hiện vào thời điểm hiện nay, do đó để bảo vệ nguồn lợi tôm Hùm nhà nước cần có những kế hoạc lâu d ài và có những chính sách hợp lý.
3.1.5 Năng suất khai thác
Trong ba hình thức khai thác chính tại thành phố Quy Nhơn là mành, chà và lặn thì hình thức khai thác chính là nghề mành; chiếm tới 80% của các nghề khai thác hoặc có những nơi nghề này chiếm tới 100% như ở Nhơn Lý và Nhơn Hải. Về năng suất khai thác, nghề này cho năng suất cao nhất gấp 1,5 – 2 lần có khi tới 5 lần so với các hình thức khai thác khác.
Về sản lượng khai thác, nghề mành chiếm tới 90% tổng sản lượng khai thác của các nghề. Vì thế, ta chỉ cần tính toán sự biến động về năng suất khai thác của nghề này để làm cơ sở xác định sự biến động về năng suất khai thác chung cho nghề khai thác tôm Hùm ở địa phương nghiên cứu.
Năng suất khai thác được tính ở đây là năng suất khai thác trung bình của một đơn vị khai thác (Tàu thuyền) trong một đơn vị thời gian (/mẻ,/giờ, /ngày, /tháng, / mùa hay / năm). Công thức tính như sau:
t S
CPUE (con/giờ) Trong đó :
CPUE: năng suất khai thác trung bình/ giờ S: sản lượng khai thác một mẻ (con) t: thời gian khai thác của một mẻ (giờ)
Áp dụng công thức này và tính toán khi biết tổng sản lượng khai thác của mọt năm ta tính được CPUE của một giờ như sau
5 25x Nxtxnx TSL CPUE (con/giờ) Trong đó :
TSL: Tổng sản lượng tại một xã, phương trong một năm N: Tổng số lượng tàu thuyền tam gia khai thác
5: Là số tháng khai thác trong mùa (từ tháng 11 đến tháng 3) 25: Là số ngày khai thác trong một tháng (trung bình 25 ngày ) n: Số mẻ khai thác trong ngày (n = 2 mẻ)
t: Thời gian khai thác một mẻ (t = 4 giờ )
Từ công thức đó ta tính được năng suất khai thác qua các năm của nghề m ành ở các đại điểm khai thác được cho ở bảng 2.13. (Tính cho tôm H ùm Bông )
Bảng 2.13: Năng suất khai thác qua các năm tính theo số liệu của UBND x ã, phường Năm Địa điểm 2005 2006 2007 Tỉ lệ % giảm năm 05/06 Tỉ lệ % giảm năm 06/07 P. Ghềnh Ráng 0.376 0.341 0.194 9.31 48.4 P.Hải Cảng 0.262 0.23 0.135 12.21 48.47 Xã Nhơn Hải 0.583 0.599 0.203 -2.74 65.18 Xã Nhơn Lý 0.458 0.285 0.334 37.77 27.07
(Ngu ồn: Tính theo số liệu của UBND)
Qua kết qủa ở bảng 2.13 ta thấy rằng năng suất khai thác của năm 2005 so với năm 2007 đã giảm từ 27.07% đến 65,18%.
Thực tế, năng suất khai thác qua phổng vấn trực tiếp có sự sai khác so với số liệu báo cáo của địa phương theo bảng sau:
Bảng 2.14: Năng suất khai thác qua các năm tính theo số liệu điều tra phỏng vấn trực tiếp Năm Địa điểm 2005 2006 2007 Tỉ lệ % giảm năm 05/06 Tỉ lệ % giảm năm 06/07 P. Ghềnh Ráng 0.767 0.731 0.365 4.69 52.41 P.Hải Cảng 0.728 0.72 0.377 1.1 48.21 Xã Nhơn Hải 1.518 1.289 0.631 15.09 58.43
Ghi chú: Số liệu tính cho tôm Hùm Bông
Theo kết quả thu được ở bảng 2.14 cũng cho ta thấy rằng năng suất khai thác đã giảm từ 48,21% đến 58,43% tính từ năm 2005 đến năm 2007.
Trong khi đó cường lực khai thác (x số lượng thuyền nghề) của nghề mành khai thác tôm hùm giống ở địa phương biến động qua các năm theo bảng sau:
Bảng 2.15: Biến động về cường lực khai thác Năm Địa điểm 2005 2006 2007 Tỉ lệ % giảm năm 05/06 Tỉ lệ % giảm năm 06/07 P. Ghềnh Ráng 150 146 146 2.67 2.67 P.Hải Cảng 150 135 130 10 13.33 Xã Nhơn Hải 456 455 444 0.22 2.63 Xã Nhơn Lý 280 292 299 -4.29 -6.79
( Ngu ồn: tính theo số liệu UBND) Từ kết những kết quả thu được về khai thác tỷ lệ suy giảm về năng suất và cương lực khai thác tương ứng qua các năm cho ta thấy: Nguồn lợi tôm H ùm hiện nay đang bị suy giảm nghiêm trọng và chúng ta cần có những biện pháp nhằm bảo vệ và khai thác một cách hợp lý.
Theo kết quả cho ở bảng 2.13 và bảng 2.14 ta thấy có sự chênh nhau rất lớn, mặc dù số liệu thu thập được từ điều tra chưa hoàn toàn tin cậy nhưng từ đó cũng cho ta thấy rằng tình hình thực tế về nghề khai thác tôm H ùm là rất phức tạp và khó quản lý. Số liệu về sản lượng tôm khai thác được do Sở Thuỷ sản và các UBND các xã, phường cung cấp nhỏ hơn nhiều so với thức tế ngư dân khai thác được, cũng có nghĩa là trong thực tế nguồn lợi tôm Hùm còn bị xâm phạm ở mức độ cao hơn rất nhiều và nó đã có sự giảm sút nghiêm trọng.
3.2 TÁC ĐỘNG CỦA THỰC TRẠNG KHAI THÁC ĐẾN MÔI TR ƯỜNG VÀNGUỒN LỢI TÔM HÙM NGUỒN LỢI TÔM HÙM
3.2.1 Nguồn lợi tôm Hùm3.2.1.1 Tàu thuyền 3.2.1.1 Tàu thuyền
Tính từ năm 2005 đến năm 2007 số lượng tàu thuyền tham gia khai thác đã có dấu hiệu giảm nhẹ, nhưng thay vào đó số lượng tàu thuyền có công suất lớn lại tăng lên, hầu hết những tàu này là dùng để đánh cá được chuyển sang khai thác tôm trong khi đó khu vực đánh bắt được mở rộng thêm ra ngoài khơi xa. Như vậy sức ép của số lượng tàu thuyền khai thác lên nguồn lợi tôm Hùm không hề giảm. Đặc tính của nghề khai thác tôm Hùm giống là theo mùa vụ. Những năm nào số lượng tôm Hùm xuất hiện nhiều là năm đó số lượng tàu tham gia khai thác tăng lên, năm nào xuất hiện ít thì số lượng tàu thuyền tham gia khai thác sẽ giảm đi, chính điều đó l àm cho nguồn lợi tôm Hùm luôn bị đe doạ nếu không có những chính sách quản lý việc khai thác một cách hợp lý.
3.2.1.2 Dụng cụ khai thác
Trong ba hình thức được sử dụng để khai thác tôm H ùm giống hiện nay: mành, chà, lặn. Mỗi hình thức đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng và tôm Hùm giống được đánh bắt từ xa bằng mành, vào đến gần bờ được đánh bằng chà sau đó được ngư dân lặn bắt ở sát bờ. Với cách khai thác nh ư trên cho thấy nguồn lợi tôm Hùm bị khai thác một cách triệt để
Trong 3 hình thức khai thác thì khai thác bằng mành chiếm tỷ lệ cao trên 80% và là hình thức khai thác chính ở tất cả các địa điểm của Quy Nhơn. Chính vì thế làm lãng phí một lượng lớn tôm Hùm giống một cách vô ích do tôm bị chết trong quá trình khai thác khoảng 5%, chưa kể khai thác bằng mành chất lượng con giống kém hơn các nghề khác.
tỷ lệ nghề mành chiếm trên 80%, là nghề cho sản lượng cao tao sức ép lớn đối với nguồn lợi tôm Hùm cộng thêm lượng chết do khai thác khoảng 5%
Hiện nay nhu cầu tôm Hùm giống cho nuôi lồng là rất cao, chính vì thế người dân tìm mọi cách để khai thác tôm Hùm giống. Hình thức khai thác bằng mành trủ vây rút chì ngày càng tăng. Đây là ngư cụ cho sản lượng rất cao,có thể đánh bắt được 300 con mẻ, trung bình khoảng 25-30 con/ngày. Với hình thức khai thác này nguồn lợi tôm Hùm sẽ ngày một cạn kiệt. Đây là mối đe dạo ngày càng cao với nguồn lợi tôm Hùm
3.2.1.3 Thành phần loài và kích cỡ khai thác
Trong 4 loại tôm thường thấy tại Việt Nam thì ngư dân chỉ khai thác vào các đối tượng có giá trị kinh tế như tôm Hùm Bông và tôm Hùm Xanh. Đi ều này đã làm mất cân bằng về số lượng loài trong tự nhiên và hơn thế nữa còn dẫn đến suy giảm nguồn lợi nghiêm trọng vì đã làm mất khả năng tái sản xuất của mỗi lo ài
Trong thực tế khi khai thác tôm Hùm Bông và tôm Hùm Xanh nhưng l ại bắt gặp rất nhiều giống tôm khác không có giá trị kinh tế. Những ng ư dân coi những con tôm Hùm này là những loài cá tạp để sử dụng vào mục đích khác chính vì thế những nguồn lợi tôm Hùm ở những loài ít có giá trị kinh tế cũng bị giảm theo.
Tại các vùng trọng điểm kích cỡ tôm Hùm giống khai thác được là nhỏ, đa số tôm Hùm khai thác được là cỡ tôm trắng ( có khả năng đây l à giai đoạn ấu trùng
Puerulus), chúng tiếp tục phải trải qua nhiều lần lột xác mới có thể trở th ành tôm con có sức đề kháng cao và thích nghi tốt với môi trường nuôi nhốt. Nếu kích cỡ tôm khai thác lớn hơn đến giai đoạn giống hoặc con non thì chắc rằng tỷ lệ sống trong quá trình ương nuôi sẽ cao hơn. Chính điều đó đã làm lãng phí một lượng đáng kể nguồn giống tôm Hùm. Để bù lại, người nuôi lại phải đi mua giống mới v ì thế đã làm tăng nhu cầu con giống lên cao hơn và các ngư dân lại tiếp tục khai thác tôm Hùm giống ngoài tự nhiên.
3.2.1.4 Thời gian khai thác tôm Hùm
Mùa khai thác chính kéo dài 5 tháng b ắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Mùa phụ kéo dài thêm 1 - 3 tháng tiếp theo. Trong mùa chính hoạt động khai thác