Trong 3 dụng cụ được dùng để khai thác tôm Hùm giống tại thành phố Quy Nhơn việc ảnh hưởng tới môi trường biển là không lớn, riêng chỉ có dụng cụ khai
thác bằng lưới mành trủ có ảnh hưởng tới nền đáy biển do sử dụng nhiều neo dễ phá huỷ môi trường đáy.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1 Kết luận
1.Các vùng khai thác tôm Hùm vùng biển thành phố quy nhơn gồm: phường Ghềnh Ráng, thôn Hải Minh (thuộc ph ường Hải Cảng), xã Nhơn Hải, xã Nhơn Lý.
2. Tuổi trung bình của các chủ hộ tôm Hùm là 37,5 tuổi. Có 89,22% đối tượng khai thác tôm Hùm có trình độ học vấn đến cấp 2 và có 10,78% số hộ có trình độ học vấn đến cấp 3. thời gian làm nghề khai thác tôm Hùm giống trung bình 6,2 năm. 3.Có 3 hình thức khai thác tôm Hùm giống gồm: mành (gồm có mành tải, mành trủ dây rút chì), chà, lặn. Mùa vụ khai thác tôm Hùm giống từ tháng 11 đến tháng 4.
- Các hộ khai thác mành có số ngày khai thác là 24 – 26 ngày/tháng. - Khai thác bằng chà liên tục cả tháng.
- Các hộ đi lặn trung bình khoảng 17 ngày/tháng.
4. Sản lượng khai qua 2 năm gần đây liên tục giảm, năm 2007 sản lượng toàn thành phố là 309.750 con năm 2005 tới năm 2006 còn có 163.400con và chỉ còn 141.500 con và năm 2007.
- Sản khai thác được chủ yếu tập trung vào khoảng từ tháng 12 – 3 hàng năm. - Sản lượng nghề mành chiếm 90% tổng sản lượng
5. Số lượng tàu thuyền tham gia khai thác của toàn thành phố đã có dấu hiệu giảm, cả thành phố năm 2006 có 1028 chiếc, đến năm 2007 còn 1019 chiếc. Công suất tàu khai thác tôm Hùm chủ yếu là tàu có công suất <45cv, trong đó dải công suất 15 – 30 chiếm tỷ lệ lớn nhất 40 – 60%.
6. Ngư trường khai thác chủ yếu là trong vùng biển của thành phố Quy Nhơn, như ở Nhơn Hải có tới 100% hộ khai thác trong địa b àn xã, phường Hải Cảng có 80% số hô tham gia khai thác trong địa bán x ã.
7. Kích cỡ tôm Hùm giống khai thác mành 100% cỡ tôm trắng. Hình thức bằng chà cỡ tôm trắng chiếm 90%, cỡ tôm đen 10%. Kích th ước chiều dài của tôm trắng khoảng 2,5cm, cỡ tôm đen khoảng 3 – 5 cm.
8. Có 4 loại tôm Hùm được tìm thấy tại vùng biển Quy Nhơn: tôm Hùm Bông, tôm Hùm Xanh, tôm Hùm Sỏi, tôm Hùm Đỏ. Tỷ lệ tôm Hùm Bông khai thác được chiếm trên 60%.
9. Năng suất khai thác đã giảm liên tục từ năm 2005 đến năm 2007 với mức độ giảm khoảng từ 27% đến 68% tuỳ từng địa phương, những hầu hết năng suất đều giảm xấp xỉ khoảng 50%.
10. Trong 3 hình thức khai thác: mành, chà, lặn chỉ có hình thức khai thác bằng mành trủ là ảnh hưởng đến môi trường đáy biển.
4.2 Kiến nghị
1. Tiếp tục điều tra nguồn lợi tôm H ùm giống tại thành phố Quy Nhơn để xây dựng kế hoạch khai thác hợp lý
2. Thực hiện và đẩy mạnh các dự án thả tôm H ùm bố mẹ đến chu ký sinh sản xuống biển như đã từng thực hiện ở Nha Trang và Phú Yên.
3. Phải có những quy định cụ thể về loại ng ư cụ được phép khai thác, kích cỡ của ngư cụ và thời gian khai thác trong năm.
Tài liệu tham khảo
[1] PGS.TS. Nguyễn Chính, TS. Đào Mạnh Sơn…(2003),Danh mục các loài nuôi biển và nước nợ Việt Nam, dụ án DANIDA Bộ Thủy Sản
[2] Hồ Thu Cúc (1990), Nguồn lợi và các biện pháp bảo vệ nguồn lợi tôm Hùm vùng biển miền trung, Các công trình nghiên cứu Khoa Học Kỹ Thuật Thủy Sản (1986-1990), Bộ thủy sản, NXB Hà Nội, tr. 56 – 72
[3] Lê Văn Hảo (2005). Bải giảng phương pháp nghiên cứu khao học ,Trường Đai Học Nha Trang
[4] Nguyễn Đình Huy (2005), Thực trạng khai thác tôm Hùm và sự tác động của nghề khai thác tôm Hùm tới nguồn lợi tôm Hùm ở các vùng trọng điểm thuộc 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Luận văn thạc sĩ Ngành nuôi trồng thuỷ sản. Trường Đại Học Nha Trang.
[5] Nguyễn Thị Bích Thuý (1995), Một số đặc điểm sinh học sinh sản của tôm Hùm Bông (Panulius ornatus Fabricius 1798) ở vùng biểm Miền Trung, Luận án cao học Nghành nuôi trồng thuỷ sản, Trường Đai Học Nha Trang
[6] Nguyễn Thị Bích Thuý (1998), Nghiên cứu đặc điểm sinh học góp phần bảo vệ nguồn lợi tôm Hùm ở vùng ven biển Việt Nam, Luận án tiến sĩ khoa học sinh học, Viện Hai Dương Học, Nha Trang.
[7] Nguyễn Thị Bích Thuý và ctv (2003). Điều tra kỹ thuật khai thác tôm H ùm giống và ký thuật nuôi ương tôm Hùm Bông ở vùng biển tỉnh Phú Yên.
[8] Nguyễn Thị Bích Thuý (2004), Một số đặc điểm sinh học, sinh sản của tôm Hùm Sỏi ( Panulius stimpsoni Hoithuis, 1963), Tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học công nghệ (1984-2004), tr. 15-58
[9] Bộ thuỷ sản, Nguồn lợi thủy sản Việt Nam(1996), Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội, tr. 82-123, 474 – 476
[10] GS-TS Nguyễn Trọng Nho, TS. Tạ Khắc Thường, Kỹ thuật nuôi giáp xác, trang 122,Trường Đại Học Nha Trang.
[11] www.binhdinhinvest.gov.vn [12] www.Agriviet.com.vn. [13] www.binhthuan.gov.vn [14] www.fistenet.gov.vn