Tính từ năm 2005 đến năm 2007 số lượng tàu thuyền tham gia khai thác đã có dấu hiệu giảm nhẹ, nhưng thay vào đó số lượng tàu thuyền có công suất lớn lại tăng lên, hầu hết những tàu này là dùng để đánh cá được chuyển sang khai thác tôm trong khi đó khu vực đánh bắt được mở rộng thêm ra ngoài khơi xa. Như vậy sức ép của số lượng tàu thuyền khai thác lên nguồn lợi tôm Hùm không hề giảm. Đặc tính của nghề khai thác tôm Hùm giống là theo mùa vụ. Những năm nào số lượng tôm Hùm xuất hiện nhiều là năm đó số lượng tàu tham gia khai thác tăng lên, năm nào xuất hiện ít thì số lượng tàu thuyền tham gia khai thác sẽ giảm đi, chính điều đó l àm cho nguồn lợi tôm Hùm luôn bị đe doạ nếu không có những chính sách quản lý việc khai thác một cách hợp lý.
3.2.1.2 Dụng cụ khai thác
Trong ba hình thức được sử dụng để khai thác tôm H ùm giống hiện nay: mành, chà, lặn. Mỗi hình thức đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng và tôm Hùm giống được đánh bắt từ xa bằng mành, vào đến gần bờ được đánh bằng chà sau đó được ngư dân lặn bắt ở sát bờ. Với cách khai thác nh ư trên cho thấy nguồn lợi tôm Hùm bị khai thác một cách triệt để
Trong 3 hình thức khai thác thì khai thác bằng mành chiếm tỷ lệ cao trên 80% và là hình thức khai thác chính ở tất cả các địa điểm của Quy Nhơn. Chính vì thế làm lãng phí một lượng lớn tôm Hùm giống một cách vô ích do tôm bị chết trong quá trình khai thác khoảng 5%, chưa kể khai thác bằng mành chất lượng con giống kém hơn các nghề khác.
tỷ lệ nghề mành chiếm trên 80%, là nghề cho sản lượng cao tao sức ép lớn đối với nguồn lợi tôm Hùm cộng thêm lượng chết do khai thác khoảng 5%
Hiện nay nhu cầu tôm Hùm giống cho nuôi lồng là rất cao, chính vì thế người dân tìm mọi cách để khai thác tôm Hùm giống. Hình thức khai thác bằng mành trủ vây rút chì ngày càng tăng. Đây là ngư cụ cho sản lượng rất cao,có thể đánh bắt được 300 con mẻ, trung bình khoảng 25-30 con/ngày. Với hình thức khai thác này nguồn lợi tôm Hùm sẽ ngày một cạn kiệt. Đây là mối đe dạo ngày càng cao với nguồn lợi tôm Hùm