HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝBÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP Đề tài: “ Tìm hiểu quy trình khởi tạo khoản vay trong phân vệ Intellect Lending của phần mềm Intellect tại ng
Trang 1HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Đề tài: “ Tìm hiểu quy trình khởi tạo khoản vay trong phân vệ
Intellect Lending của phần mềm Intellect tại ngân hàng SHB”
Đơn vị thực tập : Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội
Giảng viên hướng dẫn : ThS Bùi Thị Hồng Nhung
Sinh viên thực hiện : Lê Thế Anh
Lớp : HTTTB Khoá : 11 (2008-2012)
Hệ : Chính quy
Hà Nội, tháng 6/2012
Trang 2HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Đề tài: “ Tìm hiểu quy trình khởi tạo khoản vay trong phân vệ
Intellect Lending của phần mềm Intellect tại ngân hàng SHB”
Đơn vị thực tập : Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội
Giảng viên hướng dẫn : ThS Bùi Thị Hồng Nhung
Sinh viên thực hiện : Lê Thế Anh
Lớp : HTTTB Khoá : 11 (2008-2012)
Hà Nội, tháng 6/2012
Trang 3HỌC VIỆN NGÂN HÀNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Ngành đào tạo: Hệ thống thông tin quản lý Hệ đào tạo: Chính quy
1/ Tên chuyên đề thực tập: Tìm hiểu về quy trình khởi tạo khoản vay trong phân
hệ Intellect lending của phần mềm Intellect tại Ngân Hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội 2/ Nội dung chính của chuyên đề:
1/ Tổng quan về NHTM cổ phần Hà nội
2/ Tìm hiểu về phân hệ Intellect Lending
3/Thực trạng triển khai phần mềm Intellect
4/ Ngày nộp chuyên đề : 06/06/2012
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn nhưng cũngkhông ít thách thức Các Ngân hàng thương mại cũng không đứng ngoài sự cạnh tranhmãnh liệt đó Hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam phải nỗ lực không ngừng để cảithiện về chất lượng và số lượng
Việc triển khai hệ thống công nghệ thông tin xuyên suốt hệ thống ngân hàng đãkhông còn là mới lạ với các nước phát triển trên thế giới Nhưng nó chỉ thực sự được triểnkhai tại các Ngân hàng ở Việt Nam trong một vài năm trở lại đây
Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn- Hà Nội là một ngân hàng trẻ, đi vào hoạtđộng từ năm 1993 đã không ngừng cố gắng với mục tiêu trở thành Ngân hàng bán lẻ hàngđầu Việt Nam, khách hàng mục tiêu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các cá nhân trunglưu ở thành thị
Để đạt được mục tiêu đó, nhận thấy tính cấp thiết của việc áp dụng công nghệ thôngtin vào trong hệ thống ngân hàng Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội đã triển khai hệthống phần mềm Ngân hàng lõi Intellect Lending Một hệ thống phần mềm thông mìnhxuyên suốt các hoạt động của Ngân hàng
Nhận thấy được tính cấp thiết của đề tài Em xin trình bày phần tìm hiểu của mình
về hệ thống phần mềm ngân hàng lõi của ngân hàng TMCP SHB
Vì thời gian và điều kiện tiếp xúc Ngân hàng có giới hạn nên trong bản báo cáo này,
em chỉ mô tả tổng quan về Ngân hàng cũng như các hoạt động của nó trong thời gian gầnđây
Do kinh nghiệm còn thiếu cũng như hiểu biết về đề tài còn có hạn, vì vậy đề tài của
em chắc chắn sẽ còn rất nhiều thiếu xót, mong các thày cô và bạn bè tham khảo và đónggóp ý kiến của mình, để em được hoàn thiện bài báo cáo để hoàn thiện hơn
Trang 5LỜI CẢM ƠN
Bốn tháng thực tập vừa qua thực sự là một kỉ niệm đẹp trong quãng đời sinh viêncủa em, nó như là bước chuyển giao trong cuộc đời sinh viên, một cuộc tập dượt trước khithực sự bước chân vào cuộc sống Em xin chân thành cảm ơn các anh các chị tại phònggiao dịch ngân hàng SHB chi nhánh Hoàng Mai- Hà Nội Gửi lời biết ơn chân thành nhấttới
Anh : Nguyễn Phú Chỉnh- Nguyên giám đốc chi nhánh Hoàng Mai- Hà Nội
Anh : Lê Tuấn Anh - Chuyên viên tín dụng phòng giao dịch Hoàng Mai- Hà nội Chị : Đinh Thị Phương -Cán bộ hỗ trợ tín dụng phòng giao dịch Hoàng Mai-
Hà Nội
Và cuối cùng em xin gửi lởi biết ơn sâu sắc tới:
Ths: Bùi Thị Hồng Nhung
Cảm ơn cô đã tận tình hướng dẫn em, giúp em hoàn thành bài báo cáo này
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 6NHẬN XÉT (của cơ quan thực tập)
Trang 7
NHẬN XÉT (của giảng viên hướng dẫn)
Trang 8
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 4
LỜI CẢM ƠN 5
CHƯƠNG 1: Khái quát về ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội 12
Chi nhánh Hà Nội 12
CHƯƠNG 2: Tìm hiểu về qui trình khởi tạo khoản vay trong phân hệ Lending của phần mềm Intellect 15
Chương 3: Thực trạng việc triển khai phần mềm ngân hàng lõi Intellect tại ngân hàng SHB 47
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH
Bảng1.1: Quy mô hoạt động của SHB Hà Nội qua các năm ……….13
Bảng 1.2: Tình hình hoạt động kinh doanh của SHB Hà Nội………15
Hình 2.1: Biểu đồ phân rã chức năng của phân hệ Intellect Lending……….18
Hình 2.2: Màn hình chính chức năng mở khoản vay cá nhân ……… 19
Hình 2.3: Màn hình chi tiết chức năng mở khoản vay cá nhân………20
Hình 2.4: Màn hình gắn TSĐB cho khoản vay ……… 26
Hình 2.5: Màn hình thông tin trả nợ………27
Hình 2.6: Màn hình thông tin lịch trả nợ………29
Hình 2.7: Màn hình thông tin về các khách hàng có liên quan………30
Hình 2.8: Màn hình thông tin chi tiết về hình thức thu nợ SI……….31
Hình 2.9: Màn hình ghi nhận tài liệu……… 32
Hình 2.10: Màn hình chi tiết đăng ký khoản vay DN ……… 36
Hình 2.11: Màn hình chi tiết TSĐB là FD ……….38
Hình 2.12: Màn hình thông tin chi tiết về trả nợ……… 40
Hình 2.13: Màn hình chi tiết lịch trả nợ ……….41
Hình 2.14: Quy trình giải ngân……….43
Hình 2.15: Màn hình chi tiết giao dịch giải ngân………46
Trang 10
KÍ HIỆU CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT LOV List of Values: Danh sách các giá trị
EMI Equated Monthly Instalments: khoản phải trả đều hàng tháng
IRR Internal Rate of Return: tỷ suất sinh lời nội bộ
OTC Over the counter: Thanh toán tại quầy
RPA Repayment pending Adjustment: TK thanh toán chờ điều chỉnh
CCY Currency: Tiền tệ
EOD End of the day: Cuối ngày
CASA Current Account Savings Account: TK tiền gửi thanh toán
PDC Post Dated Cheques: Séc có ghi ngày tháng chi trả
SI Standing Instruction: thanh toán tự động
POS Point of sale: điểm giao dịch hoặc chi nhánh
CLS Credit Liability System: Hệ thống hạn mức tín dụng
CIF Customer Information Folio: thông tin khách hàng
FD Fixed Deposit: tiền gửi có kỳ hạn
USER Người sử dụng
LENDING phân hệ cho vay
MIS: Management Information System Hệ thống thông tin quản lý
TPS: Transaction Processing System Hệ thống xử lý giao dịch
Trang 11BẢNG MÔ TẢ CÁC KÝ HIỆU THƯỜNG SỬ DỤNG TRONG PHÂN HỆ
4 Biểu tượng này thể hiện sẽ có một màn hình khác có liên
quan nếu user nhấp chuột vào nó
5 Ký hiệu dấu hoa thị đỏ này xuất hiện bên trường nào thể
hiện trường đó là bắt buộc phải nhập/chọn thông tin
6 Biểu tượng này được sử dụng để mở cửa sổ lịch cho phép
user chọn ngày, tháng, năm
Nhấp vào ngày tương ứng muốn chọn Để lựa chọn thángtrước đó nhấp vào Để lựa chọn tháng sau đó, nhấp vào Để lựa chọn năm trước, nhấp , để lựa chọn năm sau,nhấp Để lựa chọn 10 năm trước nhấp Để lựachọn 10 năm sau, nhấp Để quay lại màn hinh hiện tạinhấp chuột vào nút “Close”
7 Biểu tượng này cho phép thêm dữ liệu vào trường cụ thể
8 Biểu tượng này cho phép sửa dữ liệu trong trường cụ thể
9 Biểu tượng cho phép xóa dữ liệu từ trường cụ thể
10 Biệu tượng cho phép chuyển dữ liệu lên trong trường cụ
thể
11 Biểu tượng cho phép di chuyển dữ liệu xuống trong trường
cụ thể
Trang 12CHƯƠNG 1: Khái quát về ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội
đã tăng lên 2.000 tỷ đồng Là một trong những ngân hàng cổ phần có năng lực, luôn đượcxếp hạng cao và liên tục đạt các giải thưởng lớn trong và ngoài nước như giải thưởng
"Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2010" do tạp chí Thebanker bình chọn, bằng khen củaUBND TP Hà Nội trao tặng Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội, Thương hiệu nổi tiếngQuốc gia năm 2010, “Thương hiệu mạnh Việt Nam năm 2009” do Thời báo Kinh Tế ViệtNam bình chọn, “Ngân hàng Tài trợ Thương mại tốt nhất Việt Nam năm 2009” do Tạpchí Global Finance bình chọn….Năm 2010, mặc dù nền kinh tế có nhiều khó khăn, ngânhàng SHB đã hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kế hoạch đặt ra với tổng tài sản đạt hơn51.000 tỷ đồng, nâng dư nợ cho vay ở mức 15.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 415
tỷ đồng
SHB Hà Nội ra đời vào ngày 10/10/2006 theo quyết định thành lập số SHB 98 /TTGngày 10-10-2006 của Tổng giám đốc ngân hàng TMCP SHB Tại thời điểm thành lập,SHB Hà Nội có 03 Phòng giao dịch bao gồm các phòng giao dịch Hoàng Quốc Việt,phòng giao dịch Trần Duy Hưng và phòng giao dịch Hoàn Kiếm, với tổng số công nhânviên là 42 người Trải qua quá trình phát triển 06 năm, tới nay SHB Hà Nội đã có nhữngbước phát triển vượt bậc với hệ thống 16 phòng giao dịch được phân bố trên toàn địa bàn
Hà Nội, với tổng số lượng công nhân viên là hơn 243 người Tổng hợp quy mô của SHB
Hà Nội qua các năm:
Bảng 1.1: Quy mô hoạt động của SHB Hà Nội qua các năm:
ĐVT: Tỷ đồng.
Trang 13Phòng Công nghệ thông tin
Phòng Quỹ
Phòng Hành chính quản trị
Phòng
Hỗ trợ tín dụng
Phòng
Hỗ trợ tín dụng
Phòng Thanh toán quốc tế
Phòng Thanh toán quốc tế
P Khách hàng doanh nghiệp
P Khách hàng cá nhânPhòng Giao dịch 1Phòng Giao dịch 2
………
Phòng Giao dịch 16
Trang 141.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh
Nguồn: Báo cáo thường niên giai đoạn 2008 – 2010.
Nhận thấy các chỉ tiêu kinh doanh chung của SHB Hà Nội có sự tăng trưởng liên tụcqua các năm, trong đó hai chỉ tiêu quan trọng là tổng thu nhập thuần từ hoạt động kinhdoanh và lợi nhuận trước thuế duy trì mức tăng trưởng cao Giai đoạn 2009-2010 tốc độtăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 55.49% Lợi nhuận trước thuế năm 2010 đạt 127.92
tỷ đồng
Trang 15CHƯƠNG 2: Tìm hiểu về qui trình khởi tạo khoản vay trong phân
hệ Lending của phần mềm Intellect
1.2 Tổng quan về phần mềm Intellect trong ngân hàng SHB
Ngày 09/05/2009, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) chínhthức ký kết hợp đồng triển khai giải pháp phần mềm ngân hàng lõi (Core Banking) vớiPolaris Software Lab Ltd và dự kiến giải pháp Intellect Universal Banking sẽ được chínhthức golive trên toàn hệ thống SHB vào đầu năm 2010 Với những lợi thế về công nghệhiện đại, nghiệp vụ ngân hàng chuẩn quốc tế với nhiều tính năng nổi trội cùng với uy tín,kinh nghiệm triển khai trên thế giới, Polaris Software Lab Ltd – một công ty cung cấp giảipháp ngân hàng hàng đầu của Ấn Độ – đã vượt qua các nhà thầu lớn nước ngoài và giànhđược hợp đồng cung cấp giải pháp Core Banking cho SHB Giải pháp ngân hàng lõiIntellect Universal Banking của Polaris Software Lab Ltd được xây dựng trên nền tảngcông nghệ hiện đại, lấy khách hàng làm trung tâm, đáp ứng tất cả các nghiệp vụ ngânhàng như: Quản lý quan hệ khách hàng , tiền gửi, tiền vay, tài trợ thương mại, Nguồn vốn
và kinh doanh tiền tệ, Ngân hàng điện tử,… Ngoài khả năng đa dạng hóa các sản phẩm,dịch vụ ngân hàng, giải pháp còn hỗ trợ tối đa người sử dụng trong việc ra quyết định,tăng cường công tác kiểm soát, quản trị, phân tích và quản lý rủi ro Inetellect đã đượcxây dựng trên một kiến trúc mở tận dụng các tiêu chuẩn J2EE cho các thành phần webcủa nó Hệ thống hỗ trợ ngành công nghiệp cơ sở dữ liệu tiêu chuẩn, trình duyệt và máychủ Nó cho phép các ứng dụng để giao tiếp với bất kỳ hệ thống của bên thứ ba nào sửdụng tích hợp thông minh Bất kỳ mô-đun mới nào cũng có thể kết nối một cách dễ dàng
Do mức độ cao của tham số, Intellect cung cấp tính linh hoạt và không yêu cầu hỗ trợnhiều cho bất kỳ thay đổi của hệ thống được hỗ trợ thông qua các tham số Khả năng hoạtđộng Mô-đun Hỗ trợ End to End (từ đầu đến cuối) có sẵn cho bất kỳ hoạt động tích hợpkênh và việc kết nối đạt được thông qua tích hợp thông minh Intellect cũng đi kèm vớicông cụ báo cáo nguồn,cho phép các ngân hàng tùy chỉnh bất kỳ báo cáo theo yêu cầu củamình
Intellect hỗ trợ một mức độ cao của tham số Khả năng thiết kế sản phẩm mới, xácđịnh các chỉ số lợi tức, lệ phí linh hoạt, tính phí, mối quan hệ dựa trên giá cả, hỗ trợ cho
đa tiền tệ , tài khoản sổ cái tổng hợp, danh sách quốc gia, danh sách ngân hàng địaphương, danh sách ngân hàng nước ngoài, danh sách các kỳ nghỉ, chi tiết chi nhánh, chitiết ngân hàng vv… là minh họa khả năng của hệ thống cung cấp tính linh hoạt
Phần mềm Intellect cung cấp các tính năng phong phú cho phép SHB xử lý các sảnphẩm ngân hàng truyền thống theo một cách thức tích hợp và hiệu quả hơn trong toàndoanh nghiệp Nó cũng sẽ cung cấp cho ngân hàng một cái nhìn toàn cầu về các tài khoản
Trang 16khách hàng và quan hệ khách hàng, cũng như cung cấp thông tin cập nhật trên tài khoản
và giao dịch Theo quan điểm hoạt động, phần mềm sẽ cho phép các ngân hàng chuyển từ
cơ chế hoạt động thời gian chuyên sâu, tức là dữ liệu được nhập vào bằng tay sang cơ chế
tự động hóa các chức năng khác nhau và các yêu cầu hoạt động Tinh giản các quy trìnhlàm việc kinh doanh - từ các hoạt động của thu ngân, đến văn phòng sẽ dẫn đến tăng năng
suất trong ngân hàng Giải pháp cũng sẽ cung cấp cho ngân hàng tính linh hoạt cần thiết
để hỗ trợ kế hoạch phát triển của ngân hàng
Về tổng quan phần mềm Intelect nó chia thành bốn mảng rõ ràng:
-IntellectCore:MảngDVKH
-IntellectLending:Tíndụng
-IntellectTreasury:Nguồnvốn
-Intellect Trade: Thanh toán quốc tế
1.2.1 Tìm hiểu qui trình khởi tạo khoản vay trong phân hệ Lending
Phân hệ Intellect Lending
Intellect Lending là một phân hệ bao gồm các hệ thống có các tính năng hỗ trợ nhưgiám sát dòng tín dụng tập trung, quản lý tài sản thế chấp, theo dõi trả nợ và nợ quá hạn
tự động, cung cấp kinh nghiệm khách hàng tốt hơn cho các doanh nghiệp như thế chấp,cho vay tiêu dùng và cho vay thương mại
Trang 17
Phân hệ cho vay
Giao dịch
Giải Ngân
Thu nợ khoản vay
Điều chỉnh khoản trả nợ thừa
Phí
Chuyển nợ quá hạn
Tất toán sớm khoản vay
Duyệt khoản vay
Template information
Associate static information
Fees and charges details
Loan financial details
Repayment application detais
……
Trang 18Hình 2.1: Biểu đồ phân rã chức năng của phân hệ Intellect Lending
1.3 Tìm hiểu về quy trình khởi tạo khoản vay
1.3.1 Mở khoản vay cá nhân – Retail loan booking.
2.2.1.1 Giới thiệu chung:
Module này cho phép user mở một tài khoản vay cho khách hàng cá nhân với đầy đủcác thông tin chi tiết, cần thiết được sắp xếp theo một thứ tự logic
Trước khi mở một khoản vay cá nhân, khách hàng phải có mã CIF, đã được mở tàikhoản thanh toán, sản phẩm và sản phẩm cụ thể, credit scheme tương ứng đã được cài đặttrong phân hệ
Khách hàng doanh nghiệp cũng có thể mở khoản vay cá nhân nếu trong sản phẩm cụthể cho phép áp dụng sản phẩm đối với khách hàng doanh nghiệp
Đối với đối tượng là khách hàng cá nhân, hạn mức tín dụng sẽ được tự động cậpnhật lên Module CLS ở bên phân hệ Core đúng bằng số tiền vay Phương thức tạo hạnmức này được gọi là phương thức tạo hạn mức từ trên xuống – “bottom – up”
2.2.1.2 Quy trình thực hiện:
Đường dẫn: Intellect Lending -> Initiation -> Booking -> Retail Loan -> Add
Hình 2.2: Màn hình chính chức năng mở khoản vay cá nhân
User nhập/chọn giá trị trong các trường như sau:
Trang 193 Go * User nhấp chuột vào nút “Go”, hệ thống sẽ tự động hiện ra
danh sách các POS có thể áp dụng các sản phẩm có trong creditscheme
“convert to loan”, các chi tiết của khoản vay này sẽ được thừahưởng những thông tin từ loan template đã được chọn
Sau khi User nhập/chọn đầy đủ các thông tin bắt buộc trên màn hình, nhấp chuột vào nút
“submit”, màn hình tiếp sau sẽ được hiển thị
Trang 20Hình 2.3: Màn hình chi tiết chức năng mở khoản vay cá nhân
* Tại menu “loan detail”, user nhập/chọn giá trị trong các trường như sau:
Trang 21+ Bank: có nghĩa là user sẽ chuyển số vốn tự có này chongân hàng để NH thanh toán cho người bán Khi giải ngân,đồng thời số tiền này cũng sẽ được ghi nợ từ tài khoản thanhtoán của khách hàng.
+ Dealer: Có nghĩa là phần vốn tự có của khách hàng sẽđược chuyển thẳng cho người bán Trường hợp này, downpayment chỉ có ý nghĩa lưu trữ thông tin
8 Vehicle
Insurance
Bảo hiểm phương tiện có thể tính có như một phần củakhoản vay Trường này chỉ có ý nghĩa đối với những sảnphẩm có cài đặt bảo hiểm phương tiện trong hệ thống
Trang 22Note: User không tích vào ô checkbox
- Trường hợp sản phẩm giải ngân nhiều lần, user nhấpchuột vào hyperlink disbursal schedule , user nhập ngày giảingân và số tiền giải ngân tương ứng vào màn hình thiết lậplịch giải ngân Tổng số tiền giải ngân của các lần giải ngânphải bằng số tiền vay
- “No”: Đây là một khoản vay thông thường
Note: User nên chọn “no” tại trường này.
Trang 23Các tài khoản CASA thuộc các khách hàng khác có liênquan đến khách hàng này cũng có thể lựa chọn trong mànhình tìm kiếm.
Nếu khách hàng chỉ có một tài khoản CASA thì hệthống sẽ hiển thị mặc định TK đó
1
7
Employer
Activities
User chọn giá trị thể hiện ngành nghề hoạt động của KH
có trong danh sách các giá trị
- User chọn “no”: Vào cuối ngày, hệ thống sẽ thu nợ tựđộng chỉ khi TK CASA tương ứng có tiền
User nhập số hợp đồng vay vào trường này
Trang 25Trường hợp khoản vay có gắn tài sản đảm bảo, user nhấp chuột vào hyperlink
Collateral details, màn hình chi tiết về tài sản đảm bảo được hiển thị như sau:
Hình 2.4: Màn hình gắn TSĐB cho khoản vay
User tích chuột vào ô checkbox tương ứng với dòng thể hiện tài sản đảm bảo đượcchọn để bảo đảm cho khoản vay
Nội dung các trường ở màn hình trên như sau:
Tên trường
Hiển
Collateral code Hiển thị Trường này thể hiện mã tham chiếu duy nhất của
tài sản đảm bảo được chọn