GIÁO DỤC QUYỀN CON NGƯỜI TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC CHÍNH THỨC TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI GIÁO DỤC QUYỀN CON NGƯỜI TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC CHÍNH THỨC TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI
Trang 1GIÁO DỤC QUYỀN CON NGƯỜI TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC CHÍNH THỨC TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI
Nguyễn Thị Minh Trung *
Từ khi thông qua Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948, Liên hợp quốc đã kêu gọi các quốc gia thành viên và tất cả các thành phần trong xã hội phổ biến giáo dục nội dung của văn kiện này Nhiều quốc gia đã nỗ lực đưa giáo dục quyền con người vào hệ thống giáo dục nhà trường thông qua các chương trình giáo dục công dân, giáo dục pháp luật Ở cấp độ quốc tế, Liên hợp quốc coi giáo dục quyền con người là một biện pháp cốt yếu và một chiến lược hiệu quả để ngăn chặn các hành vi vi phạm quyền con người cũng như để xây dựng các xã hội bình đẳng, tự do và hòa bình Năm 1994, nhằm hưởng ứng lời kêu gọi của Hội nghị quốc tế về quyền con người tại Vienna (Áo), Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Nghị quyết số 49/184 ngày 23/12/1994, quy định lấy giai đoạn
1995-2004 là Thập kỷ giáo dục quyền con người của Liên hợp quốc (the United Nations Decade for Human Rights Education) Trong giai đoạn từ 1994 đến 2003, Đại hội
đồng Liên hợp quốc thông qua một loạt nghị quyết khác đề cập đến những vấn đề
cụ thể trong việc triển khai thực hiện Thập kỷ Giáo dục quyền con người Kết thúc
thập kỷ này, cuối năm 2004, Liên hợp quốc tiếp tục đưa ra sáng kiến Chương trình toàn cầu về Giáo dục quyền con người (tuyên bố UNGA Res 59/113A), trong đó
các kế hoạch hành động thuộc chương trình sẽ được thông qua ba năm một lần Kế
hoạch hành động trong giai đoạn đầu (2005 - 2007) của Chương trình thế giới về giáo dục quyền con người (UN Doc A/59/525/Rev 1 - 2 tháng 3 năm 2005) tập
trung vào các hệ thống trường tiểu học và trung học cơ sở Cả Thập kỷ Giáo dục quyền con người và Chương trình toàn cầu về Giáo dục quyền con người đều nhấn mạnh vai trò của hệ thống giáo dục chính thức cũng như các hoạt động giáo dục tại cộng đồng trong việc đào tạo, thông tin và tuyên truyền giáo dục về quyền con người Bài tham luận này sẽ thảo luận tình hình giáo dục quyền con người trong hệ thống giáo dục chính thức tại một số quốc gia trên thế giới
1 Giáo dục quyền con người
* Viện Thông tin Khoa học xã hội - Viện Khoa học xã hội Việt Nam
Trang 2Khái niệm giáo dục quyền con người được đề cập tới trong nhiều tài liệu của các tổ chức quốc tế cũng như dưới góc độ quan điểm của các cá nhân Sau đây
là một số khái niệm được nhiều người biết đến
Theo Kế hoạch hành động của Thập kỷ Liên hiệp quốc về giáo dục quyền
con người (1995 - 2004), giáo dục quyền con người được hiểu là “các nỗ lực về đào tạo, phổ biến, và thông tin nhằm tạo lập nền văn hóa toàn cầu về quyền con người thông qua truyền đạt kiến thức, các kỹ năng, hình thành các thái độ và hướng tới:
(a) Tăng cường tôn trọng quyền con người và các quyền tự do cơ bản; (b) Phát triển đầy đủ nhân cách con người và ý thức về nhân phẩm;
(c) Tăng cường hiểu biết, khoan dung, bình đẳng giới và tình hữu nghị giữa các dân tộc, người bản địa và các nhóm chủng tộc, quốc gia, đạo đức, tôn giáo
và ngôn ngữ;
(d) Khả năng hoạt động một cách có hiệu quả của tất cả mọi người trong một xã hội tự do;
(e) Đẩy mạnh các hoạt động của Liên hợp quốc để gìn giữ hòa bình” 1 Một nhà nghiên cứu quyền con người thuộc Trung tâm quyền con người của Trường Đại học Minnesota, bà Nancy Flowers, cho rằng: “Giáo dục quyền con người là tất cả quá trình học hỏi để phát triển kiến thức, kỹ năng và các giá trị của quyền con người, nhằm thúc đẩy sự công bằng, khoan dung, nhân phẩm, cũng như tôn trọng các quyền và nhân phẩm của người khác” Trong khi đó, theo người sáng lập Thập kỷ giáo dục quyền con người toàn dân (PDHRE), ông Shulamith Koenig, giáo dục quyền con người là để “mọi người biết về quyền con người và biết đưa ra đòi hỏi về quyền con người”2
Từ một số định nghĩa trên, có thể thấy rằng giáo dục quyền con người là quá trình hướng tới mục đích phát triển kĩ năng, tri thức về quyền con người, giúp người học hiểu biết và tôn trọng phẩm giá của người khác, đồng thời để họ có thể
sử dụng các phương tiện, phương pháp để đảm bảo sự tôn trọng đó được thực hiện trong toàn xã hội
2 Giáo dục quyền con người trong hệ thống giáo dục chính thức tại một số quốc gia trên thế giới
1 Kế hoạch hành động của Thập kỷ Liên hiệp quốc về giáo dục quyền con người (1995 - 2004), Đoạn 2.
2 Theo Benedek W (2008), Tìm hiểu về quyền con người, Hà Nội: Nxb Tư pháp tr 30.
Trang 3Tại các quốc gia khác nhau, vấn đề giáo dục quyền con người tồn tại trong
hệ thống giáo dục quốc dân theo quy mô, hình thức và cấp độ khác nhau Hưởng
ứng Kế hoạch hành động của Thập kỷ giáo dục quyền con người của Liên hợp quốc và Chương trình thế giới về giáo dục quyền con người, nhiều quốc gia trên
thế giới đã có những nỗ lực nhất định trong cải cách giáo dục nhằm hướng vào giáo dục quyền con người Sau đây là kinh nghiệm đưa giáo dục quyền con người vào hệ thống giáo dục phổ thông của một số quốc gia trên thế giới
2.1 Nhật Bản
Trong bản báo cáo đánh giá giữa kì của Thập kỷ giáo dục quyền con người của Liên hợp quốc, Nhật Bản là một trong số ít quốc gia có đệ trình bản kế hoạch
quốc gia phát triển các chương trình giáo dục quyền con người Bản kế hoạch hành động quốc gia về giáo dục quyền con người của Nhật Bản yêu cầu tất cả các trường trung học phải đưa chương trình giáo dục quyền con người vào chương trình giảng dạy, theo đó, các vấn đề quyền con người phải có mặt trong các giáo trình giảng dạy các môn nghiên cứu xã hội Tuy vậy, trên thực tế, đa phần học sinh lại không được tiếp cận với chương trình giáo dục quyền con người với tư cách là một môn học, một khóa học hay thậm chí là môn ngoại khóa Duy chỉ tại các trường học mà trẻ Burakumin (một dân tộc tiểu số người Nhật) theo học mới tồn tại các chương trình giáo dục quyền con người
Theo nhận định của một nhóm tác giả nghiên cứu về giáo dục quyền con người tại Nhật Bản thì việc thực hiện các chương trình giáo dục quyền con người được giao cho chính quyền địa phương, trường học hoặc giáo viên3 Tuy nhiên, do thẩm quyền của họ cũng như các nguồn lực bị hạn chế, nên có rất ít chương trình giáo dục quyền con người Giáo dục quyền con người có xuất hiện trong các giáo trình, tài liệu học tập nhưng chủ yếu chỉ dưới dạng tìm hiểu các hiến chương Liên hợp quốc Trong các chương trình đào tạo dành cho giáo viên hay cho sinh viên ngành sư phạm lại không chương trình về giáo dục quyền con người Chỉ có một
số trường đại học và cao đẳng đưa Chương trình “giáo dục Dowa” (tên một chương trình giáo dục quyền con người nhằm chống lại sự phân biệt với các trẻ
3 Dẫn theo Lapayese Y (2005), National initiatives in human rights education: The implementation of
human rights education policy reform in schools, in International Handbook on Globalisation, Education
and Policy Research, Springer, tr 394 Nhóm tác giả này, gồm Nabeshima Y., Akuzawa M., Hayashi S và
Park, K., nghiên cứu về giáo dục quyền con người tại các trường học ở Nhật Bản.
Trang 4em người Burakumin) và giáo dục quyền con người riêng của mình vào đào tạo sinh viên ngành sư phạm
Phân tích những trở ngại của việc đưa giáo dục quyền con người vào hệ thống nhà trường, một trong những lý do khiến giáo dục quyền con người không được đưa vào chương trình giảng dạy là áp lực học và thi cử quá nhiều Các bậc phụ huynh phản đối môn học này do lo ngại nó có thể khiến học sinh sao lãng các môn học khác Một nguyên nhân nữa là giảng viên không có hứng thú phát triển môn giáo dục quyền con người bởi vì chương trình giảng dạy đã quá tải, các nỗ lực của giáo viên không được đánh giá cao, lương lại được trả theo thâm niên Việc thiếu các cơ chế đào tạo và hỗ trợ giảng viên khiến cho họ không mấy mặn
mà với việc đem giáo dục quyền con người vào giảng dạy thực tế
2.2 Áo
Vào năm 2002, Áo đã đệ trình lên Liên hợp quốc bản báo cáo quốc gia về việc xúc tiến giáo dục quyền con người Chính phủ Áo đã cam kết tham gia vào lĩnh vực giáo dục quyền con người cả ở cấp độ quốc tế và khu vực Giáo dục quyền con người là thành phần bắt buộc trong chương trình giảng dạy quốc gia Tuy nhiên, việc thực thi còn dàn trải bởi lẽ tại quốc gia này không tồn tại một cơ chế chính thức để đưa giáo dục quyền con người vào hệ thống trường học
Hiến pháp nhà nước Áo quy định giáo dục quyền con người là một bộ phận trong hệ thống giáo dục chính quy Tại các trường trung học, quyền con người được lồng vào các môn học như giáo dục công dân, giáo dục pháp luật, lịch sử và triết học Học sinh được học các chương trình giáo dục chống phân biệt đối xử và phân biệt chủng tộc Bộ Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Áo cũng thường khuyến khích lãnh đạo ngành giáo dục địa phương và giáo viên phát triển các chương trình giáo dục quyền con người hay tổ chức kỉ niệm các dịp lễ cụ thể như Ngày quyền con người hay Kỉ niệm ngày thông qua Công ước về quyền trẻ em
Tuy nhiên, cho tới nay cũng chưa có hình thức giáo dục quyền con người chính thức nào được đưa vào hệ thống trường học ở quốc gia này Ở bậc tiểu học không có các chương trình giáo dục quyền con người còn tại các bậc trung học, các vấn đề về quyền con người chỉ được giới thiệu tại một số mục trong chương trình giảng dạy môn giáo dục công dân, hay được lồng ghép vào môn học về hệ thống chính trị Áo
2.3 Indonesia
Trang 5Sau những thay đổi về chính trị - xã hội diễn ra năm 1998, chính phủ Indonesia nhận thức rằng cần phải làm nhiều hơn nữa để nâng tầm nhận thức của công chúng cũng như giáo dục trẻ em và thanh niên về các giá trị và hành động dân chủ, quyền con người, lòng khoan dung và các giải pháp tránh xung đột bằng bạo lực Vì vậy, Indonesia đã đưa ra một chiến lược hành động quốc gia về quyền con người nhằm xúc tiến giáo dục quyền con người tại các trường học
Với sự hỗ trợ của UNESCO, Trung tâm phát triển chương trình giảng dạy thuộc Bộ giáo dục quốc gia và Ủy ban quốc gia về Quyền con người của Indonesia
đã đề xướng một dự án thí điểm để giới thiệu giáo dục quyền con người vào các trường tiểu học và trung học Đối tượng tham dự của dự án này là các trường tiểu học và trung học, gồm cả các trường trung học cơ sở dành cho người Hồi giáo cũng như đại học sư phạm tại Kupang, thủ phủ tỉnh Tây Timor Để giáo viên nâng cao hiểu biết về các vấn đề quyền con người và quen thuộc với phương pháp giảng dạy, Khoa luật và Khoa kinh tế - chính trị của Viện Khoa học giảng dạy và giáo dục Kupang và Ủy ban quốc gia về Quyền con người của Indonesia đã tiến hành một loạt hội thảo về vấn đề giáo dục quyền con người Việc giáo dục quyền con người tại các trường trong dự án chủ yếu là để xúc tiến giá trị và khẳng định quyền con người Thông qua các hoạt động ngoại khóa và giao tiếp thường xuyên trên lớp, vấn đề giáo dục quyền con người được lồng ghép vào các chủ đề có liên quan như khoa học xã hội và giáo dục công dân
Tuy nhiên, các giảng viên tham gia dự án cũng gặp phải những thách thức nhất định Thứ nhất là làm thế nào để cải thiện kĩ năng giảng dạy, giúp học sinh hiểu biết hơn về các giá trị của quyền con người khi các phương pháp dạy học truyền thống chỉ tập trung vào các kĩ năng nhận thức Để giải quyết vấn đề này, dự
án giáo dục quyền con người tạo cơ hội cho giảng viên thực hành các phương pháp giảng dạy chủ động, tính đến sự tham gia của người học và vui vẻ hơn Thách thức thứ hai là làm thế nào để kết nối các khái niệm về quyền con người với hoạt động thường nhật, đặc biệt trong trường hợp học sinh thấy sự đối lập giữa các giá trị của quyền con người trên thế giới với những chuẩn mực văn hóa – xã hội của cộng đồng mình Vấn đề này được giải quyết khi với sự hỗ trợ của Trung tâm phát triển Chương trình giảng dạy, các giảng viên đã phác thảo các cẩm nang hướng dẫn giáo viên về giáo dục quyền con người và tài liệu tham khảo về quyền con người dành cho các cấp tiểu học, trung học và đại học Ủy ban quốc gia về Quyền con người của Indonesia có nhiệm vụ hiệu chỉnh và thay đổi các tài liệu nêu trên khi cần thiết
Trang 6Kết quả của dự án được đánh giá là tiền đề khả quan giúp Chính phủ quyết định và cho phép đưa chương trình giáo dục quyền con người vào chương trình giảng dạy Tuy vậy, để mở rộng giáo dục quyền con người tại các trường học, cần tiếp tục đào tạo giáo viên để họ có thể nâng cao hiểu biết về quyền con người và kĩ năng giảng dạy theo hướng học tập chủ động và đồng tham gia
2.4 Ấn Độ
Từ cuối những năm 1990, các nhà hoạch định chính sách Ấn Độ đã tiến
hành thảo luận về những gợi ý được đề cập trong Kế hoạch hành động của Thập
kỷ giáo dục quyền con người của Liên hợp quốc, đặc biệt tập trung vào vấn đề
phát triển các chương trình giáo dục đại học về quyền con người Cũng trong thời gian này, các khái niệm về quyền con người được đề cập nhiều hơn trong các văn bản liên quan đến giáo dục, trong các cuộc hội thảo và khóa học cho giáo viên, sinh viên ngành sư phạm Tuy nhiên, do hệ thống giáo dục của Ấn Độ còn quá nặng về thi cử và tính cạnh tranh của các kì thi, việc đưa giáo dục quyền con người vào chương trình giảng dạy chính thức còn gặp khó khăn
Trong bối cảnh đó, Viện Giáo dục quyền con người (IHRE), một NGO địa phương của Ấn Độ, đã tích cực xúc tiến hoạt động quyền con người của mình thông qua các chiến lược giáo dục IHRE tiến hành đào tạo cho các giáo viên về quyền con người và với quan điểm trường học là nơi thích hợp để tăng cường nhận thức về quyền con người, tổ chức này đã phát triển một khóa học về quyền con người kéo dài 3 năm cho học sinh trung học Kết quả là vào năm 1997, một dự
án giáo dục thí điểm được tiến hành với các học sinh lớp 6, 7, 8 tại 9 trường trung học Trong dự án này, các giáo viên được đào tạo để lên lớp hai giờ/ tuần, giảng dạy theo giáo trình của IHRE Cho đến nay, hơn 300.000 học sinh thuộc 18 bang trong toàn Ấn Độ đã theo học các khóa học nói trên Tại bang Tamil Nadu, một bang miền nam Ấn Độ, hiện tại bộ môn này được giảng dạy ở trên 2000 trường học, chủ yếu là các trường công lập Nội dung của khóa học này thay đổi theo từng bang và theo từng cấp học, tuy nhiên vẫn bao quát được các chuẩn mực về quyền con người theo hiến pháp Ấn Độ và các tài liệu của Liên hợp quốc cũng như các vấn đề liên quan đến quyền con người như phâm biệt đối xử, quyền được đối xử công bằng
Các khóa học trên được thiết kế khoa học nhằm đưa các vấn đề quyền con người vào trường học và cộng đồng Cụ thể, giáo trình giảng dạy mang tính tương tác như các câu chuyện kể, hoạt động đồng tham dự và câu hỏi thảo luận IHRE còn tổ chức các câu lạc bộ dành cho học sinh quan tâm đến vấn đề quyền con
Trang 7người khi chúng lên bậc học cao hơn, hay trại hè về quyền con người dành cho các học sinh Một điểm quan trọng nữa là giáo viên luôn được coi là trọng tâm trong các chương trình giáo dục của IHRE Các khóa tập huấn cho giáo viên được tổ chức tập trung trong nhiều ngày và tại đây, giáo viên được học về tầm quan trọng của quyền con người, các nội dung cần giảng dạy, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến trừng phạt về thể xác hay xâm hại tình dục
Sáng kiến của một NGO địa phương nhằm đưa môn học không có trong hệ thống thi cử vào giảng dạy đã mang lại những hiệu quả nhất định Môn học đã trang
bị cho học sinh kiến thức về quyền con người, giúp chúng ý thức được những hành vi liên quan đến quyền con người trong trường học và cuộc sống hàng ngày (Bajaj, 2010)
2.5 Việt Nam
Tại Việt Nam, giáo dục quyền con người đã được thực hiện từ lâu trong
trường phổ thông thông qua môn học đạo đức công dân Những cải cách trong
chương trình giảng dạy của Bộ Giáo dục và Đào tạo với việc đưa vào môn học
Giáo dục công dân đã tạo cơ hội tăng cường hoạt động giáo dục quyền con người
trong chương trình giáo dục phổ thông Nhiều nguyên tắc và tiêu chuẩn cụ thể của
luật quyền con người quốc tế được lồng ghép vào môn học này Nhìn chung, nội
dung kiến thức, lượng thông tin trong các bài học được thiết kế nhằm phù hợp với từng lứa tuổi, cấp độ học tập
Tuy vậy, hoạt động giáo dục quyền con người tại hệ thống trường phổ thông ở Việt Nam gặp phải những trở ngại nhất định Thứ nhất là kiến thức về quyền con người của giáo viên Nhiều giáo viên trong hệ thống này chưa được đào tạo hay tập huấn về quyền con người Thứ hai, các phương pháp giáo dục truyền thống, vốn vẫn được sử dụng phổ biến tại Việt Nam, khiến cho các bài giảng trở nên khô cứng và thiếu hấp dẫn Hơn nữa, các giáo viên lại không có điều kiện tiếp cận với các tài liệu tham khảo, sách hướng dẫn giảng dạy về quyền con người, và các công cụ giảng dạy thích hợp với nội dung kiến thức Những yếu tố kể trên khiến cho giáo dục quyền con người tại hệ thống trường phổ thông ở Việt Nam chưa phát huy được hiệu quả như mong muốn
3 Một vài nhận xét
Qua phân tích về tình hình đưa giáo dục quyền con người vào trong hệ thống giáo dục phổ thông tại một số quốc gia nêu trên, có thể rút ra một số nhận xét sau:
Trang 8Thứ nhất, các quốc gia này đều đã có những nỗ lực nhất định nhằm đưa giáo dục quyền con người vào hệ thống giáo dục chính thức, thể hiện qua các chính sách và kế hoạch hành động quốc gia về giáo dục quyền con người Đây là nền tảng pháp lý giúp triển khai các hoạt động giáo dục quyền con người trong lĩnh vực giáo dục Tuy nhiên, tại các quốc gia này đều thiếu những cơ chế cụ thể
hỗ trợ việc đưa giáo dục quyền con người vào giảng dạy thực tế
Thứ hai, giáo dục quyền con người đã được triển khai trong hệ thống trường phổ thông dưới hình thức khác nhau, trong đó đa phần là được lồng ghép vào các môn học khác như giáo dục công dân, giáo dục luật pháp,… Giáo dục quyền con người chưa được coi là một bộ môn riêng
Thứ ba, ở cấp độ chính sách còn thiếu những hướng dẫn cụ thể trong việc đào tạo giáo viên giáo dục quyền con người Tại các quốc gia được đề cập, chưa
có các yêu cầu bắt buộc trong công tác đào tạo ban đầu cho giáo viên về giáo dục quyền con người và có vẻ như việc phát triển nghề nghiệp của các giáo viên chuyên về lĩnh vực này vẫn còn chưa được quan tâm thỏa đáng Hệ quả là chưa khiến giáo viên giảng dạy quyền con người hứng thú và yên tâm với công việc của mình
Thứ tư, trong bối cảnh đó, các NGO đóng vai trò chủ đạo trong việc phát triển giáo dục quyền con người tại các trường học Thực tế diễn ra tại Indonesia và
Ấn Độ cho thấy các NGO đã rất tích cực thực hiện các dự án hoặc thí điểm hoặc trên diện rộng nhằm giúp học sinh trung học có thể tiếp cận, hiểu về quyền con người và định hướng được hành vi trong các tình huống liên quan tới quyền con người Chính bản báo cáo tiến độ giữa kì của Thập kỷ giáo dục quyền con người của Liên hợp quốc cũng đã xác nhận những đóng góp của các NGO và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường hợp tác giữa các cơ quan chính phủ và NGO trong giáo dục quyền con người4
Như vậy, những trở ngại chính trong giáo dục quyền con người ở nhiều quốc gia hiện nay liên quan đến chính sách giáo dục của nhà nước, ngân sách dành cho giáo dục, đặc điểm của hệ thống giáo dục quốc dân Tại một số quốc gia trong đó có Việt Nam, đó còn là sự thiếu hụt và trình độ hạn chế của giáo viên, phương pháp giảng dạy lạc hậu, thiếu các công cụ và tài liệu hỗ trợ,… Để khắc phục được những hạn chế này, về chính sách, các quốc gia cần phải cụ thể hóa những cơ chế đưa giáo dục quyền con người vào giảng dạy trong nhà trường, hỗ
4 Lapayese Y (2005), trong International Handbook on Globalisation, Education and Policy Research, Springer, tr 401
Trang 9trợ các trường học và giáo viên trong công tác giảng dạy quyền con người thông qua các chương trình, dự án Sự hợp tác chặt chẽ, thường xuyên giữa các cơ quan chính phủ, các viện nghiên cứu quốc gia về quyền con người, các tổ chức phi chính phủ và các đơn vị trường học sẽ tạo điều kiện để phát triển hoạt động giáo dục quyền con người trong và ngoài nhà trường
Tài liệu tham khảo
1 Bajaj M (2010), From “time pass” to transformative force: school –
based human right education in Tamil Nadu, India, International Journal of Educational Development, p 1- 9, doi:10.1016/j.ijedudev.2010.10.001 (qua
EBSCO)
2 Benedek, W (2008), Tìm hiểu về quyền con người – Tài liệu hướng dẫn
về giáo dục quyền con người, Hà Nội: Nxb Tư pháp.
3 Bron J., Thijs A (2011), Leaving it to the schools: citizenship, diversity
and human rights education in the Netherlands, Educational Research, Vol 52,
No 2, p 123 – 136
4 Inagaki A (2002), Teaching human rights education in Indonesian
schools, International Review of Education, Vol 48, No 3 – 4, p 279 – 280.
5 Lã Khánh Tùng, Vũ Công Giao, Khái quát về hoạt động giáo dục quyền con người ở Việt Nam hiện nay, Website Trung tâm nghiên cứu quyền con người
và quyền công dân – Đại học Quốc gia Hà Nội,
http://www.crights.org.vn/home.asp?id=80&langid=1
6 Lapayese Y (2005), National initiatives in human rights education: The implementation of human rights education policy reform in schools, in
International Handbook on Globalisation, Education and Policy Research,
Springer, p 389 – 404
7 Plantilla, J.R (2002), Consultation and training for human rights education,
International Education Review, Vol 48, No 3-4, p 281 – 282.