1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế

21 2,5K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 289,17 KB

Nội dung

rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

Môn học: Kinh tế quốc tế

Đề tài: Rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế

Nhóm sinh viên

Hà Nội,2014

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang trên đường đổi mới, chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước và đã đạt được khá nhiều thành tựu đáng kể trong mấy năm gần đây nền kinh tế luôn tăng trưởng với tốc độ 6-7%/năm Đặc biệt, xuất khẩu Việt Nam có sự tăng trưởng mạnh và góp phần to lớn cho sự phát triển đất nước Kim ngạch xuất khẩu hang năm ngày càng tăng Kim ngạch xuất khẩu năm 2001 đạt 15 tỷ USD, năm 2002 đạt 16,7 tỷ USD chiếm khoảng 50% GDP của cả nước Và trong những năm tới xuất khẩu vẫn là một định hướng phát triển chiến lược của chúng ta

Nền kinh tế thế giới đang trong thời kì hội nhập với xu hướng toàn cầu hóa khu vực hóa, hình thành các khối mậu dịch tự do và hiện nay trên thế giới cũng hình thành các tập đoàn đa quốc gia có ảnh hưởng lớn đến nền kinh

tế thế giới Theo xu hướng dó Việt Nam cũng từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giưới và khu vực Việt Nam đã là thành viên của ASEAN, APEC, AFTA và WTO

Hội nhập mang lại rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam: các rào cản thương mại đã được xóa bỏ theo hiệp định được ký kết giữa các quốc gia thành viên của các tổ chức, việc tiếp cận thị trường dễ dàng hơn, thông tin được cung cấp đầy đủ hơn Nhưng các doanh nghiệp cũng đứng trước nhiều thách thức trước các quốc gia thay vì sử dụng thuế, giấy phép xuất nhập khẩu, hạn ngạch…, các quốc gia này đã dựng lên một rào cản mới tinh vi, phức tạp và khó vượt qua hơn nhiều, đó là rào cản kỹ thuật

Rào cản kỹ thuật thực sự là thách thức lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam bởi trình độ kỹ thuật của nước ta còn thấp, các doanh nghiệp còn chưa ý

Trang 3

thức được tầm quan trọng của các rào cản đó Do vậy các doanh nghiệp nước

ta gặp rất nhiều khó khan khi tiếp cận và xuất khẩu hang hóa sang các thị trường có sử dụng rào cản kỹ thuật Vậy rào cản kỹ thuật trong thương mại là

gì, có tác dộng thế nào đến thương mại quốc tế nói chung và xuất khẩu của Việt Nam nói riêng, thực tiễn áp dụng các rào cản kỹ thuật của các nước trên thế giới nhu thế nào, cac doanh nghiệp Việt Nam cần làm gì khi đối mặt các rào cản đó để thâm nhập thị trường các nước?

Đề tài “ Rào cản của kỹ thuật trong thương mại quốc tế” được chúng

em lựa chọn với mục đích nghiên cứu một cách hệ thống những vấn đề lý luận chung về rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế Phân tích thực tiễn

áp dụng rào cản kỹ thuật trong thương mại của một số nước trên thế giới như thế nào Bởi rào cản kỹ thuật đang là trở ngại to lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam, bài viết sẽ góp phần giúp cho các doanh nghiệp trong nước nâng cao hiểu biết về rào cản kỹ thuật và cách xử lý cho các doanh nghiệp khi gặp một nước áp dụng rào cản này cho mục đích bảo hộ và để làm rõ các vấn đề về rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế, từ đó chúng em đưa thông tin đến cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước vì họ là đối tượng chịu tác động lớn nhất của rào cản kỹ thuật

Đối tượng nghiên cứu của chúng em là những vấn đề khá quát về rào cản kỹ thuật trong thương mại Quốc tế và tình hình sử dụng các rào cản kỹ thuật của một số nước trên thế giới đồng thời từ thực trạng thương mại của Việt Nam trước các rào cản kỹ thuật ấy, đưa ra kiến nghị và các biện pháp Giúp các doanh nghiệp trong nước nâng cao hiểu biết về TBT và cách xử lý cho các doanh nghiệp khi gặp một nước áp dụng rào cản này cho mục đích bảo hộ

Phạm vi nghiên cứu một số nước công nghiệp trên thế giới

Trang 4

Bài viết của nhóm còn có nhiều sai sót, mong thầy cô và cá bạn đóng góp và cho ý kiến để bài viết được hoàn thiện hơn.

NỘI DUNG

1 Khái quát về rào cản kỹ thuật đối với thương mại.

1.1 Rào cản kỹ thuật trong thương mại là gì?

Trong thương mại quốc tế, các rào cản kĩ thuật đối với thương mại (Technical Barriers to trade) thực chất là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kĩ thuật

mà một nước áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu và quy trình đánh giá sự phù hợp của hàng hóa nhập khẩu đối với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kĩ thuật

đó Các biện pháp kĩ thuật trên được gọi tắt là biện pháp TBT

Rào cản kỹ thuật trong thương mại là thuật ngữ được WTO sử dụng để nói về các tiêu chuẩn, quy chuẩn kĩ thuật mà một nước áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu hoặc quy trình đánh giá sự phù hợp của hàng hóa nhập khẩu đối với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kĩ thuật đó để bảo vệ những nhà sản xuất trong nước

Các biện pháp kĩ thuật này về nguyên tắc là cần thiết và hợp lý nhằm bảo vệ những lợi ích quan trọng như sức khỏe con người, môi trường, an ninh

… Vì vậy, mỗi nước thành viên WTO đều thiết lập và duy trì một hệ thống các biện pháp kĩ thuật riêng đối với hàng hóa của mình và hàng hóa nhập khẩu Tuy nhiên trên thực tế, các biện pháp kĩ thuật có thể là những rào cản tiềm ẩn đối với thương mại quốc tế bởi chúng có thể được sử dụng vì mục tiêu bảo hộ cho sản xuất trong nước, gây khó khăn cho việc thâm nhập của hàng hóa nước ngoài vào thị trường nước nhập khẩu Do đó chúng còn được gọi là “rào cản kĩ thuật đối với thương mại”

Các loại hàng hóa thường là đối tượng của các biện pháp TBT:

• Máy móc thiết bị: thiết bị y tế, thiết bị chế biến thực phẩm, thiết bị chế biến gỗ và kim loại, …

Trang 5

• Các sản phẩm tiêu dùng: dược phẩm, mỹ phẩm, bột giặt tổng hợp, đồ điện gia dụng, đầu máy video và tivi, ôtô, đồ chơi, thiết bị điện ảnh và ảnh, Bên cạnh đó còn có một số sản phẩm thực phẩm.

• Nguyên liệu và các sản phẩm phục vụ nông nghiệp: phân bón, thuốc trừ sâu, các hóa chất độc hại, …

1.2 Phân loại

Các tiêu chuẩn về chất lượng gồm:

• Các yêu cầu, quy định đối với sản phẩm

• Các thủ tục đánh giá, giám định về chất lượng sản phẩm

Tiêu chuẩn về an toàn cho người sử dụng: do mục đích phục vụ đời sống con người nên sản phẩm được đề cao ở tính an toàn cho người sử dụng, các tiêu chuẩn được thể hiện qua nhãn mác, đóng gói hàng hóa, ký hiệu, mã sản phẩm, bao bì,…

Tiêu chuẩn về lao động và trách nhiệm xã hội là tiêu chuẩn do các tổ chức nhận định đánh giá chứng nhận nhằm mục đích cải thiện điều kiện làm việc, tuy nhiên chỉ mới sử dụng chủ yếu ở các nước phát triển (Tiêu chuẩn SA8000)

Tiêu chuẩn về môi trường (ISO) đánh giá hoạt động bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất sản phẩm, đây là một vấn đề được đánh giá cao do tình hình ô nhiễm môi trường càng ngày càng nghiêm trọng, do đó sản phẩm được coi là “thân thiện với môi trường” sẽ được người tiêu dùng và thị trường chú trọng hơn

Ngoài ra còn hệ thống thực hành sản xuất tốt GMP (Good Manufacturing Practices) ở các nước phát triển như EU, Nhật, Úc, Mỹ, GMP là tiêu chuẩn bắt buộc đối với đơn vị sản xuất, kiểm soát tất cả yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành chất lượng

1.3 Một số hệ thống cơ quan quản lý chất lượng trên thế giới

1.3.1 Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000

Thực chất đây là một bộ tiêu chuẩn do tổ chức về tiêu chuẩn hóa ( International Organisation for standardization – ISO ) ban hành ISo 9000 là

Trang 6

sự kế thừa của các tiêu chuẩn đã tồn tại và được sử dụng rộng rãi, trước tiên là lĩnh vực quốc phòng như thiêu chuẩn quốc phòng của Mỹ, của khối NATO

Để phục vụ cho nhu cầu giao lưu thương mại Quốc Tế, tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO đã được thành lập ban kỹ thuật TC 176 để soạn thảo bộ tiêu chuẩn về quản lý chất lượng ISO 9000 đề cập đén các lixng vực chủ yếu trong quản lý chất lượng như chính sách chất lượng, thiết kế triển khai sản phẩm và quá trình công ứng, kiểm soát quá trình bao gói, phân phối…

Mục tiêu lớn nhất của bộ ISO 9000 là đảm bảo chất lượng đối với người tiêu dung Bộ ISO 9000 gồm 24 tiêu chuẩn chia thành 5 nhóm là:

+ ISO 9001: Hệ thống chất lượng – Mô hình đảm bảo chất lượng trong quá trình thiết kế, sản xuất, lắp đặt, dịch vụ

+ISO 9002: Hệ thống chất lượng – Mô hình đảm bảo chất lượng trong quá trình lắp đặt, dịch vụ

+ISO 9003: Hệ thống chất lượng – Mô hình đảm bảo chất lượng trong quá trình kiểm tra cuối cùng và thử nghiệm

+ISO 9004.1: Quản lý chất lượng và các yếu tố trong chất lượng

Phần 1: hướng dẫn

+ISO 9005: : Quản lý chất lượng và các yếu tố trong chất lượng

Phần 2: Hướng dẫn dịch vụ

1.3.2 Hệ thống quản trị môi trường ISO 14000

ISO 14000 là tiêu chuẩn về hệ thống quản trị môi trường ( EMS) do tổ chức tiêu hóa chuẩn Quốc tế ISO xây dựng và ban hành.ISO 14000 được coi

là một sự đảm bảo cho hàng hóa của các nước có thể vượt qua các rào cản đó

để bước chân vào thị trường các nước khác ISO 14000 góp phần làm tăng ý thức bảo vệ môi trường của người dân, thúc đẩy sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật về công tác bảo vệ môi trường, giúp các doanh nghiệp tăng năng lực cạnh tranh tren thị trường trong nước và nước ngoài thông qua việc giảm giá thành, tạo lập hình ản tốt đẹp trong tâm trí người tiêu dung, thúc đẩy sự phát triển của “ Mậu dịch xanh”

Trang 7

1.3.3 Hệ thống quản lý chất lượng đồng bộ (TQM)

Hệ thống quản lý chất lượng TQM là một phương pháp quản lý định hướng vào chất lượng, dựa trên sự tham gia của mọi thành viên và nhằm đem lại sự thành công dài hạn thông qua sự thỏa mãn của khách hang và lợi ích của mọi thành viên trong công ty, của xã hội TQM cung cấp một hệ thống toàn diện cho công tác quản lý và cải tiến mọi khía cạnh có lien quan đến chất lượng và huy động sự tham gia của mọi bộ phận và mọi cá nhân để đạt mục tiêu chất lượng đề ra

1.4 Tác động của rào cản kỹ thuật với thương mại quốc tế.

Thương mại Quốc Tế ngày càng phát triển Trình độ tự do hóa thương mại đã dược tăng tốc bởi vòng đàm phán Uruguay Tuy nhiên thương mại thế giới vẫn gặp rất nhiều cản trở, khó khan do các quốc gia lần lượt dựng len các rào cản kỹ thuật để bảo vệ thị trường trong nước, cản trở sự phát triển thương mại tự do Theo điều tra của trung tâm thương mại quốc tế, chỉ riêng các điều khoản liên quan đến môi trường cũng ảnh hưởng trực tiếp 3746 sản phẩm trong 4917 sản phẩm được nghiên cứu Một khi các nước nhập khẩu sử dụng rào cản kỹ thuật thì các nước xuất khẩu sẽ gặp nhiều khó khăn

Trung Quốc là một quốc gia có tiềm lực phát triển kinh tế cũng gặp nhiều rào cản từ phía thị trường nhập khẩu Do xuát hiện dịch lở mồm long móng ở Hồng Koong mà Indonesia đã cấm nhập khẩu ngô từ Trung Quốc , đầu năm

2002, do bị phát hiện có hàm lượng chloramphenicol và erofloxacine quá cao trong các sản phẩm mà Trung Quốc bị EU cấm nhập khẩu tôm trong 3 tháng

và bị loại ra khỏi danh sách Icasc nước được phép xuất khẩu thủy sản sang

EU EU cũng cấm nhập khẩu thịt gà, thịt thỏ, mật ong

Thực tế cho thấy các nước có trình độ phát triển cao, tiềm lực kinh tế lớn thường là các nước áp dụng các rào cản kỹ thuật, các nhà xuất khẩu của các nước đang và kém phát triển là nhuwcng nước chịu tác dộng của rào cản

kỹ thuật bởi hang xuất khẩu của những nước này chủ yếu dựa vào nguồn gốc thiên nhiên và đang dạng sinh học mà việc khai thác chế biến ảnh hưởng đến môi trường, trình độ khoa học công nghệ kém nên tiêu chuẩn chất lượng, tiêu

Trang 8

chuẩn an toàn vệ sinh không cao vì vậy khó vượt qua các rào cản kỹ thuật đó

mà ngay cả các nước phát triển cũng không ít khó khăn khi gặp phải

2 Hiệp định về các rào cản kỹ thuật đối với thương mại.

2.1 Một số vấn đề chung

Rào cản kỹ thuật trong thương mại là nói về việc sử dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kĩ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp của hàng hóa nhập khẩu để bảo vệ những nhà sản xuất trong nước

Hiệp định về rào cản kỹ thuật thương mại (TBT Agreement) nhằm đảm bảo

rằng:

(1) những quy chuẩn về hàng hóa bắt buộc

(2) những tiêu chuẩn không bắt buộc về hàng hóa, và

(3) quy trình đánh giá sự phù hợp của hàng hóa

không trở thành những rào cản không cần thiết đối với thương mại quốc tế và không được sử dụng để ngăn cản thương mại

Vì vậy, Hiệp định về rào cản kỹ thuật thương mại tìm cách cân bằng giữa hai

mục tiêu chính sách trái nghịch nhau:

(1) Ngăn cản chủ nghĩa bảo hộ, với

(2) quyền của một nước thành viên đặt ra những quy chuẩn đối với hàng hóa vì các mục đích chính sách công hợp pháp

Hiệp định về rào cản kĩ thuật đối với thương mại của WTO phân biệt 3 loại biện pháp kĩ thuật sau đây:

• Quy chuẩn kĩ thuật (Technical regulartions) là những yêu cầu kĩ thuật

có giá trị áp dụng bắt buộc Các doanh nghiệp buộc phải tuân thủ

• Tiêu chuẩn kĩ thuật (Technical standards) là các yêu cầu kĩ thuật được 1

tổ chức công nhận và chấp thuận nhưng không có giá trị áp dụng bắt buộc

• Quy trình đánh giá sự phù hợp của 1 loại hàng hóa với các quy định / tiêu chuẩn kĩ thuật (Conformity assessment procedure)

Trang 9

2.1.1 Ngăn cản chủ nghĩa bảo hộ

Những chính sách giảm bớt thuế quan cấp tiến trong Hiệp định chung

về thuế quan và thương mại (GATT) 1947 và WTO đã khiến cho một số lãnh

đạo chính trị của các nước tìm kiếm những phương thức khác để bảo hộ nền công nghiệp trong nước Những cách để bảo hộ nền công nghiệp trong nước này thường xuất hiện dưới hình thức của những rào cản phi thuế quan (cụ thể, những phương thức khác thuế quan để bảo vệ khu vực tư nhân )

Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kĩ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp của hàng hóa là những rào cản phi thuế quan tiềm năng thường được sử dụng

vì mục đích bảo hộ Vì thế chúng có thể trở thành những rào cản kỹ thuật với thương mại

Hiệp định về rào cản kỹ thuật thương mại đặt ra những nguyên tắc và luật lệ

để ngăn cản các tiêu chuẩn không bắt buộc, quy chuẩn kĩ thuật hàng hóa bắt buộc và quy trình đánh giá sự phù hợp của hàng hóa trở thành những rào cản

không cần thiết với thương mại Tuy nhiên Hiệp định về rào cản kỹ thuật

thương mại cũng tìm cách để các thành viên có đủ quyền tự do đề ra các

chính sách công để theo đuổi các mục tiêu chính sách hợp pháp

2.1.2 Quy chuẩn hóa về hang hóa hợp pháp để theo đuổi các mục tiêu

chính sách công.

Bên cạnh mong muốn ngăn chặn chủ nghĩa bảo hộ là nhu cầu đảm bảo rằng các thành viên có đủ quyền tự do để thực hiện những mục tiêu chính sách nội địa Những quy chuẩn nội địa có thể hoàn thành một số mục tiêu không hề liên quan đến chủ nghĩa bảo hộ Ví dụ, những quy chuẩn nội địa có thể đóng vai trò như một cách để bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của người tiêu dùng, của môi trường và an ninh quốc gia Những quy chuẩn nội địa cũng

có thể giúp chuyên môn hóa, làm gia tăng niềm tin của người tiêu dùng bằng cách đảm bảo những tiêu chuẩn kỹ thuật và sản xuất đồng bộ Phát triển kinh

tế, và sự tiến bộ của giáo dục có thể dẫn đến nhu cầu của người tiêu dùng và

Trang 10

đôi khi của các cộng đồng kinh doanh với sự gia tăng về các quy chuẩn và tiêu chuẩn.

Phần giới thiệu của Hiệp định về rào cản kỹ thuật thương mại và Mục

2.2 của hiệp định này đã chỉ ra một số mục tiêu chính sách được cho là hợp pháp Mục 2.2 đã đề ra một danh sách những mục tiêu hợp pháp của TBT bao gồm:

• Bảo vệ cuộc sống/sức khỏe (con người, động vật và thực vật)

• An toàn (con người),

• Bảo vệ an ninh quốc gia

• Bảo vệ môi trường, và

• Ngăn chặn các tiếp thị lừa đảo

Danh sách trong Mục 2.2 không hẳn đã liệt kê hết Mặc dù không được nhắc đến nhưng một điều được công nhận rộng rãi chính là chắc chắn kỹ thuật (ví

dụ những quy chuẩn với đồ điện tử, máy tính, thiết bị liên lạc, ), và những tiêu chuẩn chất lượng (ví dụ yêu cầu xếp loại với sản phẩm và hàng hóa ) đều hợp pháp Cả chắc chắn kỹ thuật và những tiêu chuẩn chất lượng đều được sử dụng rộng rãi, đặc biệt là bởi các quốc gia thành viên đã phát triển của WTO

Hiệp định về rào cản kỹ thuật thương mại tìm kiếm để đạt được sự cân

bằng giữa việc cho phép thành viên có quyền tự chủ quy định để bảo vệ những quyền lợi hợp pháp (thông qua việc sử dụng những quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, và quy trình đánh giá sự phù hợp ) và việc đảm bảo rằng những quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp này không trở thành những rào cản không cần thiết với thương mại quốc tế Nếu

như Hiệp định về rào cản kỹ thuật thương mại được áp dụng quá chặt chẽ,

quyền lợi chính sách hợp pháp của các thành viên sẽ bị ngăn cản Nếu Hiệp định được áp dụng quá lỏng lẻo, những quy chuẩn kỹ thuật có thể được sử dụng vì mục đích bảo hộ và những lợi ích mà các thành viên đạt được qua những vòng đàm phán cấp tiến về giảm rào cản thuế quan có thể sẽ bị mất đi

Sự linh hoạt là cần thiết khi đối mặt với những vấn đề liên quan đến TBT Những nước đang phát triển lo lắng rằng những quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn được đề ra bởi các nước đã phát triển thực chất là để bảo hộ các nghành

Ngày đăng: 26/03/2015, 20:39

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
8. Luận văn thạc sĩ Cao Quý Long, “Hệ thống rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế và những giải pháp khắc phục..” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế và những giải pháp khắc phục
2. Technical Information on Technical barriers to trade Khác
3. http :// www.wto.org/english/tratope/tbte/tbtinfoe.htm Khác
4. http :// en.wikipedia.org/wiki/Technical_Barriers_to_Trade Khác
5. World Trade Report 2008 - Trade in a Globalizing World http:// www.wto.org/english/res_e/publications_e/wtr08_e.htm Khác
6. WTO Dispute Settlement: One-Page Case Summaries 1995 – 2009 Khác
7. Quantifying the impact of Technical Barriers to Trade Keith E. Maskus, John S. Wilson, Tsunehiro Otsuki Khác
9. Khóa luận Rào cản kỹ thuật trong thương mại của một số nước công nghiệp phát triển và các biện pháp giúp Việt Nam vượt rào cản Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w