Sau khi tiến hành thẩm định các nội dung của dự án như trên, cán bộ thẩm định sẽ tiến hành lập báo cáo thẩm định để đưa ra kết luận, nhận xét về dự án và trình lên các cơ quan có thẩm quyền để ra quyết định xem có cho vay vốn không. Mỗi mẫu báo cáo thẩm định thường gồm các nội dung sau :
- Tóm lược về dự án
- Thẩm định về chủ đầu tư : tư cách pháp lý, năng lực kinh doanh, năng lực quản lý, tình hình tài chính và kết quả kinh doanh
- Thẩm định dự án đầu tư : hồ sơ dự án, sự cần thiết phải đầu tư, thị trường đầu vào đầu ra, kỹ thuật, tài chính, môi trường, đảm bảo tiền vay của dự án.
- Những thuận lợi và khó khăn của dự án - Kết luận và đề xuất của tổ thẩm định
1.3. Đặc điểm của công tác thẩm các dự án đầu tư vào ngành dệt may
Muốn thẩm định các dự án đầu tư vào lĩnh vực dệt may một cách chính xác, khoa học, đem lại hiệu quả cao,đảm bảo cho Ngân hàng có thể ra quyết định cho vay đúng đắn thì cần phải hiểu rõ đặc điểm của các dự án đầu tư vào lĩnh vực này. Nhờ vào những đặc điểm này thì cán bộ thẩm định mới có thể xác định được các nội dung, các yêu cầu khi thẩm định dự án đầu tư vào lĩnh vực dệt may
Nhữngđặc điểm nổi bật của lĩnh vực dệt may và các dự án đầu tư vào lĩnh vực này có thể gây ảnh hưởng đến công tác thẩm định là :
•Thứ nhất, toàn bộ thiết bị máy móc phục vụ cho dự án hầu hết là các thiết bị ngoại nhập. Vì vậy cán bộ thẩm định phải hết sức chú ý tới khía cạnh kỹ thuật của dự án. Những máy móc thiết bị này có đảm bảo hoạt động đúng qui trình, an toàn và hiệu quả hay không? Quá trình vận chuyển các phương tiện này thế nào, giá thành và cách vận chuyển và Quá trình chuyển giao máy móc thiết bị này ra sao, tất cả các vấn đề đó đều phảI được quan tâm đúng mức.
•Thứ hai, các sản phẩm của lĩnh vực dệt may thường rất đa dạng, sản phẩm có thể là mặt hàng sợi hoặc là mặt hàng dệt may, xơ,….. Vì vậy nguyên liệu cho mỗi quá trình để thực hiện các sản phẩm là rất khác nhau. Nhưng chủ yếu vẫn là nguyên liệu đầu vào cơ bản là bông. Nguyên liệu về bông này có thể là các nguyên liệu ở trong nước và ngoài nước, chất lượng của nguyên liệu đầu vào sẽ quyết định đến chất lượng của sản phẩm. Vì vậy các bộ thẩm định phải tìm hiểu rõ nguồn nguyên liệu được lấy chủ yếu để hoạt động ở đâu, giá thành đầu vào là bao nhiêu và có đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp hay không
•Thứ ba, các sản phẩm dệt may ngoài tiêu thụ thị trường trong nước thì 1 phần lớn còn hướng đến xuất khẩu( tỷ trọng xuất khẩu có thể đến 70%-80% số sản phẩm). Do vậy việc thẩm định khía cạnh thị trường của sản phẩm hết sức quan trọng. Phải xem xét sản phẩm đầu ra có đạt yêu cầu với thị trường của các nước nhập khẩu hay không. Liệu các thị trường này có hạn ngạch với hàng dệt may không, thuế nhập khẩu có ảnh hưởng gì đén giá thành sản phẩm sau này không, chất lượng của sản phẩm dệt may có đảm bảo được tiêu chuẩn của các thị trường quốc tế không.
•Thứ tư, các dự án dệt may cần sử dụng rất nhiều nước vì vậy cán bộ thẩm định phải xem xét vị trí xây dựng nhà máy xem có phù hợp tiêu chuẩn không, các nguồn nước xung quanh phải đảm bảo yêu cầu của ngành dệt, dự án mà doanh nghiệp đưa ra
• Ngoài ra thì các dự án vào ngành dệt may còn có đặc điểm chủ yếu sau: - Sử dụng nhiều lao động(nhất là lao động nữ)
- Ít gây ô nhiễm môi trường
- Phát triển mạnh ở tất cả các nước
Từ những đặc điểm đặc biệt của ngành dệt so với các ngành công nghiệp khác mà yêu cầu đặt ra cho các cán bộ thẩm định những quy trình, phương pháp và các tiêu chuẩn của ngành dệt may trong vấn đề thẩm định chất lượng và các quy trình của ngân hang.
1.4. Thực tê công tác thẩm định dự án vay vốn“ đầu tư mua sắm trang thiêt bị dệt may” công ty TNHH Dệt may Đức Bình
Dệt may là một trong những ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế. Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may vượt 15,6 tỷ USD, chiếm đến 17% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, đạt tốc độ tăng trưởng trên 38%, mức cao nhất trong 5 năm qua và là mặt hàng xuất khẩu nhiều nhất của Việt Nam. Năm 2012, toàn ngành đạt kim ngạch xuất khẩu 17,2 tỷ USD, tăng 8,5% so với 2011.
Hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang khoảng 180 thị trường. Các thị trường trọng điểm là Hoa Kỳ, EU, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may năm 2012 có giảm so với năm 2011 tuy nhiên vẫn ở kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vẫn tăng với mức cao trong tình trạng kinh tế hiện nay. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ đạt 7,5 tỷ USD, tăng gần 9,2% so với cùng kỳ; Nhật Bản đạt 2 tỷ USD, tăng 19,3%; Hàn Quốc đạt 1,3 tỷ USD tăng 9%; Các thị trường khác như Liên Xô cũ, Châu Phi, Trung Đông… đạt 3,7 tỷ USD, tăng 20% so với cùng kỳ; Duy chỉ có kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU giảm từ 2,8 tỷ USD năm 2011 xuống 2,4 tỷ USD năm 2012. Nguồn nguyên liệu đầu vào của ngành dệt may : bông, sợi, vải hiện mới đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu của ngành này. Cụ thể, vải trong nước sản xuất đáp ứng khoảng 30% nhu cầu sử dụng của ngành dệt may; bông mới đáp ứng được 2% nhu cầu.
Bảng 1.5. Tình hình ngành dệt may Việt Nam và mục tiêu đên năm 2020 Chỉ tiêu Đơn vị tính Thực hiện 2012 Mục tiêu 2015 2020
1. Doanh thu triệu USD 20.000 22.500 31.000
2. Xuất khẩu triệu USD 17.200 20.000 25.000
3. Sử dụng lao động nghìn người 2625 2.750 3.000
4. Tỷ lệ nội địa hoá % 50 60 70
5. Sản phẩm chính:
- Bông xơ 1000 tấn 25 40 60
- Xơ, Sợi tổng hợp 1000 tấn 162 210 300
- Sợi các loại 1000 tấn 395 500 650
- Vải triệu m 2 1.120 1.500 2.000
- Sản phẩm may triệu sản phẩm 2.172 2850 4000 Từ bảng trên ta có thể thấy dệt may là một trong những ngành rất quan trọng ,đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển của đất nước vì vậy việc đầu tư vào các dự án ngành dệt là rất cần thiết .Mà thẩm định là một khâu không thể thiếu