Hồ sơ pháp lý và kinh tế của khách hàng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư ngành dệt may tại ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Hà Nội (Trang 38)

1.4.1.1.1. Hồ sơ pháp lý

Giới thiệu về công ty TNHH Dệt May Đức Bình được thành lập từ năm 2007. - Đăng ký kinh doanh số 0102033068 do sở KH và ĐT TP Hà Nội cấp ngày 11/12/2007. Đăng ký thay đổi lần 2 ngày 16/5/2008.

- Điều lệ hoạt động của Công ty

- Giấy chứng nhận phần vốn góp của các thành viên. - Biên bản họp hội đồng cổ đông công ty

- Giấy chứng nhận đăng ký thuế số 0102567207 - Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu

1.4.1.1.2. Hồ sơ kinh tế

- Bảng kết quả kinh doanh

- Tình hình giao dịch với ngân hàng

- Công ty TNHH dệt may Đức Bình là một trong những khách hàng uy tín của ngân hàng Đông á. Công ty mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại Ngân hàng TMCP Đông Á từ ngày 02/07/2008

a, Với ngân hàng Đông Á

Tài khoản tiền gửi thanh toán

Bảng 1.6. Tình hình giao dịch của công ty TNHH Dệt may Đức Bình

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 21/06/2012

1. Tín dụng ( Triệu đồng)

- Cho vay 6.350 3.500 4.455

- Thu Nợ 6.720 5.720 2.160

- Lãi vay 805 577 191

2. Tiền gửi thanh toán

- VNĐ 19.511 13.017 6.311

- USD 204.105,55 0 0

3. Thanh toán quốc tế ( USD)

Trị giá phát sinh nhập

Trị giá phát sinh xuất 240.504,86

Phí 127.64

Nhận xét:

- Từ năm 2010, Doanh nghiệp vẫn thường xuyên quan hệ tín dụng, thanh toán quốc tế và các giao dịch thanh toán khác qua Ngân hàng TMCP Đông Á – chi nhánh Hà Nội với doanh số giao dịch giảm

b, Với các ngân hàng khác :

Theo CIC, tính đến 24/04/2012 công ty không có dư nợ tín dụng tại bất cứ tổ chức tín dụng nào khác

 Khách hàng không có dư nợ không đủ tiêu chuẩn

1.4.1.2. Thẩm định tư cách pháp lý của chủ đầu tư

- Chủ đầu tư: Công ty TNHH Dệt may Đức Bình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Địa chỉ: P1 – A6 Khu tập thể nhà máy cơ khí Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội - Điện thoại: 04.5119825 Fax : 04.5119826

- Ngành nghề kinh doanh:

+ Kinh doanh và XNK hàng dệt may

+ Buôn bán len và các loại sợi tổng hợp, các sản phẩm may mặc

+ Sản xuất, gia công và mua bán hàng đan, móc, dệt, các sản phẩm từ len sợi - Vốn điều lệ 3.500.000.000.

Nhận xét: Công ty TNHH Dệt may Đức Bình có đủ tư cách pháp nhân. Công ty có đủ điều kiện vay vốn ngân hàng theo quy định tín dụng hiện hành

1.4.1.3. Năng lực kinh doanh của Công ty TNHH Dệt may Đức Bình 1.4.1.3.1. Cơ cấu tổ chức của công ty

xã Yên Viên, Gia Lâm. Cơ sở dệt may sản xuất đặt tại số 3 ngõ 242 tổ 11 phường Ngọc Thụy, Long Biên, Hà Nội. Đây là mảnh đất rộng khoảng 150m2 được công ty thuê dài hạn và đầu tư xây dựng thành xưởng dệt may 5 tầng bê tông cốt thép

Cơ cấu công ty gồm có:

- Bà Phạm Thị Thanh Bình – Giám đốc công ty – là người năng động và hiểu biết sâu về kỹ thuật, chuyên môn. Trước khi thành lập công ty riêng, Bà Bình đã có gần 10 năm kinh nghiệm làm việc trong nghề, đây là thời gian bà Bình tích lũy được kiến thức về chuyên môn, kinh doanh phân phối, sản xuất. Hiện nay bà Bình cũng đã thiết lập được nhiều mối quan hệ bạn hàng lớn

- Phòng Kinh doanh và Kê hoạch : có 4 nhân viên, phụ trách chung về tình hình tài chính của Công ty và phụ trách các đơn hàng

- Bộ phận Thiêt kê: có 2 người

- Bộ phận sản xuất

1.4.1.3.2. Tình hình sản xuất kinh doanh

Công ty TNHH Dệt May Đức Bình mới thành lập được hơn 4 năm, là một thương hiệu mới trên thị trường sản phẩm dệt len trong nước. tuy nhiên với sự năng động và kinh nghiệm của ban lãnh đạo công ty cùng đội ngũ nhân viên có năng lực công ty đang ngày càng tạo dựng nên một thương hiệu có uy tín trên thị trường và có nhiều tiềm năng phát triển mạnh trong tương lai

Thị trường đầu vào

Công ty được tách ra từ công ty TNHH Dệt len thời trang Thái Sơn, dựa trên các mối quan hệ của mình, thời gian đầu, công ty Đức Bình đã tiến hành sản xuất ra thành phẩm Công ty sẽ phân phối ra thị trường qua các mối quan hệ sẵn có của các sang lập viên Công ty. Ngay trong năm 2008 đến năm 2010, Công ty đã tiến hành nhập khẩu trực tiếp nguyên liệu len từ Trung Quốc và mua các mặt hàng nguyên phụ liệu từ rất nhiều công ty nhập khẩu trong nước. Hiện nay, công ty tiến hành đàm phán để tìm các đối tác xuất khẩu các sản phẩm cho công ty

Công ty TNHH Dệt may Đức Bình có nguồn hàng nguyên liệu ổn định, Công ty thường xuyên nhập nguyên liệu len các loại từ Nhà máy len Hà Đông, Nhà máy Chăn Nam Định, Công ty TNHH Minh Thu và công ty cũng nhập khẩu nguyên vật liệu từ các nước láng giềng. Công ty đã có mối quan hệ hợp tác mua hàng lâu năm với các đơn vị cung cấp hàng

Thị trường đầu ra

Tuy mới thành lập nhưng ngay từ đầu Công ty đã mạnh dạn đầu tư hệ thống gồm 3 máy dệt tự động, hiện đại được nhập khẩu nguyên chiếc từ Đức. Trước khi thành lập Công ty, bà Phạm Thị Thanh Bình đã có nhiều năm làm nghề dệt len, sản phẩm chủ

yếu là mũ và áo len. Sản phẩm áo len của Công ty chủ yếu được làm theo đơn đặt hàng, theo các hợp đồng của các Công ty như: Công ty nhập khẩu INTIMEX, Công ty sản xuất – xuất nhập khẩu Hà Nội….. ngoài ra công ty còn ký được hợp đồng xuất khẩu áo và mũ len cho nhiều thị trường các nước như: Séc, Tiệp, Ba Lan…. Sản phẩm mũ len của Công ty được sản xuất và tiêu thụ mạnh tại các chợ đầu mối tại Hà Nội như: Đồng Xuân, Chợ Mơ, Chợ Hôm… Công ty có các đầu mối tiêu thụ sản phẩm mũ len tại các tỉnh phía Bắc vào dịp cuối năm. Công ty có được hệ thống tiêu thụ hàng hóa mạnh và rộng tại các tỉnh phía Bắc.

Bảng 1.7. Kêt quả kinh doanh Chỉ tiêu số Năm 2010 Năm 2011 T6 năm 2012

A. Bảng cân đối kế toán

I. Tài sản ngắn hạn 100 8.160 10.753 13.368

Trong đó:

1. Tiền và tương đương tiền 110 1.861 450 859

2. Các khoản phải thu 1.031 880 1.683

3. Hàng tồn kho 140 4.460 8.290 9.691

II. Tài sản cố định 220 7.205 6.357 6.052

Trong đó: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230

Tổng tài sản 270 15.364 7.111 19.420

I. Nợ ngắn hạn 310 8.038 9.295 9.751

II. Nợ dài hạn 330 2.600 2.077 3.117

III. Vốn chủ sở hữu 410 4.726 5.738 6.551

Tổng nguồn vốn 440 15.364 17.111 19.420

B. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

1. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

10 12.808 18.153 11.235

2. Giá vốn hàng bán 11 10.731 15.249 9.438

3. Chi phí tài chính 22 767 1.025 406

- Trong đó: 23

4. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh

30 877 1.335 1.054

5. Lợi nhuận trước thuế 50 943 1.349 1.084

6. Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 165 337 271

Bảng 1.8: Các hệ số phản ánh tình hình tài chính của khách hàng

Các hệ số Năm 2010 Năm 2011 T6 năm 2012

1. Chỉ tiêu thanh khoản

1.1. Khả năng thanh toán hiện hành 1.02 1.16 1.37

1.2. Khả năng thanh toán nhanh 0.46 0.26 0.38

1.3. Khả năng thanh toán tức thời 0.23 0.05 0.09 2. Chỉ tiêu hoạt động

2.1. Vòng quay vốn lưu động 1.19 1.69 0.84

2.2. Vòng quay hàng tồn kho 1.52 1.84 0.97

2.3. Vòng quay các khoản phải thu 9.44 20.63 6068

2.4. Hiệu suất sử dụng TSCĐ 1.93 2.86 1.86

3. Chỉ tiêu cân nợ

3.1. Tổng nợ phải trả / Tổng tài sản 69% 66% 66%

3.2. Nợ dài hạn/ Nguồn vốn CSH 55% 36% 48%

4. Chỉ tiêu thu nhập (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.1. Lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần

16% 16% 16%

4.2. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh / Doanh thu thuần

7% 7% 9%

4.3. Lợi nhuận sau thuế / vốn CSH 14% 18% 12%

4.4. Lợi nhuận sau thuế / tổng tài sản bình quân

4% 6% 4%

Nhận xét của CBTĐ a, Hệ số thanh khoản:

Khả năng thanh toán hiện hành của công ty là khá tốt và có sự tăng trưởng qua các năm cụ thể từ năm 2010, 2011 là 1.02 – 1.16 và chỉ tính đến hết quý II chỉ số này đã là 1.37 tăng hơn hẳn so với các năm 2010 và năm 2011. Hệ số này đều > 1 chứng tỏ khả năng thanh toán hiện thời là tốt và đảm bảo cho các khoản vay ngắn hạn cho các nhà đầu tư tín dụng

Hệ số thanh toán nhanh là thấp và biến động không lớn cụ thể qua các năm 2010, 2011 và 6 tháng năm 2012 đạt lần lượt 0.46 – 0.26 – 0.38( đều < 1) là do công từ hoạt động sản xuất ngành nghề là khan, mũ len nên lượng hàng tồn kho của công ty là khá lớn, công ty cần đẩy mạnh kinh doanh xuất nhập khẩu sang các nước có khí hậu lạnh nhằm bớt đi hàng tồn kho và tăng trưởng tài sản

Hệ số thanh khoản tức thời của công ty cũng ở mức thấp < 1 cụ thể qua các năm 2010, 2011 và 6 tháng năm 2012 đạt lần lượt 0.23 – 0.05 – 0.09, điều này cũng dễ hiểu vì lượng tiền của công ty chủ yếu lưu thông trong kinh doanh và sản xuất dẫn đến hệ số này thấp. Công ty cần cân đối trong sử dụng vốn nhằm linh hoạt hơn trong hoạt động đầu tư tạo khả năng thanh toán tức thời ở mức cao hơn nữa. Điều này sẽ tạo thuận lợi trong kinh doanh cho cả công ty và các đối tác.

b, Hệ số hoạt động

Vòng quay vốn lưu động của Công ty năm 2010 là 1.19 như vậy, khoảng 10 tháng vốn lưu động mới luân chuyển 1 lần, năm 2011 tăng là 1.69 nghĩa là khoảng 7

tháng vốn lưu động luân chuyển 1 lần và sang quý II năm 2012 đạt 0.84, hệ số này ở mức trung bình và ổn định qua các năm. Công ty cần đẩy nhanh them vòng quay vốn lưu động để hoạt động sản xuất hiệu quả hơn.

Hệ số hàng tồn kho qua các năm cũng đạt mức trung bình cụ thể qua các năm 2010, 2011 và 6 tháng năm 2012 đạt lần lượt 1.53 – 1.87 – 0.97 như vậy trung bình vòng quay hàng tồn kho là 6 – 7 tháng / lần. Hệ số này cũng cho thấng hàng tồn kho của công ty khá lớn do công ty hoạt động có ngành nghề đặc trung là sản xuất và kinh doanh hàng dệt may nên vòng quay tạo doanh thu có chậm nhưng cũng ổn định qua các năm.

Vòng quay các khoản phải thu đều ở mức cao năm 2010 trung bình cứ 28 ngày các khoản phải thu 1 lần , đến năm 2011 chỉ còn có 17 ngày sang đến đầu năm 2012, gần 2 tháng mới thu về được. Có thể thấy sự luân chuyển vốn trong các hợp đồng của công ty khá nhanh và linh hoạt. Hệ số này có xu hướng tăng dần qua các năm. Tuy nhiên công ty cũng nên đề phòng vì sự cạnh tranh của các công ty kinh doanh cùng mặt hàng khác nếu như hệ số này tăng nữa sẽ làm cho đối tác có ít thời gian để chủ động nguồn vốn trong kinh doanh sẽ tạo điều kiện cho các đối thủ lôi kéo khách hàng với vòng quay khoản phải thu dài và ưu đãi hơn.

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định cũng là mức khá và ổn định, điều này chứng tỏ công ty rất chú trọng đầu tư máy móc và trang thiết bị để phục vụ sản xuất và kinh doanh nhằm tạo doanh thu nhanh và cao hơn. Việc đầu tư này làm tăng doanh thu rất cao.

Các hệ số hoạt động cho thấy công ty kinh doanh sản xuất ổn định và tăng trưởng qua các kỳ, các năm. Công ty sử dụng tốt các nguồn tài sản để tạo ra mức doanh thu tăng trưởng đồng đều qua các năm.

c, Hệ số đòn bẩy tài chính( chỉ tiêu cân nợ )

Tỷ lệ nợ/ Tổng tài sản năm 2010 là 69 %, đến năm 2011 là 66% và đầu năm 2012 đạt 66%. Tỷ lệ nợ gia tăng ở mức hợp lý và không có sự biến động, chỉ tiêu này cho thấy tài sản công ty sử dụng chủ yếu vẫn là các khoản nợ vay nhưng cũng có thể thấy công ty đang từng bước chuyển dịch cơ cấu vốn, tăng cường sự đầu tư cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển doanh nghiệp một cách bền vững.

Bên cạnh đó chỉ tiêu nợ dài hạn/ vốn chủ sở hữu cũng ở mức chấp nhận được, trung bình qua các năm là 46% chỉ tiêu này cho thấy công ty cũng đang có những khoản nợ dài hạn cao.

khoản nợ vay, nhưng cũng cho thấy sự mạnh dạn và những bước phát triển nhanh chóng khi công ty sử dụng rất hợp lý các khoản nợ vay mình đang có nhằm tìm kiếm doanh thu.

d, Tỷ suất sinh lời.

Doanh thu của công ty năm 2010 là 12.808 triệu đồng, năm 2011 đạt 18.153 triệu đồng và sang đầu năm 2012 là 11.235 triệu đồng. Qua các năm hoạt động doanh thu của công ty tăng rất nhanh.

Tỷ lệ lợi nhuận gộp trên doanh thu củ Công ty năm 2010, và 2011 và đầu năm 2012 đều đạt 16% chỉ tiêu này cho biết hiệu quả của việc kinh doanh của công ty cứ một đơn vị doanh thu tạo ra 0.16 đơn vị lợi nhuận gộp

Chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/ doanh thu thuần qua 2 năm trước đạt 7% như vậy cứ 100 đồng doanh thu mới có 7 đồng từ kinh doanh tăng lên 6 tháng đầu năm 2012, cho thấy chỉ tiêu này cung ở mức thấp.

Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu đạt từ 14% trong năm 2011 và tăng lên 18% trong năm 2012 nghĩa là cứ 1 đơn vị vốn chủ sở hữu đạt được 0.14 đơn vị lãi sau thuế sang đến năm 2011 và đầu năm 2012 đạt lần lượt là 0.18 và 0.12 đơn vị lãi sau thuế. Tỷ lệ này ở mức khá tốt. Tỷ suất sinh lời của công ty tuy không phải là cao nhưng cho thấy sự bước đi vững chắc và quyết tâm đi lên. Tuy tình hình kinh tế có nhiều diễn biến không thuạn lợi song công ty vẫn đạt những chỉ số hoạt động rất khả quan, có thể thấy công ty hoạt động tương đối hiệu quả và là một đối tác tiềm năng của Ngân hàng…

Kêt luận của cán bộ thẩm định: Nhìn chung, tình hình tài chính của Công ty ở mức khá tốt. Hệ số thanh khoản ổn định, song các chỉ số hoạt động ở mức không cao. Tỷ suất sinh lời ở mức trung bình.

Đến cuối năm 2012 doanh thu của công ty đạt hơn 23 tỷ đồng ( tăng 22% so với năm 2010) lãi ròng đạt hơn 1.6 tỷ đồng.

Nhận xét: Nhìn chung CBTĐ đã xem xét kĩ các hệ số phản ánh tình hình tài (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chính, cũng như báo cáo kết quả kinh doanh của công ty từ đó đưa ra những nhận định đúng đắn về tình hình hoạt động của công ty. CBTĐ không đánh giá công ty dựa trên lịch sử và quá trình hình thành còn non trẻ mà dựa vào những chỉ số cũng như tình hình kinh doanh thực tế để xác định thế mạnh cũng như những điểm yếu của công ty trong quá trình kinh doanh.

1.4.2. Quy trình thẩm định và kêt quả thẩm định của chi nhánh về DAĐT mua sắm trang thiêt bị dệt may

Nhận được hồ sơ xin vay vốn của Công ty TNHH dệt may Đức Bình gửi đến Ngân hàng TMCP Đông Á – chi nhánh Hà Nội. Tại đây, Cán bộ thẩm định trên cơ sở xem xét … để khách hàng không bị bỏ lỡ cơ hội đầu tư. Chính vì vậy tổ chức thẩm

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư ngành dệt may tại ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Hà Nội (Trang 38)