Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư ngành dệt may tại ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Hà Nội (Trang 57)

1.5.2.1. Hạn chế

Qua thực trạng công tác thẩm định được tiền hành tại Ngân hàng TMCP Đông Á – chi nhánh Hà Nội, mặc dù đã đạt được một số thành công nhất định, song vẫn còn những tồn tại sau:

- Mức độ chính xác của kết quả thẩm định còn chịu ảnh hưởng lớn bởi yếu tố thị trường

Không chỉ riêng với Ngân hàng TMCP Đông Á - chi nhánh Hà Nội mà hầu hết các ngân hàng Việt nam hiện nay khi thực hiện thẩm định các dự án dài hạn đều thẩm định khá tốt các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án. Nhưng trong điều kiện hiện nay, thị trường Việt Nam được đánh giá là phát triển sôi động, có nhiều tiền năng nhưng không tránh khỏi sự ảnh hưởng của các biến động trên thị trường thế giới như nền kinh tế đang rơi vào suy thoái, giá xăng dầu tăng cao, thiên tai khiến cho thị trường Việt Nam cũng thường xuyên biến động giá cả leo thang, lạm phát tăng cao nên việc dự báo được chính xác sự thay đổi của thị trường là không đơn giản ngay cả với các chuyên gia kinh tế. Trong thẩm định dự án dài hạn thì việc phân tích mô phỏng hay phân tích độ nhạy là cực kỳ quan trọng nhưng để có được kết quả thẩm định chính xác đòi hỏi các cán bộ phải dự đoán một cách chính xác nhất sự thay đổi của doanh thu, chi phí… cùng với sự biến động của thị trường do đó yếu tố thị trường biến động thường xuyên như hiện nay cũng hạn chế khá nhiều đến kết quả thẩm định của ngân hàng.

- Chưa giảm thiểu tối đa thời gian và chi phí thẩm định cho các dự án lớn

Hiện nay, Ngân hàng TMCP Đông Á - chi nhánh Hà Nội tiếp nhận các hồ sơ vay vốn chủ yếu là vay vốn dài hạn. Việc thẩm định các hồ sơ vay vốn này là tương

đối đơn giản với các cán bộ nên thời gian thẩm định là ngắn và chi phí thẩm định đối với các khoản vay ngắn hạn này là không đáng kể vì đa phần các khoản vay ngắn hạn các cán bộ chỉ cần thẩm định giá trị tài sản đảm bảo là có thể đảm bảo được an toàn cho Ngân hàng khi cho vay. Tuy nhiên, đối với các dự án trung và dài hạn thì Ngân hàng vẫn chưa thể giảm thiểu tối đa thời gian và chi phí thẩm định. Ngân hàng TMCP Đông Á - chi nhánh Hà Nội vẫn đang trong quá trình ứng dụng công nghệ tin học vào thẩm định nhưng chưa hoàn chỉnh, điều này khiến cho thời gian thẩm định chưa thể tối thiểu hóa. Các dự án trung và dài hạn luôn đòi hỏi các cán bộ thẩm định phải thẩm định một các kỹ lưỡng và khối lượng công việc thẩm định luôn nhiều và phức tạp hơn nhiều so với dự án ngắn hạn. Nếu hệ thống công nghệ phục vụ cho công tác thẩm định được hoàn thiện thì không chỉ giảm thiểu thời gian thẩm định mà chi phí thẩm định cũng giảm, giảm bớt được khối lượng công việc cho cán bộ thẩm định từ đó nâng cao năng suất lao động cho các nhân viên

- Phân tích rủi to của dự án còn nhiều hạn chế

Trong vấn đề phân tích rủi ro của dự án, Ngân hàng thường thiên về phân tích định tính, việc định lượng rủi ro chỉ dừng lại ở phân tích một chiều, tức là cho từng yếu tố riêng rẽ làm thay đổi dòng tiền. Việc phân tích này còn hạn chế do trong nhiều trường hợp, các yếu tố tác động qua lại với nhau nên sự thay đổi yếu tố này sẽ kéo theo sự thay đổi của một số yếu tố khác, từ đó tác động tới dòng tiền.

- Thẩm định tài chính dự án chưa sát khiến cho khả năng trả nợ thực của dự án chưa được phản ánh đúng.

Trong công tác thẩm định tài chính dự án: Cũng tương tự như trong thẩm định phương án kinh doanh, nhiều chỉ tiêu như tổng vốn đầu tư, doanh thu, chi phí, lợi nhuận…không được cán bộ tín dụng xem xét tính toán mà lại lấy luôn số liệu của doanh nghiệp. Do đó, nhiều dự án cán bộ tín dụng không phát hiện được doanh nghiệp cố tình khai tăng doanh thu đồng thời giảm chi phí để cho lợi nhuận thu được lớn, từ đó làm cho dòng tiền của dự án tăng lên không đúng với thực tế, ảnh hưởng tới khả năng trả nợ thực của dự án.

- Vai trò tư vấn của cán bộ tín dụng đối với doanh nghiệp về dự án chưa được thể hiện rõ nét.

- Việc kiểm soát nội bộ chưa được thực hiện một cách chặt chẽ

1.5.2.2. Nguyên nhân

1.5.2.2.1. Nguyên nhân chủ quan

Công tác thẩm định chưa có sự chuyên môn hóa cao

- Như đã được đề cập ở trên việc tổ chức các nghiệp vụ tín dụng bao gồm quá nhiều công việc như vậy cũng có thể xuất hiện một số hạn chế sau

Một là, cán bộ không chuyên sâu vào một ngành nghề nào dẫn đến các cán bộ

phải thẩm định các ngành nghề. Lĩnh vực không chuyên của mình sẽ mất nhiều thời gian để thẩm định hơn.

Hai là, nếu cơ chế quản lý cán bộ không chặt chẽ dẫn đến việc cán bộ thỏa hiệp

với khách hàng để tư lợi; ngược lại nếu quá chặt thì khó đảm bảo chỉ tiêu tăng trưởng.

Ba là, gây nên tình trạng quá tải đối với cán bộ tín dụng. Hạn chế thứ ba được

thể hiện ở chỗ một cán bộ trong mô hình tổ chức không có bộ phận thẩm định phải thực hiện tất cả các công việc sau: Tìm kiếm, giao dịch trực tiếp, nhận đơn xin vay vốn của khách hàng, kiểm tra tính xác thực đầy đủ và phù hợp của các hồ sơ điều kiện xin vay trên giấy tờ và thực tiễn; thẩm định, kiểm tra đối tượng vay vốn và tính khả thi của dự án; kiểm tra việc sử dụng vốn vay, đôn đốc khách hàng trả lãi và gốc đầy đủ, đúng hạn. Thực hiện xong( và chính xác) các khâu công việc đó( trừ thu nợ và phải đợi kỳ đáo hạn) mất một khoảng thời gian trung bình từ 20 – 30 ngày đối với dự án nhóm A; từ 15- 20 ngày đối với dự án nhóm B( trong điều kiện thuận lợi thông thường). Song nếu món vay càng nhiều, địa bàn càng rải rác thì khối lượng công việc càng lớn, và tất nhiên thời gian để hoàn thành công việc phải dài hơn. Tình trạng quá tải như vậy gây nên sự căng thẳng đối với cán bộ tín dụng, họ phải làm thêm công việc tại nhà, hoặc phải bỏ bớt công việc, hoặc thực hiện các khâu trong quá trình một cách qua loa, không có tính hình thức.

Chưa có quy trình và tiêu chuẩn thẩm định hiệu quả tài chính cho từng lĩnh vực, ngành nghề cụ thể.

Quy trình thẩm định dự án đã được hướng dẫn cụ thể trong cẩm nang tín dụng của Ngân hàng nhưng đây chỉ là những hướng dẫn áp dụng cho tất cả các dự án xin vay vốn tại Ngân hàng. Mà do đối tượng xin vay vốn của Ngân hàng rất đa dạng và kinh doanh trong rất nhiều lĩnh vực nên không phải dự án xin vay vốn nào cũng tương tự nhau vì vậy cần có hướng dẫn cụ thể chi tiết hơn cho từng loại dự án cụ thể ( có thể phân loại dự án theo thời gian, lĩnh vực…). Các tiêu chuẩn thẩm định cũng chưa được hướng dẫn cụ thể cho từng lĩnh vực, ngành nghề cụ thể khiến các cán bộ thẩm định khi tiến hành thẩm định mất thời gian để sang lọc, lựa chọn các chỉ tiêu để thẩm định. Nếu ngân hàng có những hướng dẫn cụ thể, chi tiết hơn đối với những ngành nghê, lĩnh vực cơ bản sẽ giảm thiểu được khá nhiều thời gian và chi phí thẩm định đồng thời cũng giảm bớt được khối lượng công việc cho cán bộ thẩm định. Việc hướng dẫn quy trình và chỉ tiêu thẩm định hiệu quả tài chính theo ngành nghề, lĩnh vực còn rất có lợi cho ngân hàng bởi lẽ nó giúp cho các cán bộ trẻ của Ngân hàng, những người có thể

chưa từng thẩm định về lĩnh vực đó có cơ sở lý thuyết để trao đổi với các cán bộ đã có kinh nghiệm và nâng cao chất lượng thẩm định.

Nguồn thông tin thu thập còn “ít”

Các thông tin mà cán bộ thẩm định sử dụng để thẩm định chủ yếu vẫn là các thông tin do khách hàng cung cấp và một số thông tin đi khảo sát thực tế, tuy nhiên các thông tin này vẫn chủ yếu là các thông tin một chiều còn các thong tin khác như thoongtin thị trường, thông tin Ngân hàng Nhà nước và thông tin giữa các Ngân hàng còn hạn chế ( do sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ). Điều này cũng làm giảm mức độ tin cậy của các thông tin. Để có được những thông tin cần thiết cho công tác thẩm định có thể ngân hàng phải bỏ ra một chi phí khá cao so với lợi nhuận mà ngân hàng có thể nhận được khi thực hiện dự án

Việc ứng dụng các phần mềm tin học vào công tác thẩm định còn đang trong quá trình hoàn thiện.

Hiện tại các cán bộ tín dụng làm việc tại Ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Hà Nội đều được trang bị một số máy tính cá nhân, nối mạng Internet và nối mạng nội bộ với nhau tuy nhiên các máy tính đều được chưa được trang bị các phần mềm chuyên dùng cho công tác thẩm định nên thời gian thẩm định phụ thuộc nhiều vào khả năng, trình độ của cán bộ thẩm định. Công cụ chủ yếu các cán bộ tín dụng dùng trong công tác thẩm định hiện nay đó là Microsoft Excel, đây là công cụ hỗ trợ rất tố cho việc tính dòng tiền, các chỉ tiêu tài chính, các hàm IRR, DSCR…tuy nhiên nó đòi hỏi các cán bộ tín dụng mất nhiều thời gian để nhập và tính toán các dữ liệu số. Nhận thức được điều này hiện tại Ngân hàng đã và đang tiến hành ứng dụng các phần mềm tin học phục vụ cho công tác thẩm định tuy nhiên do việc nắm bắt và ứng dụng rộng rãi vào thực tế đòi hỏi các cán bộ thẩm định phải mất nhiều thời gian. Do đó, các phần mềm thẩm định ứng dụng đã trang bị cho các cán bộ thẩm định và việc sử dụng còn đang trong quá trình hoàn thiện, vừa ứng dụng, vừa rút kinh nghiệm.

Kinh nghiệm của cán bộ trẻ còn hạn chê

Các cán bộ của ngân hàng đều là các cán bộ có trình độ và chuyên môn nhưng hầu hết các cán bộ này đều được đào tạo trong các trường kinh tế nên hầu như không có cán bộ chuyên môn sâu về kỹ thuật dẫn đến gặp khó khăn trong bước thẩm định khía cạnh thị trường, khía cạnh kỹ thuật của dự án và dẫn đến ảnh hưởng chất lượng thẩm định khía cạnh tài chính của dự án đầu tư. Bên cạnh đó các cán bộ của Ngân hàng có rất nhiều cán bộ trẻ. Đây là một điểm mạnh vì các cán bộ trẻ là những người có sức khỏe, có sự sáng tạo, nhiệt tài và hang say trong công việc nhưng các cán bộ trẻ

sẽ chưa có điều kiện cơ hội để tích lũy kinh nghiệm, vì thế hạn chế khả năng thẩm định của các cán bộ trẻ.

Các cán bộ ngân hàng trên thực tế phải đảm đương rất nhiều vai trò như một nhà tư vấn tài chính, một nhà phân tích tài chính, một chuyên gia kỹ thuật, một nhà nghiên cứu thị trường…đặc biệt là trong công tác thẩm định mà vẫn còn là một vấn đề khá mới mẻ đối với các cán bộ thẩm định mới ra trường và đã sớm làm việc tại ngân hàng, chưa có cơ hội để tiếp thu, bổ sung kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế.

1.5.2.2.2. Nguyên nhân khách quan

Cơ chế, chính sách và hệ thống pháp luật của nước ta vẫn chưa hoàn chỉnh và đang trong quá trình hoàn chỉnh.

Hiện nay cơ chế chính sách và hệ thống pháp luật của nước ta vẫn đang được bổ sung và hoàn thiện đòi hỏi các cán bộ ngân hàng nói chung và cán bộ tín dụng nói riêng phải liên tục cập nhật thông tin, cập nhật các văn bản luật mới nhất. Cũng chưa có chế tài hay quy định cụ thể nào về việc quy định trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp trong việc cung cấp thông tin, đưa ra các bản báo cáo tài chính…mà hiện nay các ngân hàng vẫn phải tự thẩm định hoặc thuê thẩm định các báo cáo này. Các quy đinh cũng như hướng dẫn chung liên quan đến công tác thẩm định còn chưa được thống nhất cho các ngân hàng dẫn đến các ngân hàng thường tự đưa ra quy trình tín dụng và quy trình thẩm định riêng cho mình vì thế thiếu tính đồng bộ trong công tác thẩm định khiến hoạt động đồng tài trợ đôi khi gặp khó khăn.

Sự hạn chế trong hợp tác giữa các ngân hàng thương mại

Nguyên nhân này cũng xuất phát từ sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại với nhau không cho phép các ngân hàng trao đổi nhiều thông tin với nhau. Việc trao đổi thông tin có thể sẽ dẫn tới tiết lộ thông tin khách hàng ( điều này thì khách hàng hoàn toàn không muốn ) do vậy việc thu thập thông tin có được từ các ngân hàng khác là vô cùng hạn chế.

Sự “ thiếu hụt” thông tin của doanh nghiệp lập dự án và trình độ năng lực, đạo đức của chủ đầu tư trong việc lập và quản lý dự án.

Một số doanh nghiệp do thiếu hụt thông tin hay do trình độ lập dự án của các cán bộ quản lý doanh nghiệp còn hạn chế hoặc do người lập dự án muốn nhanh chóng được cấp tín dụng nên sẵn sang lập các báo cáo khả thi với thông tin không chính xác, tính toán sơ sài khiến cho cán bộ khi thẩm định phải yêu cầu bổ sung hồ sơ mất rất nhiều thời gian. Bên cạnh đó, các công ty tư vấn lập dự án ở nước ta chưa nhiều mà lực lượng cán bộ có kinh nghiệm và trình độ lập dự án ở các doanh nghiệp còn ít nên việc có thể lập được một dự án hoàn chỉnh nộp cho ngân hàng là một điều rất khó. Hầu

hết, các doanh nghiệp Việt Nam khi lập báo cáo đều chưa có kinh nghiệm phân tích, điều tra, nghiên cứu thị trường mà đây lại là điểm có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả tài chính dự án. Các cán bộ thẩm định cũng mất rất nhiều thời gian để tìm hiểu các thông tin này nên việc kiểm tra mức độ chính xác trong tính toán hiệu quả tài chính của các báo cáo nghiên cứu khả thi của các cán bộ thẩm định là rất khó khăn.

CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN ĐẦU TƯ NGÀNH DỆT MAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á

CHI NHÁNH HÀ NỘI

2.1. Định hướng của chi nhánh trong thời gian tới

Những năm gần đây nền kinh tế đã lấy lại đà tăng trưởng và phát triển với tốc độ cao, chủ trương kích cầu thông qua đầu tư đã có hiệu quả rõ rệt. Trong đó Ngân hàng TMCP Đông Á – chi nhánh Hà Nội đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự đổi mới của đất nước. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Đông Á – chi nhánh Hà Nội đã được hoàn thiện hơn, nhờ đó mà hoạt động đầu tư của ngân hàng cũng cũng được nâng cao cả về số lượng và chất lượng. Trong thời gian tới ngân hàng cũng đã đề ra những định hướng phát triển cụ thể như sau:

- Tiếp tục phát triển theo chiều sâu, mở rộng quy mô và xây dựng mối quan hệ theo hướng hợp tác toàn diện , nâng cao số lượng và hiệu quả của hoạt động giao dịch

- Chú trọng chất lượng sản phẩm , dịch vụ ,chăm sóc khách hàng ,nâng cao năng lực tài chính thông qua hiệu quả hoạt động kinh doanh

- Xác định phương hướng nhiệm vụ phải xuất phát từ việc nhận thức đúng sự cần thiết, vai trò, vị trí và nội dung của công tác thẩm định dự án. Thực hiện quá trình thẩm định là một trong những yếu tố quyết định góp phần bảo vệ và nâng cao vị thế,

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư ngành dệt may tại ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Hà Nội (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w