- Để tăng cường hiệu quả của các hoạt dộng công tác thẩm định , nâng cao uy tín cho chi nhánh ngân hàng góp phần thúc đẩy hoạt động tốt các yêu cầu của hoạt động tín dụng trong điều kiện hội nhập của nước ta với thế giới .Em xin đưa ra một số kiến nghị như sau:
- Hệ thống ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế , đặc biệt trước sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Cần đẩy mạnh và củng cố lại các ngân hàng này theo hướng phát triển, ổn định và an toàn thì vai trò chủ đạo của ngân hàng nhà nước là rất cần thiết. Vì vậy ngân hàng nhà nước cần có những chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy những hoạt động của các ngân hàng nói chung và nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư nói riêng
- Ngân hàng nhà nước cần ban hành một quy trình thẩm định cụ thể của dự án để tạo sự thống nhất trên cơ sở thẩm định của các cơ quan , Bộ kế hoạch đầu tư, Bộ xây dựng, Bộ khoa học môi trường, của các ngân hàng sao cho phù hợp và đồng bộ với điều kiện nước ta, đồng thời hoà nhập với quốc tế
- Ngân hàng nhà nước cần hỗ trợ về chuyên môn, phát triển nghiệp vụ cho các ngân hàng bằng cách tổ chức các lớp huấn luyện đào tạo nghiệp vụ cơ bản và năng cao cho các cán bộ trong ngành, cần chú trọng kỹ năng thực hành bằng phầm mềm thẩm định trên máy tính với các ví dụ thực tiễn. Ngân hàng nhà nước nên tổ chức các hội nghị tổng kết hoạt động đầu tư phát triển của các ngân hàng thương mại vào từng lĩnh vực, từng ngành nghề của nền kinh tế, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và định hướng đầu tư trong thời gian tới
- Thực hiện hoạt động đào tạo nâng cao của trung tâm phòng ngừa rủi ro và trung tâm tín dụng ngân hàng để cung cấp các nguồn thông tin hữu ích, đồng thời đảm bảo an toàn cho hoạt động của hệ thống ngân hàng. Ngân hàng nhà nước cần mở rộng phạm vi cung cấp thông tin của trung tâm tín dụng (CIC), cung cấp thêm các thông tin kinh tế- kỹ thuật có liên quan đến công tác thẩm định dự án
- Tăng cường thanh tra giám sát để đẩy mạnh hoạt động thẩm định nhằm kịp thời phát hiện những sai sót trong công tác tín dụng nhất là công tác thẩm định để hạn chế những rủi ro đã lường trước , và những rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện dự án
- Các ngân hàng thương mại cần tăng cường hợp tác trao đổi thông tin , kinh nghiệm giữa các ngân hàng để phục vụ cho công tác thẩm định được tốt hơn
- Các bộ ngành cần xây dựng một hệ thống thông tin thống nhất đêr từ đó các ngân hàng có thể khai thác thông tin nhanh hơn phục vụ cho hoạt động đầu tư và công tác thẩm định .
- Các ngân hàng thương mại cần tăng cường sự hợp tác trong việc thu thập dữ liệu và xử lý thông tin, trao đổi kinh nghiệm để phục vụ cho công tác thẩm định dự án.
- Thông thường ở các ngân hàng thì chuyên viên thẩm định chỉ dựa vào các thông tin khi tiếp nhận hồ sơ xin vay vốn của khách hàng và vẫn thường sử dụng chủ yếu các thông tin này trong công tác thẩm định .Vì vậy nhằm nâng cao hiệu quả của công tác thẩm định cũng như giải quyết các hồ sơ thì các chủ đẩu tư cần đưa ra những thông tin chích xác và trung thực nhất nhằm giảm thiêu chi phí và thời gian của công tác thẩm định
- Chủ đầu tư cần tạo điều kiện thuận lợi nhất cho ngân hàng trong việc thẩm định dự án, trước hết các doanh nghiệp nên chọn lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh phù hợp với khả năng tài chính và năng lực quản lý của mình
- Các dự án đầu tư xin vay vốn cần đáp ứng đầy đủ các hồ sơ đảm bảo, yêu cầu về tính hợp pháp, phù hợp với quy hoạch phát triển của từng ngành từng vùng để ngân hàng không phải mất thời gian và chi phí để thẩm định những dự án không được phép hoạt động. Trước khi xin vay vốn chủ đầu tư cần nghiên cứu kỹ về các khía cạnh thị trường, kỹ thuật, tài chính… để có các quyết định chính xác, và đảm bảo hiệu quả cho dự án cần vay vốn.
- Các thông số về mặt kỹ thuật, các báo cáo tài chính và hồ sơ tài liệu có liên quan được gửi lên ngân hàng cần đảm bảo tính trung thực, chính xác để đảm bảo tính chính xác.
- Chủ đầu tư cần phải chủ động nghiên cứu các yêu cầu và quy định của ngân hàng về từng dự án cụ thể từ đó có cơ sở chuẩn bị đầy đủ những thông tin cần thiết để nộp cho ngân hàng ,chủ đầu tư cần thường xuyên trao đổi thông tin với ngan hàng trong suốt quá trình thực hiện dự án nhằm có biện pháp giải quyết kịp thời những tình hướng bất thường sảy ra.
- Chủ đầu tư cá trách nhiệm sử dụng vốn vay đúng mục đích đã được nêu rõ trong hợp đồng, có trách nhiện thực hiện các nghĩa vụ thanh toán và thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ.
2.3.4. Đối với Ngân hàng TMCP Đông Á – chi nhánh Hà Nội
- Ngân hàng TMCP Đông Á – chi nhánh Hà Nội là chi nhánh ngân hàng thuộc ngân hàng TMCP Đông Á , là một ngân hàng TMCP vì vậy những hoạt động của nó bị chi phối nhiều bởi các quyết định cổ đông và nền kinh tế.
- Cần có một hệ thống thông tin đầy đủ về các khách hàng vay vốn tại ngân hàng TMCP Đông Á và các chi nhánh của nó từ đó để tham khảo sự cần thiết đối với chi nhánh ngân hàng.
- Đề nghị ngân hàng TMCP Đông Á hỗ trợ và tăng cường mối quan hệ đối với các dự án trung và dài hạn bằng nguồn vốn đồng tài trợ giữa các ngân hàng thương mại và thương xuyên giám sát các hoạt động của các chi nhánh.
- Ngân hàng cũng cần có chính sách khen thưởng đãi ngộ xứng đáng với các cán bộ thẩm định làm tốt các công việc được giao và những cán bộ suất sắc để tạo động lực cho đội ngũ công nhân viên.
- Ngân hàng cũng cần tích cực tổ chức các hội nghị tổng kết kinh nghiệm thẩm định, các hội thi cán bộ thẩm định giỏi nghiệp vụ toàn ngân hàng nhằm tăng cường sự hiểu biết và phối hợp giữa các chi nhánh và các đơn vị trực thuộc.
- Ngân hàng nên chủ động tìm kiếm các dự án đầu tư có hiệu quả để cho vay, chủ động tiếp cận tìm hiểu nhu cầu đầu tư của doanh nghiệp, từ đó có những quyết định hợp lý đồng thời tư vấn cho doanh nghiệp có phương hướng đầu tư có hiệu quả vào định hướng của nhà nước và kế hoạch cho vay của ngân hàng. Ngân hàng cần thẩm định tư cách pháp lý và tình hình tài chính doanh nghiệp.
KẾT LUẬN
Hiện nay trong các ngân hàng , thẩm định dự án đầu tư là một hoạt động có vai trò quan trọng .Một dự án có hiệu quả và có nên ra quyết định đầu tư hay không phụ thuộc rất nhiều vào công tác thẩm định .Vì vậy mà chất lượng thẩm định luôn được các ngân hàng quan tâm.
Đối với công tác thẩm định của Ngân hàng TMCP Đông Á – chi nhánh Hà Nội trong lĩnh vực dệt may tuy đã khá hoàn thiện nhưng vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần giải quyết để công tác thẩm định dự án ngành dệt được hoàn thiện và hiệu quả hơn , góp phần ra quyết định một các chính xác hơn của ngân hàng trong việc cho vay vốn đối với các dự án đầu tư ngành dệt của các doanh nghiệp .
Tuy nhiên do thời gian không dài và kiến thức thực tế còn hạn chế nên bài làm của em không tránh khỏi những sai sót .Rất mong được sự đóng góp của giáo viên hướng dẫn để bài luận văn này được hoàn thiện hơn
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Từ Quang Phương, Nguyễn Bạch Nguyệt, Giáo trình kinh tế đầu tư NXB, ĐHKTQD, năm 2010.
2. PGS.TS Lưu Hương Giang Thẩm định tài chính dự án, ĐHKTQD. 3. TS. Bùi Ngọc Toàn, Lập và thẩm định dự án đầu tư dự án 2006.
4. Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Đông Á năm 2009, 2010, 2011, 2012.
5. Báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đông Á – chi nhánh Hà Nội.
6. Báo cáo tổng hợp kết quả hoạt động, phương hướng nhiệm vụ công tác 2013. 7. Dự án « Đầu tư xây dựng thiết bị mua sắm »của công ty TNHH dệt may Đức Bình.
8. Báo cáo thẩm định của cán bộ thẩm định Ngân hàng TMCP Đông Á – chi nhánh Hà Nội.
9. Web của Ngân hàng Đông Á http://www.dongabank.com.vn/.
10. Nguyễn Bạch Nguyệt giáo trình lập dự án đầu tư NXB ĐHKTQD năm 2012. 11. Các chuyên đề thực tập của khóa trên
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Hồng Minh
DANH MỤC BẢNG BIỂU
MỤC LỤC...1
1.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á - CHI NHÁNH HÀ NỘI 2 1.1.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Đông Á – chi nhánh Hà Nội...2
1.1.3. Một số hoạt động kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng TMCP Đông Á – chi nhánh Hà Nội...7
1.2.3.2. Phương pháp so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu...18
1.2.3.2. Phương pháp so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu...18
Phương pháp này được áp dụng trong:...18
Phương pháp này được áp dụng trong:...18
1.2.4. Nội dung thẩm định...20
1.4.1. Thẩm định khách hàng vay vốn...37
1.5.2. Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân...56
2.2.1. Nâng cao trình độ, đạo đức của đội ngũ cán bộ thực hiện công tác thẩm định...63
2.2.2. Nâng cao chất lượng thu thập, lưu trữ và xử lý thông tin...64
2.2.3. Hoàn thiện công tác tổ chức, quản lý thẩm định...66
2.3.1. Với nhà nước và các Bộ ngành có liên quan...67
2.3.2. Đối với ngân hàng nhà nước và các ngân hàng thương mại khác...68