Hoàn thiện công tác tổ chức, quản lý thẩm định

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư ngành dệt may tại ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Hà Nội (Trang 67)

Tổ chức, quản lý tốt công tác thẩm định góp phần nâng cao chất lượng thẩm định DAĐT. Do mức độ phức tạp và nhiều rủi ro của công việc nên phải quản lý chặt chẽ nhằm rút ngắn thời gian, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả thẩm định. Hiện nay, Ngân hàng TMCP Đông Á – chi nhánh Hà Nội không có sự phân tách bộ phận thẩm định riêng như một phòng kinh doanh độc lập mà tổ chức công tác thẩm định theo mô hình phòng tín dụng kiêm luôn chức năng thẩm định.Thực chất làm như vậy nhiều bước trong quy trình thẩm định bị bỏ qua, xem nhẹ. Như đã nói ở phần 1 trong chương này, để vai trò của công tác thẩm định được nâng cao, có khả năng tư vấn cho doanh nghiệp thì phòng thẩm định phải như một đơn vị độc lập, làm việc chuyên nghiệp. Muốn vậy, ngân hàng cần thực hiện những biện pháp sau:

Thứ nhất, ngân hàng nên tập trung đầu mối thẩm định tại phòng quản lý tín

dụng và nâng cao năng lực làm việc của phòng này. Điều hành hoạt động của phòng này là trưởng phòng. Tất nhiên phòng thẩm định phải có sự phối hợp, trao đổi thông tin với các phòng khác. Sự tập trung này đảm bảo tính nhất quán, chuyên sâu và tránh tâm lý ỷ lại giữa các phòng với nhau. Đồng thời, sẽ giảm được chi phí thẩm định và không bị thẩm định trùng lặp.

Thứ hai, trong phòng quản lý tín dụng nên chia thành tổ thẩm định theo thực

hiện theo loại hình dự án như tổ thẩm định đối với xây lắp, thẩm định cho vay dịch vụ, công nghiệp…Ngoài ra nên có tổ tư vấn về kỹ thuật, máy móc, pháp luật…đứng đầu mỗi nhóm là trưởng nhóm sẽ chỉ đạo những người trong nhóm làm việc theo phân công của trưởng phòng. Với lượng nhân viên ít thì có thể tổ chức quản lý dưới dạng ma trận. Như vậy khi cần thiết thì một người vẫn có thể đảm nhiệm công việc của nhiều nhóm.

Thứ ba, bố trí nhân sự sao cho phù hợp với năng lực và sở trường của mỗi

người. Cách làm này không những tạo ra tâm lý làm việc thoải mái, nâng cao hiệu suất làm việc mà còn có thể bổ sung nhân sự kịp thời.

Thứ tư, thực hiện kiểm tra, kiểm soát với thường xuyên đối với hoạt động thẩm

định. Kiểm tra phải được tiến hành cẩn thận trước, trong và sau quá trình thẩm định. Việc kiểm tra này nhằm khắc phục kịp thời những sai sót trong quá trình phân tích, tính toán. Đồng thời, quản lý cũng nhằm đảm bảo tiến độ và chất lượng thẩm định.

2.3. Một số kiên nghị

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư ngành dệt may tại ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Hà Nội (Trang 67)