1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo trình Phân tích kinh doanh

351 899 2
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 351
Dung lượng 11,22 MB

Nội dung

Do vậy, nội dung phân tích kinh doanh đối với hoạt động đầu tư được gắn với kết quả, hiệu quả và các nhân tố ánh hưởng đến từng hoạt động đầu tư cũng như toàn bộ hoạt động đầu tư mà doan

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

VIỆN KẾ TOÁN - KIỂM LÔ, ate Chủ biên: G§.TS Nguyễn TET TT

PHAN TICH

#-*Ý2 À* - NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

Trang 2

TRUONG DAI HOC KINH TE QUOC DÂN

VIEN KE TOAN - KIEM TOAN

Chi bién: GS TS NGUYEN VAN CONG

Giáo trình PHAN TICH KINH DOANH

(Tái bản lần thứ nhất, có sửa đỗi bỗ sung)

NHÀ XUÁT BẢN ĐẠI HỌC KINH TẾ QUÓC DÂN

2013

Trang 3

LOI NOI DAU

(Cho lần tái bản thứ nhất)

Không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh không chỉ là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản trị doanh nghiệp mà còn là mối quan tâm

của loàn xã hội Bởi vì, chỉ kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp mới có thể

ton tại và phát triển, mới đứng vững và giành được thắng lợi trong môi trường cạnh tranh Từ đó, mới có điều kiện đề tăng cường tích lũy, mở rộng kinh doanh, góp phân thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của xã hội, giải quyết công

ăn, việc làm cho người lao động và đóng góp cho Ngân sách nhà nước

Phân tích kinh doanh (business analysis) là thuật ngữ sử dụng để chỉ quá trình nghiên cứu toàn bộ hoạt động của một doanh nghiệp với mục đích sinh lợi Phân tích kinh doanh hiểu được các vấn đề kinh doanh và cơ hội kinh doanh, trong đó chứa đựng các yêu cầu cụ thể, cần thiết và đề xuất các giải pháp khả thi dé đạt được mục đích kinh doanh

Với tâm quan trọng của mình, phân tích kinh doanh luôn là một môn học được chú trọng trong các trường kinh tế và cũng được vận dụng khá nhiễu trong đời sống kinh tế Tuy nhiên, ở Việt Nam trong một thời gian khá đài, do ảnh hưởng nặng nễ của cơ chế kinh tế quan liêu, bao cấp cũng như nhận thức của xã hội, nội dung phân tích kinh doanh chua theo kịp sự phát triển của nền kinh tế, chưa đáp ứng được yêu cẫu hội nhập kinh té khu vực

và quốc tế nên đã làm giảm phân nào giá trị của phân tích kinh doanh

Đề đáp tứng yêu cẩu nâng cao chất lượng đào tạo, sau nhiều lần thảo luận sửa chữa, Viện Kế toán - Kiểm toán, Tì trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã tiến hành tổ chức biên soạn lại và tái bản cuốn giáo trình

“Phân tích Kinh doanh" cho phù hợp với tình hình mới Trong lần tái bản này, ngoài việc tiếp tục bô sung, sửa đồi nội dung, phương pháp phán tích,

giáo trình còn được kết cầu lại để bảo đảm tính cân đối giữa các chương

trên cơ sở tham khảo nhiễu tài liệu trong và ngoài nước cùng với ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp, các nhà nghiên cứu rong và ngoài trường

Giáo trình được thiết kế thành 7 chương Chương 1 trình bày các

Trang 4

nội dung lý luận liên quan đến môn học (khái niệm, mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, nội dung nghiên cứu, phương pháp nghiệp vụ - kỹ thuật phân tích và

tổ chức phân tích kinh doanh) Các chương 2, chương 3 và chương 3 trình bày những nội dung phân tích liên quan đến hoạt động kinh doanh (hoại động cung cap, hoạt động sản xuất và hoạt động tiêu thụ) Chương 3 va 6 dé cdp đến nội dung phân tích hoạt động đâu tr và hoạt động tài chính Chương 7 mang tinh tong hop, đề cập đến ảnh hưởng của các hoạt động kinh doanh, hoại động đầu tư và hoại động tài chính mà doanh nghiệp tiễn hành tác động

đến tình hình tài chính cũng như khả năng sinh lợi của doanh nghiệp

Giáo trình do GS TS Nguyễn Văn Công chủ biên cùng với sự tham

gia biên soạn của các tác giả sau:

1 GS TS Nguyễn Văn Công: Chủ biên, đẳng thời phối hợp biên soạn các chương 1, 2, 3, 4, 6, và 7

2 ThS Mai Vân Anh: Đông tác giả chương 2

3 ThS Nguyễn Thị Mai Chỉ: Đồng tác giả chương +

4 PGS TS Pham Thi Bich Chi: Đông tác giả chương 1

5 ThS Lê Thị Nhu: Đồng tác giả chương 3

6 PGS TS Nguyễn Năng Phúc: Biên soạn chương 3

7 TS Trén Thi Cam Thanh: Đồng tác giả chương 6 và 7

Các tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện và đóng góp những ý kiến quí báu cho việc ra đời

và tái bản của giáo trình

Mặc dù rất có gắng, song chắc chắn giáo trình không tránh khỏi những hạn chế nhất định Chúng tôi mong muốn nhận được những ý kiến

đóng góp của bạn đọc để lần tải bản sau được hoàn thiện hơn Mọi góp ý

xin gửi về: Viện Kế toán - Kiểm toán, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

hoặc trực tiếp qua dia chi email cua GS TS Nguyễn jVan Công

Trang 5

Chương Í

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHẦN TÍCH KINH DOANH

MUC TIEU PHAN TICH

» Giải thích phân tích kinh doanh và mục đích, nhiệm vụ của phân tích kinh doanh

e - Xác định và thảo luận về đối tượng của phân tích kinh doanh

» - Chỉ rõ nội dung phân tích kinh doanh

5 - Trình bày các phương pháp nghiệp vụ - kỹ thuật sử dụng trong phân tích kinh doanh

e Dinh nghia tổ chức phân tích kinh doanh và nội dụng công việc tô

chức phân tích kinh doanh

« Àđô tả các bước công việc của phân tích kinh doanh

1.1 KHÁI NIỆM, MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA PHÂN TÍCH KINH DOANH

1.1.1 Khái niệm và mục đích phần tích

“Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các

công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung

ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi”! - Điều 4, Luật Doanh nghiệp 2005 của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã chỉ rõ bản chất của kinh doanh Chính vì vậy, có thể khăng định: mọi hoạt động mà

Ì Điều 4, mục 2 - Luật Doanh nghiệp (Luật số 60/2005/QH11 - Quốc hội nước Cộng hòa

Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khóa XI, kỳ họp thứ 8, thông qua ngày 29 tháng IÏ năm 2005

Trang 6

đoanh nghiệp tiến hành đều nhắm tới mục đích sinh lợi” Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng công nhận sự tồn tại lâu đài và phát triển của các loại hình doanh nghiệp, bảo đảm sự bình đăng trước pháp luật của các doanh nghiệp không phân biệt hình thức sở hữu và thành phân kinh

tế, thừa nhận tính sinh lợi hợp pháp của hoạt động kinh doanh

Để bảo đảm cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả, các nhà quản trị phải tiến hành các hoạt động quản trị kinh doanh Hoạt động quản trị kinh doanh được hiểu là tổng hợp các hoạt động kế hoạch hóa tổ chức thực hiện

và kiểm tra sự kết hợp các yếu tố sản xuất sao cho hiệu quả nhất phục vụ cho mục tiêu phát triển của doanh nghiệp Trong quá trình tiễn hành hoạt động quản trị kinh đoanh, các nhà quản trị phải sử dụng rất nhiều công cụ khác nhau, trong đó có phân tích kinh doanh

Phân tích kinh đoanh (business analysis) là thuật ngữ sử dụng để chỉ quá trình nghiên cứu toàn bộ hoạt động của một doanh nghiệp với mục đích sinh lợi Nói cách khác, phân tích kinh doanh là việc phân chia các hoạt động, các hiện tượng, các quá trình và kết quả kinh doanh ra thành các bộ phận cấu thành rồi dùng các phương pháp liên hệ, so sánh, đối chiếu và tổng

hợp lại nhằm rút ra bản chất, tính quy luật và xu hướng vận động, phát triển

của hiện tượng, quá trình nghiên cứu; tính toán, truyền đạt và xác định yêu

cầu cho việc thay đổi quá trình kinh doanh, chính sách kinh doanh và hệ thống thông tin Phân tích kinh doanh hiểu được các van dé kinh doanh và

cơ hội kinh doanh, trong đó chứa đựng các yêu cầu cụ thể, cần thiết và đề

xuất các giải pháp khả thi để đạt được mục đích kinh doanh

Phân tích kinh đoanh gắn liền với mọi hoạt động của con người Trong quá trình tiễn hành các hoạt động, con người thường xuyên điều tra, tính toán, cân nhắc, soạn thảo và lựa chọn các phương án hoạt động tối ưu, sao cho với tổng chỉ phí thấp nhất đem lại tổng kết quả cao nhất Mặt khác, cũng trong quá trình hoạt động, con người cũng thường xuyên đánh giá kết quả công việc thực hiện, rút ra những thiếu sót, tìm ra các nguyên nhân

Nói như vậy không có nghĩa là doanh nghiệp không tham gia các hoại động khác (hoại động từ thiện và các hoạt động mang tính xã hội mà muốn nhắn mạnh đến mục đích hay mục tiêu của doanh nghiệp (Tác giả - TG)

Trang 7

ảnh hưởng tới kết quả, vạch rõ tiềm năng chưa được sử dụng và đề ra biện pháp khắc phục, xử lý và sử dụng kịp thời để không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động

Cùng với hạch toán kế toán và các khoa học kinh tế khác, phân tích kinh doanh là một trong những công cụ cung cấp thông tin một cách hữu ích, giúp cho các nhà quản lý có cơ sở để điều hành một cách hiệu quả toàn

bộ hoạt động của doanh nghiệp Tiền thân của phân tích kinh doanh là phân

tích kế toán Theo đó, các nhà quản lý tiến hành phân tích các thông tin do

kế toán cung cấp liên quan đến hoạt động kinh doanh để có biện pháp chỉ

đạo, điều hành kịp thời các hoạt động Theo sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu thông tin cung cấp cho quản lý ngày càng đa dạng, phức tạp, chất lượng thông tin ngày càng cao, do vậy, phân tích kế toán không đáp ứng đủ

Vì thế, từ phân tích kế toán, các nhà quản lý chuyển sang phân tích hoạt động kinh doanh và từ phân tích hoạt động kinh doanh chuyên sang phân tích kinh doanh - phân tích toàn bộ hoạt động mà doanh nghiệp tiến hành nhằm mục đích sinh lợi

Như vậy, mục đích tối cao và tột cùng của phân tích kinh doanh cũng chính là mục đích của kinh doanh: giúp doanh nghiệp tạo ra nhiều lợi nhuận, nâng cao hiệu quả kinh doanh Phân tích kinh doanh là một công cụ

hữu hiệu nhằm đánh giá chính xác thực trạng kết quả và hiệu quả hoạt động

doanh, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính trong mỗi quan hệ biện chứng

giữa chúng Dựa vào thông tin do phân tích kinh doanh cung cấp, các nhà

quản lý có căn cứ để đề ra các quyết định liên quan đến cung cấp, sản xuất, tiêu thụ, đầu tư hay huy động vốn Mặt khác, phân tích kinh doanh còn là một công cụ dự báo các điều kiện và kết quả, hiệu quả kinh doanh trong tương lai và là công cụ “chấn đoán bệnh” - xác định tình trạng hiện tại của doanh nghiệp - khi đánh giá các hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và

hoạt động tài chính mà doanh nghiệp tiến hành cũng như đánh giá chính xác

các quyết định quản trị và các quyết định kinh doanh khác Có thể nói, phân

tích kinh doanh có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với công tác quản trị doanh nghiệp, là cơ sở và là căn cứ giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp khắc phục được những khiếm khuyết trong hoạt động, phát huy những mặt

Trang 8

tích cực và dự đoán được tình hình phát triển của doanh nghiệp trong tương lai Trên cơ sở đó, các nhà quản lý đề ra được những giải pháp hữu hiệu nhằm lựa chọn quyết định phương án kinh doanh tối ưu sao cho hiệu quả đạt được là cao nhất

1.1.2 Nhiệm vụ phân tích

Là một công cụ quan trọng và hữu ích của quản lý, phân tích kinh doanh có nhiệm vụ cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến toàn bộ hoạt động mà doanh nghiệp tiến hành - cả về kết quả và hiệu quả hoạt động - giúp cho các nhà quản lý năm được thực trạng hoạt động của doanh nghiệp, xác định chính xác và chẩn đoán tình trạng hiện tại của doanh nghiệp Trên

cơ sở đó, các nhà quản lý có căn cứ khoa học, tin cậy để để ra các quyết định kinh doanh hữu hiệu Để đạt được mục đích của mình, phân tích kinh

doanh phải thực hiện tốt các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

- Đánh giá khái quát kết quả và hiệu quả kinh doanh:

Để đánh giá khái quát kết quả và hiệu quả kinh doanh đạt được trong

kỳ, các nhà phân tích sử dụng phương pháp so sánh: So sánh kết quả và hiệu quả kinh doanh thực tế đạt được trong kỳ với mục tiêu kế hoạch đặt ra; so sánh kết quả và hiệu quả kinh doanh thực tế đạt được kỳ này với kết quả và hiệu quả kinh doanh thực tế đạt được kỳ trước hay so với kết quả và hiệu quả kinh doanh thực tế đạt được cùng kỳ năm trước Qua đó, đánh giá được mức độ thực hiện kế hoạch và tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp

Bên cạnh đó, các nhà phân tích còn so sánh kết quả và hiệu quả kinh doanh thực tế đạt được trong kỳ của doanh nghiệp với kết quả và hiệu quả

kinh doanh thực tế đạt được của các doanh nghiệp khác cùng ngành, cùng

khu vực hay so với trị số kết quả và hiệu quả kinh doanh thực tế bình quân

chung của ngành, của các doanh nghiệp khác Từ đó, xác định được vị trí hiện tại của doanh nghiệp (trung bình, cao hay yếu kém)

- Cung cấp thông tin kịp thời, đây đủ, chính xác trên các mặt hoạt động của doanh nghiệp:

Ngoài việc đánh giá khái quát kết quả và hiệu quả kinh doanh, phân tích kinh doanh còn có nhiệm vụ cung cấp kịp thời, đầy đủ và chính xác

Trang 9

thông tin về kết quả, hiệu quả kinh doanh và tác động của môi trường kinh

doanh cùng các nguyên nhân, nhân tổ ảnh hưởng đến kết quả, hiệu quả hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính cũng như các thông tin về tình hình tài chính và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Các thông tin do phân tích kinh doanh cung cấp bao gồm cả các thông tin chung mang tính tổng quát và các thông tin chỉ tiết, cụ thể về từng đối tượng, từng hoạt động, từng lĩnh vực thông tin

- Đề xuất các giải pháp để không ngừng nâng cao kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp:

Không dừng lại ở việc đánh giá khái quát và cung cấp thông tin về các mặt hoạt động của doanh nghiệp, phân tích kinh doanh còn có nhiệm vụ chỉ rõ những tồn tại, những hạn chế trong quản lý; những tiểm năng chưa khai thác, sử dụng; các điều kiện vận dụng từng giải pháp và xu hướng tác động của từng giải pháp; Từ đó, phân tích kinh doanh đề xuất các giải pháp và biện pháp cần thiết để động viên, khai thác các nguồn lực hiện có

của doanh nghiệp một cách có hiệu quả

1.2 ĐÓI TƯỢNG VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA PHÂN TÍCH KINH DOANH

1.2.1 Khái quát chung

Để phục vụ cho hoạt động kinh doanh - hoạt động sinh lợi - các

doanh nghiệp không chi tiến hành đơn thuần hoạt động kinh doanh mà còn

phải tiến hành đồng thời hàng loạt các hoạt động khác nhau Các hoạt động

này không giống nhau cả về tính chất hoạt động, mục đích hoạt động, phương thức hoạt động, kết quả và hiệu quả hoạt động, và thường được xem xét, tiếp cận trên nhiều khía cạnh khác nhau Tuy nhiên, trong quan hệ với mục đích kinh doanh, căn cứ vào tính chất và mục đích hoạt động, có thể chia các hoạt động của doanh nghiệp làm 3 loại: hoạt động kinh doanh,

hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính Các hoạt động này có mối quan hệ

biện chứng, tác động qua lại và thúc đây hay kìm hãm lẫn nhau

Hoạt động kinh doanh là những hoạt động tạo ra doanh thu và lợi

nhuận chủ yếu cho doanh nghiệp Thuộc hoạt động kinh doanh bao gồm các

Trang 10

hoạt động như: cung cấp, sản xuất, tiêu thụ Hoạt động đầu tư là những hoạt động liên quan đến việc mua sắm, xây dựng, nhượng bán, thanh lý tài sản dài hạn và các khoản đầu tư tài chính khác không thuộc các khoản tương đương tiền Thuộc hoạt động đầu tư bao gồm các hoạt động như: đầu tư tải sản cố định, đầu tư bất động sản, đầu tư tài chính, Các hoạt động về đầu

tư bất động sản và đầu tư tài chính là những hoạt động góp phân tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp, còn hoạt động đầu tư tài sản cố định là hoạt động phục vụ cho hoạt động kinh doanh, bảo đảm cơ sở vật chất - kỹ thuật cho hoạt động kinh doanh tiến hành thuận lợi Hoạt động tài chính là

những hoạt động có liên quan đến việc thay đổi về quy mô và kết cầu của

vốn chủ sở hữu và vốn vay cúa doanh nghiệp như: hoạt động phát hành hay mua lại cỗ phiếu, trải phiếu; hoạt động vay và trả nợ vay; hoạt động chỉ trả

cổ tức và các hoạt động khác làm thay đổi cấu trúc tài chính của doanh nghiệp (chỉ tiêu các qui doanh nghiệp, nhận và trả vốn góp, chỉ trả nợ thuê

tài chính, .) Cũng như hoạt động đầu tư tài sản cố định, hoạt động tài

chính là những hoạt động được tổ chức ra để phục vụ cho hoạt động kinh doanh, bảo đâm vốn để doanh nghiệp tiền hành các hoạt động

Đề hoạt động kinh doanh mang lại hiệu quả cao, các nhà quản trị cần phải xem xét tình hình sử dụng các yếu tố cơ bản trong quá trình hoạt động

sản xuất - kinh doanh, đánh giá khả năng tổ chức quản lý sản xuất - kinh

doanh của doanh nghiệp Bởi vì, kết quả sử dụng của từng yếu tố và kết quả

sử dụng tổng hợp các yếu tố sản xuất, tạo ra được nhiều sản phẩm có chất

lượng cao, chỉ phí sản xuất thấp, giá thành hạ là nhờ các quyết định điều

hành sản xuất - kinh doanh của lãnh đạo và các phòng ban nghiệp vụ chuyên môn của doanh nghiệp Thông qua việc xem xét, đánh giá kết quả và hiệu quả sử dụng các yếu tố cơ bản của quá trình kinh doanh, các nhà quản lý sẽ

nắm được mối quan hệ giữa các yếu tố sản xuất với kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh, nắm được các nguyên nhân ảnh hưởng đến việc sử dụng các yếu tố, nhất là những nguyên nhân hạn chế, ảnh hưởng đến khai thác năng lực sản xuất của doanh nghiệp Từ đó, có thể tìm được các giải pháp

thích hợp để khai thác hiệu quả tiềm năng của doanh nghiệp, làm lợi cho

hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh

Trang 11

Gắn chặt với hoạt động kinh doanh là hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính Các hoạt động này là những bộ phận hợp thành không thể thiếu được của hoạt động kinh doanh Như đã biết, hoạt động tài chính gắn trực tiếp với việc tổ chức, huy động, phân phối, sử dụng và quản lý vốn trong

quá trình kinh doanh, bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh tiến hành

được thuận lợi Đề tiến hành hoạt động sản xuất - kinh doanh, đòi hỏi các

doanh nghiệp phải có một lượng vốn nhất định Doanh nghiệp có nhiệm vụ

tổ chức, huy động các loại vốn cần thiết cho nhu cầu hoạt động kinh doanh hiện tại cũng như đáp ứng đủ vốn cho nhu cầu phát triển của doanh nghiệp

Doanh nghiệp không thể tiến hành hoạt động kinh doanh hay hoạt động đầu

tư nếu như không có vốn Vì thế, có thể nói, hoạt động tài chính là cơ sở và

điều kiện đề tiến hành hoạt động đầu tu và hoạt động kinh doanh

Bên cạnh đó, hoạt động đầu tư cũng có quan hệ chặt chẽ và tác động tích cực đối với hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính Hoạt động đầu tư có hiệu quả, đầu tư đúng mục đích, sử dụng vốn đầu tư hợp lý, bảo đảm yêu cầu của hoạt động kinh doanh không những bảo đảm đồng vốn do hoạt động tài chính khai thác được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả mà còn là điều kiện để bảo đảm cho hoạt động kinh doanh tiến hành thuận lợi Hoạt

động kinh doanh không thể có hiệu quả cao nếu như hoạt động đầu tư không bảo đảm đủ các điều kiện thiết yếu để tiến hành kinh doanh

Đến lượt mình, hoạt động kinh doanh một khi đã có hiệu quả sẽ bảo

đảm điều kiện cần thiết để cải thiện và tăng cường hoạt động tài chính và

hoạt động đầu tư Hoạt động kinh doanh tốt sẽ mang lại nhiều lợi nhuận, cải thiện được tình hình tài chính, thúc đây hoạt động tài chính ngày càng lành mạnh Tương tự, hoạt động kinh doanh đúng hướng, hiệu quả sẽ là căn cứ

để xây dựng kế hoạch đầu tư, thúc đây hoạt động đầu tư ngày càng mang lại hiệu quả cao

Tóm lại, hoạt động kinh doanh có hiệu quả sẽ tạo điều kiện thuận lợi

cho hoạt động tài chính và hoạt động đầu tư và ngược lại, nhờ bảo đảm

được hiệu quả hoạt động tài chính và hoạt động đầu tư mới bảo đảm được

hiệu quả hoạt động kinh doanh, thúc đây được hoạt động kinh doanh phát triển, nâng cao được năng lực sản xuât Không thê nói hiệu quả hoạt động

Trang 12

sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp cao trong khi hiệu quả hoạt động tài

chính và hiệu quả hoạt động đầu tư lại thấp và ngược lại, hoạt động tài chính

và hoạt động đầu tư có hiệu quả cao sẽ góp phần thúc đây và nâng cao hiệu quả kinh doanh Đây là một mối quan hệ biện chứng, tác động tương hỗ lẫn

nhau Hoạt động sản xuất - kinh doanh là tiền đề của hoạt động tài chính và

hoạt động đầu tư Đồng thời, đến lượt mình, khi doanh nghiệp nâng cao

được hiệu quả hoạt động tài chính và hoạt động đầu tư sẽ thúc đây phát triển

năng lực và hiệu quả hoạt động sản xuất - kinh doanh

Có thể khái quát mối quan hệ giữa các hoạt động của doanh nghiệp

qua sơ đồ sau:

Hoạt động

kinh doanh

Hình 1.1: Mỗi quan hệ giữa các hoạt động của doanh nghiệp

1.2.2 Đối tượng nghiên cứu

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, phân tích kinh doanh ngày càng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, cả về lý luận và thực tiễn, trở

thành một môn khoa học độc lập có đối tượng nghiên cứu riêng Lĩnh vực

nghiên cứu của phân tích kinh doanh chính là hoạt động sinh lợi cùng những

hoạt động phục vụ cho việc sinh lợi của doanh nghiệp Chính vì vậy, phân 10

Trang 13

tích kinh đoanh lấy kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp biểu hiện qua hệ thống chỉ tiêu kinh tế cụ thể gắn với môi trường kinh doanh của doanh nghiệp làm đối tượng nghiên cứu của mình

Trong nền kinh tế thị trường, để tồn tại và phát triển, đòi hỏi doanh

nghiệp phải biết cách kinh doanh, kinh doanh phải có hiệu quả Để cho kinh

doanh đạt hiệu quả cao nhất trên cơ sở các nguồn nhân tài, vật lực hiện có,

doanh nghiệp cần phải xác định được phương hướng, biện pháp đầu tư, biện

pháp sử dụng các điều kiện sẵn có Muốn vậy, cần thiết phải nắm được các

nguyên nhân ảnh hưởng, mức độ và xu hướng ảnh hưởng của từng nguyên nhân đến kết quả và hiệu quả hoạt động của mình

Việc xem xét kết quả và hiệu quả kinh doanh trong mối quan hệ với môi trường kinh doanh của đoanh nghiệp cũng cho thây được tính toàn diện, khoa học và biện chứng của phân tích kinh doanh Không một kết quả hay hiệu quả hoạt động nào của doanh nghiệp lại tách khỏi môi trường

kinh doanh mà doanh nghiệp tồn tại và phát triển Do môi trường kinh

doanh biến động không ngừng, thường xuyên thay đổi nên đòi hỏi các nhà quản trị doanh nghiệp phải nễ lực phân đấu để không những bảo đảm cho doanh nghiệp tồn tại mà còn phát triển bền vững, ôn định, thắng lợi trong cạnh tranh

Kết quả và hiệu quả kinh đoanh của doanh nghiệp bao gồm kết quả

và hiệu quả của toàn bộ hoạt động cũng như kết quả và hiệu quả của từng khâu, từng giai đoạn, từng quá trình, từng hoạt động hợp thành (hoạt động

cung cấp, hoạt động sản xuất, hoạt động tiêu thụ, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính, ) Kết quả và hiệu quả mà doanh nghiệp đạt được phải được biểu hiện qua các chỉ tiêu kinh tế cụ thể Chỉ tiêu kinh tế là thuật ngữ

được sử dụng đề xác định nội dung và phạm vi của đối tượng nghiên cứu và

do vậy, chỉ tiêu thường mang tính ôn định

Mỗi chỉ tiêu có thể có nhiều giá trị tùy thuộc vào thời gian và địa

điểm cụ thể Những giá trị cụ thể đó được gọi là trị số của chỉ tiêu Do kết quả và hiệu quả kinh doanh có nội dung và phạm vị khác nhau nên hệ thống

chỉ tiêu biểu hiện cũng bao gồm nhiều loại, chẳng hạn chỉ tiêu số lượng (phản ánh qui mô của kết quả hay điều kiện kinh doanh) và chỉ tiêu chất lượng (phản ánh hiệu quả kinh doanh hay hiệu suất sử dụng các yếu tố); chỉ

Trang 14

tiêu thể hiện bằng số tuyệt đối, thể hiện bằng số tương đối, thể hiện bằng số

bình quân, v.v

Kết quả và hiệu quả kinh doanh mà doanh nghiệp đạt được lại chịu ảnh hưởng của môi trường kinh doanh và khả năng thích ứng với môi

trường kinh doanh mà trong đó doanh nghiệp hoạt động Môi trường kinh

doanh là tổng hợp các yếu tố, các điều kiện kinh doanh có ảnh hưởng trực

tiếp hay gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp

Xét theo quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, môi trường kinh

doanh được chia thành môi trường bên trong và môi trường bên ngoài Môi

trường bên trong là tổng hợp toàn bộ các yếu tố, các điều kiện kinh doanh

thuộc về nguồn lực của doanh nghiệp (các quan hệ kinh tế, điều kiện vật

chất - kỹ thuật, nguồn nhân lực, tài chính, .) Môi trường bên ngoài là tổng thể toàn bộ các yếu tố, các điều kiện kinh doanh bên ngoài doanh nghiệp thuộc môi trường vĩ mô (các yếu tố chính trị - luật pháp, các yếu tố kinh tế,

các yếu tố kỹ thuật - công nghệ, các yếu tố văn hóa - xã hội và các yếu tố tự

nhiên) và môi trường ngành (sức ép và yêu cầu của khách hàng, các đối thủ

cạnh tranh hiện có và tiềm ân, mức độ phát triển của thị trường các yếu tố, các sản phẩm thay thế sản phẩm doanh nghiệp đang sản xuất, các quan hệ

lién két, .)

Xét theo tính chất tác động, các yếu tố và điều kiện kinh doanh cấu

thành môi trường kinh doanh được chia thành nhân tố và nguyên nhân

Thuộc về nhân tố bao gồm các yếu tố và điều kiện kinh doanh thuộc môi trường kinh doanh mà tác động của chúng đến kết quả và hiệu quả kinh

doanh của doanh nghiệp có thể tính toán được, lượng: hóa được mức độ ảnh

hưởng Ngược lại, nguyên nhân lại chỉ bao gồm các yếu tố và điều kiện kinh doanh thuộc môi trường kinh doanh mà tác động của chúng đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp không thể tính toán được, lượng hóa

được mức độ ảnh hưởng

Nhân tổ thuộc môi trường kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại (nhân tố số lượng, nhân tố chất lượng; nhân tố tích cực, nhân tế tiêu cực; nhân tổ khách quan, nhân tế chủ quan; nhân tổ bên trong, nhân tố

bên ngoài; nhân tố cấp 1, nhân tố cap 2, .), nhưng khi phân tích, cần gắn

12

Trang 15

với các nhân tố chủ quan là nhân tố phân ánh nỗ lực của bản thân doanh

nghiệp để đánh giá Mỗi một biến động của từng nhân tố đều có thể xác định được xu hướng và mức độ ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả kinh

doanh Khác với nhân tố, nguyên nhân thuộc môi trường kinh doanh ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả kinh doanh không xác định được mức độ ảnh hưởng mà chỉ có thể xác định được xu hướng ảnh hưởng (thúc đây, kìm hãm hay tích cực, tiêu cực, ) Vì thế, khi phân tích thường xem xét các nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan; nguyên nhân bên trong, nguyên nhân bên ngoài;

Việc phân chia các yêu tố và điều kiện kinh doanh thuộc môi trường

kinh doanh thành nhân tố và nguyên nhân dựa trên cơ sở các yếu tố và điều kiện kinh doanh có quan hệ chặt chế với nhau, cùng tác động đến hoạt động

kinh doanh của doanh nghiệp nhưng mức độ và chiều hướng tác động của

các yếu tố và điều kiện kinh doanh lại khác nhau Tại cùng một thời điểm,

với cùng một đối tượng, có yếu tố và điều kiện kinh doanh có tác động tích cực, thúc đẩy nhưng lại có yếu tố, có điều kiện kinh doanh lại có tác động

tiêu cực, kìm hãm, tạo thành lực cản đối với sự phát triển của doanh nghiệp

Mặt khác, tính chất tác động của các yếu tố và điều kiện kinh doanh thuộc

môi trường kinh doanh đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cũng không giống nhau, có yêu tố và điều kiện kinh doanh có thê lượng hóa được mức độ ảnh hưởng (mang tính định lượng) nhưng cũng có

những có yếu tố và điều kiện kinh doanh không thể lượng hóa được mức độ _

ảnh hưởng (mang tính định tính)

Do được cấu thành từ nhiều yếu tố và điều kiện kinh doanh khác

nhau nên môi trường kinh doanh rất phức tạp và thiếu ổn định Môi trường kinh doanh càng phức tạp, doanh nghiệp càng khó đưa ra các quyết định

hữu hiệu Mặt khác, môi trường kinh doanh càng thiếu ôn định, càng biến đổi, doanh nghiệp càng khó dự báo trước được tình hình Vì thế, cần thiết

phải xem xét, phân tích ảnh hưởng của môi trường kinh doanh đến kết quả

và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp; qua đó, phát huy được lợi thế của môi trường kinh doanh cũng như hạn chế hay tránh được rủi ro do môi trường kinh doanh đem lại

Trang 16

Khi xem xét đối tượng nghiên cứu của phân tích kinh doanh, cần chú

ý phân biệt giữa chỉ tiêu với nhân tố Sự phân biệt này chỉ có ý nghĩa tương đổi mà không có ranh giới rõ ràng Khi xem xét dưới góc độ nội dung và

phạm vi phản ánh, nhân tố cũng chính là chỉ tiêu, cả hai đều lượng hóa

được Vì thế, khi thu thập dữ liệu phục vụ cho công tác phân tích, chỉ tiêu và

nhân tố thường được gọi chung là “chỉ tiêu” Sự khác biệt giữa chỉ tiêu với

nhân tổ chỉ được phân định khi dựa vào trình tự xác định và mục đích sử dụng của chúng Chỉ tiêu được xác định trước, căn cứ vào nội dung phân

tích với mục đích phản ánh đối tượng nghiên cứu Một nội dung phân tích

(đối tượng nghiên cứu) có thể có một hay nhiều chỉ tiêu phản ánh Khác với

chỉ tiêu, nhân tố lại được xác định sau khi đã xác định được chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu Trên cơ sở chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên

cứu đã xác định, các nhà phân tích mới tiến hành xác định nhân tố và mức

độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phản ánh nghiên cứu Một chỉ tiêu nghiên cứu có thể chịu tác động (ảnh hưởng) của ít nhất từ hai (2) nhân

tố trở lên Tuy thuộc vào mục đích phân tích cụ thẻ, có thể là chỉ tiêu phân tích ở nội dung này nhưng lại là nhân tố ảnh hưởng ở nội dung phân tích khác Chang hạn, “Tổng giá trị sản xuất” là chi tiêu khi khi phân tích kết quả sản xuất về mặt qui mô nhưng lại là nhân tố khi phân tích tổng quĩ lương (Tổng quĩ lương = Tổng giá trị sản xuất x Đơn giá tiền lương trên l đơn vị giá trị sản xuất),

Như vậy, đối tượng nghiên cứu của phân tích kinh doanh là kết quả

và hiệu quả kinh doanh cụ thể biểu hiện qua hệ thống chỉ tiêu kinh tế gắn

liền với môi trường kinh doanh xác định

1.2.3 Nội dung nghiên cứu

Trên cơ sở đối tượng nghiên cứu đã xác định, phân tích kinh doanh hướng trọng tâm vào các nội dung chú yếu sau:

- Phân tích hoạt động kinh doanh:

Bản thân hoạt động kinh doanh bao gồm nhiều hoạt động, nhiều quá

trình và nhiều khâu hoạt động khác nhau hợp thành Bởi vậy, nội dung phân tích hướng tới kết quả và hiệu quả cùng với các nhân tế ảnh hưởng đến kết

14

Trang 17

quả và hiệu quả của từng hoạt động bộ phận cấu thành hoạt động kinh doanh cũng như toàn bộ hoạt động kinh doanh như: Hoạt động cung cấp, hoạt động sản xuất và hoạt động tiêu thụ

- Phân tích hoạt động đầu tr:

Cũng như hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư trong các doanh

nghiệp cũng được hợp thành từ các hoạt động đầu tư khác nhau, bao gồm:

đầu tư với mục đích trang bị cơ sở vật chất - kỹ thuật cho doanh nghiệp

(đầu tư tài sản cố định) và đầu tư với mục đích sinh lợi (đầu tư bất động

sản và đầu tư tài chính) Do vậy, nội dung phân tích kinh doanh đối với hoạt động đầu tư được gắn với kết quả, hiệu quả và các nhân tố ánh hưởng đến từng hoạt động đầu tư cũng như toàn bộ hoạt động đầu tư mà doanh nghiệp tiến hành Từ đó, đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động; chỉ rõ các nguyên nhân ảnh hưởng và vạch rõ tiềm năng cùng các giải pháp để

khai thác tiềm năng

- Phân tích hoại động tài chính:

Để bảo đảm vốn cho các hoạt động kinh doanh và hoạt động đầu tư,

doanh nghiệp phải tiến hành hàng loạt các hoạt động tài chính khác nhau

(hoạt động phát hành hay mua lại cổ phiếu, trải phiếu; hoạt động vay và trả

nợ vay; .) Do vay, đối với hoạt động tài chính, phân tích kinh doanh cũng lấy kết quả và hiệu quả cùng với các nhân tổ ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả của từng hoạt động thuộc hoạt động tài chính cũng như toàn bộ hoạt động tài chính làm nội dung nghiên cứu của mình

- Đánh giả khải quát tình hình tài chính:

Kết quả và hiệu quả của toàn bộ hoạt động mà doanh nghiệp tiến

hành (hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính) có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính doanh nghiệp và ngược lại, tình hình tài chính thể hiện khá rõ nét chất lượng của các hoạt động mà doanh nghiệp tiến hành Vì thế, đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp cũng là một trong những nội dung quan trọng mà phân tích kinh doanh nghiên cứu

Trang 18

- Phân tích khả năng sinh lợi:

; Khả năng sinh lợi của tài sản, của vốn chủ sở hữu, của chỉ phí, là chỉ tiêu phản ánh rõ nét nhất hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp Phân tích khả năng sinh lợi sẽ giúp cho các nhà quản lý biết được các

nguyên nhân, nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh; từ đó, tìm ra giải pháp thích hợp để khai thác và sử dụng các nguồn lực hiện có một cách hợp

lý nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh

1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIỆP VỤ - KỸ THUẬT PHÂN TÍCH KINH DOANH

Để tiến hành phân tích kinh doanh, người ta thường sử dụng các

phương pháp mang tính nghiệp vụ - kỹ thuật sau:

1.3.1 Phương pháp so sánh

So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích nói

chung và phân tích kinh doanh nói riêng nhằm đánh giá kết quả, xác định vị

trí và xu hướng biến động của đối tượng nghiên cứu Để áp dụng phương

pháp so sánh, các nhà phân tích cần phải chú trọng đến các nội dung cơ bản

của phương pháp như: điều kiện so sánh được của chỉ tiêu phản ánh đối tượng

nghiên cứu; gốc so sánh, các đạng so sánh chủ yếu và hình thức so sánh

Trước hết, chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu muốn so sánh được phải bảo đảm thống nhất về nội dung kinh tế phản ánh, về phương

pháp tính toán, về đơn vị đo lường Nội dung kinh tế phản ánh của chỉ tiêu

thường có tính ỗn định và được qui định thống nhất Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là nội dung kinh tế mà chỉ tiêu phản ánh mang tính bát biến,

không thay đổi mà theo tình hình phát triển cụ thể của nền kinh tế cùng với quá trình hội nhập kinh tế cũng như nhận thức trong từng thời kỳ, nội dung kinh tế mà chỉ tiêu phản ánh có thể mở rộng hay thu hẹp Vì thế, khi có sự thay đổi về nội dung phản ánh của chỉ tiêu, trước khi so sánh, cần tính lại trị

số gốc của chỉ tiêu theo nội dung mới

Cũng như nội dung phản ánh, phương pháp tính toán của chỉ tiêu cũng không bắt biến mà có thể thay đổi theo thời gian, tùy thuộc vào nhận thức cũng như sự phát triển của nền kinh tế Cùng một chỉ tiêu nhưng có các

16

Trang 19

phương pháp tính toán khác nhau giữa các thời kỳ; thậm chí, trong cùng một thời kỳ nhưng giữa các ngành khác nhau cũng áp dụng các phương pháp

tính toán khác nhau Bởi vậy, khi so sánh, nếu có sự khác biệt về phương pháp tính toán, các nhà phân tích cần tính toán lại trị số của chỉ tiêu theo

một phương pháp thống nhất rồi mới tiền hành so sánh

Bên cạnh nội dung phản ánh và phương pháp tính toán, một chỉ tiêu

muốn so sánh được còn đòi hỏi phải thống nhất về đơn vị đo lường Đơn vị

đo lường của chỉ tiêu thể hiện trị số cụ thể của chỉ tiêu bằng các thước đo

tương ứng (giá trị, hiện vật, thời gian) Trước khi so sánh, cần qui đổi trị số của các chỉ tiêu về cùng một đơn vị đo lường như nhau

Ngoài việc thống nhất về nội dung phản ánh, về phương pháp tính toán và đơn vị đo lường, chỉ tiêu muốn so sánh được phải có gốc so sánh

Gốc so sánh thường được xác định theo thời gian (thời kỳ, thời điểm) hoặc

không gian hoặc cả thời gian và không gian tùy thuộc vào điều kiện và mục đích phân tích cụ thể Kỳ hoặc điểm được chọn làm cơ sở so sánh (kỳ gốc, điểm gốc) được gọi chung là kỳ gốc; còn kỳ hoặc điểm được chọn để tiến hành nghiên cứu (kỳ nghiên cứu, điểm nghiên cứu) được gọi chung là kỳ

phân tích (hay kỳ báo cáo) Trị số tương ứng của chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu ở kỳ gốc, kỳ phân tích được gọi là trị số chỉ tiêu nghiên

cứu kỳ gốc, trị số chỉ tiêu nghiên cứu kỳ phân tích Tùy thuộc vào mục đích phân tích và điều kiện phân tích cụ thể mà gốc so sánh có thể được chọn

khác nhau Cụ thể:

- Gốc so sánh về mặt thời gian:

Về mặt thời gian, khi phân tích thường so sánh hiện tại với quá khứ

nhằm đánh giá kết quả đạt được, mức độ và xu hướng tăng trưởng của chỉ

tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu Do vậy, các nhà phân tích thường so

sánh kết quả đạt được của chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu ở thực tế

kỳ này với nhiệm vụ kế hoạch đặt ra (nhằm đánh giá tình hình thực hiện kế

hoạch của chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu) hay so với kết quả đạt

được ở thực tế kỳ trước (nhằm đánh giá mức độ đạt được của chỉ tiêu nghiên cứu) hoặc so với kết quả đạt được ở cùng kỳ này năm trước (nhằm đánh giá tiến độ thực hiện nhiệm vụ hay đánh giá mức độ đạt được của chỉ tiêu

nghiên cứu trong cùng khoảng thời gian)

Trang 20

Ngoài ra, trong một số trường hợp, để xác định tốc độ và xu hướng

hay nhịp điệu tăng trưởng của đối tượng nghiên cứu, gốc so sánh còn có thể

được cố định tại một kỳ cụ thể (so sánh định gốc) hay thay đổi liên tục (so sánh liên hoàn) Khi so sánh định gốc, gốc so sánh được cô định trong khi

‘ky phan tích được thay đổi liên tục; còn khi so sánh liên hoàn, kỳ gốc và kỳ phân tích được thay đổi liên tục

- Gốc so sánh về mặt không gian:

Về mặt không gian, khi phân tích thường so sánh từng bộ phận với

tổng thể (để biết được mức độ phổ biến) hay so sánh trị số của chỉ tiêu phản

ánh đối tượng nghiên cứu với trị số tương ứng của các đơn vị khác có cùng điều kiện tương đương hay so với số bình quân ngành, bình quân khu vực, (để biết được vị trí hiện tại của doanh nghiệp) hoặc so sánh với các bộ phận khác của cùng tông thể (để biết được mức độ hơn, kém), v.v

Đề biểu thị kỳ gốc của chỉ tiêu nghiên cứu, trong các công thức xác

định chỉ tiêu, người ta thường dùng chữ số “0” viết bên phải, phía dưới ký

hiệu chỉ tiêu Tương tự, chữ số “1” sẽ được viết bên phải, phía đưới ký hiệu

chỉ tiêu để chỉ kỳ phân tích Chẳng han, “po;” và “pị¡” là ký hiệu chỉ giá bán (hoặc giá mua) đơn vị kỳ gốc và kỳ phân tích của mặt hàng I

Để phục vụ cho các mục đích cụ thể của phân tích kinh doanh, các

nhà phân tích thường tiến hành so sánh bằng các cách cụ thé dưới đây:

(@ So sánh bằng số tuyệt đối:

Số tuyệt đối là con số dùng để phản ánh qui mô, khối lượng của đối

tượng nghiên cứu (qui mô tổng thể hay qui mô từng bộ phận) trong điều

kiện về thời gian và không gian cụ thé Bởi vậy, so sánh bằng số tuyệt đối sẽ cho biết khối lượng, qui mô mà doanh nghiệp đạt được vượt (+) hay hụt (-)

của các chỉ tiêu kinh tế giữa kỳ phân tích với kỳ gốc biểu hiện bằng thước

đo thích hợp (giá trị, hiện vật hay thời gian)

@ So sánh bằng số tương đổi:

Số tương đối phản ánh kết cấu, mối quan hệ tỷ lệ, tốc độ phát triển,

mức độ thực hiện kế hoạch và mức độ phổ biến của các chỉ tiêu phản ánh

đối tượng nghiên cứu trong điều kiện thời gian và không gian nhất định

18

Trang 21

Bản thân số tương đối thể hiện kết quả của việc so sánh hai số tuyệt đối với nhau: so sánh giữa hai chỉ tiêu cùng loại nhưng khác nhau về thời gian hoặc không gian; so sánh giữa hai chỉ tiêu khác loại nhưng có quan hệ với nhau

Khi sử dụng số tương đối cần phải sử dụng kết hợp với số tuyệt đôi thì mới

phản ánh chính xác bản chất hiện tượng, quá trình nghiên cứu; bởi vì, nhiều khi số tương đối có giá trị rất lớn nhưng ý nghĩa lại không đáng kể vì trị số tuyệt đối tương ứng rất nhỏ và ngược lại

Trong phân tích kinh doanh thường sử dụng các loại số tương đối sau:

- Số tương đối kế hoạch:

Số tương đối kế hoạch được sử dụng để phản ánh mức độ hay nhiệm

vụ kế hoạch đặt ra mà doanh nghiệp cần phải thực hiện Chăng hạn chỉ tiêu

"Tỷ lệ hạ giá thành của sản phẩm có thể so sánh được" phản ánh nhiệm vụ

mà doanh nghiệp đặt ra trong kế hoạch về tốc độ hạ thấp giá thành của các sản phẩm so sánh

- Số rương đối phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch hay mức độ

đạt được của chỉ tiêu nghiên cứu so với kỳ sốc:

Số tương đối phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch dùng để đánh

giá việc thực hiện kế hoạch (giữa thực hiện so với kế hoạch) và số tương đối phản ánh mức độ đạt được so với kỳ gốc (thực hiện kỳ báo cáo so với thực

hiện kỳ gốc) của chỉ tiêu nghiên cứu (phan ánh đối tượng nghiên cứu) có thé

sử dụng dưới nhiều đạng (hay kỹ thuật so sánh) khác nhau như: so sánh giản đơn, so sánh liên hệ, so sánh kết hợp Mỗi một dạng (kỹ thuật) so sánh mang lại ý nghĩa khác nhau, phục vụ một mục đích quản lý khác nhau

+ Kỹ thuật so sánh giản đơn:

Kỹ thuật so sánh bằng số tương đối ở dạng giản đơn thường chỉ có tác dụng đánh giá sơ bộ tình hình thực hiện kế hoạch hay mức độ đạt được của chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu mà không phản ánh được chất

lượng công tác Dạng giản đơn dùng để đánh giá tình hình thực hiện kế

hoạch của chỉ tiêu phân ánh đối tượng nghiên cứu được xác định như sau:

Trang 22

Tỷ lệ % hoàn thành kế Trị số chỉ tiêu phản ánh đối

hoạch của chỉ tiêu _— tượng nghiên cứu kỳ thực hiện +100

phan anh đổi tượng Trị số chỉ tiêu phản ảnh đối

nghiên cứu tượng nghiên cứu kỳ kê hoạch

Dạng giản đơn dùng để đánh giá mức độ đạt được so với kỳ gốc (kỳ

trước, năm trước, bình quân ngành, doanh nghiệp khác, .) của chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu được xác định như sau:

Tỷ lệ % đạt được của Trị số chỉ tiêu phản ánh đối Hượng

chỉ tiêu phản ánh đối nghiên cứu kỳ phân tích

tượng nghiên cứu so Trị số chỉ tiêu phản ánh đôi tượng

với kỳ gốc nghiên cứu lọ kế gốc

+ Kỹ thuật so sánh liên hệ:

Đề đánh giá chính xác tình hình thực hiện kế hoạch (hay mức độ đạt

được) của chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu; qua đó, nêu bật được chất lượng công tác, các nhà phân tích thường dùng kỹ thuật so sánh liên hệ bằng cách liên hệ tình hình thực hiện kế hoạch (hay mức độ đạt được) của

chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu với tình hình thực hiện kế hoạch

thay mức độ đạt được) của một chỉ tiêu khác có liên quan Kỹ thuật sử dụng

số tương đối phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch (hay mức độ đạt được) của chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu ở đạng liên hệ được xác định

theo công thức:

Tỷ lệ % hoàn thành Trị số chỉ tiêu phản ánh đối lượng

kế hoac h (hay mức độ nghiên cứu kỳ thực hiện

đạt được) của chỉ tiêu = phản ảnh đối tượng Trị số chỉ tiêu + (hay Ky phan tich) Tỷ lệ % hoàn x 100 nghiên cứu trong phản ảnh doi thành kê hoạch

quan hệ với chỉ tiêu tượng nghiên cứu x (hay mức độ đạt

liên hệ kỳ kế hoạch (hay được) của chỉ

‘ kỳ góc) tiêu liên hệ + Kỹ thuật so sánh kết hợp:

Kỹ thuật so sánh bằng số tương đối ở dạng giản đơn hay dạng so

sánh liên hệ chỉ mới giúp đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch và chất lượng công tác mà chưa xác định được qui mô (mức độ) biến động cụ thé 20

Trang 23

của chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu Do vậy, các nhà phân tích còn

sử dụng kỹ thuật so sánh kết hợp đêtính ra mức độ biến động tương đối của chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu (thể hiện bằng số tuyệt đối) Con số tuyệt đối này phản ánh chất lượng công tác (số tiết kiệm hay lãng phí, số tăng hay giảm của chỉ tiêu phân ánh đối tượng nghiên cứu)

Lpsk ap Lyon Trị số chỉ aa

SỐ biên động Trị sô chỉ tiêu ta „ Ty lệ %

hs as + tiêu phản : x tương đổi của 2a ; = phan anh doi s2 ánh đổi , L hoàn thành 4 Chỉ tiêu phản , + tượng nghiên - Am tượng x kê hoạch , ;

ánh đổi tượng cứu kỳ thực wae cua chi

en Z nghiên cứu ta ĐAU a nghiên cứu hiện kỳ kế hoạch tiêu liên hệ

Ví dụ: Tổng quĩ tiền lương tháng 1/N của Công ty Thương mại Tĩnh

Hà thực tế là 105.000.000 đồng, dự kiến kế hoạch là 100.000.000 đồng Doanh số hoạt động trong kỳ thực tế là 960.000.000 đồng, kế hoạch dự kiến 800.000.000 đồng

Nếu so sánh bằng số tuyệt đối, tiền lương trong tháng đã vượt

5.000.000 đồng (105.000.000 đồng - 100.000.000 đồng) hay bằng số tương đối giản đơn là 105% (105.000.000 x 100/100.000.000) Điều đó cho thấy,

Công ty Thương mại Tĩnh Hà đã không hoàn thành kế hoạch quï lương

tháng, dẫn đến vượt chỉ 5.000.000 đồng hay vượt 5% kế hoạch tiền lương

đặt ra Tuy nhiên, việc so sánh như trên chưa cho biết được tính hợp lý của việc chỉ trả tiền lương, chưa phản ánh được quan hệ giữa tiền lương với kết quả kinh doanh Bởi vậy, cần phải liên hệ tình hình thực hiện kế hoạch quĩ

lương với kết quả kinh doanh thông qua chỉ tiêu doanh số bán hàng Trong khi quï lương đạt kế hoạch ở mức 105% thì doanh thu bán hàng lại đạt mức

kế hoạch 120% (960.000.000 x 100/800.000.000) Kết quả này cho thấy

việc sử dụng tiền lương của Công ty là hợp lý, đã khuyến khích được người lao động nâng cao ý thức lao động, tăng được kết quả kinh doanh Như vậy,

về thực chất, trong quan hệ với kết quả kinh doanh (doanh thu bán hàng),

quï lương của Công ty chỉ chỉ ra ở mức là:

105

100 x 120% x 100 = 87,5%

Trang 24

Nhờ sử dụng quĩ lương hợp lý, kích thích được năng suất lao động

mà Công ty đã tiết kiệm được tương đối một khoản tiền lương là:

105.000.000 - 100.000.000 x 120% = - 15.000.000 (dong)

Qua các số liệu tính toán ở trên, có thể sơ bộ kết luận rằng: Công ty Thương mại Tĩnh Hà đã sử dụng hợp lý tiền lương, nâng cao được vai trò

đòn bẩy kinh tế của tiền lương, kích thích được tỉnh thần lao động hăng say

của người lao động nên đã tiết kiệm tương đối được một lượng quï lương là 15.000.000 đồng hay 12,5% quĩ tiền lương (100% - 87,5%)

- Số tương đối động thái:

Số tương đối động thái là số tương đối phản ánh trạng thái vận động

theo thời gian về mức độ của đối tượng nghiên cứu và được xác định băng cách so sánh hai mức độ của cùng một chỉ tiêu nào đó ở hai thời điểm hay ở hai thời kỳ khác nhau Trong hai mức độ đó, mức độ ở tử số là mức độ cần nghiên cứu, phản ánh trị số của chỉ tiêu nghiên cứu ở kỳ phân tích (còn gọi là mức độ kỳ báo cáo) và mức độ ở! mẫu số là mức độ dùng làm cơ sở so sánh, phán ánh trị số của chỉ tiêu nghiên cứu ở kỳ gốc (gọi là mức độ kỳ gốc)

Khi sử dụng số tương đối động thái, các nhà phân tích nam được tốc

độ, nhịp điệu và xu hướng tăng trưởng theo thời gian của đối tượng nghiên

cứu Số tương đối động thái thường dùng dưới dạng 2 dạng: số tương đối

định gốc và số tương đối liên hoàn

Số tương đối định gốc được sử dụng để xác định xu hướng phát triển

(hay tăng trưởng) qua thời gian của đối tượng nghiên cứu Bang cach cỗ

định kỳ gốc (thường là kỳ đầu tiên của dãy số), thông qua việc xem xét biến động về trị số của chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu theo thời gian so

với kỳ gốc cố định và sử dụng đồ thị (hoặc biểu dé) dé thé hiện kết qua so

sánh, các nhà phân tích sẽ xác định chính xác tốc độ và xu hướng phát triển

(hay tăng trưởng) của đối tượng nghiên cứu Số tương đối định gốc được xác định theo công thức: y/yọ (để xác định tốc độ và xu hướng phát triển) hay (yi - yo)/yọ (để xác định tốc độ và xu hướng tăng trưởng) của đối tượng

nghiên cứu; trong đó, yọ là trị số chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu ở

kỳ gốc (có định), y¡ là trị số chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu ở kỳ 22

Trang 25

phân tích (kỳ phân tích thay đổi theo thời gian: (¡ =1,n)

Số tương đối liên hoàn được sử dụng để xác định tốc độ và nhịp điệu phát triển (hay tăng trưởng) qua thời gian của đối tượng nghiên cứu Bằng cách so sánh liên tục theo thời gian, thay đổi cả trị số kỳ gốc và kỳ phân tích, so sánh trị số kỳ phân tích của chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu với trị số kỳ gốc liền kể và thể hiện kết quả so sánh qua đồ thị, các nhà phân

tích sẽ xác định chính xác tốc độ và nhịp điệu phát triển (hay tăng trưởng) theo

thời gian của đối tượng nghiên cứu Số tương đối liên hoàn được xác định theo công thức: yạ:r/¡ (để xác định tốc độ và nhịp điệu phát triển) hay [yq+ ›- y¡Vÿ¡ (để xác định tốc độ và nhịp điệu tăng trưởng) của đối tượng nghiên cứu; trong

đó, y, là trị số chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu (¡ =1,z)

- Số tương đổi kết cấu:

Số tương đối kết cấu phản ánh tỷ trọng của từng bộ phận chiếm trong tổng thể Thông qua số tương đối kết cấu, các nhà phân tích chỉ rõ: trong một tổng thể, từng bộ phận cấu thành chiếm tỷ trọng bao nhiêu %

Trị số của bộ phận i

4 2 2 = pC 100 chiém trong tong thé Trị sô của tổng thê

Tỷ trọng của bộ phận ¡

- Số tương đối hiệu suất:

Số tương đối hiệu suất (hay hiệu quả) được sử dụng để phản ảnh tổng quát chất lượng kinh doanh Khi sử dụng số tương đối hiệu suất, các nhà phân tích tiến hành so sánh tổng thể phản ánh chất lượng với tổng thể phản ánh số lượng hoặc ngược lại

Trị số chỉ tiêu chất lượng + 4 = Loa ⁄ x 100 hiệu suất Trị số chỉ tiêu số lượng

SỐ tương đối

@ So sanh bằng số bình quân:

Để phản ánh đặc điểm chung nhất, phố biến và điển hình nhất trong

các điều kiện thời gian và không gian cụ thé của 1 tổ, 1 bộ phận, 1 đơn vị,

người ta tính ra số bình quân bằng cách san bằng mọi chênh lệch về trị số của chỉ tiêu, bỏ qua những đặc trưng cá biệt Số bình quân còn dùng để phản

23

Trang 26

ánh đặc điểm của những đối tượng nghiên cứu khác nhau về qui mô hay

dùng để đánh giá mức độ đồng đều của các đơn vị tổng thể Do vậy, khi so sánh bằng số bình quân, các nhà quản lý sẽ biết được mức độ mà đơn vị đạt

được so với bình quân chung của tông thể, của ngành Ví dụ: Năng suất lao động bình quân, tiền lương bình quân, số ngày làm việc bình quân của một

công nhân sản xuắt,

1.3.2 Phương pháp chỉ tiết chỉ tiêu nghiên cứu

Mọi quá trình kinh đoanh và kết quả kinh doanh đều có thể và cần thiết chỉ tiết theo nhiều hướng khác nhau nhằm đánh giá chính xác kết quả đạt được Bởi vậy, khi phân tích, có thê chỉ tiết chỉ tiêu phản ánh đối tượng

nghiên cứu theo các hướng khác nhau như: theo bộ phận cấu thành, theo thời gian và theo địa điểm phát sinh Sau đó, mới tiến hành xem Xét, so sánh mức độ đạt được của từng bộ phận (kỳ phân tích so với kỳ gốc) và mức độ ảnh hưởng của từng bộ phận đến tổng thể cũng như xem xét tiến độ thực

hiện và kết quả đạt được trong từng thời gian hay mức độ đóng góp của

từng bộ phận (phân xưởng, tổ, đội, .) vào kết quả chung

Việc xem xét chỉ tiêu phản ánh đổi tượng nghiên cứu theo bộ phận

cầu thành giúp các nhà quản lý đánh giá được chính xác vai trò và vị trí của từng bộ phận trong việc hình thành kết quả và hiệu quả kinh doanh chung Tương tự, bằng việc xem xét chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu theo thời gian, các nhà quản lý sẽ có những quyết định kịp thời, sát thực với tình

hình cụ thể để chỉ đạo sát sao tiến độ kinh doanh cũng như giải quyết các tình huống bất trắc phát sinh Việc xem xét chỉ tiêu phản ánh đối tượng

nghiên cứu theo không gian (địa điểm) sẽ là căn cứ quan trọng để các nhà quản lý ra các quyết định liên quan đến việc xác định dia ban kinh doanh trọng điểm, quyết định mở rộng hay thu hẹp địa bàn kinh doanh, đánh giá

đúng kết quả thực hiện hạch toán kinh doanh nội bộ, phát hiện các điển hình

tiên tiễn,

Chẳng hạn, khi phân tích chỉ tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp, có thể

chỉ tiết lợi nhuận theo các bộ phận cấu thành (lợi nhuận bán hàng, lợi nhuận hoạt động tài chính và lợi nhuận khác) hay chỉ tiết lợi nhuận theo thời gian

24

Trang 27

trong năm (tháng, quý) hoặc chỉ tiết lợi nhuận theo địa điểm (lợi nhuận của từng đơn vị trực thuộc; lợi nhuận từng quây hàng, cửa hàng; lợi nhuận của

từng địa bản kinh doanh; lợi nhuận từng khu vực, .)

1.3.3 Phương pháp loại trừ

Để xác định xu hướng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu, các nhà phân tích sử dụng phương pháp loại trừ Đặc trưng cơ bản của phương pháp loại trừ là luôn đặt đối tượng nghiên cứu vào các trường hợp giả định khác nhau; từ đó, lần lượt xác định và loại trừ mức độ

ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động giữa kỳ phân tích so với kỳ

gốc của đối tượng nghiên cứu Trong thực tế, phương pháp loại trừ được sử dụng trong phân tích đưới hai đạng: dạng thay thé liên hoàn (gọi là phương pháp thay thế liên hoàn) và dạng số chênh lệch (gọi là phương pháp số chênh lệch) :

Về co bản, điều kiện vận dụng, qui trình vận dụng (trình tự vận dụng) phương pháp thay thể liên hoàn và phương pháp số chênh lệch giống

nhau Điểm khác biệt giữa chúng là cách thức xác định mức độ ảnh hưởng

của từng nhân tố và phạm vi áp dụng của từng phương pháp Cụ thể, điều kiện vận dụng và qui trình vận dụng của phương pháp loại trừ gồm các bước công việc sau:

@ Bước 1/ Xác định chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu: Tùy theo mục đích và nội dung nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu

của phân tích kinh doanh có thể được thê hiện qua các chỉ tiêu phản ánh

khác nhau Bởi vậy, trong bước nảy, các nhà phân tích phải xác định được chỉ tiêu phán ánh đối tượng nghiên cứu Chắng hạn, khi nghiên cứu kết quả

tiêu thụ, các nhà phân tích có thể sử dụng các chỉ tiêu như: lợi nhuận thuần

về tiêu thụ, lợi nhuận gộp về tiêu thụ, doanh thu thuần về tiêu thụ, tổng

doanh thu tiêu thụ, sản lượng tiêu thụ, Tùy theo mục đích nghiên cứu, các nhà phân tích sẽ lựa chọn và xác định chỉ tiêu phù hợp phản ánh kết quả tiêu

thụ trong số các chỉ tiêu đã nêu

Trang 28

(@ Bước 2/ Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu:

Kết quả và hiệu quả kinh đoanh cụ thể chịu ảnh hưởng của rất nhiều nguyên nhân và nhân tố khác nhau Bởi vậy, chỉ tiêu phản ánh đối tượng

nghiên cứu cũng chịu ảnh hưởng của các nhân tổ tác động tương ứng Số

lượng nhân tổ ảnh hưởng có thể mở rộng hay thu hẹp tùy thuộc và mục đích

phân tích và nguồn tài liệu phân tích Ví dụ, khi phân tích kết quả sản xuất

về mặt qui mô, chỉ tiêu “Tổng giá trị sản xuất năm” của doanh nghiệp chịu

ảnh hưởng của các nhân tổ khác nhau như:

- Số lượng công nhân sản xuất bình quân năm và năng suất lao động bình quân năm một công nhân sản xuất;

- Số lượng công nhân sản xuất bình quân năm, số ngày lao động bình quân năm một công nhân sản xuất và năng suất lao động bình quân ngày một công nhân sản xuất;

- Số lượng công nhân sản xuất bình quân năm, số ngày lao động

bình quân năm một công nhân sản xuất, số giờ lao động binh quân ngày một công nhân sản xuất và năng suất lao động bình quân giờ một công nhân sản xuất;

- V.V

Căn cứ vào mục đích phân tích và nguồn tài liệu sẵn có, các nhà phân tích sẽ xác định và lựa chọn các nhân tổ ảnh hưởng đến chỉ tiêu “Tổng

giá trị sản xuất năm” của doanh nghiệp Trong điều kiện cho phép, việc

phân tích càng chỉ tiết, càng nhiều nhân tố ảnh hưởng càng tốt vì kết quả

phân tích sẽ cho phép đánh giá và chỉ ra được các nguyên nhân, nhân tố tác động đến kết quả (hay hiệu quả) công việc Từ đó, có căn cứ để đưa ra các

giải pháp hữu ích nhằm cải thiện tình hình, khai thác thế mạnh và tiềm năng

trong các kỳ tới

(@ Bước 3/ Xây dựng phương trình kinh tế phản ánh mối quan hệ giữa các nhân tổ ảnh hướng với chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu:

Giữa các nhân tố ảnh hưởng và chỉ tiêu phản ánh đối tượng

nghiên cứu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Mối quan hệ này thể hiện

26

Trang 29

thông qua các phương trình kinh tế đưới dạng tích số, thương số hoặc kết hợp giữa tích số với thương số tùy thuộc vào nội dung chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu

Trong mỗi phương trình kinh tế thể hiện mối quan hệ giữa các nhân

tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu, các nhân tố được

sắp xếp theo một trật tự nhất định: từ nhân tố số lượng đến nhân tổ chất

lượng hoặc từ nhân tố phản ánh điều kiện đầu vào (yếu tố đầu vào hay chỉ phí đầu vào) đến đến nhân tố phản ánh kết quả đầu ra (kết quả sản xuất hay

lợi nhuận) Trong trường hợp một phương trình kinh tế có từ 2 nhân tố số lượng trở lên, cần xác định và phân loại các nhân tố theo từng loại (nhân tổ

phản ánh điều kiện kinh doanh hay nhân tố phản ánh yêu tố đầu vào, nhân tố

phản ánh kết quả hay hiệu quả kinh doanh) rồi sắp xếp theo thứ tự từ nhân

tố phản ánh điều kiện kinh doanh hay phản ánh yếu tố đầu vào trước rồi mới đến nhân tố phản ánh kết quả đầu ra Trường hợp trong phương trình kinh tế

có từ 2 nhân tổ phản ánh chất lượng trở lên, phải xác định được mức độ chất lượng của từng nhân tố (nhân tố có tính chất lượng cao hơn, nhân tố có tính

chất lượng thấp hơn) đẻ sắp xếp các nhân tố sao cho tiến dần từ nhân tổ có tính chất lượng thấp đến nhân tố có tính chất lượng cao Về thực chất, việc sắp xếp trật tự các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cửu trong phương trình kinh tế phải bảo đảm nguyên tắc: với nhân tố

số lượng, sắp xếp theo mức độ số lượng giảm dần; còn với nhân tố chất

lượng, sắp xếp theo mức độ chất lượng tăng dần

Lấy chỉ tiêu “Tổng giá trị sản xuất năm” của doanh nghiệp nói trên

làm ví dụ, ta có các phương trình kinh tế sau đây thể hiện mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng với tổng giá trị sản xuất năm của doanh nghiệp:

+G= sw,

+ G =sdwy

+G=sdhw,

+ Viv

Trang 30

Trong đó:

- Œ: tông giá trị sản xuất năm;

- SỐ lượng công nhân sản xuất bình quân năm;

: số ngày làm việc bình quân năm một công nhân sản xuất;

: số giờ làm việc bình quân ngày một công nhân sản xuất;

: năng suát lao động bình quân năm một công nhân sản xuất;

y

- Wạ : năng suát lao động bình quân ngày một công nhân sản xuất;

- w, : năng suất lao động bình quân giờ một công nhân sản xuất Các chỉ tiêu như: số lượng công nhân sản xuất, số ngày làm việc bình quân năm một công nhân sản xuất và số giờ làm việc bình quân ngày

một công nhân sản xuất đều là chỉ tiêu số lượng, phản ánh đầu vào Tuy

nhiên, xét theo mức độ phản ánh của từng chỉ tiêu, khi càng chỉ tiết, tính

chất số lượng của chỉ tiêu càng giảm dần mà xen vào đấy đã phản ánh phần

nào chất lượng

(@ Bước 4/ Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự

biến động giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc của chỉ tiêu phản ánh đối

tượng nghiên cứu:

Để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động

giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc của chỉ tiêu phân ánh đối tượng nghiên cứu,

các nhà phân tích phải lần lượt thay thế trị số từ kỳ gốc sang kỳ phân tích

của từng nhân tố Mỗi lần chỉ thay thế trị số của một nhân tố và do vậy, có

bao nhiêu nhân tố ảnh hưởng sẽ phải thay thế bấy nhiêu lần Những nhân tô

nào đã thay thế trị số từ kỳ gốc sang kỳ phân tích (nhân tố đã xác định mức

độ ảnh hưởng) sẽ được giữ nguyên trị số đã thay thế (trị số kỳ phân tích) cho

dén bước thay thể cuối cùng

Việc xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động

của chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu theo phương pháp thay thế liên

hoàn và phương pháp số chênh lệch có sự khác nhau Theo phương pháp

thay thể liên hoàn, đê xác định ảnh hưởng của từng nhân tố, các nhà phân

tích tiên hành thay thể lần lượt và liên tiếp từ giá trị kỳ gốc sang kỳ phân 28

Trang 31

tích của từng nhân tố Sau mỗi lần thay thế trị số từ kỳ gốc sang kỳ phân tích của từng nhân tố, các nhà phân tích xác định trị số mới của chỉ tiêu rồi

so sánh trị số mới của chỉ tiêu vừa xác định với trị số của chỉ tiêu trước khi chưa thay thế giá trị của nhân tố cần xác định Mức chênh lệch về trị số của chỉ tiêu sau và trước khi thay thế trị số từ kỳ gốc sang kỳ phân tích của nhân

tố thay thế chính là mức độ ảnh hưởng của nhân tổ đó

Khác với phương pháp thay thế liên hoàn, khi sử dụng phương pháp

số chênh lệch để xác định ảnh hưởng của từng nhân tố, các nhà phân tích tiến hành sử dụng lần lượt và liên tiếp mức chênh lệch về trị số giữa kỳ phân

tích so với kỳ gốc của từng nhân tố Kết quả tính ra sau mỗi lần sử dụng

mức chênh lệch vẻ trị số giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc của từng nhân tổ

chính là mức độ ảnh hưởng của chính nhân tổ đó

@ Buée 5/ Tổng hợp kết quả tính toán:

Sau khi đã xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố, các nhà phân tích tiến hành tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tổ tác động tăng, nhân

tố tác động giảm và tổng cộng các nhân tô tác động tăng - giảm đến sự biến

động giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc của chỉ tiêu phân ánh đối tượng nghiên

cứu Trên cơ sở đó sẽ nêu lên nhận xét, đánh giá về mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố; đồng thời chỉ rõ tiềm năng và để xuất giải pháp khai thác, cải tiến công tác quản lý nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh trong kỳ tới

Có thể khái quát phương pháp thay thế liên hoàn và phương pháp số chênh lệch qua mô hình sau:

Giả sử Q là chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu và Q chịu ảnh hưởng của các nhân tố a, b, c, đ Các nhân tổ này có quan hệ dưới dạng tích

số với Q và được sắp xếp theo thứ tự từ nhân tô số lượng tiến dần sang nhân

tố chất lượng, thể hiện qua phương trình kinh tế: Q = abcd

Nếu dùng chữ số “0” để chỉ giá trị của chỉ tiêu Q và giá trị các nhân

tố ở kỳ gốc và chữ số “1” để chỉ giá trị của chỉ tiêu Q và giá trị của các nhân

tố ở kỳ phân tích, ta lần lượt xác định giá trị kỳ gốc và giá trị kỳ phân tích

của Q:

+ Qo = agbocodo

+ Ọ; = a¡b¡cidh

Trang 32

Gọi mức chênh lệch về số tuyệt đối giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc

của chỉ tiêu Q là AQ, ta cd: AQ = Qi - Qo

Goi Aa, Ab, Ac, Ad lan lượt là mức ảnh hưởng của các nhân tổ a, b,

c, đ đến sự biến động về giá trị giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc của chỉ tiêu

phản ánh đối tượng nghiên cứu, thì:

AQ = Q) - Qo=Aa+Ab+ Act Ad

Theo phương pháp thay thế liên hoàn, mức ảnh hưởng của các nhân

tố a, b, c, d đến sự biến động giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc của chỉ tiêu Q

lần lượt được xác định như sau:

Aa = aybocodg - agbocodo

Ab = ajb) cody - aibạcadạ

Ace = aybyc;do - aib¡coda

Ad = ajb;c;d; - ajbjcjdo

Theo phương pháp số chênh lệch, mức ảnh hưởng của các nhân tổ a,

b, c, d đến sự biến động giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc của chỉ tiêu Q lần lượt được xác định như sau:

nghiên cứu, các nhà phân tích phải lần lượt xác định ảnh hưởng của nhân tố

số lượng (hoặc nhân tố phản ánh điều kiện kinh doanh hay yếu tô hoặc chỉ phí đầu vào trước) rồi mới xác định ảnh hưởng của nhân tố chất lượng (hay

nhân tố phản ánh kết quả kinh doanh)

Chẳng hạn, chỉ tiêu Q phản ánh đối tượng nghiên cứu chịu ảnh

hưởng của nhân tố a và b đưới dạng thương số, Q = b/a; trong đó, a là nhân 30

Trang 33

t6 số lượng (hoặc nhân tố phản ánh điều kiện kinh doanh hay yếu tố hoặc chi phi đầu vào), b là nhân tố chất lượng (hay nhân tô phản ánh kết quả kinh

doanh) Khi xác định ảnh hưởng của các nhân tổ đến sự biến động giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc của chỉ tiêu Q, cần phải xác định ảnh hưởng của

nhân tố a trước, sau đó mới xác định ảnh hưởng của nhân tổ b Mức độ ảnh

hưởng của từng nhân tố trong trường hợp mối quan hệ giữa các nhân tố với chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu dưới dạng thương số chỉ có thể xác

định được bằng phương pháp thay thế liên hoàn mà không thể xác định

được bằng phương pháp số chênh lệch Loại quan hệ này thường gặp khi phân tích khả năng sinh lợi, phân tích mức hao phí, phân tích tốc độ luân

chuyển của tài sản ngắn hạn, Cụ thể ảnh hưởng của từng nhân tố được xác định như sau:

Từ trên có thé thấy rõ: sử dụng phương pháp số chênh lệch để xác

định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động giữa kỳ phân tích

so với kỳ gốc của chỉ tiêu phân tích mặc dầu đơn giản và tốn ít công sức tính

toán hơn so với phương pháp thay thế liên hoàn nhưng phạm vi áp dụng hẹp, chỉ thích hợp với các trường hợp quan hệ giữa chỉ tiêu phản ánh đối

tượng nghiên cứu với các nhân tố ảnh hưởng thể hiện dưới dạng tích số

Ngược lại, phương pháp thay thế liên hoàn mặc dầu tính toán tốn nhiều

công sức hơn phương pháp số chênh lệch nhưng phạm vi áp dụng rộng, có

thể xác định ảnh hưởng của các nhân tổ đến sự biến động của chỉ tiêu

nghiên cứu đưới các dạng khác nhau (quan hệ tích SỐ, thương số hay kết hợp

Trang 34

giữa tích số với thương số)

Vị dụ:

Doanh thu tiêu thụ của Công ty Điện tử LEACO về mặt hàng tỉ vi

Sony LED40 Inch như sau:

- Số lượng tiêu thụ kế hoạch: 10.000 chiếc; thực hiện: 12.500 chiếc

- Giá bán đơn vị (không bao gồm thuế giá trị gia tăng):

Tài liệu trên cho thấy, Công ty LEACO hoàn thành vượt mức kế

hoạch về đoanh thu tiêu thụ So với kế hoạch, doanh thu tiêu thụ của Công

ty tăng thêm một lượng là 17.500.000.000 đồng (117.500.000.000 - 100.000.000.000) hay tăng17,5% (17.500.000.000 x 100 /100.000.000.000) Điều đó là do doanh thu bán hàng của Công ty chịu ảnh hưởng của các nhân

tố: số lượng hàng tiêu thụ và giá bán đơn vị Các nhân tố này có quan hệ với doanh thu tiêu thụ như sau:

Doanh thụ _ Số lượng hàng Giá bán

tiêu thụ tiêu thụ đơn vị hàng hoá

Mức ảnh hưởng của từng nhân tổ đến doanh thu bán hàng được xác định như sau:

* Theo phương pháp thay thế liên hoàn:

+ Nhân tố số lượng tỉ vi tiêu thụ:

Doanh thu bán hàng của Công ty trong điều kiện giả định số lượng tỉ

vi tiêu thụ thực tế, đơn giá bán kế hoạch sẽ là:

12.500 x 10.000:000 = 125.000.000.000 (đồng)

Như vậy, do lượng tỉ vi tiêu thụ tăng lên đã làm cho doanh thu bán

hàng của Công ty tăng thêm một lượng là:

125.000.000.000 - 100.000.000 = + 25.000.000.000 (đồng)

32

Trang 35

+ Nhân tổ giá bán đơn vị:

Tổng doanh thu tiêu thụ tỉ vi thực tế của Công ty là 117.500.000.000

dong Nhu vay, do gia ban don vi ti vi giảm đã làm cho doanh thu tiêu thụ của Công ty giảm một lượng là:

117.500.000.000 - 125.000.000.000 = - 7.500.000.000 (đồng)

* Theo phương pháp số chênh lệch:

+ Nhân tố số lượng ti vi tiêu thụ: -

Do số lượng tỉ vi tiêu thụ của Công ty tăng từ 10.000 chiếc trong kỳ

kê hoạch lên 12.500 chiếc trong kỳ thực hiện nên đã làm cho tổng doanh thu bán hàng của Công ty tăng thêm một lượng là:

(12.500 - 10.000) x 10.000.000 = + 25.000.000.000 (đ)

+ Nhân tổ gid ban don vi:

Do giá bán đơn vị tỉ vi kỳ thực hiện giảm xuống so với kỳ kế hoạch nên đã làm tông doanh thu tiêu thụ tỉ vi của Công ty giảm đi một lượng là:

12.500 x (9.400.000 - 10.000.000) = - 7.500.000.000 (đ)

Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố:

+ Nhân tố tác động tăng doanh thu:

1.3.4 Phương pháp liên hệ cân đối

Trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hình thành rất nhiều mối quan hệ cân đối về lượng giữa hai mặt của các yếu tố và quá trình kinh doanh như: quan hệ cân đối giữa tổng số tài sản và tông số nguồn hình thành tài sản; giữa thu, chỉ và kết quả; giữa mua sắm và sử dụng vật tư;

Trang 36

giữa số dư cuối kỳ và số phát sinh giảm với số dư đầu kỳ với số phát sinh

tăng của từng loại tài sản, từng loại nguồn vốn; v.v Điều đó đã dẫn đến sự cân bằng cả về mức biến động (chênh lệch) về lượng giữa chúng Dựa vào

các mối quan hệ cân đối này, các nhà phân tích sẽ xác định được ảnh hưởng

của các nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phản ánh đối tượng phân tích

Cần lưu ý rằng, khác với phương pháp loại trừ là phương pháp đòi

hỏi mối quan hệ giữa các nhân tô đến chỉ tiêu phản ánh đối tượng phân tích

phải là "mối quan hệ chặt" (mối quan hệ tích số hoặc thương số hay kết hợp tích số với thương số), trong phương pháp liên hệ cân đối, mối quan hệ giữa các nhân tổ là "mối quan hệ lỏng" (quan hệ đạng tổng số hoặc hiệu số hoặc

kết hợp tổng số với hiệu số và tích số hay thương số) Trong mối quan hệ

cân đối này, các nhân tố đứng độc lập, tách biệt với nhau và cùng tác động

đồng thời đến sự biến động của chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu Mỗi một sự biến đổi của từng nhân tố độc lập giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc sẽ

làm cho chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu thay đổi một lượng tương ứng mà không cần phải đặt nhân tố đó trong các điều kiện giả định khác nhau như trong phương pháp loại trừ Chính vì vậy, trong phương pháp liên

hệ cân đối, việc qui định trật tự sắp xếp của các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu là không cần thiết mà thứ tự các nhân tô

phụ thuộc vào mối liên hệ cân đối vốn có giữa chúng tức là căn cứ vào công thức xác định từng đối tượng (trừ trường hợp có quan hệ tích số hay thương

SỐ trong môi quan hệ này)

Chẳng hạn, các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu "Lợi nhuận thuần về tiêu thụ" có thể sắp xếp theo các cách sau mà không ảnh hưởng đến kết quả tính toán:

Lợi nhuận Doanh thu Giá vốn Chỉ phí Chip hí thuanvé = thuầnvề - hang - bán - 040 y

tiéu thu tiéu thu ban hang nghiép doanh Hay: "

¬"¬é thuén ve = tt tuân _ phí %mmœ _ quanly sả Gi vốn

34

Trang 37

Hoặc:

Lợi nhuận Doanh Giá vốn Chip H cn thudnvé s2 == thuthudn - „mm hàng - , qany doanh Pe bán tiêu thụ về tiêu thụ bán nghiép s2 hang Viv

Một cách tông quát, nếu quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng (a, b, c, d) với chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu Q là quan hệ hỗn hợp (cả tổng

số và hiệu số) thể hiện qua phương trình kinh tế: Q = a - b - c + đ, mức ảnh hưởng của từng nhân tố a, b, c và d đến sự biến động giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc của chỉ tiêu Q được xác định như sau:

- Nhân tổ a: Aa = a) - ag

- Nhân tổ b: Ab = - (bị - bạ)

- Nhân tố c: Ác =- (€i- cọ)

- Nhân tổ d: Ad = dị- dọ

Chắng hạn, tài liệu tại Công ty LEACO trong nămN:

Bảng 1.1: Bảng cân đối vật liệu A tại Công ty LEACO

(Đơn vị: 1.000.000 đẳng)

2 Mua 2 Xuất

trong ky | 120.000| 150.000| +30.000| bán 20.000) 45.000} +25.000

3 Tự sản 3 Dự trữ

xuất 15.000} 12.000) - 3.000|k sau 15.000) 42.000| +27.000 Cộng | 175.000) 207 000) +32.000| Cộng | 175.000| 207.000 +32.000

Trang 38

Bảng cân đối vật liệu A nói trên được lập trên cơ sở quan hệ cân đôi

sau đây:

Du cudi kỳ Du Tang trong ky Giam trong ky (dự trữ kỳ — = đầu kỳ + (thu mud, san - (sử dụng cho các san) xudt, .) muc dich)

Trên cơ sở bang cân đối vật liệu, có thê lập bảng phân tích các nhân

tố ảnh hưởng đến nguồn vật liệu A như sau:

Bảng 1.2: Bảng phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn vật liệu

(1.000.000 đồng):

Nhân tỗ tăng nguồn Số tiền | Nhân tố giâm nguồn s

1 Tăng tồn dau ky 5.000 | 1 Tự sản xuất giảm 3.000

2 Tăng số mua vào 30.000 | 2 Tăng số xuất bán 25.000

3 Giảm xuất cho sản xuất |_ 20.000 | 3 Tăng dự trữ cuối kỳ | 27.000

đồ trên cơ sở sử dụng con số kết hợp với các hình vẽ, đường nét và màu sắc

để trình bày các đặc điểm số lượng của đối tượng (hiện tượng) nghiên cứu Nhờ vậy, phương pháp biểu đồ không những có tác dụng trong phân tích mà còn giúp người sử dụng thông tin nắm được những đặc điểm cơ bản của hiện tượng nghiên cứu bằng trực quan một cách nhanh chóng, dễ dàng do việc trình bày các thông tin về hiện tượng nghiên cứu mang tính khái quất

và sinh động, chứa đựng tính mỹ thuật, thu hút được sự chú ý của người

đọc, giúp người xem đễ đọc, dễ nhớ Phương pháp biểu đồ thường được sử

dụng để phản ánh đối tượng nghiên cứu trên các mặt sau:

- Kết cấu và sự biến đổi kết cầu của đối tượng nghiên cứu

- Mức độ đạt được của đối tượng nghiên cứu theo thời gian

36

Trang 39

- Mối liên hệ giữa các đối tượng nghiên cứu

- Mức độ phổ biến của đối tượng nghiên cứu

- Mức độ thực hiện kế hoạch của đổi tượng nghiên cứu

- Vv

Phương pháp biểu đồ có thể được sử dụng dưới các dạng biểu đồ và

đồ thị Dạng biểu đồ gồm biểu dé hình cột (dùng thể hiện quá trình phát

triển hay thể hiện cơ cấu và thay đồi cơ cấu hoặc dùng so sánh và thể hiện

mối liên hệ giữa các đối tượng nghiên cứu), biểu đồ hình màng nhện (phản ánh kết quả đạt được của đối tượng nghiên cứu lặp đi, lặp lại về mặt thời

gian), biểu đồ tượng hình (phản ánh nội dung đối tượng nghiên cứu bằng hình vẽ tượng hình cụ thể, tùy theo sáng kiến của người trình bày để lựa

chọn hình ảnh tượng hình phủ hợp và hấp dẫn), biểu đồ diện tích (thể hiện

cơ cấu và biến động cơ cấu và có thê thể hiện qua các dạng như: hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật); còn đồ thị được sử dụng dưới dạng đường gấp khúc (thể hiện quá trình phát triển của đối tượng nghiên cứu hay thể

hiện tình hình phân phối các đơn vị tổng thể hoặc tình hình thực hiện kế

hoạch theo thời gian của chỉ tiêu nghiên cứu)

1.3.6 Phương pháp ma trận SWOT

Phương pháp ma trận SWOT (hay mô hình phân tích SWOT) là một

phương pháp rất hữu dụng cho việc nắm bắt và ra quyết định trong moi tinh

huống đối với bất cứ tổ chức kinh doanh nào Được viết tắt từ 4 chữ

Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và

Threats (thách thức), SWOT cung cấp một công cụ phân tích chiến lược, rà

soát và đánh giá vị trí, định hướng của một công ty hay của một để án kinh doanh SWOT phù hợp với làm việc và phân tích theo nhóm, được sử dụng

trong việc lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, tiếp thị, phát triển sản phẩm và dịch vụ Phân tích SWOT giúp

các nhà quản lý xem xét tất cả các cơ hội mà doanh nghiệp có thê tận dụng được Đồng thời, qua mô hình SWOT, các nhà quản lý hiểu được điểm yếu của doanh nghiệp trong kinh doanh; từ đó có thể quản lý và xóa bỏ các rủi

ro mà doanh nghiệp chưa nhận thức hết Mặt khác, bằng cách sử dụng cơ sở

Trang 40

so sánh và phân tích SWOT giữa doanh nghiệp mình và đối thủ cạnh tranh,

các nhà quản lý có thể phác thảo được chiến lược kinh doanh hiệu quả trên

thị trường, vượt xa đối thủ

Thực chất, mô hình phân tích SWOT đánh giá một cách chủ quan các dữ liệu được sắp xếp theo định dạng SWOT dưới một trật tự logic, dễ

hiểu, dễ trình bày, đễ thảo luận và đưa ra quyết định, có thể được sử dụng

trong mọi quá trình ra quyết định Mẫu phân tích SWOT có tác dụng kích thích suy nghĩ của những người tham gia hơn là dựa trên các phản ứng theo

thói quen hoặc theo bản năng Mẫu phân tích SWOT được trình bày dưới dạng một ma trận 2 hàng 2 cột, chia làm 4 phần: Strengths, Weaknesses,

Opportunities and Threats

Khi 4p dung SWOT, cần xác định rõ ràng chủ đề phân tích bởi

SWOT đánh giá triển vọng của một vấn đề hay một chủ thể nào đó Chủ

đề phân tích SWOT phải được mô tả chính xác để những người tham gia

có thể thực hiện tốt quá trình phân tích và hiểu được, hiểu đúng các đánh

giá và ấn ý của kết quả phân tích Chắng hạn, phân tích SWOT cần làm rõ các chủ để như:

- Công ty (vị thế của công ty trên thị trường, độ tin cậy của công ty, .}

- Sản phẩm hay nhãn hiệu của công ty;

- Đề xuất ý tưởng kinh doanh;

- Lựa chọn chiến lược (thâm nhập thị trường mới hay đưa ra một sản phâm mới );

- Cơ hội sát nhập hay mua lại doanh nghiệp;

- Đối tác tiềm năng;

- Khả năng thay đổi nhà cung cấp;

- Thuê ngoài hay gia công dịch vụ;

- Cơ hội đầu tư của doanh nghiệp;

- V.V

38

Ngày đăng: 26/03/2015, 09:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w