Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn đối với cá nhân trong nền kinh tế thị trường nên em chọn để tài cho Chuyên đề tốt nghiệp: “Phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại chi nhánh
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Cùng với sự nghiệp đổi mới đất nước, hệ thống các ngân hàng thương mại(NHTM) ở Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, không ngừng lớnmạnh về số lượng, chất lượng và qui mô Trong những năm qua, hoạt động củacác NHTM nước ta đã góp phần tích cực vào việc huy động vốn và cung cấpvốn cho lĩnh vực sản xuất, đầu tư phát triển Hệ thống NHTM thực sự là ngành
có tốc độ phát triển nhanh trong những năm gần đây, có thể nói NHTM chiếmmột trong những vị trí chủ chốt trong quá trình đổi mới cơ chế kinh tế, đóng góp
to lớn vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế xã hội ở nước ta
Bên cạnh đó, hiện nay nền kinh tế thế giới cũng như nền kinh tế Việt Namđang có nhiều biến động, do vậy vai trò của ngân hàng (NH) trở nên đặc biệtquan trọng trong việc vực dậy và đưa nền kinh tế phát triển trở lại Trong đóhoạt động tín dụng (TD) giữ vai trò chủ đạo trong việc cung cấp vốn cho các cánhân, doanh nghiệp, công ty và hộ gia đình nhằm sản xuất kinh doanh cũng nhưtiêu dùng
Trong quá trình học tập chuyên ngành TCDN tại trường Đại học kinh tếQuốc dân, em đã được trang bị nhiều lý thuyết và bài tập thực tiễn về lý thuyếttài chính, ngân hàng, tiền tệ, phân tích tài chính doanh nghiệp, thẩm định tài
chính dự án….Bản thân em là một kỹ sư Trắc địa Bản đồ nên kiến thức về ngân
hàng còn nhiều hạn chế nên em muốn tìm hiểu thêm về kiến thức ngân hàng Em
đã xin thực tập tại chi nhánh ngân hàng Techcombank Lý Thái Tổ, Hà Nội
Hoạt động tín dụng cá nhân tại chi nhánh ngân hàng Techcombank Lý
Thái Tổ, Hà Nội trong những năm vừa qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng
khích lệ, song nó vẫn còn chứa đựng nhiều tồn tại cần được khắc phục Đặc biệthiện nay các tổ chức TD ra đời trên địa bàn thành phố ngày càng nhiều, đòi hỏi
chi nhánh ngân hàng Techcombank Lý Thái Tổ phải có giải pháp hiệu quả nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động TDCN hơn nữa trong thời gian tới
Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn đối với cá nhân trong nền
kinh tế thị trường nên em chọn để tài cho Chuyên đề tốt nghiệp: “Phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại chi nhánh ngân hàng Techcombank Lý Thái
Tổ, Hà Nội”.
Đề tài được thực hiện nhằm nghiên cứu hoạt động tín dụng cá nhân (tíndụng bán lẻ) tại chi nhánh ngân hàng Techcombank Lý Thái Tổ, quận HoànKiếm, Hà Nội từ năm 2009 - 2011
Hoạt động tín dụng cá nhân (tín dụng bán lẻ) của chi nhánh ngân hàngTechcombank Lý Thái Tổ được phân tích thông qua các chỉ tiêu Doanh số chovay, Doanh số thu nợ, Dư nợ, Nợ quá hạn và các chỉ tiêu tài chính đánh giá chấtlượng tín dụng cá nhân giai đoạn (2009 – 2011)
Trang 22 Mục tiêu nghiên cứu:
Phân tích tín dụng cá nhân tại chi nhánh ngân hàng Techcombank Lý Thái
Tổ, Hà Nội, đề tài hướng đến 3 mục tiêu sau:
- Một là: phân tích thực trạng hoạt động TDCN thông qua các chỉ tiêudoanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ và nợ quá hạn
- Hai là: đánh giá hiệu quả hoạt động TDCN bằng các chỉ tiêu tài chính
như: Hệ số thu nợ, vòng quay vốn tín dụng,…
- Ba là: đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động TDCNcho chi nhánh ngân hàng Techcombank Lý Thái Tổ, Hà Nội
3 Phương pháp nghiên cứu:
- Thu thập số liệu thứ cấp từ các báo cáo hoạt động kinh doanh tại NH
- Dùng phương pháp thống kê, so sánh số tuyệt đối, tương đối qua cácnăm
- Quan sát hoạt động TDCN tại NH, tham khảo ý kiến và đi thực tế với
cán bộ tín dụng tại cơ quan thực tập
- Tham khảo sách báo, tạp chí chuyên ngành kinh tế, internet, đề tài khóa
trước
4 Phạm vi nghiên cứu:
- Đề tài được nghiên cứu tại chi nhánh ngân hàng Techcombank Lý Thái
Tổ, Hà Nội”
- Hoạt động TD ở chi nhánh ngân hàng Techcombank Lý Thái Tổ, Hà
Nội” bao gồm tín dụng cho đối tượng khách hàng là doanh nghiệp và tín dụng
cho đối tượng khách hàng là cá nhân Trong phạm vi của đề tài, đề tài chỉ nghiêncứu lĩnh vực hoạt động tín dụng cá nhân
- Thời gian nghiên cứu từ năm 2009 đến 2011
Chuyên đề được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về hoạt động tín dụng của ngân
hàng thương mại
Chương 2: Phân tích thực trạng cho vay đối với khách hàng cá nhân tại
chi nhánh ngân hàng Techcombank Lý Thái Tổ, Hà Nội
Chương 3: Một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng cho vay đối
với khách hàng cá nhân tại chi nhánh ngân hàng Techcombank Lý Thái Tổ, HàNội
CHƯƠNG 1
Trang 3MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1 Khái niệm và chức năng ngân hàng thương mại:
1.1 Khái niệm về ngân hàng thương mại:
Theo luật tín dụng do Quốc hội khóa X thông qua ngày 12 tháng 12 năm
1997, Ngân hàng thương mại là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiệntoàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan
Hoạt động NH là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ NH với nộidung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng,cung ứng dịch vụ thanh toán
1.2 Chức năng của ngân hàng thương mại:
Tầm quan trọng của NHTM được thể hiện qua các chức năng của nó.Các chức năng của NHTM có thể được nêu ra dưới nhiều khía cạnh khácnhau, nhưng nhìn chung có các chức năng sau:
1.2.1 Chức năng tạo tiền:
Để phục vụ cho lưu thông, giúp cho nền kinh tế phát triển, NHNN đưamột khối lượng tiền nhất định vào trong lưu thông Lượng tiền đó phải đảmbảo đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, nhưng lượng tiền cung ứng vượt quánhu cầu của nền kinh tế sẽ gây ra lạm phát có hại cho nền kinh tế Với mộtlượng tiền cung ứng ban đầu, thông qua hoạt động nhận tiền gửi và cho vaycủa hệ thống NHTM đã làm tăng lượng tiền cung ứng so với ban đầu Đây làchức năng chủ yếu của NHTM, chức năng tạo tiền Và thông qua chức năngnày của NHTM mà NHNN với những công cụ của mình như dự trữ bắt buộc,lãi suất chiết khấu… có thể thực hiện các chính sách tiền tệ quốc gia nhằmđưa ra một khối lượng tiền phù hợp, ổn định được giá trị đồng tiền
1.2.2 Chức năng trung gian thanh toán:
Với hoạt động này của mình, NHTM đã tạo điều kiện cho việc thanhtoán giữa các tổ chức cá nhân… được thuận tiện và đặc biệt là tiết kiệm đượcchi phí cho họ cũng như tiết kiệm chi phí cho xã hội Bởi vì việc thanh toánqua ngân hàng được thực hiện tập trung, chuyên nghiệp và có công nghệ cao
Và cũng qua hoạt động thanh toán NHTM thu được những lợi ích nhất định.Ngày nay hoạt động thanh toán ngày càng phát triển tại các NHTM Việcthanh toán không dùng tiền mặt được các ngân hàng khuyến khích
1.2.3 Hoạt động huy động tiền gửi:
Để có được nguồn vốn để thực hiện việc đầu tư tín dụng, NHTM đã tiếnhành đã tiến hành huy động vốn từ các tổ chức kinh tế và dân cư Việc huyđộng vốn này giúp cho NHTM có đủ lượng vốn đáp ứng cho nhu cầu của nềnkinh tế Tạo ra thu nhập cho người gửi tiền là một lợi ích mà hoạt động huyđộng vốn của ngân hàng mang lại Những người gửi tiền vào NHTM sẽ được
Trang 4nhận tiền lãi, tạo thu nhập cho những khoản tiền nhàn rỗi của họ Ngày nay đểhuy động được nhiều tiền gửi, NHTM đã phát triển rất nhiều loại tiền gửikhác nhau: Có kỳ hạn hoặc không có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán hoặc tiền gửitiết kiệm…
1.2.4 Hoạt động tín dụng:
Đây là hoạt động chủ yếu của NHTM bởi nó tạo ra thu nhập chính choNHTM, duy trì sự tồn tại của NHTM Đây cũng là hoạt động cơ bản và lâudài của NHTM NHTM dùng những khoản vốn huy động được để cho vay đốivới nền kinh tế, nhằm giúp những người có nhu cầu có được vốn để thực hiệnquá trình sản xuất kinh doanh của mình hoặc đảm bảo các nhu cầu khác Vớiviệc cho vay này NHTM đã tạo cho sự phát triển kinh tế được thông suốt vàhiệu quả Bởi nếu không có nguồn vốn vay từ ngân hàng thì rất nhiều doanhnghiệp không thể tiến hành quá trình sản xuất kinh doanh được Hầu như mọidoanh nghiệp hiện nay đều vay vốn ngân hàng Bên cạnh đó hoạt động chovay mang lại thu nhập cho ngân hàng dưới dạng lãi vay Càng cho vay đượcnhiều thì lãi thu được càng lớn Tuy nhiên hoạt động tín dụng tiềm ẩn nhiềurủi ro, vì vậy việc nâng cao các khoản tín dụng là mục tiêu hàng đầu, sốngcòn trong hoạt động kinh doanh của mình để vừa đảm bảo có thu nhập caovừa an toàn, hiệu quả
1.2.5 Tài trợ hoạt động ngoại thương:
Ngày nay khi mà hoạt động thương mại quốc tế ngày một phát triển,xuất nhập khẩu giữa các nước đã diễn ra mạnh mẽ thì đòi hỏi việc thanh toánquốc tế cũng như những hộ trợ khác cho thanh toán ngày càng nhiều Việc đảmbảo thanh toán cho các doanh nghiệp giữa các nước đòi hỏi một tổ chức đứng
ra phải có đủ khả năng và uy tín như NHTM mới đảm trách được CácNHTM giúp cho các doanh nghiệp có hoạt động đối ngoại thực hiện việcthanh toán được hiệu quả, an toàn và đặc biệt là giảm được chi phí cho họ.Ngoài ra NHTM còn có hỗ trợ về vốn, nghiệp vụ giúp cho các doanh nghiệp
có thể thực hiện một cách thuận lợi và an toàn các hoạt động ngoại thương
Cụ thể ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ mở L/C, séc chuyển tiền, hốiphiếu…
1.2.6 Hoạt động bảo lãnh:
Một số doanh nghiệp khi thực hiện các dự án lớn mà đòi hỏi về vốn và
uy tín vượt qua khả năng tài chính của mình, nhưng dự án đó là có hiệu quả
Vì vậy các doanh nghiệp này rất cần một tổ chức đứng ra bảo lãnh cho họ để
họ ký kết hoạt động thực hiện dự án Ngân hàng chính là người bảo lãnh tốtcho các doanh nghiệp bởi NHTM có tiềm lực về vốn và uy tín Mặt khác,NHTM có thể tư vấn cung cấp tiền tệ, nghiệp vụ giúp cho doanh nghiệp quản
lý tốt dự án Hiện nay, việc NHTM bảo lãnh cho các doanh nghiệp là kháchhàng của mình ngày càng phổ biến, điều đó mang lại lợi ích cho cả hai bên:NHTM và doanh nghiệp
Trang 5Ngoài ra NHTM còn có nhiều chức năng khác như: Dịch vụ uỷ thác, bảođảm an toàn vật có giá…
2 Khái quát về tín dụng:
2.1 Khái niệm tín dụng:
TD là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị dưới hình thức hiệnvật hay tiền tệ từ người sở hữu sang người sử dụng, sau một thời gian nhấtđịnh trả lại với một lượng lớn hơn Khái niệm trên thể hiện ở 3 đặc điểm cơbản, nếu thiếu một trong 3 đặc điểm sau thì sẽ không còn là phạm trù tín dụngnữa:
- Một, có sự chuyển giao quyền sử dụng một lượng giá trị từ người này
sang người
- Hai, sự chuyển giao này mang tính chất tạm thời
- Ba, khi hoàn lại lượng giá trị đã chuyển giao cho người sở hữu phảikèm theo một lượng giá trị dôi thêm gọi là lợi tức
2.2 Khái niệm tín dụng cá nhân:
TDCN là một hình thức TD trong hoạt động kinh doanh của mộtNHTM Cũng như các loại hình TD khác, TDCN cũng là một sự chuyểnnhượng tạm thời một lượng giá trị, nếu hiểu theo nghĩa hẹp thì TDCN có nghĩa
là vay mượn mà trong đó hai chủ thể là người cho vay và người đi vay sẽ thỏathuận một mức thời hạn nợ và mức lãi nhất định, còn nếu hiểu theo nghĩa rộngthì TDCN là sự vận động nguồn vốn từ người thừa tiền đến người thiếu tiền
- Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ
- Tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho toàn xã hội
- Phản ánh và kiểm soát các hoạt động kinh tế
2.5 Phân loại tín dụng:
2.5.1 Căn cứ vào thời hạn tín dụng:
- Tín dụng ngắn hạn: là loại TD có thời hạn nhỏ hơn hoặc bằng 1 năm,thường được cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động và cho vayphục vụ nhu cầu chi tiêu cá nhân
- Tín dụng trung hạn: là loại TD có thời hạn trên 1 năm đến 5 năm, sử
Trang 6dụng để cho vay vốn mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật.
- Tín dụng dài hạn: là loại TD có thời hạn trên 5 năm được sử dụng đểcung cấp vốn nhằm tài trợ đầu tư và các dự án đầu tư
2.5.2 Căn cứ vào mục đích tín dụng:
- Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp
- Cho vay tiêu dùng cá nhân
- Cho vay bất động sản
- Cho vay nông nghiệp
- Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu
2.5.3 Căn cứ vào mức độ tín nhiệm của khách hàng:
- Cho vay không có đảm bảo: Là loại cho vay không có tài sản thế chấp,cầm cố hoặc bảo lãnh của người khác mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân KHvay vốn để quyết định cho vay
- Cho vay có đảm bảo: Là loại cho vay dựa trên cơ sở các đảm bảo chotiền vay như: thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của một bên thứ 3 nào khác
2.5.4 Căn cứ vào phương thức cho vay:
- Cho vay theo món vay
- Cho vay theo hạn mức tín dụng
2.5.5 Căn cứ vào phương thức hoàn trả nợ vay:
- Cho vay trả nợ một lần khi đáo hạn
- Cho vay trả góp
- Cho vay có thể trả nợ bất cứ lúc nào
2.6 Phương thức đảm bảo tín dụng:
2.6.1 Đảm bảo đối nhân:
Là hình thức đảm bảo được thực hiện thông qua một hợp đồng, trong đóngười bảo lãnh cam kết với NH sẽ thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho NH trongtrường hợp KH vayvốn mất khả năng thanh toán
1: Hợp đồng TD được ký giữa NH và người đi vay
2: Hợp đồng TD được ký giữa NH và người bảo lãnh
Nội dung xét duyệt bảo lãnh:
- Người bảo lãnh phải có đủ năng lực bảo lãnh theo qui định của phápluật, nếu là pháp nhân thì người đứng ra bảo lãnh là người đại diện hợp phápcủa pháp nhân
- Thể nhân hoặc pháp nhân đứng ra bảo lãnh phải có đủ tài chính đểthực hiện nghĩa vụ cam kết, uy tín của người bảo lãnh
- Cá nhân phải có hộ khẩu, trên 18 tuổi là người bình thường Khi hếthạn cam kết nếu bên vay không trả được nợ thì bên bảo lãnh đứng ra trả nợ cho
Trang 7bên vay.
Các loại bảo lãnh:
- Căn cứ vào uy tín của KH:
+ Bảo lãnh không có tài sản đảm bảo
+ Bảo lãnh có tài sản đảm bảo
- Căn cứ vào nghĩa vụ phải bảo lãnh: có 2 loại
+ Bảo lãnh riêng biệt: được thực hiện cho một số tiền vay cụ thể theohợp đồng tín dụng và được hạch toán trên tài khoản cho vay
+ Bảo lãnh duy trì: là hành vi bảo lãnh cho một hoặc các giao dịch vàmức bảo lãnh theo hạn mức tối đa, phương thức bảo lãnh này được ápdụng khi cho vay kỹ thuật thấu chi trên tài khoản vãng lai
2.6.2 Đảm bảo đối vật:
Là hình thức đảm bảo trong đó người cho vay đồng thời đóng vai trò
là chủ nợ, được thừa hưởng một số quyền lợi nhất định đối với tài sản củakhách hàng (con nợ), nhằm làm căn cứ để thu hồi nợ trong trường hợp con nợkhông có khả năng trả nợ hoặc không trả nợ
- Tài sản đảm bảo TD phải có các điều kiện sau:
+ Phải thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người vay vốn
+ Phải được pháp luật cho phép chuyển nhượng hợp lý
+ Phải có thị trường tiêu thụ: đây là điều kiện cần thiết để NH có thể bán hoặc phát mãi tài sản khi KH không trả được nợ
- Các loại tài sản đảm bảo:
+ Bất động sản: đất đai (được coi là tài sản thế chấp khi được cấp quyền
sử dụng đất), nhà ở, các công trình xây dựng và các tài sản khác gắn liền với đấtđai,…
+ Động sản: là những tài sản không được quy là bất động sản
- Các phương thức đảm bảo đối vật:
+ Thế chấp: là sự chuyển dịch sở hữu về tài sản cho NH để đảm bảo một món nợ
hoặc miễn trừ nghĩa vụ Các tài sản được dùng để thế chấp có thể là đất đai, nhà cửa…
+ Cầm cố: là hình thức đảm bảo mà KH vay vốn phải cầm cố toàn bộgiấy tờ, tài sản không được quyền sử dụng Các tài sản được nhận cầm cố như:vàng, đá quý, bằng khoán nhà, bằng khoán đất, các chứng từ có giá ( kỳ phiếu,tín phiếu, trái phiếu…)
2.7 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng:
2.7.1 Hệ số thu nợ:
Hệ số thu hồi nợ = Doanh số thu nợ/Doanh số cho vay x 100%
Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của NH, biểu hiện khảnăng thu hồi nợ của NH hay khả năng trả nợ của KH
2.7.2 Tỷ lệ nợ quá hạn:
Trang 8Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn/Dư nợ x100%
Chỉ số này chỉ ra chất lượng TD Chỉ số này càng thấp phản ánh chấtlượng TD càng cao, hiệu quả hoạt động của NH cao cho thấy công tác xử lýNQH là hàng đầu, chất lượng TD tốt Ngược lại chỉ số này càng cao phản ánhchất lượng TD càng thấp, công tác thu hồi nợ thấp ảnh hưởng đến việc kinhdoanh của NH
2.7.4 Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động:
Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động = Dư nợ huy động/Vốn ngắn hạn x 100%Chỉ tiêu này giúp so sánh khả năng cho vay của NH với khả năng huyđộng vốn, đồng thời xác định hiệu quả của một đồng vốn huy động
2.8 Rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng ngân hàng thương mại:
2.8.1 Khái niệm rủi ro tín dụng và bản chất rủi ro tín dụng:
Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra những tổn thất mà ngân hàng phải chịukhi khách vay không trả đúng hạn, không trả hoặc không trả đầy đủ cả vốn vàlãi
Trong kinh doanh ngân hàng, việc ngân hàng đương đầu với rủi ro tíndụng là điều không thể tránh khỏi được Rủi ro tín dụng gắn liền với hoạt độngquan trọng nhất, có quy mô lớn nhất của ngân hàng thương mại – hoạt động tíndụng Khi thực hiện một hoạt động tài trợ cụ thể, ngân hàng cố gắng phân tíchcác yếu tố của người vay sao cho độ an toàn là cao nhất và nhìn chung, ngânhàng chỉ cho vay khi thấy rằng rủi ro tín dụng sẽ không xảy ra Tuy nhiên, khảnăng hoàn trả tiền vay của khách hàng có thể bị thay đổi do nhiều nguyên nhân
mà ngân hàng không thể lường hết được và cũng không phải cán bộ ngân hàngnào cũng đưa ra được những phân tích tín dụng thích đáng cho hồ sơ của kháchhàng Còn rất nhiều rủi ro tiềm ẩn và ngân hàng không thể dự đoán trước đượctoàn bộ
2.8.2 Đặc điểm của rủi ro tín dụng:
Rủi ro tín dụng có tính chất da dạng và phức tạp:
- Rủi ro tín dụng không chỉ giới hạn ở hoạt động cho vay mà còn bao gồmnhiều hoạt động mang tính chất tín dụng khác của ngân hàng như bảo lãnh, camkết, chấp thuận tài trợ thương mại, cho vay ở thị trường liên ngân hàng, tín dụngthuê mua, đồng tài trợ
- Rủi ro tín dụng nhiều khi không thể lường trước được do nhiều nguyênnhân khác nhau như từ phía người xin cấp tín dụng, do hạn chế về khả năngphân tích từ phía ngân hàng khi thẩm định khách hàng, rủi ro khách quan do thị
Trang 9trường hay biến động tự nhiên, xã hội mang lại dẫn đến việc xác định đượcmức độ rủi ro của một khoản tín dụng là vô cùng phức tạp.
Rủi ro tín dụng có tính tất yếu:
- Như đã nói ở trên, rủi ro tín dụng là điều không thể tránh khỏi đối vớingân hàng thương mại Thừa nhận một tỷ lệ rủi ro tự nhiên trong hoạt động kinhdoanh ngân hàng là một yêu cầu khách quan, hợp lý Vấn đề là làm thế nào đểhạn chế rủi ro này ở một tỷ lệ có thể chấp nhận được Theo thông lệ quốc tế, tổnthất 1 % tổng dư nợ bình quân hàng năm là một ngân hàng có trình độ quản lýtốt và hoàn toàn không tác động đến ngân hàng
2.8.3 Những thiệt hại từ rủi ro tín dụng:
Đối với nền kinh tế:
- Hoạt động ngân hàng liên quan đến hoạt động doanh nghiệp, các ngành
và các cá nhân, vì vậy khi một ngân hàng gặp phải rủi ro tín dụng hay bị phá sảnthì người gởi tiền ở các ngân hàng khác hoang mang lo sợ và kéo nhau ồ ạt đếnrút tiền ở các ngân hàng khác, làm cho toàn bộ hệ thống ngân hàng gặp khókhăn Ngân hàng phá sản sẽ ảnh hưởng đến tình hình sản suất kinh doanh củadoanh nghiệp, không có tiền trả lương dẫn đến đời sống công nhân gặp khókhăn Hơn nữa, sự hoảng loạn của các ngân hàng ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộnền kinh tế Nó làm cho nền kinh tế bị suy thoái, giá cả tăng, sức mua giảm, thấtnghiệp tăng, xã hội mất ổn định Ngoài ra, rủi ro tín dụng cũng ảnh hưởng đếnnền kinh tế thế giới vì ngày nay nền kinh tế mỗi quốc gia đều phụ thuộc vào nềnkinh tế khu vực và thế giới Kinh nghiệm cho ta thấy cuộc khủng hoảng tàichính châu Á (1997) và mới đây là cuộc khủng hoảng tài chính Nam Mỹ (2001-2002) đã làm rung chuyển toàn cầu Mặt khác, mối liên hệ về tiền tệ, đầu tư giữacác nước phát triển rất nhanh nên rủi ro tín dụng tại một nước ảnh hưởng trựctiếp đến nền kinh tế các nước có liên quan
Đối với ngân hàng:
- Khi gặp rủi ro tín dụng, ngân hàng không thu được vốn tín dụng đã cấp
và lãi cho vay, nhưng ngân hàng phải trả vốn và lãi cho khoản tiền huy động khiđến hạn, điều này làm cho ngân hàng mất cân đối trong việc thu chi Khi khôngthu được nợ thì vòng quay vốn tín dụng giảm làm ngân hàng kinh doanh không
có hiệu quả Khi gặp phải rủi ro tín dụng ngân hàng thường rơi vào tình trạngmất khả năng thanh khoản, làm mất lòng tin người gửi tiền, ảnh hưởng đến uytín của ngân hàng, bị cấp trên khiển trách Đối với cấp dưới, do gặp phải rủi rotín dụng nên không có tiền trả lương cho nhân viên vì thế những người có nănglực sẽ thuyên chuyển công tác, gây khó khăn cho ngân hàng
Nói tóm lại, rủi ro tín dụng của một ngân hàng xảy ra ở mức độ khácnhau: nhẹ nhất là ngân hàng bị giảm lợi nhuận khi không thu hồi được lãi chovay, nặng nhất khi ngân hàng không thu được vốn lãi, nợ thất thu với tỷ lệ caodẫn đến ngân hàng bị lỗ và mất vốn Nếu tình trạng này kéo dài không khắcphục được, ngân hàng sẽ bị phá sản, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế
Trang 10nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng Chính vì vậy đòi hỏi các nhà quảntrị ngân hàng phải hết sức thận trọng và có những biện pháp thích hợp nhằmgiảm thiểu rủi ro trong cho vay
2.8.4 Các dấu hiệu cảnh báo khoản tín dụng có rủi ro:
Rủi ro tín dụng ẩn chứa trong những khoản vay có vấn đề và biểu hiệndưới nhiều hình thức khác nhau Xuất phát từ thực tiễn hoạt động tín dụng, cácnhà ngân hàng đã rút ra một số dấu liệu cơ bản để giúp cho các cán bộ tín dụngnhận biết, phán đoán và sớm có những biện pháp kịp thời để ngăn chặn nhữngrủi ro thực sự có thể xảy ra Có các dấu hiệu cơ bản sau
nợ quá hạn
- Nợ quá hạn có nhiều loại, tuy nhiên, nếu dựa vào khả năng thu hồi thì ta
có thể chia nợ quá hạn ra thành hai loại là nợ quá hạn có khả năng thu hồi và nợquá hạn không có khả năng thu hồi
- Nợ quá hạn có khả năng thu hồi là những khoản nợ đến hạn thanh toán,
vì nhiều lý do khác nhau khách hàng chưa có khả năng thanh toán, nhưng cácphân tích chủ quan của Ngân hàng cho thấy có thể thu hồi được nợ
- Nợ quá hạn không có khả năng thu hồi là nợ quá hạn không thể thu hồisau khi phân tích các khả năng thu hồi Trong trường hợp này, các Ngân hàngđược phép trích quỹ dự trữ đặc biệt để bù đắp
* Lãi treo:
Lãi treo là số tiền mà khác không trả được khi đến hạn thanh toán lãi Lãitreo cũng là một dấu hiệu quan trọng để nhận biết rủi ro tín dụng, bởi vì việcthanh toán lãi không gắn với việc trả lại gốc và có giá trị nhỏ hơn gốc rất nhiều,được trả vào cuối tháng, khi doanh nghiệp không thanh toán được phần lãi củamón vay cho thấy dấu hiệu doanh nghiệp gặp khó khăn đặc biệt về tài chính
Do vậy, khi xuất hiện lãi treo Ngân hàng phải tiến hành điều tra, phân tích
kỹ tình hình tài chính doanh nghiệp, tình hình sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp để tìm ra nguyên nhân tại sao doanh nghiệp không có khả năng thanhtoán lãi theo đúng hạn Dựa vào kết quả phân tích, Ngân hàng sẽ đưa ra các biệnpháp phù hợp nhất để hạn chế những tổn thất cho cả Ngân hàng và doanhnghiệp
Trang 11- Việc trì hoãn nộp các báo cáo tài chính của người vay.
Báo cáo tài chính là tài liệu quan trọng giúp Ngân hàng hiểu được tìnhhình tài chính của người vay, thông qua đó dự báo về khả năng trả nợ của họ.Việc trì hoãn có nhiều nguyên nhân nhưng chúng ta phải xem xét đến nguyênnhân chính đó là do tình hình hoạt động kinh doanh của người vay đã có nhữngdấu hiệu không bình thường nên họ không muốn Ngân hàng biết sớm tình hìnhtài chính đang kém của họ
- Mối quan hệ giữa Ngân hàng và người vay thay đổi
Đó là sự chậm trễ trong việc sắp xếp các cuộc viếng thăm của Ngân hàngđối với doanh nghiệp, nhằm giúp cho Ngân hàng kiểm tra, giám sát những nghĩa
vụ của người vay đối với khoản vay Vấn đề này biểu hiện bởi sự giảm sút bầukhông khí không tin cậy và hợp tác giữa cán bộ Ngân hàng và người vay vốn đã
- Hoàn trả nợ vay không đúng hoặc lãi vay không thanh toán đúng kỳ hạn
- Thay đổi về cơ cấu tổ chức quản lý kinh doanh
Vấn đề này được biểu hiện qua một số hình thức như: thu hẹp qui mô sảnxuất, chủng loại sản phẩm, công nhân nghỉ việc, bán bớt tài sản hoặc một số vụviệc như sa thải công nhân, cán bộ chủ chốt trong doanh nghiệp
- Các thảm hoạ về thiên như như bão lụt, hoả hoạn, cháy rừng…
Khi các dấu hiệu phản ánh một khoản vay có vấn đề được nhận ra, biệnpháp đâu tiên mà các cán bộ tín dụng Ngân hàng phải làm là xác định tínhnghiêm trọng của vấn đề Dĩ nhiên để hoàn tất công việc này đòi hỏi phải cóthêm lòng tin và sự cộng tác của người vay, thông tin thường lấy từ các báo cáotài chính, báo cáo hoạt động kinh doanh của người vay Các biện pháp sau đó sẽtuỳ thuộc vào sự nghiêm trọng của tình hình mà xử lý
2.8.5 Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng:
2.8.5.1 Nguyên nhân từ môi trường kinh doanh:
* Môi trường kinh tế, chính trị, xã hội và môi trường pháp lý trong nước:
Trang 12- Môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế tác động mạnh mẽ đến lĩnh vựckinh doanh của ngân hàng cũng như các doanh nghiệp trong nền kinh tế Khinền kinh tế đang tăng trưởng ổn định thì các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và
có nhiều khả năng trả nợ cho Ngân hàng Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào tìnhtrạng bị suy thoái, mất ổn định đã làm cho các doanh nghiệp gặp rất nhiều khókhăn trong hoạt động kinh doanh, sản xuất bị đình trệ, sức mua bị giảm sút,hànghoá bị ứ đọng Điều này đã làm cho các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và đãảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho ngân hàng
Ngoài ra, các chính sách quản lý kinh tế vĩ mô của chính phủ cũng ảnhhưởng không nhỏ đến hoạt động của Ngân hàng Chính phủ có thể gây khó khăncho một số khách hàng của Ngân hàng khi theo đuổi mục tiêu tăng trưởng kinh
tế cao đã làm tăng tỷ lệ lạm phát dẫn đến giá cả các loại nguyên vật liệu đầu vàotăng, giá thành sản phẩm tăng, hàng hoá khó tiêu thụ được Hơn nữa, việc chínhphủ cho phép nhập khẩu tràn lan những mặt hàng mà ở trong nước có thể sảnxuất được, từ đó làm cho hàng hoá trong nước bị cạnh tranh, chậm tiêu thụ, sảnxuất bị đình trệ…
- Môi trường chính trị, xã hội: Môi trường chính trị, xã hội ổn định sẽ tạođiều kiện cho các doanh nghiệp phát triển Ngược lại, nếu doanh nghiệp luônphải đặt ra trong tình trạng chiến tranh cấm vận kinh tế, chính trị bất ổn, tệ nạn
xã hội tràn lan…đều là những nguyên nhân dẫn đến việc kìm hãm sản xuất, từ
đó gây ra rủi ro đối với các doanh nghiệp nói chung và đối với rủi ro tín dụngcủa ngân hàng nói riêng
- Môi trường pháp lý: Nếu nhà nước xây dựng một hành lang pháp lý chặtchẽ và có hiệu lực sẽ làm mạnh hoá các quan hệ kinh tế giữa các tổ chức kinh tếvới nhau cũng như giữa các tổ chức kinh tế đó với Ngân hàng Ngược lại, hệthống pháp lý lỏng lẻo sẽ tạo ra nhiều kẽ hở, gây nên tình trạng mánh khoé, lừađảo và gây thiệt hại lẫn nhau; từ đó ảnh hưởng đến khả năng thanh toán đối vớiNgân hàng, thậm chí trực tiếp lừa đảo chiếm dụng vốn của Ngân hàng, điển hìnhnhư vụ án Tamexco, Epco - Minh Phung…đã gây xôn xao dư luận
* Môi trường quốc tế:
Xu hướng hội nhập nền kinh tế khu vực và quốc tế hiện nay ảnh hưởng rấtlớn đến kinh doanh kinh tế Một mặt nó tạo điều kiện giao lưu kinh tế, tăng hiệuquả kinh tế xã hội đất nước, nhưng mặt khác nó lại tao ra sức cạnh tranh khốcliệt Nếu doanh nghiệp nào làm ăn kém hiệu quả thì lập tức sẽ bị phá sản gâyảnh hưởng đến hoạt động tín dụng Ngân hàng Quan hệ kinh tế mở rộng ra cácnước đã tạo sự ràng buộc về kinh tế, tiềm ẩn những rủi ro mang tính hệ thống.Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực vừa qua là một bằng chứngđiển hình Nó đã dẫn đến sự phá sản của hàng trăm ngân hàng của các nước màhậu quả của nó vẫn còn dư âm đến tận hôm nay
2.8.5.2 Nguyên nhân từ phía khách hàng:
Trang 13Trong trường hợp này, rủi ro tín dụng xảy ra do các doanh nghiệp thực sựlàm ăn thua lỗ không có khả năng trả được nợ cho ngân hàng Đây là nguyênnhân chủ yếu dẫn đến rủi ro tín dụng của NHTM Ta có thể chia nguyên nhândẫn đến rủi ro tín dụng từ phía khách hàng làm hai trường hợp Đó là trường hợpkhách hàng gian lận và trường hợp khách hàng không gian lận.
* Khách hàng gian lận:
Trong hoạt động tín dụng, Ngân hàng không thể tránh khỏi trường hợpkhách hàng cố tình lừa gạt ngân hàng Điều này được thể hiện qua một số hìnhthức sau:
Nhiều doanh nghiệp do thiếu năng lực về khả năng quản lý tài chính lạikhông có tài sản thế chấp hợp lệ do đó không đủ điều kiện để đảm bảo an toàncho việc vay vốn ngân hàng Họ đã lập các số liệu, giấy tờ giả mạo hòng quamắt ngân hàng và được ngân hàng cho vay vốn Nếu ngân hàng không phát hiện
ra thì khả năng rủi ro của khoản tín dụng này là rất lớn
Có trường hợp người vay lợi dụng ngân hàng không thể kiểm soát hếtđược hoạt động kinh doanh của mình nên các doanh nghiệp đã sử dụng vốn vaycủa ngân hàng vào mục đích khách với hợp đồng đã cam kết Như vậy, coi nhưtoàn bộ giá trị thẩm định trước khi tiến hành cho vay của ngân hàng đã trở thành
vô nghĩa và rủi ro tín dụng được đặt ở mức độ báo động
Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp do kinh doanh kém hiệu quả hoặc do đạođức kém đã cố tình chây ỳ, không trả nợ cho ngân hàng, thậm chí còn bỏ trốn đểquỵt nợ Trong trường hợp này ngân hàng hoàn tàon bị thua thiệt và chỉ còntrông chờ vào việc xử lý tài sản thế chấp
* Khách hàng không gian lận:
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải chịu sự cạnh tranhgay gắt để tồn tại thì csc doanh nghiệp phải nỗ lực hết mình trong nhữgn quan
hệ phức tạp của xã hội Tuy nhiên, rủi ro vẫn là điều không thể tránh khỏi Như
ở phần trước đã nói, nguồn thu chủ yếu của ngân hàng là từ các doanh nghiệpthông qua các hoạt động tín dụng Chính vì vậy, hoạt động của doanh nghiệp cóảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của ngân hàng và rủi ro trong hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến rủi ro tín dụng của ngânhàng Rủi ro của doanh nghiệp xuất phát từ một số trường hợp sau:
- Doanh nghiệp bị rủi ro khách quan như: Thiên tai, hoả hoạn, động đất,mất trộm…Đây là trường hợp ít khi xảy ra và khó có thể dự đoán trước
- Bản thân doanh nghiệp bị lừa đảo hoặc bạn hàng của doanh nghiệp gặprủi ro Trong nền kinh tế doanh nghiệp có rất nhiều mối quan hệ với các tổ chứckinh tế khác và cũng giống như ngân hàng doanh nghiệp cũng có thể bị rủi ro từphía các đối tác của mình làm cho doanh nghiệp bị thua lỗ, không có khả năngtrả nợ cho ngân hàng
Trường hợp khác là rủi ro xuất phát từ chính sự yếu kém của bản thândoanh nghiệp Sự cạnh tranh khắc nghiệt của thị trường luôn đặt doanh nghiệp
Trang 14trong tình trạng phải có sự nỗ lực cao độ vì bất kì một sự sai sót nào trongphương thức quản lý kinh tế cũng như quản lý tài chính đều dẫn đến thua lỗ,phát sản doanh nghiệp ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng.
2.8.5.3 Nguyên nhân từ phía Ngân hàng:
Ngoài những nguyên nhân trên, rủi ro tín dụng còn xuất phát từ chính bảnthân Ngân hàng Đó là do Ngân hàng yếu kém về trình độ chuyên môn, trình độnắm bắt các thông tin trên thị trường, trình độ dự đoán và hiểu biết các lĩnh vựcsản xuất kinh doanh hay vấn đề đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp của cán bộ tíndụng đãc dẫn đến rủi ri tín dụng Ngân hàng
2.8.6 Các giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng:
Chúng ta đều biết, hai mặt của hoạt động tín dụng trong ngân hàng thươngmại là sinh lời và rủi ro Khả năng sinh lời càng nhiều thì rủi ro càng lớn Đứngtrước quyết định cho vay, cán bộ ngân hầng phải cân nhắc mâu thuẫn giữa haimặt này Vì vậy, quản lý rủi ro tín dụng được coi là nội dung quản lý quan trọngcủa bất kỳ ngân hang thương mại nào Các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi
+ Đối với tài trợ thương mại: cần dánh giá tình trạng kinh doanh, tài chínhcủa bên vay Ngân hàng cần thu thập đầy đủ thông tin về khách hàng, quan hệtín dụng đã phát sinh Những khách hàng truyền thống, có lịch sử giao dịch tốtthì có mức rủi ro thấp hơn
+ Đối với tín dụng tiêu dùng: cần đánh giá thu nhập của người vay vàđánh giá khả năng kiểm soát thông tin của ngân hàng đối với người vay
* Ngân hàng cần xây dựng một chính sách tín dụng và quy trình phântích, bao gồm việc lựa chọn mô hình quản lý tín dụng phù hợp
- Hoạt động tín dụng liên quan tới nhiều bộ phận trong ngân hàng, đòi hỏiphải có sự kết hợp, và chỉ đạo chung thông qua chính sách, quy tắc và sự kiểmsoát chung
Trang 15- Mỗi ngân hàng lựa chọn cho mình những phân khúc khách hàng tiềmnăng khác nhau, những mục tiêu khác nhau và xuất phát từ những đặc thù khácnhau, do vậy, việc lựa chọn mô hình tín dụng, chính sách tín dụng hợp lý sẽ giúpngân hàng đó đến đích một cách nhanh nhất.
- Tăng trưởng tín dụng là tốt nhưng song song với nó là phải kiểm soát tốtmức độ rủi ro
- Bên cạnh chính sách và quy trình, ngân hàng cũng nên xây dựng quy chếkiểm tra, phân định trách nhiệm và quyền hạn, khen thưởng và kỷ luật đối vớicác bộ phận liên quan
- Trong trường hợp người vay có khó khăn tài chính song chỉ là tạm thời,
họ còn khả năng và ý chí trả nợ thì có thể hỗ trợ khách hàng bầng cách cho vaythêm, gia hạn nợ hoặc giảm lãi suất
- Trong trường hợp khách hàng gian lận, lừa đảo, không có khả năng trả
nợ thì ngân hàng áp dụng chính sách thanh lý tài sản thế chấp, áp dụng các biệnpháp tố tụng nếu cần thiết
- Trong trường hợp phát sinh hậu quả từ phía cán bộ ngân hàng, cần cóchính sách xử lý nghiêm minh
- Trích lập quỹ dự phòng: sử dụng quỹ dự phòng để loại trừ nợ xấu khôngthể thu hồi ra khỏi nội bảng
2.8.7 Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng:
Rủi ro trong kinh doanh là một tất yếu, nó có thể xuất hiện ở khâu này haykhâu khác dưới nhiều dáng thức khác nhau Chỉ cần một sơ suất nhỏ hoặc mộtquyết định thiếu kịp thời: nên đầu tư hay rút vốn ra cũng có thể đưa đến chongân hàng những bất trắc khó lường Vì vậy trong kinh doanh ngân hàng cầnthiết phải đo lường rủi ro Có thẻ đánh giá được rủi ro tín dụng thông qua một sốchỉ tiêu đo lường sau:
- Kết cấu dư nợ tín dụng:
Dựa vào kết cấu dư nợ tín dụng (theo thành phần, đối tượng, ngành nghề,thời hạn) mà ta có thể xác định rủi ro tín dụng của ngân hàng cao hay thấp Nếukết cấu dư nợ quá tập trung vào một số doanh nghiệp hoặc thành phần kinh tếchuyên sản xuất kinh doanh trong một hoặc một số lĩnh vực nhất định sẽ có rủi
ro lớn do tập trung vốn cao
Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu/tổng dư nợ
Trang 16Theo quyết định 493 do Ngân hàng nhà nước ban hành thì:
- Nợ quá hạn được hiểu là “khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốcvà/hoặc lãi đã quá hạn”
- Nợ xấu ( NPL) là các khoản nợ thuộc các nhóm 3,4,5 quy định tại Điều
6 hoặc Điều 7 của quyết định 493
Việc phân loại nợ theo quyết định này như sau:
- Nợ loại 1 (nợ đủ tiêu chuẩn): bao gồm các khoản nợ trong hạn mà tổchức tín dụng đánh giá là có đủ khả năng thu hồi cả gốc lẫn lãi đúng thời hạn
- Nợ loại 2 (nợ cần chú ý) bao gồm các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày,các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại
- Nợ loại 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 90 đến
180 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theothời hạn đã cơ cấu lại
- Nợ loại 4 (nợ nghi ngờ) bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày
- Nợ loại 5 (nợ có khả năng mất vốn) bao gốm các khoản nợ quá hạn trên
360 ngày, các khoản nợ khoanh chờ chính phủ xử lý, các khoản nợ đã cơ cấu lạithời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã được cơ cấu lại
Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ, nợ xấu và tỷ lệ nợ xấutrên tổng dư nợ là các chỉ tiêu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và phản ánhcác mức độ rủi ro tín dụng khác nhau Việc khách hàng không trả nợ gốc và lãiảnh hưởng đến tính thanh khoản của ngân hàng Ngân hàng có thể phải gia tăngchi phí để tìm nguồn huy động mới chi trả tiền gửi và cho vay.Mức độ nợ xấu sẽbuộc ngân hàng phải quan tâm hơn tới những khoản nợ ít có khả năng thu hồi
CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TECHCOMBANK LÝ THÁI TỔ, HÀ NỘI:
Trang 172.1 Giới thiệu về chi nhánh ngân hàng Techcombank Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội:
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển:
Techcombank là tên tiếng Anh viết tắt của Ngân hàng thương mại cổ phần
Kỹ thương Việt Nam (Vietnam Technological and Commecial Joint StockBank) hay còn gọi là Ngân hàng Kỹ thương
Được thành lập ngày 29/09/1993 với số vốn ban đầu là 20 tỷ đồng, trảiqua 18 năm hoạt động đến nay Techcombank đã trở thành một trong nhữngngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam với tổng tài sản đạt trên180.874 tỷ đồng (tính đến năm 2011)
Techcombank có cổ đông chiến lược là ngân hàng HSBC với 20% cổphần Với mạng lưới hơn 300 chi nhánh, phòng giao dịch trên 44 tỉnh và thànhphố trong cả nước, dự kiến đến cuối năm 2012, Techcombank sẽ tiếp tục mởrộng, nâng tổng số Chi nhánh và Phòng giao dịch lên trên 360 điểm trên toànquốc Techcombank còn là ngân hàng đầu tiên và duy nhất được FinancialInsights tặng danh hiệu Ngân hàng dẫn đầu về giải pháp và ứng dụng công nghệ.Hiện tại, với đội ngũ nhân viên lên tới trên 7.800 người, Techcombank luôn sẵnsàng đáp ứng mọi yêu cầu về dịch vụ dành cho khách hàng Techcombank hiệnphục vụ trên 2,3 triệu khách hàng cá nhân, trên 66 000 khách hàng doanhnghiệp
2.1.2 Các mặt hoạt động của chi nhánh ngân hàng Techcombank Lý Thái Tổ:
2.1.2.1 Lĩnh vực hoạt động:
Cũng giống như các NH khác, Techcombank với chức năng chủ yếu củamình là huy động nguồn vốn trong các thành phần kinh tế và dân cư, đồng thời
sử dụng nguồn vốn này để cho vay
Có thể nói Techcombank NH tiên phong tại Việt Nam trong việc hợp tácvới công ty bảo hiểm nhân thọ để đưa ra các sản phẩm liên kết dịch vụ tư vấnbảo hiểm nhân thọ qua NH Đồng thời có kế hoạch giới thiệu và bán chéosản phẩm của Techcombank qua công ty bảo hiểm như các sản phẩm thẻ tíndụng quốc tế và nội địa, thẻ ghi nợ, thanh toán quốc tế, mở tài khoản cá nhân,
…
Techcombank là NH đi sớm trong lĩnh vực tạo ra những sản phẩm và
Trang 18dịch vụ mới như:
- Phát hành thẻ TD MASTER CARD, VISA, huy động và cho vay bằngvàng, cho vay trả góp để mua nhà, đất; xây dựng, sửa chữa nhà, mua sắmphương tiện sản xuất, tiêu dùng
- Nhận tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam, bằngngoại tệ của các tổ chức kinh tế và cá nhân trong nước, ngoài nước
- Vay và tiếp nhận các nguồn vốn đầu tư từ các tổ chức TD trong và ngoàinước
- Cho vay ngắn hạn, trung dài hạn bằng ngoại tệ, bằng đồng Việt Namnhằm phục vụ sản xuất, kinh doanh…
- Cho vay du học
- Kinh doanh ngoại tệ, vàng, chi trả kiều hối
- Đầu tư, hùn vốn, liên doanh với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước
- Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, tài trợ các hoạt động xuấtnhập khẩu Các giấy phép mang ngoại tệ tiền mặt ra nước ngoài cho các tổchức kinh tế và cá nhân theo quy định của Nhà nước
- Thực hiện các nghiệp vụ về ngân quỹ, thanh toán, dịch vụ bằng đồngViệt Nam và ngoại tệ theo yêu cầu của KH
- Cho vay trả góp mua xe cơ giới
- Nhận ủy thác đầu tư, tài trợ các dự án
- Dịch vụ ngân quỹ, chuyển tiền nhanh trong nước
- Phát hành và thanh toán thẻ ACB Mastercard và ACB visa, lần đầutiên tiền Việt Nam sử dụng tại nước ngoài
- Kinh doanh vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ, giám định vàng, bạc, đá quý
- Chiết khấu các chứng từ có giá do NH Techcombank phát hành
- Tư vấn pháp lý về mua bán nhà đất - dịch vụ trung gian thanh toán muabán nhà và mua bán hàng hóa
Ngoài nhiệm vụ của một NH TMCP là phải mang lại lợi nhuận cho cổđông, Techcombank thực thi được chủ trương hiện đại hóa công nghệ NHcủa NHNN Việt Nam, chấp nhận cạnh tranh công bằng, lành mạnh tại ViệtNam với các NH nước ngoài
2.1.2.2 Sản phẩm khách hàng cá nhân của Techcombank Lý Thái Tổ:Techcombank Lý Thái Tổ là điểm đầu mối huy động tiền gửi tiết kiệmcủa các hộ dân cư và các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội Với định hướng đưacác phòng giao dịch thành các trung tâm cung cấp dịch vụ bán lẻ, thông quaPhòng giao dịch, Techcombank Lý Thái Tổ giới thiệu đến các khách hàng cánhân các dịch vụ ngân hàng bán lẻ thông qua các sản phẩm huy động đa dạng,phong phú với lãi suất hấp dẫn, các sản phẩm cho vay Nhà mới, Ô tô Xịn, GiaĐình Trẻ, Thấu chi, Ứng tiền nhanh, Tài trợ du học, Tài trợ kinh doanh cá thế,
Trang 19thẻ thanh toán hiện đại đa năng F@stAccess, F@stAccess-i, Techcombank Visa,dịch vụ chấp nhận thẻ POS Phòng giao dịch cũng sẽ là nơi giới thiệu các sảnphẩm dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp phù hợp cho các doanh nghiệp quan tâm.
- Cho vay cầm cố cổ phiếu:
+ Cổ phiếu lưu ký
+ Cổ phiếu ngày T
+ Cổ phiếu chưa niêm yết (OTC)
- Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá do Techcombank phát hành
- Cho vay trả góp xây dựng, sửa chữa nhà
- Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ
- Cho vay sản xuất kinh doanh trả góp
- Cho vay mua nhà, nền nhà
+ Cho vay mua nhà ở, nền nhà thông thường
+ Cho vay mua nhà ở, nền dự án
- Cho vay trả góp sinh hoạt tiêu dùng
- Cho vay mua xe ô tô cầm cố bằng chính xe mua
- Cho vay du học (cho vay ký quỹ du học, cấp hạn mức tín dụng du học,cho vay thanh toán chi phí thu hoạch)
- Cho vay phát triển kinh tế nông nghiệp
- Cho vay thẻ tín dụng (quốc tế, nội địa)
- Phát hành thư bảo lãnh trong nước
- Cho vay thấu chi:
+ Thấu chi tín chấp
+ Thấu chi có tài sản đảm bảo là bất động sản
+ Thấu chi có tài sản đảm bảo là sổ tiết kiệm, số dư tài khoản tiền gửi
có kỳ hạn
- Cho vay tiêu dùng tín chấp
+ Cho vay hỗ trợ tiêu dùng
+ Cho vay cán bộ công nhân viên
+ Cho vay thấu chi tài khoản
- Thấu chi tài khoản cá nhân
2.1.3 Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức:
Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của chi nhánh Techcombank Lý Thái Tổ
Trang 20BAN GIÁM ĐỐC
BAN BAN BAN
KIỂM SOÁT TÍN DỤNG XỬ LÝ NỢ
PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG GIAO DỊCH KẾ TOÁN TÍN DỤNG HÀNH CHÍNH
VÀ NGÂN QUỸ VÀ TTQT NHÂN SỰ
BỘ PHẬN BỘ PHẬN PHÒNG BỘ PHẬN PHÒNG WESTERN KD TD HỔ TRỢ KHÁCH UNION NGOẠI KHÁCH TÍN DỤNG HÀNG KIỀU HỐI TỆ, KD HÀNG CÁ VÀ TTQT DOANH VÀNG NHÂN NGHIỆP
2.1.4 Kết quả hoạt động KD của Teckcombank Lý Thái Tổ (2009 - 2011)
Kết quả kinh doanh cuả Teckcombank Lý Thái Tổ (2009 – 2011)
2009 2010 2011 Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối 1.Doanh thu 34.591 39.780 68.418 5.189 15% 28.638 72%2.Chi phí 21.048 23.153 42.916 2.105 10% 19.763 85%
3 LNTT (1-2) 13.543 16.627 25.502 3.084 23% 8.875 53%
4 Thuế 3.792 4.656 7.149 864 23% 2.493 54%
5 LNR (3-4) 9.751 11.971 18.353 2.220 23% 6.382 53%
Nguồn: Phòng kế toán Ngân hàng Techcombank Lý Thái Tổ
Qua bảng số liệu doanh thu của chi nhánh không ngừng gia tăng qua cácnăm Cụ thể năm 2009, doanh thu đạt 34.591 triệu đồng Năm 2010 doanhthu đạt 39 780 triệu đồng, tăng 5.189 triệu đồng so với năm 2009, tươngứng với 15% Đặc biệt, trong năm 2011 doanh thu của chi nhánh đã tăng độtbiến và đạt mức 68.418 triệu đồng, hơn doanh thu năm 2010 là 28.638 triệuđồng, tăng 72% so với năm trước
Trang 21Tổng chi phí hoạt động của chi nhánh đều gia tăng qua các năm Năm
2009 chi phí của Teckcombank Lý Thái Tổ là 21.048 triệu đồng Năm 2010
là 23.153 triệu đồng, tăng 10% so với năm 2009, cụ thể tăng 2.105 triệu đồng.Năm 2011 chi phí của chi nhánh là 42.916 triệu đồng, tăng 19.763 triệu đồng
so với năm 2010, tương ứng 85%
Qua tốc độ gia tăng của doanh thu và chi phí ta thấy, tốc độ gia tăngcủa lợi nhuận cũng ngày càng cao Cụ thể, năm 2009 lợi nhuận đạt 9.751 triệuđồng Năm 2010 lợi nhuận đạt 11.971 triệu đồng, tăng 2.220 triệu đồng sovới năm 2009, tương đương 23% Năm 2011 lợi nhuận đạt 18.353 triệu đồng,tăng 6.382 triệu đồng so với năm 2010, tương đương 53%
Qua 3 năm hoạt động, ta thấy tình hình hoạt động của NH có bướcphát triển, năm 2011 tuy chi phí gia tăng với tốc độ khá nhanh (85%) tuynhiên tốc độ gia tăng của doanh thu cũng rất cao (72%), do đó đã kéo theo lợinhuận của chi nhánh gia tăng khá cao (53%) Để đạt được kết quả khả quannhư trên là do chi nhánh đã vạch ra chiến lược kinh doanh đúng đắn cộng với
sự nổ lực của tập thể nhân viên trong NH Tuy nhiên trong thời gian tới vớitình hình cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt của các NH nước ngoài cộng vớicác NH trong nước đang cải thiện và không ngừng nâng cấp về qui mô lẫnchất lượng, Techcombank nói chung, chi nhánh Techcombank Lý Thái Tổ,
Hà Nội nói riêng cần phải cố gắng hơn nữa trong các hoạt động kinh doanhcủa mình, đặc biệt là các mặt hoạt động thế mạnh của Techcombank để lợinhuận luôn có sự gia tăng không ngừng
2.2 Phân tích thực trạng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại chi nhánh ngân hàng Techcombank Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội:
2.2.1 Về quy trình cho vay của Techcombank Lý Thái Tổ:
Techcombank sử dụng mô hình Quản lý Tín dụng tập trung có sự tách biệtmột cách độc lập giữa 3 chức năng: quản lý rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp Sự tách biệt giữa 3 chức năng nhằm mục tiêu hàng đầu là giảm thiểu rủi ro ở mứcthấp nhất đồng thời phát huy được tối đa kỹ năng chuyên môn của từng vị trí cán
Trang 22Sơ đồ từ tiếp nhận hồ sơ khoản vay cá nhân đến khi gửi thông báo tín dụng cho khách hàng
(Chú thích: CVKH – chuyên viên khách hàng tại các chi nhánh/Phònggiao dịch Lãnh đạo Phòng DVNHCN thuộc CN/PGD: Lãnh đạo Phòng Dịch vụngân hàng cá nhân của chi nhánh/Phòng giao dịch
CVXLHS – Chuyên viên xử lý hồ sơ (Thuộc bộ phận Quản trị rủi ro thực hiện chức năng tái thẩm định
-CGPD – Chuyên gia phê duyệt
- Thẩm định tư cách khách hàng, thẩm định tình hình hoạt động kinhdoanh, năng lực tài chính đối với pháp nhân hoặc nguồn thu nhập đối với kháchhàng cá nhân Thực hiện xếp hạng tín dụng khách hàng Thẩm định nhu cầu vayvốn và đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng Thẩm định tài sản đảm bảo, lậpbáo cáo thẩm định
Yêu cầu: Đây là một khâu hết sức quan trọng trong quy trình tíndụng.Trong giai đoạn này, chuyên viên khách hàng cần thu thập được đầy đủthông tin, có được những thông tin chính xác và trung thực để có được nhữngdánh giá đầy đủ và tổng thể về khách hàng để làm cơ sở cho việc đề xuất cấp hạn
Trang 23mức khách hàng hoặc phê duyệt tín dụng cho khách hàng.
- Báo cáo thẩm định phải đầy đủ thông tin, nội dung trung thực và theomẫu báo cáo thẩm định đã được Tổng giám đốc ban hành Trong quá trình thẩmđịnh phải tham khảo hướng dẫn cho vay vốn lưu động hoặc cho vay trung - dàihạn đã được Tổng giám đốc ban hành Nội dung báo cáo thẩm định phải đề xuấtgiá trị cho vay, lãi suất, thời hạn, tài sản đảm bảo và các điều kiện kèm theo.Tuân thủ đầy đủ quy định của quy trình nhận tài sản đảm bảo Chi nhánh camkết chịu hoàn toàn trách nhiệm về các nội dung ghi trong báo cáo thẩm định
Bước 2: Tái thẩm định
Chịu trách nhiệm thực hiện: Bộ phận Quản trị Rủi ro trực thuộc Hội sở(Chia thành Trung tâm Tái thẩm định Miền Bắc và Miền Nam đối với kháchhàng doanh nghiệp; Trung tâm Quản lý Tín dụng cá nhân Miền Bắc và MiềnNam đối với khách hàng cá nhân)
Nội dung công việc: Thực hiện tái thẩm định lại hồ sơ tín dụng của Phòngkinh doanh Sau khi Phòng kinh doanh gửi hồ sơ bản scan, bộ phận tái thẩm định
sẽ kiểm tra lại các nội dung thẩm định, đối chiếu với các hồ sơ tín dụng đảm bảokhớp đúng Có thể trực tiếp gặp gỡ, tiếp xúc khách hàng cùng chuyên viên kháchhàng nếu thấy cần thiết Có ý kiến tái thẩm định độc lập, thống nhất hay khôngthống nhất với những ý kiến đề xuất của phòng kinh doanh và những đề xuấtđiều kiện bổ sung trước khi hồ sơ tín dụng được trình lên cấp có thẩm quyền phêduyệt theo đúng chức năng, nhiệm vụ của Ban thẩm định và quản lý rủi ro tíndụng tại từng chi nhánh
Yêu cầu: Ý kiến tái thẩm định phải độc lập với phòng kinh doanh, có thểlập thành báo cáo tái thẩm định riêng hoặc ghi ý kiến vào báo cáo thẩm định củachuyên viên khách hàng nhưng nội dung báo cáo tái thẩm định phải khách quan,trung thực
Bước 3: Phê duyệt tín dụng
Chịu trách nhiệm thực hiện: Các Chuyên gia phê duyệt được Hội đồngQuản trị/Tổng Giám đốc ủy quyền
Nội dung công việc: Thực hiện phê duyệt tín dụng theo đúng mức uỷquyền, phán quyết đã được Chủ tịch hội đồng quản trị và Tổng giám đốc phêduyệt
Yêu cầu: Tuân thủ đầy đủ các quy định về mức uỷ quyền phán quyết, nộidung phê duyệt phải có ý kiến rõ ràng là đồng ý, không đồng ý hay kèm theonhững điều kiện cụ thể
Bước 4: Thông báo tín dụng
Trang 24Chịu trách nhiệm thực hiện: Bộ phận kinh doanh tại các đơn vị
Nội dung công việc: Lập thông báo tín dụng gửi khách hàng thông báo vềcác nội dung đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt
Yêu cầu: Nội dung thông báo theo mẫu quy định và phản đầy đủ các điềukiện đã được phê duyệt, thời gian thông báo phải ngay sau khi khoản tín dụngđược phê duyệt
Tiếp sau 4 bước trên , khoản vay sẽ được chuyển sang giai đoạn giải ngân
và theo sơ đồ sau:
Sơ đồ giải ngân một khoản vay có TSĐB(Chú thích: CCA – Center of Credit Admin: Trung tâm Kiểm soát Tíndụng và Hỗ trợ Kinh doanh
CVQLCT – chuyên viên Quản lý chứng từ - đảm nhận việc soạn thảo hồ
sơ tín dụng tại CCA
KSCT – Kiểm soát viên Quản lý chứng từ thuộc CCA
CVQLTD – chuyên viên Quản lý Tín dụng – đảm nhận việc hạch toántrên hệ thống
KSTD – Kiểm soát viên Quản lý tín dụng
Trang 25CVHT bán – Chuyên viên hỗ trợ bán – làm nhiệm vụ hỗ trợ các chuyênviên khách hàng tại chi nhánh )
Bước 5: Soạn thảo hồ sơ để giải ngân và kiểm soát các điều kiện giải ngân cho khách hàng
Chịu trách nhiệm thực hiện: Trung tâm Kiểm soát Tín dụng và Hỗ trợKinh doanh Miền Bắc và Miền Nam (Center of Credit Admin – gọi tắt là CCA)
Nội dung công việc: Các chi nhánh sẽ hoàn thiện hồ sơ còn thiếu theo yêucầu của cấp phê duyệt, sau đó scan sơ cho Trung tâm Kiểm soát Tín dụng và Hỗtrợ Kinh doanh Trung tâm này sẽ đối chiếu, kiểm tra lại toàn bộ quy trình đểđảm bảo khoản vay đã đáp ứng các quy chế, quy định cho vay củaTechcombank
- Soạn thảo hồ sơ tài sản đảm bảo theo đúng quy trình nhận tài sản củaTechcombank và hồ sơ nhận nợ (bộ hợp đồng tín dụng) rồi scan về chi nhánh
Yêu cầu : Nội dung theo mẫu quy định và phản ánh đầy đủ các điều kiện
đã được phê duyệt Việc kiểm định và định giá tài sản phải đảm bảo chính xác,trung thực tuân thủ đầy đủ các quy định của Techcombank
Bước 6: Ký kết hợp đồng tín dụng, giấy nhận nợ và cam kết trả nợ
Chịu trách nhiệm thực hiện: Ban giám đốc chi nhánh, phòng giao dịchYêu cầu: Nội dung hợp đồng phải điền đầy đủ các thông tin theo mẫu vàghi đầy đủ các điều kiện theo phê duyệt của cấp có thẩm quyền…
Bước 7: Giải ngân và hạch toán giải ngân
Người chịu trách nhiệm thực hiện: Trung tâm Kiểm soát Tín dụng và Hỗtrợ Kinh doanh Miền Bắc và Miền Nam
Nội dung công việc: Kiểm tra các điều kiện giải ngân phải đáp ứng đầy đủcác điều kiện theo phê duyệt, kiểm tra nhập liệu hạch toán phát tiền vay trên hệthống Globus
Yêu cầu: Thực hiện nhanh chóng, chính xác đáp ứng theo nhu cầu củakhách hàng Số tiền giải ngân thực tế phải khớp đúng với số tiền khách hàngnhận nợ trên giấy nhận nợ và cam kết trả nợ
Bước 8: Theo dõi và quản lý khách hàng
Người chịu trách nhiệm thực hiện: Phòng kinh doanh của các đơn vị
Nội dung công việc: Kiểm tra việc sử dụng vốn vay đảm bảo vốn vayđược sử dụng đúng mục đích Theo dõi tình hình hoạt động kinh doanh củakhách hàng, kịp thời phát hiện những thay đổi ảnh hưởng đến khả năng và nguồn
Trang 26trả nợ Kiểm tra việc quản lý tài sản đảm bảo và việc thực hiện những cam kếttheo yêu cầu của cấp phê duyệt
Yêu cầu: Việc kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, quản lý tài sản đảm bảophải được tiến hành định kỳ, thường xuyên và mỗi lần kiểm tra phải được lậpthành văn bản lưu hồ sơ Nếu phát hiện những dấu hiệu rủi ro ảnh hưởng đếnnguồn trả nợ phải báo cáo lãnh đạo để xử lý và có những hành động cụ thể nhằmthu hồi nợ cho ngân hàng Đôn đốc khách hàng trả nợ đầy đủ đúng hạn trên cơ sởliệt kê nợ đến hạn do Ban kiểm soát và hỗ trợ kinh doanh thông báo
Bước 9: Theo dõi và xử lý nợ quá hạn
Người chịu trách nhiệm thực hiện: Phòng Kinh doanh của các đơn vị vàban xử lý nợ
Nội dung công việc: Đề nghị thay đổi xếp hạng khách hàng khi có khoảnvay có vấn đề Thu thập mọi thông tin về lĩnh vực kinh doanh của khách hàng vàđánh giá khả năng rủi ro pháp lý có thể xảy ra với khách hàng Phân tích nhữngkhó khăn mà khách hàng gặp phải dẫn đến khó khăn trong việc trả nợ choTechcombank Theo dõi các dòng tiền thanh toán hàng ngày của khách hàng quatài khoản Kiểm tra lại tình trạng tài sản đảm bảo, hồ sơ của bên bảo lãnh và cáchợp đồng cầm cố, thế chấp tài sản Xem xét thực hiện các biện pháp để đảm bảo
an toàn cho Techcombank Xây dựng một kế hoạch hành động chi tiết cho việcthu hồi nợ Tiến hành khởi kiện và tham gia tranh kiện tại toà Thực hiện các thủtục gán nợ, xiết nợ tài sản và thực hiện phát mại tài sản đảm bảo để thu hồi nợ
Yêu cầu: Cần phối hợp chặt chẽ giữa chuyên viên khách hàng và ban xử lý
nợ trong việc cung cấp thông tin và trong quá trình làm việc với khách hàng.Nhanh chóng phát hiện những biến động của khách hàng để kịp thời làm các thủtục cần thiết để tránh trường hợp khách hàng tẩu tán tài sản hoặc bỏ trốn Hợp tácchặt chẽ với các cơ quan chức năng như chính quyền địa phương nơi khách hàng
cư trú… để nhanh chóng làm các thủ tục khởi kiện, tranh tại toà nếu cần thiết 2.2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng của Techcombank Lý Thái Tổ (2009-2011):
2.2.2.1 Doanh số cho vay của Techcombank Lý Thái Tổ:
Trang 27Doanh số cho vay của Teckcombank Lý Thái Tổ giai đoạn (2009 - 2011)
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2009 2010 2011
Chênh lệch 2009/2010
Chênh lệch 2010/2011 Tuyệt
đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối
1 Cá nhân 187.402 208.953 278.871 21.551 11% 69.918 33%
2 Doanh nghiệp 122.195 134.700 225.895 12.505 10% 91.195 68%
3 Tổng cộng (1+2) 309.597 343.653 504.766 34.056 11% 161.113 47%
Nguồn: Phòng tín dụng Teckcombank Lý Thái Tổ
* Doanh số cho vay khách hàng cá nhân:
Doanh số cho vay KH cá nhân đều tăng qua các năm, năm 2009, doanh sốcho vay KH cá nhân đạt 187.402 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 61%) Năm 2010,doanh số cho vay KH cá nhân đạt 208.953 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 61%), tăng21.551 triệu đồng so với năm 2009, tương đương 11% Sang năm 2011, doanh
số cho vay KH cá nhân đã gia tăng nhanh và đạt 278.871 triệu đồng (chiếm tỷtrọng 55%), tăng 69.918 triệu đồng so với năm 2010, tương đương 33%.Nguyên nhân của việc doanh số cho vay KH cá nhân gia tăng mạnh trong năm
2011 là do nền kinh tế trong năm 2011 đã có dấu hiệu phục hội và tăng trưởngtrở lại Bên cạnh đó, KH cá nhân của Teckcombank Lý Thái Tổ chủ yếu là hộgia đình và những người sản xuất kinh doanh, mà trong năm 2011 rất nhiều hộgia đình đầu tư vào bất động sản và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh
* Doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp:
Năm 2009 doanh số cho vay KH doanh nghiệp đạt 122.195 triệu đồng(chiếm tỷ trọng 39%) Năm 2010 doanh số đạt 134.700 triệu đồng (chiếm tỷtrọng 39%), tăng 12.505 triệu đồng so với năm 2009, tương đương 10% Sangnăm 2011, doanh số cho vay KH doanh nghiệp đã gia tăng nhanh và đạt225.895 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 45%), tăng 91.195 triệu đồng so với năm
2008, tương đương 68% Do trong năm 2009 và 2010 nền kinh tế thế giới nóichung và Việt Nam nói riêng đang trong giai đoạn khủng hoảng, số lượng doanhnghiệp đến NH vay vốn sản xuất kinh doanh giảm dẫn đến doanh số cho vay KHdoanh nghiệp gia tăng chậm Sang năm 2011, nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi,nhiều dự án kinh doanh được thực hiện trong địa bàn thành phố, các doanhnghiệp bắt đầu sản xuất trở lại và có dấu hiệu mở rộng quy mô, nên nhu cầu vayvốn cũng gia tăng nhanh Trong năm 2011, doanh số cho vay KH doanh nghiệpgia tăng với tốc độ nhanh hơn so với doanh số cho vay của KH cá nhân Tuynhiên doanh số cho vay KH cá nhân luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với doanh
số cho vay KH doanh nghiệp mặc dù có giảm nhẹ trong năm 2011 (từ 61% năm
2010 còn 55% năm 2011) Nguyên nhân là do đặc điểm kinh tế ở Hà Nội chủyếu là sản xuất nhỏ lẻ cộng với chiến lược phát triển của Techcombank Lý Thái
Tổ là định hướng NH bán lẻ (định hướng KH cá nhân và doanh nghiệp vừa vànhỏ) nên đã làm cho doanh số cho vay KH cá nhân luôn chiếm tỷ trọng caotrong các năm qua
2.2.2.2 Doanh số thu nợ của Techcombank Lý Thái Tổ:
Trang 28Hoạt động của NH là đi vay để cho vay nên vốn của NH phải được bảotồn và phát triển Khi các chủ thể trong nền kinh tế sử dụng vốn của NH thì họphải trả lãi cho NH Phần lãi này phải bù đắp được phần lãi mà NH đi vay, phầnchi phí cho hoạt động của NH và đảm bảo có lợi nhuận cho NH Hoạt động chovay là hoạt động có nhiều rủi ro, đồng vốn mà NH cho vay có thể được thu hồiđúng hạn, trễ hạn hoặc có thể không thu hồi được Vì vậy, công tác thu hồi nợ(đúng hạn và đầy đủ) được NH đặt lên hàng đầu, bởi một NH muốn hoạt độngtốt không phải chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn chú trọng đến công tác thu
nợ, làm sao để đảm bảo đồng vốn bỏ ra và thu hồi lại nhanh chóng, tránh thấtthoát và có hiệu quả cao
Việc thu hồi nợ không phải là yếu tố tiên quyết để đánh giá hiệu quả củatoàn bộ hoạt động NH nhưng nó là yếu tố quyết định hoạt động TD của NH.Công tác thu nợ có kết quả cao chứng tỏ nguồn vốn mà NH cho KH vay đã được
sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả và tạo ra lợi nhuận nên KH đã trả nợ cho
NH đúng thời hạn và đầy đủ, đảm bảo nguồn vốn của NH được thu hồi và táiđầu tư
Doanh số thu nợ của Teckcombank Lý Thái Tổ giai đoạn (2009 – 2011)
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu 2009 2010 2011
Chênh lệch 2009/2010
Chênh lệch 2010/2011 Tuyệt
đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối
1 Cá nhân 163.993 195.152 249.068 31.159 19% 53.916 28%
2 Doanh nghiệp 114.066 127.397 113.629 13.331 12% -13.768 -11%
3 Tổng cộng (1+2) 278.059 322.549 362.697 44.490 16% 40.148 12%
Nguồn: Phòng tín dụng Teckcombank Lý Thái Tổ
Qua 3 năm 2009, 2010 và 2011, doanh số thu nợ của KH cá nhân luôn giatăng qua các năm, điều này chứng tỏ công tác thu hồi nợ của Techcombank LýThái Tổ đạt kết quả tốt Cụ thể năm 2009 doanh số thu hồi nợ KH cá nhân đạt163.993 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 59 %) Năm 2010, doanh số thu hồi nợ KH
cá nhân là 195.152 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 61%), tăng 31.159 triệu đồng sovới năm 2009, tương đương 19% Sang năm 2011, doanh số thu nợ của KH cánhân đạt 249.068 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 69%), tăng 53.916 triệu đồng so vớinăm 2010, tương đương 28% Để đạt được những thành công như trên nguyênnhân là do công tác thẩm định của các nhân viên là rất cẩn thận trước khi quyếtđịnh cho vay Đồng thời trong thời gian thu hồi nợ, Techcombank Lý Thái Tổ đã
có những cách thức quản lý và đôn đốc KH trả nợ đúng hạn một cách phù hợp
và chuyên nghiệp, ngoài ra một trong những nguyên nhân quan trọng đó là KH
cá nhân ở Hà Nội nói chung và của Techcombank Lý Thái Tổ nói riêng phần lớnđều là các hộ gia đình đầu kinh doanh các ngành nghề sinh lợi cao, do đó ngaykhi đáo hạn thì các KH là thường có thói quen là sẽ trả nợ ngay, không lãi mẹ đẻlãi con nên cũng đã góp phần làm cho doanh số thu nợ không ngừng gia tăngqua các năm
2.2.2.3 Dư nợ cho vay của Techcombank Lý Thái Tổ: