TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẢN THƠ
KHOA KINH TE & QUAN TRỊ KINH DOANH
DE CUONG LUAN VAN TOT NGHIEP
PHAN TICH HOAT DONG TIN DUNG CA NHAN TAI NGAN HANG CONG THUONG
VIET NAM CHI NHANH 3-TPHCM
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
Th.s Trần Ái Kết Nguyễn Thị Hải
MSSV: 4053732
Lớp: Tài chính 2-K31
Trang 2CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐÈ TÀI
Trong xu thế toàn cầu hóa đang phát triển mạnh mẽ, để hội nhập kinh tế quốc
tế thì hệ thống Ngân hàng có vai trò quan trọng và ảnh hưởng lớn đến quan hệ kinh
tế và tài chính Với vai trò chủ lực thì hệ thống Ngân hàng đã đóng góp một phần dang ké cho công cuộc đổi mới kinh tế, tạo đà đây mạnh sự nghiệp công nghiệp
hóa-hiện đại hóa đất nước Trong rất nhiều lĩnh vực hoạt động thì huy động vốn và
cho vay là hai lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn và tông tài sản của Ngân hàng Trong đó, tín dụng là một hoạt động kinh doanh quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản có sinh lời của ngân hàng Đồng thời, rủi ro tín dụng cũng là rủi ro gây thiệt hại, ảnh hưởng lớn nhất đến hoạt động của ngân hàng Trong các sản phẩm tín dụng cung cấp trên thị trường thì tín dụng cá nhân là một mảng tín dụng quan trọng c ủa ngân hàng Thực tế cho thấy rằng các khoản cho vay cá nhân chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng doanh số cho vay Thành công của Ngân hàng Công Thương Việt Nam có sự đóng góp một phần không nhỏ từ tín dụng cá
nhân Bên cạnh đó thị trường tín dụng cá nhân đang là một thị trường đầy sôi động,
với sự tham gia của hầu như tất cả các ngân hàng Trong đó, mảng cho vay đang có mức tăng trưởng cao đó là cho vay tiêu dùng Ngoài ra các mảng cho vay khác của
tín dụng cá nhân như cho vay mua nhà, cho vay cán bộ nhân viên, cho vay cá thể
sản xuất kinh đoanh cũng đã có bước tăng trưởng tốt Nắm bắt được nhu cầu của thị trường, Ngân hàng Công Thương chỉ nhánh 3 đã ngày càng quan tâm đến
đối tượng khách hàng cá nhân cùng với sự điều chỉnh chính sách, điều chỉnh sản phẩm phù hợp với thay đối của thị trường, cho ra đời các sản phẩm mới đa dạng, hấp dẫn giúp cho hoạt động tín dụng cá nhân khởi sắc, hiệu quả nâng cao theo đúng định hướng cho vay phân tán theo mô hình bán lẻ
Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng sẽ giúp ta thấy được tình hình hoạt
động tín dụng, biết được những mặt mạnh, mặt yếu của trong hoạt động tín dụng
của ngân hàng Từ đó có những giải pháp hữu hiệu dé nâng cao hiệu quả hoạt động
Trang 3hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam Chỉ nhánh
3-TPHCM” lam dé tai nghiên cứu cho bài luận văn của mình
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân, từ đó đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Công
Thương Chi nhánh 3-TPHCM 1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá khái quát hoạt động tín dụng cá nhân của Ngân hàng Công
Thương Chi nhánh 3-TPHCM qua 3 năm (2006-2008)
- _ Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân của Ngân hàng Công
Thương Chi nhánh 3-TPHCM qua 3 năm (2006-2008)
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả hoạt động tin dụng cá nhân tại Ngân hàng Công Thương Chi nhánh 3-TPHCM 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Không gian Đề tài được thực hiện tại Ngân hàng Công Thương Việt nam Chi nhánh 3- TPHCM 1.4.2 Thời gian
Đề tài được thực hiện từ 02/02/2008 đến 25/04/2008 thông qua việc thu
thập, phân tích số liệu của Ngân hàng trong ba năm (2006 - 2008) 1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến tín dụng cá nhân của Ngân
hàng Công Thương Chỉ nhánh 3-TPHCM như: nguồn vốn huy động, doanh số cho
vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ xấu, vòng quay vốn tín dụng và các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng
Trang 4
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Một số vấn đề trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng 2.1.1.1 Khái niệm tín dụng
- Khái niệm 1: Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa)
giữa bên cho vay (ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyến giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hồn trả vơ điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn
thanh toán( TS Hồ Diệu, 2004)
- Khái niệm 2: Tín dụng là sự chuyên nhượng tạm thời quyền sử dụng một lượng giá trị dưới hình thức hiện vật hay tiền tệ từ người sở hữu sang người sử
dụng sau đó hoàn trả lại với một lượng giá trị lớn hơn (TS Nguyễn Minh Kiều,
1998)
Như vậy, “tín dụng” có thể được diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau nhưng nội dung cơ bản của những định nghĩa này là thống nhất Chúng đều phản
ánh một bên là người cho vay, còn bên kia là người đi vay Quan hệ giữa hai bên
được ràng buộc bởi cơ chế tín dụng và pháp luật hiện tại Ta có thể hiểu rõ tín dụng hơn qua sơ đồ sau:
Người bán hoặc Hàng hóa, tiền | Người mua hoặc
người cho vay | người đi vay
4 J Phương tiện trao đồi
Tiền mặt Mua chịu
r
Con nợ Thanh toán Chủ nợ
Po #*
Trang 52.1.1.2 Vai trò của tín dụng
- Tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn được duy trì quá trình sản suất được liên tục, đồng thời góp phần đầu tư phát triển kinh tế, tín dụng còn là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, nó là động lực kích thích tiết kiệm đồng thời là phương tiện đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển
- Thúc đấy nền kinh tế phát triển: hoạt động của trung gian tài chính là tập trung vốn tiền tệ tạm thời chưa sử dụng, mà nguồn vốn này nằm phân tán ở khắp mọi nơi, trong tay các doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước và của các cá nhân, trên
cơ sở đó cho vay các đơn vị kinh tế và từ đó thúc đây nề kinh tế phát triển
- Góp phần tác động tới việc tăng cường chế độ hạch toán kinh tế của các đơn vị, do đặc trưng cơ bản của tín dụng là sự vận động trên cơ sở hoàn trả có lợi tức Nhờ vậy mà hoạt động tín dụng đã kích thích sử dụng vốn có hiệu quả, vì khi sử
dụng vốn vay các đơn vị phải tôn trọng các hợp đồng tín dụng, nếu sai phạm sẽ bị phạt về lãi suất và các chế tài khác
- Tạo điều kiện phát triển các mối quan hệ kinh tế quốc tế Trong điều kiện
ngày nay, phát triển kinh tế của một nước luôn gắn liền với thị trường thế giới Vì
vậy tín dụng Ngân hàng đã trở thành một trong những phương tiện nối liền nền
kinh tế các nước với nhau
2.1.1.3 Phân loại tín dụng * Căn cứ vào thời hạn tín dụng
- Tín dụng ngắn hạn : Là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm và thường được sử dụng đề cho vay bé sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động và phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của cá nhân
- Tín dụng trung hạn : Là loại tín dụng có thời hạn từ l năm đến 5 năm,
được cung cấp để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây đựng các công trình nhỏ có thời gian thu hồi vốn nhanh
- Tín dụng dài hạn : Là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, loại tín dụng
này được sử dụng để cung cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản
xuất có quy mô lớn
* Căn cứ vào đối tượng tín dụng
- Tín dụng vốn lưu động : là loại vốn tín dụng được sử dụng đề hình thành
vốn lưu động của các tổ chức kinh tế, như cho vay để dự trữ hàng hóa, mua
Trang 6
nguyên vật liệu cho sản xuất Tín dụng vốn lưu động thường được sử dụng để cho
vay bù đắp mức vốn lưu động thiếu hụt tạm thời
- Tín dụng vốn có định : Là loại tín dụng được sử dụng để hình thành tai sản có định Loại này được đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ
thuật mở rộng sản xuất, xây dựng các xí nghiệp và công trình mới Thời hạn cho vay
là trung và dài hạn
* Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn
- Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa : Là loại cấp phát tín dụng cho
các doanh nghiệp và các chủ thể kinh tế khác đề tiến hành sản xuất hàng hóa và lưu
thông hàng hóa
- Tín dung tiêu dùng : Là hình thức cấp phát tín dụng cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng như : mua sắm nhà cửa, xe cộ, các hàng hóa bền chắc và cả
những nhu cầu hàng ngày
* Căn cứ vào chủ thể trong quan hệ tín dụng - Tín dụng thương mại:
+ Là quan hệ tín dụng giữa các nhà doanh nghiệp được biểu hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa
+ Đáp ứng nhu cầu vốn cho những doanh nghiệp tạm thời thiếu vốn, đồng thờ giúp cho các doanh nghiệp tiêu thụ được hàng hóa của mình
- Tín dụng ngân hàng:
+ Là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tô chức tín dụng khác với các
doanh nghiệp và cá nhân
+ Không chỉ đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn để dự trữ vật tư, hàng hóa, trang trải các chỉ phí sản xuất và thanh toán các khoản nợ mà còn tham gia cấp vốn
cho đầu tư xây dựng cơ bản và đáp ứng một phần đáng kể nhu cầu tín dụng tiêu
dùng cá nhân
- Tín dụng Nhà Nước:
+ Là quan hệ tín đụng mà trong đó Nhà Nước biểu hiện là người đi vay, người cho vay 1a dan chúng, các tổ chức kinh tế, ngân hàng và nước ngoài
Trang 72.1.1.4 Rủi ro tín dụng
2.1.1.4.1 Khái niệm rủi ro tín dụng
Rui ro tín dụng là sự xuất hiện những biến có không bình thường trong quan hệ tín dụng, từ đó tác động xấu đến hoạt động của ngân hàng và có thể làm cho
ngân hàng lâm vào tình trạng mắt khả năng thanh toán cho khách hàng Rủi ro tín dụng được phân chia thành các loại sau: RỦI RO TÍN DỤNG RỦI RO RỦI RO DANH: GIAO DỊCH MỤC RỦI RO NGHIỆP RỦI RO NỘI TẠI RỦI RO TẬP VỤ TRUNG Hình 2: RỦI RO TÍN DỤNG RỦI RO LỰA CHỌN
- Rủi ro giao dich
+ Rủi ro lựa chon: là rủi ro liên quan đến thẩm định và phân tích tín dụng + Rủi ro bảo đảm: xuất phát từ các tiêu chuẩn đảm bảo như các điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo và mức an toàn của nó
+ Rủi ro nghiệp vụ: là rủi ro lien quan đến quản trị hoạt động cho vay như xây đựng và thực hiện chính sách tín dụng để định hướng cho việc thực hiện cho vay và kiểm soát danh mục cho vay, tái xét và giám sát danh mục cho vay bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản cho vay có vấn đề
- Rủi ro danh mục:
+ Rủi ro nội tại: xuất phát từ các yếu tố riêng biệt của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành kinh tế
+ Rủi ro tập trung: là mức dư nợ cho vay được dồn một số khách hàng, một 36 nganh kinh tế hoặc một số loại cho vay hoặc một khu vực địa lý Ví dụ: Trong
Trang 8
những năm 90 Ngân hàng Công Thương đã tập trung cho vay quá mức đối với
công ty Minh Phụng, kết quả khi công ty Minh Phụng phá sản đã gây tổn thất rất lớn cho ngân hàng
2.1.1.4.2 Nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng a) Nguyên nhân từ phía khách hàng vay vốn
- Đối với khách hàng là cá nhân: một số nguyên nhân có thể làm cho khách
hàng vay vốn không thể trả nợ cho ngân hàng đầy đủ cả vốn lẫn lãi: thu nhập không ồn định, bị thất nghiệp, tai nạn lao động, thiên tai, hỏa hoạn, sử dụng vốn
vay sai mục đích,
- Đối với khách hàng là các doanh nghiệp: thường không trả được nợ là do:
khả năng tài chính của doanh nghiệp bị suy giảm và lỗ trong kinh doanh, sử dụng vốn sai mục đích, thị trường cung cấp vật tư bị đột biến, bị cạnh tranh và mắt thị trường tiêu thụ, sự thay đổi trong chính sách của nhà nước,
b) Nguyên nhân khách quan - Bão, lụt, hạn hán, dịch bệnh
- Nếu nền kinh tế suy thoái thì thường xuất hiện những doanh nghiệp kinh
doanh thua lỗ và phá sản Từ đó các khoản tiền vay của ngân hàng không trả được
hoặc nếu lạm phát ngày càng gia tăng cũng có thể dẫn đến rủi ro tín dụng, bởi vì
trong giai đoạn lạm phát xảy ra người gửi tiền có tâm lý lo sợ nên rút tiền ra khỏi
ngân hàng, còn người đi vay thì gia tăng nhu cầu xin vay và muốn kéo đài thời gian
vay vốn làm ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng
c) Rủi ro tín dụng liên quan đến phần đảm bảo tín dụng
- Đảm bảo đối vật: do đánh giá không chính xác giá trị tài sản thế chấp, tài
san thế chấp không chuyển nhượng hoặc cấm lưu hành
- Đảm bảo đối nhân: người bảo lãnh vay vốn gặp những trường hợp sau: chết, tai nan, đau ốm, hỏa hoạn,
2.1.1.4.3 Quy trình quản lý rủi ro tín dụng
Chỉ tiết hoá quy trình quản lý rủi ro tín dụng bao gồm nhiều giai đoạn ta có
Trang 9-Chính sách tín dụng -Lập kê hoạch: chiên lược, kinh doanh, hoạt động -Tiéu chí chấp nhận rủi ro -Xác định thị trường và thị trường mục tiêu Khởi xướng I
Nguồn gốc Đánh giá Đánh giá Đánh giá
-Tự tìm kiếm/phát hiện -Mục đích -Kỳ hạn -Cán bộ để xuất
-Khách hàng tự tìm đên -Hoạt động kinh doanh -Thanh toán -Cán bộ câp cao -Người khác giới thiệu -Ban lãnh đạo -Thê chap
-S6 ligu tai chinh -Cac diéu kién
Lập hồ sơ và giải ngân
I
Lập hồ sơ Giải ngân
-Soạn thảo pháp chế -Giải ngân
-Kiêm tra thê châp L——I | -Hồsơcần thiết
-Xem xét lại hồ sơ
[ l
| Tra theo lich tra ng Thanh toan
Quan lý danh mục
Sự kiện không thể thấy trướ ự kiện không thể thây trước “cóc x
Hanh chinh eats e y -Lãi
I
-Cac con sé Xử lý Mắt mát
-Các ràng buộc - -
-Tài san thé chap Can Tho, thang 5/2 -Goc
-Các khoản thanh toán -Lãi -Xem xét lại tín dụng Hình 3: QUY TRÌNH QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG
(Nguôn: Phòng quản lý rủi ro)
2.1.1.5 Nguyên tắc và điều kiện cho vay
2.1.1.5.1 Nguyên tắc cho vay
- Nguyên tắc hoàn trả: khoản tín dụng phải được thanh toán đầy đủ nguyên
gốc sau khi sử dụng để ngân hàng bảo toàn được vốn ở mức tối thiểu nhất để có thé
duy trì được hoạt động
Trang 10
- Nguyên tắc thời hạn: khoản tín dụng phải được hoàn trả đúng vào thời điểm đã được hai bên xác định cụ thể và được ghi nhận trong thỏa thuận vay vốn giữa
khách hàng và ngân hàng
- Nguyên tắc trả lãi: ngoài việc thanh toán đầy đủ, đúng hạn khoản gốc, khách hàng phải có trách nhiệm thanh toán khoản lãi tính bằng tỷ lệ % trên số tiền vay,
được coi là giá mua quyền sử dụng vốn
- Nguyên tắc tài sản đảm bảo: dé bảo vệ nguồn vốn của ngân hàng khi khách hàng vi phạm các điều kiện vay vốn hoặc khi chủ nhân của các tài sản thế chấp không còn khả năng thanh toán cho ngân hàng
- Nguyên tắc sử dụng vốn vay đúng mục đích: tất cả các khoản tín dụng phải được sử dụng đúng mục đích vay thể hiện trong hồ sơ vay vốn
2.1.5.2 Điều kiện cho vay
- Khách hàng phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật
- Khách hàng phải có khả năng tài chính đảm bảo trả được nợ trong thời hạn
cam kết
- Mục đích sử dụng vốn vay phải hợp pháp
- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi; phương án đầu tư, phục vụ đời sống khả thi kèm phương án trả nợ khả thi và phù hợp với
quy định của pháp luật
- Thực hiện đầy đủ các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính
phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước và hướng dẫn của Ngân hàng Công Thương
Việt Nam
2.1.2 Nghiệp vụ Ngân hàng cho khách hàng cá nhân
2.1.2.1 Đặc điểm giao dịch của KHCN
Khách hàng cá nhân có những đặc điểm tâm lý giao dịch như sau:
Trang 112.1.2.2 Các sản phẩm và dich vụ dành cho khách hàng cá nhân - Sản phẩm tiền gởi thanh toán
- Sản phẩm tiền gởi tiết kiệm
- Dịch vụ chuyển tiền - Dịch vụ thẻ ngân hàng
- Dịch vụ khác
- Cho vay sinh hoạt tiêu dùng - Cho vay xây dựng, sửa chữa nhà ở - Cho vay sản xuất kinh doanh
- Cho vay mua xe cơ giới
- Cho vay mua nhà, nền nhà, hoán đổi nhà - Cho vay hỗ trợ tiêu dùng
- Cho vay hỗ trợ du học
2.1.2.3 Huy động vốn khách hàng cá nhân
Trong nghiệp vụ huy động vốn đối với khách hàng cá nhân tuỳ theo khách
hàng tiềm năng của mình là ai và họ có nhu cầu tiền gửi như thế nào mà ngân hàng
mới có chính sách thu hút và phát triển các sản phẩm tiền gửi phù hợp với nhu cầu
của khách hàng Trong công tác huy động vốn hiện nay, khách hàng tiềm năng có
thể chia thành hai nhóm chính: nhóm có thu nhập cao và có tích luỹ và nhóm có thu nhập chưa cao và chưa có tích luỹ
- Nhóm có thu nhập cao và có nhu cầu tích luỹ tập trung vào các đối tượng như là cán bộ quản lý cấp cao làm việc cho các công ty nước ngoài và các doanh nghiệp
Việt Nam làm ăn hiệu quả, các doanh nhân thành đạt, cán bộ công chức nghỉ hưu, các nghệ sĩ thành danh hoạt động trong lĩnh vực văn hoá nghệ thuật, các vận động
viên thể thao thành đanh được hưởng lương cao, Nhìn chung ngân hàng có thể dễ dàng tìm ra đối tượng này khi liên hệ với chỉ cục thuế nơi mà những người có thu nhập cao khai thuế (với điều kiện hệ thống thuế hoạt động hiệu quả, không có tình trạng trốn thuế tràn lan) Đặc điểm của nhóm khách hàng này là có nhu cầu tiền gửi hoặc đầu tư lâu dài, thường xuyên, én định, có thể chấp nhận rủi ro để được hưởng lãi suất cao Do đó sản phẩm tiền gửi phù hợp với đối tượng này có thể lá tiền gửi tiết kiệm dài hạn, kỳ phiếu, trái phiếu hoặc cổ phiếu do ngân hàng phát hành
Trang 12
Dé thu hút nhóm khách hàng này ngoài việc có chính sách và thiết kế sản phẩm
phù hợp, ngân hàng còn cần lưu ý đến các đối thủ cạnh tranh của mình cũng nhắm đến việc thu hút tiền nhàn rỗi của nhóm khách hàng này
Nhóm có thu nhập chưa cao và chưa có nhu cầu tích luỹ dài hạn tập trung chủ
yếu vào các đối tượng công nhân, viên chức, người làm công có mức lương không
cao nhưng ổn định Nhìn chung ngân hàng có thể dễ dàng tiếp cận với nhóm khách hàng này thông qua bộ phận quản lý tiền lương ở các công ty, doanh nghiệp có số
lượng công nhân lớn hoặc ở các tổ chức hành chính sự nghiệp như trường học,
bệnh viện, Đặc điểm của nhóm khách hàng này là có thu nhập ổn định mặc dù
không cao nhưng có nhu cầu gửi tiền vì mục đích giao dịch, an toàn và sử dụng các
dịch vụ tiện ích khác của ngân hàng Sản phẩm huy động vốn thích hợp đối với khách hàng này là tài khoản tiền gửi cá nhân dùng để thanh toán tiền lương hoặc sử
dụng tiện ích khác như ATM, thanh toán tiền điện, nước, điện thoại qua ngân hàng Ngoài ra các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn hoặc tiền gửi ngắn hạn khác
cũng thích hợp với đối tượng khách hàng này
Dé thu hút nhóm khách hàng này ngân hàng nên chủ động tiếp cận với các nhà sử dụng lao động lớn để tiến hành cung cấp dịch vụ chỉ trả lương qua ngân hàng
Khác với nhóm khách hàng có nhu cầu tích luỹ và gửi tiền dài hạn, ngân hàng thường không có đối thủ cạnh tranh ngoài ngành khi huy động tiền gửi từ nhóm khách hàng có thu nhập chưa cao nhưng ổn định Đối thủ cạnh tranh ở đây chủ yếu
là cạnh tranh giữa các ngân hàng với nhau 2.1.2.4 Cho vay khách hàng cá nhân
Trong lĩnh vực tín dụng hiện nay các NHTMCP tỏ ra năng động trong việc
tiếp cận cung cấp tín đụng cho KHCN
Một số sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng cá nhân:
- Cho vay sinh hoạt tiêu dùng - sản phẩm này được thiết kế và cung cấp nhằm đáp ứng nhu cầu chỉ tiêu gia đình như: mua sắm vận dụng gia đình, mua xe, cưới
hỏi, du lịch, chữa bệnh, Ngân hàng sẽ đáp ứng nhu cầu quý khách nhanh chóng
trong vòng 3 ngày và thời hạn cho vay tối đa 5 năm
Trang 13- Cho vay xây dựng, sửa chữa nhà - sản phẩm này được thiết kế và cung cấp nhằm hỗ trợ nhu cầu xây dựng, sửa chữa, trang trí nội thất nhà ở của khách hàng
- Cho vay mua nhà, nền nhà, hoán đổi nhà - sản phẩm này được thiết kế và cung cấp cho khách hàng có nhu cầu về nhà, đất, và cần sự hỗ trợ tài chính Tài sản thế chấp trong trường hợp này chính là căn nhà hoặc nền nhà khách hàng mua
- Cho vay sản xuất kinh doanh - sản phẩm này được thiết kế và cung cấp cho
khách hàng có nhu cầu bổ sung vốn lưu động, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, Cho vay sản xuất kinh doanh mục đích có thể là để bổ sung vốn lưu động thiếu hụt trong quá trình sản xuất kinh doanh, để thanh toán tiền vật tư, nguyên liệu, hàng hoá, các chỉ phí cần thiết, hoặc dé thanh toán tiền mua máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyền, nâng cấp hoặc mở rộng cơ sở sản xuất kinh đoanh
- Cho vay mua xe cơ giới - sản phẩm này được thiết kế và cung cấp cho khách hàng có nhu cầu sở hữu một xe hơi hay xe tải nhưng tích lũy chưa đủ
- Cho vay hỗ trợ du học - sản phẩm này được thiết kế và cung cấp cho khách
hàng có nhu cầu hỗ trợ tài chính cho con em mình đi du học Số tiền cho vay theo nhu cầu và trên giá trị tài sản thé chấp do ngân hàng định giá
Về mặt quy chế và thủ tục cho vay KHCN vẫn được thực hiện theo quy chế cho vay khách hàng của các tổ chức tín dụng, phương thức cho vay và thu nợ tương tự như đối với cho vay khách hàng doanh nghiệp
2.1.2.5 Các dich vụ ngân hàng khác dành cho khách hàng cá nhân
Ngoài hai nhóm sản phẩm chính là tiền gửi và cho vay, Ngân hàng còn cung cấp sản phẩm và dịch vụ ngân hàng khác đành cho cá nhân.Các loại sản phẩm này
có thể liệt kê dưới đây gồm:
- Dịch vụ thanh toán qua ngân hàng bao gồm các hình thức thanh toán như: séc, uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu và thẻ
- Dịch vụ chuyển tiền trong và ngoài nước bao gồm chuyên tiền thanh toán
hàng hoá, dịch vụ hoặc cho tặng trong nước, chuyển tiền đóng học phí, trị bệnh hoặc mục đích khác cho thân nhân ở nước ngoài
- Dịch vụ nhận chuyển tiền trong và ngoài nước, giúp cho khách hàng có thé nhận và chuyển tiền tại ngân hàng một cách an toàn và tiện lợi Dịch vụ phát hành
và thanh toán các loại thẻ
- Dịch vụ giữ hàng
Trang 14
- Dịch vụ cho thuê tủ sắt
- Dịch vụ thanh toán tiền mua bán nhà
- Dịch vụ môi giới hoặc mua bán ngoại tệ
- Dịch vụ môi giới và mua bán bảo hiểm
2.1.2.6 Các sản phẩm và dịch vụ Ngân hàng hiện đại dành cho khách hàng cá nhân
Trong những năm gần đây với sự phát triển của công nghệ thông tin, các sản
phẩm và dịch vụ của ngân hàng dần dần được hiện đại hoá Từ đó cho ra đời các sản phẩm và địch vụ ngân hàng hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu cho khách hàng
một cách nhanh chóng và tiện lợi hơn so với các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng
truyền thống Các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng hiện đại có thể liệt kê bao gồm: - Dịch vụ ngân hàng tự động qua điện thoại Với dịch vụ này khách hàng có thể kiểm tra số đư tài khoản, kiểm tra các giao dịch gần nhất, nghe các thông tin về tỷ giá và lãi suất, yêu cầu ngân hàng gửi fax các bản sao kê, tỷ giá hoặc lãi xuất cho khách hàng
- Dịch vụ ngân hàng qua internet Với dịch vụ này khách hàng có thê tìm hiểu
thông tin về sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng, truy cập thông tin về tài khoản cá nhân như số dư, các giao dịch của tài khoản trong từng tháng
- Dịch vụ ngân hàng qua điện thoại di động Với dịch vụ này khách hàng có thể
kiểm tra số dư tài khoản, liệt kê giao dịch, thông báo số dư, tỷ giá và lãi suất tự
động, thanh toán hoá đơn tiền điện, nước, điện thoại, internet, và nạp tiền vào thẻ
2.1.3 Đánh giá kết quả hoạt động tín dụng
2.1.3.1 Các chỉ số đánh giá hoạt động tín dụng
- z2 Doanh số cho vay: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà
Ngân hàng cho khách hàng vay không nói đến việc món vay đó thu được hay chưa
trong một thời gian nhất định Doanh số cho vay thường được xác định theo thời
gian là tháng, quý, năm
2 Doanh số thu ng: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà Ngân hàng thu về được khi đáo hạn vào một thời điểm nhất định nào đó
2 Dư nợ: Là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà Ngân hàng đã cho vay và chưa thu
Trang 15Dư nợ cuối năm = Dư nợ đầu năm + Doanh số cho vay - Doanh số thu nợ
x2 Nợ xấu: là chỉ số phản ánh các khoản nợ khi đến hạn khách hàng không trả được cho ngân hàng mà không có một nguyên nhân cho chính đáng thì ngân hàng
sẽ chuyên từ tài khoản dư nợ sang tài khoản quản lý khác gọi là nợ xấu Nợ xấu
dùng dé phản ánh chat lượng nghiệp vụ tín dung tại ngân hàng
Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định sửa đổi bổ sung số
18/2007/QĐ-NHNN, việc phân loại nợ và nợ xấu được xác định như sau: + Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn + Nhóm 2: Nợ cần chú ý + Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn + Nhóm 4: Nợ nghi ngờ + Nhóm §: Nợ có khả năng mắt vốn
Nợ xấu là những khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5
2.1.3.2 Các chỉ tiêu dùng đánh giá hoạt động tín dụng
2.1.3.2.1 Vốn huy động trên Tổng nguồn vốn (%4)
Vốn huy động
Vốn huy động/Tổng nguồn vốn = x 100%
Tổng nguồn vốn
Chỉ tiêu này nhằm đánh giá khả năng huy động vốn của ngân hàng Chỉ tiêu
này càng cao thì khả năng chủ động của ngân hàng càng lớn 2.1.3.2.2 Tổng dư nợ trên Vốn huy động (lần, %4)
Tổng dư nơ Vốn huy đông = — TÔng dư nợ _
Ong Cư nợi vốn nuy dong — Vốn huy động
Chỉ tiêu này xác định khả năng đầu tư của một đồng vốn huy động Nó giúp
cho nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với nguồn vốn huy động
2.1.3.2.3 Dư nợ ngắn (trung, dài) hạn trên tổng dư nợ (3)
Dư nợ ngắn (trung, đài) hạn _ _ Pữ nợ ngân (rung, Dư nợ ngắn (trung, đài) hạn đãi) hạn ° trén Tong du ng 7 Tổng dư nợ x 100%
Trang 16
Chỉ tiêu này dùng để xác định cơ cấu tín dụng theo thời hạn Từ đó giúp nhà phân tích đánh giá được cơ cấu đầu tư như vậy có hợp lý hay chưa và có giải pháp điều chỉnh kịp thời
2.1.3.2.4 Hệ số thu hôi vốn (%)
Hệ số thu hồi vin = DOMES Mune „ iagy,
Doanh số cho vay
Chỉ tiêu này phản ánh công tác thu nợ của ngân hàng hay khả năng trả nợ của khách hàng, chỉ tiêu này càng cao thì công tac thu nợ của ngân hàng tiến triển
tốt và ngược lại
2.1.3.2.5 Vòng quay vốn tín dụng (vòng)
Doanh số thu nợ
Vòng quay vốn tín dụng =
S quay 6 Du ng binh quan
Chỉ tiêu này giúp đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu
hồi nợ vay nhanh hay chậm Nếu số vòng quay vốn tín dụng càng cao có nghĩa là đồng vốn của ngân hàng quay càng nhanh và càng đạt hiệu quả cao
2.1.3.2.6 Tỷ lệ nợ xấu (%)
f Nợ xã
Tỷ lệ nợ xấu = — — x 100%
Tông dư nợ
Chỉ tiêu này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín đụng của ngân hàng Những ngân hàng có chỉ tiêu này thấp cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng của ngân hàng nay cao 2.1.3.2.7 Thu nhdp lai trén Téng thu nhép (%) Thu nhập lãi ————— x 100% Tông thu nhập
Thu nhập lãi/tổng thu nhập =
Chỉ tiêu này phản ánh tỷ trọng thu được từ hoạt động tín dụng trong tổng
thu nhập của ngân hàng Từ đó, thấy được vai trò, vị trí hoạt động cho vay trong
Trang 172.1.3.2.8 Thu nhập lãi trên Chỉ phí lãi (lần) Thu nhập lãi
Thu nhập lã1/Chi phí lãi = Chỉ phí lãi
Chỉ tiêu này cho ta thấy số tiền thu được so với chỉ phí đã bỏ ra trong hoạt
động tín dụng, chỉ tiêu này càng cao càng tốt
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
-_ Thu thập số liệu từ báo cáo tổng kết hoạt động của Ngân hàng qua ba năm
2006 - 2008
- _ Thu thập thông tin từ sách báo và các bài viết có nội dung liên quan đến đề tài phân tích tín dụng
- Thu thập số liệu thứ cấp từ Ngân hàng Công Thương CN3 về doanh số cho vay, đoanh số thu nợ, dư nợ cho vay, nợ xấu, kết quả hoạt động của Ngân hàng qua
3 năm (2006 - 2008) và định hướng phát triển của Ngân hàng năm 2009 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
-_ Dùng phương pháp phân tích các chỉ số tài chính, phương pháp thống kê, mô tả
- _ Sử dụng phương pháp so sánh tuyệt đối, tương đối
+ Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế
Ay =Đì—7o
Trong đó: yọ : chỉ tiêu năm trước
y¡ : chỉ tiêu năm sau
Ay : là phần chệnh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế Phương pháp này được sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục
Trang 18Trong đó: yọ : chỉ tiêu năm trước
y¡ : chỉ tiêu năm sau
Ay : biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế Phương pháp đùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu Từ đó tìm ra nguyên nhân và
Trang 19CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG
CÔNG THƯƠNG 3-TPHCM 3.1 LICH SU HINH THANH VA PHAT TRIEN
3.1.1 Ngân hàng Công Thương Việt Nam
Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Vietinbank) là một trong bốn ngân hàng
lớn nhất tại Việt Nam, Vietinbank có tổng tài sản chiếm hơn 25% thị phần trong
toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam
Nguồn vốn của ngân hàng Công Thương Việt Nam luôn tăng trưởng qua các
năm, tăng mạnh kế từ năm 1996 đạt bình quân 20%/năm
Quá trình hình thành và phát triển của Vietinbank trải qua 3 giai đoạn :
- Giai đoạn 1 : 07/1988- 1990
Ngân hàng Công Thương Việt Nam được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 7 năm 1988 sau khi tách ra từ NHNNVN
Ngân hàng Công Thương Trung Ương được hình thành bởi Vụ tín dụng Công nghiệp và Vụ tín dụng Thương nghiệp với sốn tự có ban đầu được Nhà Nước cấp là
200 tỷ đồng Các chỉ nhánh được lập ra trên cơ sở Phòng tín dụng Công thương nghiệp-ngân hàng nhà nước tỉnh, thành phố, một số chỉ nhánh tỉnh, thành phố và một số chi nhánh NHNN quận, thị xã, huyện nơi có kinh tế công-thương nghiệp, dịch vụ phát triển - Giai đoạn 2: 1991-1996 Tháng 10/1990 Pháp lệnh NHNN, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính có hiệu lực thi hành- đánh đấu bước “phân định rõ chức năng của NHNN và ngân hàng kinh doanh”; ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng đã ký quyết định 402/QĐ thành lập tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam, khẳng định Ngân hàng Công Thương là một NHTM có thành viên là các chi nhánh hạch toán phụ
thuộc, một pháp nhân hạch toán kinh tế độc lập
- Giai đoạn 2: 9/1996 đến nay
Ngân hàng công Thương được tô chức lại theo mô hình tổng công ty Nhà nước theo quyết định 285/QĐ-NH5 ngày 21/09/1996 của Thống đốc NHNN
Trang 20
Từ năm 2001 Ngân hàng Công Thương tiếp tục đổi mới toàn diện hoạt động
kinh doanh, tổ chức quản lý quy trình nghiệp vụ, hiện đại hoá Ngân hàng, phát
triển sản phẩm, địch vụ theo đề án cơ cấu lại Ngân hàng Công Thương Việt Nam
được Chính phủ phê duyệt nhằm chuẩn bị cho tiến trình hội nhập trong khu vực và
quốc tế
Cho đến thời điểm này, Ngân hàng Công Thương Việt Nam có hệ thống mạng
lưới trải rộng trên toàn quốc, bao gồm 3 Sở giao dịch, 137 chỉ nhánh và trên 700
điểm giao dịch Ngân hàng Công Thương còn có: 3 công ty hạch toán độc lập, 2 đơn vị sự nghiệp Bên cạnh đó Ngân hàng Công Thương Việt Nam còn tự hào là thành viên chính thức của các tổ chức có uy tín như:
- _ Hiệp hội ngân hàng Việt Nam (VNBA)
- _ Hiệp hội các Ngân hàng Châu Á (AABA)
- _ Hiệp hội tài chính viễn thông liên Ngân hàng (SWIFT)
- _ Tổ chức phát hành và thanh toán thẻ VISA, MASTER Quốc tế
Đã ký 8 hiệp định khung với các Quốc gia Bi, Đức, Hàn Quốc, Thụy Sĩ và có quan hệ đại lý với trên 800 Ngân hàng lớn của 80 Quốc gia, vùng lãnh thổ trên khắp các châu lục
3.1.2 Chi Nhánh Ngân hàng Công Thương 3-TPHCM
Ngân hàng Công Thương Việt Nam — Chi Nhánh 3 được hình thành trên cơ sở
tiếp quản trụ sở của Chỉ nhánh Ngân hàng Việt Nam Thương Tín từ tháng 04/1975
Sau khi tiếp quản ngân hàng đổi tên thành Ngân hàng Nhà Nước Quận 3 trực thuộc Ngân hàng Nhà Nước TP.Hồ Chí Minh
Từ tháng 04/1975, Ngân hàng Nhà Nước Quận 3 hoạt động dưới hình thức bao cấp gồm huy động tiền gửi tiết kiệm, chỉ trả ngân sách theo kế hoạch
Từ ngày 26/03/1988 theo Nghị định 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (øay là
Chính Phủ) hệ thống Ngân hàng nước ta từ I cấp chuyển sang 2 cấp gồm Ngân
hàng Nhà Nước và Ngân hàng chuyên doanh, vào thời điểm đó Ngân hàng Nhà
Nước Quận 3 được đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Việt Nam
Chi nhánh TP.HCM
Đến tháng 01/1990 các Ngân hàng chuyên doanh được chuyên thành Ngân
Trang 21Từ 01/10/1993 Chi nhánh Ngân hàng Công Thương 3 — TPHCM tách khỏi Ngân hàng Công Thương Việt Nam — Chỉ nhánh TP.HCM để trực tiếp chịu sự
quản lý của Ngân hàng Công Thương Việt Nam và bắt đầu hoạch tốn tồn ngành Từ đây Ngân hàng Công Thương Việt Nam — CN3 trở thành Ngân hàng Thương mại hoạt động trên nhiều lãnh vực với nhiều sản phẩm dịch vụ khác nhau: huy
động tiền gửi tiết kiệm, chuyển tiền, kiều hối, tài trợ thương mại Chỉ nhánh đã
và đang tiếp tục hoàn thiện, phát triển thêm các sản phẩm, dịch vụ mới để phục vụ
nhu cầu đa dạng của khách hàng ngày một tốt hon
3.2 CHUC NANG VA NHIEM VU CUA CHI NHANH NGAN HANG CONG THUONG 3-TPHCM
3.2.1 Chire nang
* Nhận tiền gửi ngắn hạn và trung hạn dưới nhiều hình thức và ở tất cả các thành phần trong dân cư - Bằng đồng Việt Nam - Bằng ngoại tệ * Thực hiện cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng đồng Việt Nam đối với các thành phần kinh tế và các dịch vụ khác * Các dịch vụ ngân hàng : - Kiểm, đếm tiền
- Thực hiện thu đồi tiền mặt lấy ngân phiếu và ngược lại
- Đổi và kinh doanh ngoại tệ
- Dịch vụ thanh toán và chuyển vốn, chuyển tiền nhanh trong và ngoài nước
trên mạng vi tinh va trong phạm vi toàn quốc
3.2.2 Nhiệm vụ
- Tổ chức huấn luyện nhân viên theo yêu cầu của các nghiệp vụ tại chỉ nhánh
theo quy định của Tổng giám đốc
- Kiểm tra các đơn vị trực thuộc trong việc chấp hành chế độ, thể lệ nghiệp vụ
do Tổng giám đốc ban hành
- Chấp hành chế độ báo cáo thống kê theo pháp lệnh kế toán thống kê và chế độ
thông tin báo cáo do Tổng giám đốc ban hành
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc giao
Trang 22
3.3 CƠ CẤU TỎ CHỨC CUA NGÂN HÀNG 3.3.1 Cơ cấu tổ chức GIÁM DOC PHO PHO GIAM GIAM DOC DOC Hinh 4: SO DO TO CHUC NGAN HANG CONG THUONG CHI NHANH 3-TPHCM
(Nguon: Phéng t6 chitc hanh chinh cung cap)
3.3.2 Chức nang va nhiệm vụ của phòng khách hàng cá nhân 3.3.2.1 Chức năng
Là đơn vị tạo ra lợi nhuân, thực hiện hoạt động kinh doanh (bao gồm cả
cho vay, huy động vốn, bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng) đối với khách hàng
là cá nhân theo quy định của Ngân hàng Công Thương Việt Nam
3.3.2.2 Nhiệm vụ
- Tổ chức, thực hiện công tác tiếp thị, chăm sóc khách hàng cá nhân theo quy định của NHCTVN
- Thực hiện hoạt động tín dụng và cung cấp các sản phẩm cho vay, tài trợ
thương mại đối với KHCN
Trang 23
- Tổ chức thực hiện huy động vốn, tiền gửi của KHCN để duy trì và mở rộng
nguồn vốn nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng, đầu tư, thanh toán của NHCTVN
- Nghiên cứu phát triển các sản phâm huy động vốn, cho vay, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng khác phục vụ cho KHCN
- Kip thoi nam bat nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng nhằm xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển thị trường sản phẩm dịch vụ cho các đối
tượng KHCN
- Tư vấn cho KHCN của ngân hàng về các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng
như : tín dụng đầu tư, thanh toán, chuyển tiền, bảo hiểm, gửi tiền, thẻ, thanh toán
xuất nhập khẩu,
- Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ của NHCTVN cho KHCN
- Phân tích, đánh giá khả năng cạnh tranh, chất lượng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đang cung ứng cho KHCN; phối hợp với các phòng ban có liên quan xây dựng phương án cải tiến sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện có để thỏa mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng
- Nghiên cứu các kiến nghị, đề nghị của khách hàng có liên quan đến hoạt động tín dụng, huy động vốn, đến việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ của ngân
hàng cho KHCN Từ đó đề xuất các biện pháp giải quyết với cấp trên
- Thực hiện thống kê, lưu trữ và phân tích các số liệu liên quan đến KHCN định kì hoặc đột xuất để phục vụ cho hoạt động kinh doanh hoặc theo yêu cầu của
Trang 243.4 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TỪ NĂM 2006-2008
3.4.1 Tình hình hoạt động kinh doanh 3.4.1.1 Thu nhập
Qua bảng và biểu đồ về tình hình hoạt động kinh doanh (bảng 1 va hinh 5), ta
thấy tông thu nhập của Ngân hàng Công Thương chỉ nhánh 3 tăng với tốc độ rất nhanh và thu nhập năm sau cao hơn năm trước Cụ thể tổng thu nhập năm 2006 là
74.280 triệu đồng, năm 2007 là 105.819 triệu đồng, năm 2008 là 148.319 triệu đồng Tổng thu nhập năm 2007 tăng 42,5% so với năm 2006, năm 2008 tang 40,1% so với năm 2007 Có được điều này là nhờ sự nỗ lực không ngừng của tập
thể cán bộ- công nhân viên ngân hàng Nhưng thu nhập của Ngân hàng chủ yếu là
thu nhập từ lãi, chiếm 98,5% tổng thu nhập Nguyên nhân do phần lớn khách hàng
đến Ngân hàng để vay tiền nhằm mục đích có vốn hoạt động sản xuất kinh doanh,
tiêu đùng còn các dịch vụ khác như: thanh tốn khơng dùng tiền mặt, mở L/C, chiết khấu giấy tờ có giá, chuyển tiền nhanh chưa được sử đụng nhiều Tuy nhiên, tỷ lệ này đã tăng dần năm 2007 là 98,1% và năm 2008 là 98% Đây là dấu hiệu tốt trong cơ cầu thu nhập của ngân hàng
Thu nhập từ lãi tăng rất nhanh qua 3 năm: năm 2006 thu nhập từ lãi là
73.165 triệu đồng, năm 2007 là 103.854 triệu đồng, năm 2008 là 145.352 triệu
đồng Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng tăng cao, tạo điều kiện cho Ngân hàng mở rộng thêm các phòng giao dich và
điểm giao dịch, giúp khách hàng thuận tiện trong giao dịch với ngân hàng và số
lượng khách hàng đến giao dịch với ngân hàng ngày càng đông Mặt khác, trong
những năm này tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam tương đối ổn định, hoạt động
sản xuất kinh doanh có hiệu quả nên người dân mở rộng đầu tư kinh doanh tạo nên
nguồn du nợ tăng cao làm cho thu nhập lãi của Ngân hàng tăng lên
Hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động mang lại thu nhập chủ yếu cho
ngân hàng, chiếm hơn 98% tổng thu nhập Một cơ cấu thu nhập như thế có những rủi ro nhất định, có khả năng tác động đáng kể đến vị thế cạnh tranh của
ngân hàng Trong khi đó, những năm gần đây các ngành công nghiệp và dich vu
Trang 25cũng như Ngân hàng Chính vì vậy cần chú trọng phát triển các sản phẩm dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại nhằm tăng tỷ trọng thu từ dịch vụ Và đây cũng là xu hướng trong thời gian tới mà ngân hàng nào cũng muốn hướng
toi
3.4.1.2 Chi phi
Như đã phân tích ở trên, hoạt động của Ngân hàng chủ yếu là hoạt động tín dụng nên chỉ phí cho hoạt động này cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chỉ phí
Cùng với sự tăng lên về thu nhập thì chỉ phí cũng tăng lên, tổng chỉ phí
hoạt động kinh doanh năm sau luôn cao hơn năm trước Trong đó, chi trả lãi luôn
chiếm tỉ trọng lớn nhất, chiếm hơn 90% tổng chỉ phí Cụ thể, chỉ phí lãi năm 2006 là
49.750 triệu đồng, năm 2007 là 70.635 triệu đồng tăng 41,9% so với năm 2006, năm 2008 là 106.603 triệu đồng tăng 50,9% so với năm 2007 Do hoạt động cho vay tăng qua mỗi năm, riêng năm 2008 do bất ốn trên thị thường tài chính thế giới làm ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu trong đó có Việt Nam, lãi suất huy động của ngân hàng trong thời gian này tăng mạnh làm cho chi phí lãi trong năm 2008 tăng cao
Cac chi phi ngoài lãi cũng tăng lên để tuyên truyền, quảng cáo sản phẩm Bên cạnh đó, trong năm 2007 Ngân hàng đã mở thêm các phòng giao dịch, tăng nhân lực, mua thêm tài sản, đồng thời giá cả sinh hoạt đồng loạt tăng đã làm cho chi phí ngoài lãi năm 2007 tăng 19,8% so với năm 2006 năm 2008 tăng 11,4%
Tuy chỉ phí lãi nhỏ hơn nhiều so với chỉ phí lãi nhưng nó cũng góp phần làm cho
tổng chỉ phí của Ngân hàng tăng lên
Trang 27
160000, 1400001 1200001 n 1000001 Triệu đồng 80000} | f1 ni Thu Nhập 600003 lz O Chi Phi 400001 HLNR 200001 Cũ LÍ 04 2006 2007 2008 Năm
Hinh 5: KET QUA HOAT DONG KINH DOANH CUA NGAN HANG CONG THUONG CHI NHANH 3 TU NAM 2006-2008
3.4.1.3 Loi nhuận
Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ngày càng có hiệu quả, qua 3 năm Ngân hàng đạt được mức lợi nhuận rất cao Cụ thể lợi nhuận năm
2006 là 14.120 triệu đồng, năm 2007 là 21.111 triệu đồng tăng 49,5% so với 2006, năm 2008 là 25.661 triệu đồng tăng 21,6% so với năm 2007 Để đạt ñược kết quả này cùng với việc chú trọng quản trị chỉ phí, trong thời gian qua toàn Chi
nhánh đầy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, mở rộng đối tượng khách hàng,
thực hiện những chương trình quảng cáo tiếp thị nhằm duy trì và thu hút khách hàng Thêm vào đó, trong 3 năm qua, chỉ nhánh đã không ngừng củng cố, mở
Tộng và nâng cao chất lượng phục vụ, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ như:
thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế, bảo lãnh, dịch vụ ngân quỹ, chi trả lương cho các đơn vị, chuyển tiền du học, làm cho thu nhập từ các hoạt
động tín dụng, phi tín dụng đều tăng lên
Qua phân tích cho thấy kết quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng Công Thương
chỉ nhánh 3 là tương đối tốt, thu nhập và lợi nhuận luôn tăng qua các năm Đó là nhờ vào nỗ lực của toàn thê CBCNV của Ngân hàng Tuy nhiên, để nâng cao khả năng cạnh tranh, Ngân hàng cần chú trọng hơn nữa cơ cấu thu nhập để đảm bảo tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững Theo đó, Ngân hàng cần mở rộng thêm
Trang 28các dịch vụ tiện ích, cung cấp ngày càng nhiều sản phẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, tăng dần tỷ trọng thu từ dịch vụ trong cơ cấu thu nhập
3.4.2 Thuận lợi và khó khăn 3.4.2.1 Thuận lợi
- Với hơn 20 năm xây dựng và phát triển Ngân hàng đã và đang xây dựng được một thương hiệu mạnh được đông đảo khách hang biết đến
- Hệ thống mạng lưới các phòng giao địch, điểm giao dịch tiếp ngày càng
được mở rộng thuận tiện cho hoạt động giao dịch của khách hàng
- Đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ, phần lớn có thâm niên nên có
nhiều kinh nghiệm trong công tác
- Các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng đa dạng, phong phú là luôn được
nghiên cứu làm mới nhằm phục vụ khách hàng một cách tốt nhất
- Thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến mãi, rút thăm trúng thưởng nên được sự quan tâm đông đảo từ phía khách hàng
- Bộ máy tổ chức ngày càng được chun mơn hố thuận tiện cho khách hàng đến giao dịch
3.4.2.2 Khó khăn
- Mạng lưới chi nhánh phân bố rộng khắp nên cũng khó khăn trong việc quan lý, khó khăn trong triển khai và thực hiện các kế hoạch hoạt động, áp dụng quy
chế và quy định mới
- Ngân hàng còn thiếu đội ngũ cán bộ- công nhân viên trẻ năng động, nhiệt tình trong công tác
- Phải cạnh tranh với các ngân hàng khác trong hệ thống ngân hàng và sẽ trở
nên gay gắt hơn bao giờ hết do sự có mặt của các ngân hàng nước ngoài với năng lực tài chính và qui mô vốn lớn
- Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và suy thoái kinh tế thế giới đến nay cũng đã ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng 3.5 PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT DONG CUA NGAN HANG TRONG NAM 2009
Trang 29kinh tế, duy trì đà tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội ; được Chính phủ chỉ đạo bằng nghị quyết số 30/2008/NQCP ngày 11/12/2008, đặc biệt 5 giải pháp thủ tướng Nguyễn Tắn Dũng tại hội nghị Tổng kết ngành Ngân hàng ; Chỉ thị số 06/2008/CT-NHNN ngày 31/12/2008 và 5 nhiệm vụ tập trung của ngành Ngân hàng Thống Đốc NHNN đã chỉ đạo
Trong năm 2009 Ngân hàng Công Thương tiếp tục cần bám sát mục tiêu chỉ
đạo của Chính Phủ và NHNN : tiếp tục thực thi chính sách tiền tệ, hỗ trợ vốn và dịch vụ, tiết kiệm chỉ phí tối đa nhằm chia sẻ khó khăn với khách hàng sản xuất kinh doanh thông qua chính sách lãi suất, phí, ưu tiên khách hàng xuất khâu, sản
xuất chế biến nông sản, doanh nghiệp vừa và nhỏ góp phần tạo đòn bây tăng
trưởng kinh tế
- Từng bước đổi mới công tác quản trị hoạt động tín dụng với định hướng quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế
- Mở rộng hoạt động tín dụng có hiệu quả, xây dựng các cơ cấu tín dụng phù
hợp với định hướng của NHNN và nguồn lực của NHCT, đảm bảo sự phát triển
an toàn, bền vững, tăng cường các biện pháp quản lý khách hàng, các khoản tín
dụng, tập trung củng có chất lượng tín dụng, hạn chế nợ xấu mới phát sinh
- Chú trọng nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, coi hoạt động tín dụng là
chủ lực, nền tảng cơ sở để hỗ trợ các hoạt động dịch v khỏc cựng phỏt trin
đâ Phương hướng nhiệm vụ kinh doanh năm 2009 Hiện đại hoá
Minh bạch và lành mạnh tài chính
Tiêu chuẩn hoá các dịch vụ, quản trị Ngân hàng và quản trị nguồn nhân lực Nâng cao chất lượng các hoạt động của từng lĩnh vực kinh doanh, đảm bảo
phù hợp với thông lệ Quốc tế
- Tăng trưởng mạnh về vốn, đầu tư cho vay, tăng thị phần trên nguyên tắc an
toàn, hiệu quá và bền vững
- Hoàn thiện và phát triển bộ máy, hệ thống mạng lưới kinh doanh * Một số chỉ tiêu đặt ra cho năm 2009 :
- Cho vay kinh tế tăng 25%
-_ Bảo lãnh (bao gồm cả L/C nhập khẩu) tăng 15%
- _ Tỷ lệ nợ nhóm 2 dưới 3%
Trang 30
- _ Tỷ lệ nợ xấu (nhóm 3, 4, 5) dưới 1%
- _ Tỷ lệ cho vay trung và dài hạn tối đa 42% tổng dư nợ cho vay
- _ Tỷ lệ cho vay có đảm bảo bằng tài sản tối thiêu 85%
Trang 31CHƯƠNG 4
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH 3-TPHCM
GIAI DOAN 2006 — 2008
4.1 TINH HiNH HUY DONG VON CUA NGAN HANG TU 2006-2008
Huy động vốn là nghiệp vụ quan trọng của ngân hàng đề thực hiện mục tiêu kinh doanh của ngân hàng, là hành động đi vay nguồn vốn nhàn rỗi trong nền
kinh tế của những cá nhân và tổ chức đang thừa vốn nhằm cung cấp vốn cho những cá nhân và tổ chức đang có nhu cầu vay vốn Vì thế công tác huy động
vốn đóng một vai trò cực kỳ quan trọng, có ý nghĩa không những đối với chỉ
nhánh Ngân hàng Công Thương 3- TPHCM mà còn có ý nghĩa đối với toàn bộ
nền kinh tế xã hội
Qua bang 2 và hình 6 ta thấy vốn huy động của ngân hàng liên tục tăng qua 3 năm Tính đến 31/12/2008, tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng Công
thương chỉ nhánh 3 đạt 1.554.098 triệu đồng, tăng 173.868 triệu đồng tương ứng
với tỷ lệ tăng 12,6% so với năm 2007; năm 2007 tăng 215.690 triệu đồng tương ứng 18,5% so với năm 2006 Tổng nguồn vốn huy động có sự tăng trưởng ổn
định qua các năm Điều này cho thấy công tác huy động vốn của ngân hàng hoạt
động rất hiệu quả Nguồn vốn huy động được góp phần không nhỏ trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh nói riêng và Ngân hàng Công Thương nói chung
BANG 2: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VÓN TẠI CHI NHÁNH TỪ NĂM 2006-2008 Don vi tinh: Triệu đồng
Chi Tiéu Nam 2006 Nam 2007 Nam 2008
Tiền gửi thanh toán 437.235 496.883 399.201
Trang 321600000 1400000 1200000 1000000 Triệu đồng 800000 600000 400000 200000 0 2006 2007 2008 Năm
Hình 6: TÌNH HÌNH HUY DONG VON CUA NGAN HANG CONG THUONG CHI NHANH 3 TU’ NAM 2006-2008
4.1.1 Vốn huy động tiền gửi
4.1.1.1 Tiền gửi thanh toán
Đây là loại tiền gửi không vì lợi nhuận, khách hàng gửi vì mục tiêu thuận
tiện trong thanh toán và được sử dụng các dịch vụ của Ngân hàng với chi phí
thấp Tiền gửi thanh toán tăng liên tục qua 3 năm: năm 2006 là 437.235 triệu đồng: năm 2007 tăng 59.648 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 13,6%; năm 2008 tiền gửi thanh toán giảm còn 399.201 triệu đồng, giảm 97.682 triệu đồng tương
ứng giảm 19,7% so với năm 2007 Nguyên nhân năm 2007 tiền gửi thanh toán tăng là do doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, nhu cầu thanh toán cho việc lưu thơng hàng hố tăng cao tăng cao, riêng năm 2008 thị trường bất động sản, thị
trường chứng khoán chịu nhiều ảnh hưởng bắt lợi nên lượng tiền gửi thanh toán có xu hướng giảm
Tiền gửi thanh toán chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng nguồn vốn huy
động được của toàn chỉ nhánh Năm 2008 chiếm 25,7% tổng nguồn vốn huy động, năm 2007 chiếm 36,0% và năm 2006 chiếm 37,5% so với tổng nguồn vốn huy động Loại tiền gửi này có ý nghĩa đối với ngân hàng trong vì nó có chi phí
rẻ Nhưng cũng cần thận trọng trong việc sử dụng nguồn vốn này vì đây là nguồn
Trang 334.1.1.2 Vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi khác
Chỉ nhánh Ngân hàng Công Thương 3 vốn nổi tiếng là chỉ nhánh có nghiệp
vụ huy động vốn mạnh vì có những chương trình thu hút mạnh tiền gửi trong dân
cư, đặc biệt là những chương trình tiết kiệm dự thưởng với giá trị thưởng lên đến
hàng ngàn tỷ đồng nên đã thu hút được rất nhiều nguồn vốn nhàn rỗi trong dân
cư vào hình thức tiền gửi tiết kiệm Điều này giải thích tại sao lượng tiền gửi tiết kiệm qua mỗi năm đều tăng Cụ thể năm 2006 tiền gửi tiết kiệm là 388.653 triệu đồng, năm 2007 tăng thêm 53.021 triệu đồng, đến năm 2008 đạt 538.572 triệu
đồng
Bên cạnh loại tiền gửi thanh toán với chỉ phí thấp, tiền gửi tiết kiệm có tính
ổn định thì trong cơ cấu tiền gửi của ngân hàng còn có những loại tiền gửi khác như tiền kí quỹ cũng chiếm tỷ trọng tương đối Năm 2006 lượng tiền gửi khác là
157.890 triệu đồng; năm 2007 là 179.430 triệu đồng tăng 13,6% so với năm
2006; năm 2008 là 234.612 triệu đồng tăng 30,8% so với năm 2007 4.1.2 Vốn huy động qua kênh phát hành kỳ phiếu và trái phiếu
Kỳ phiếu và trái phiếu cũng là kênh quan trọng của kênh huy động vốn của ngân hàng Trong các năm qua chỉ nhánh cũng đã phát hành kỳ phiếu và trái
phiếu với giá trị lớn cho những nhu cầu và mục tiêu đầu tư của chỉ nhánh Còn thời hạn mệnh giá thì tuỳ từng nhu cầu và mục đích của việc phát hành
- Kỳ phiếu là loại chứng từ có giá được ngân hàng phát hành để huy động tiết kiệm trong xã hội nhằm mục đích phục vụ cho việc kinh doanh trong thời kỳ nhất định Thời hạn của kỳ phiếu còn phụ thuộc vào chính sách huy động vốn của ngân hàng Năm 2006 huy động vốn thông qua kỳ phiếu đạt 109.308 triệu đồng, đến năm 2007 tăng thêm 14.912 triệu đồng và năm 2008 đạt 153.785 triệu
đồng
- Trái phiếu là công cụ huy động vốn dài hạn của ngân hàng Khi ngân hàng
phát hành trái phiếu thì ngân hàng có mục đích dùng số vốn đó để đầu tư vào các dự án mang tính chất đài hạn như đầu tư vào công trình, đự án liên doanh hoặc cho vay dài hạn Ta thấy vốn huy động bằng phát hành trái phiếu tăng qua mỗi năm: năm 2006 là 121.454 triệu đồng, năm 2007 là 138.032 triệu đồng tăng 16.569 triệu đồng so với năm 2006, và năm 2008 đạt 218.925 triệu đồng tăng 30.893 triệu đồng so với năm 2007
Trang 34
4.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỰNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH 3-TPHCM
Trong bối cảnh hiện nay, khi các mức độ cạnh tranh giữa các NHTM đang
trở nên gay gắt và diễn biến tình hình tài chính tiền tệ luôn có nhiều biến động
Ngân hàng Công Thương chi nhánh 3 với phương châm hoạt động “An toàn, hiệu quả và bền vững” đã không ngừng cải tiến các sản phâm địch vụ cũng như
giải quyết các vấn đề về thủ tục để đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng nhưng vẫn đảm bảo tính an toàn cao nhất
Trên cơ sở nguồn vốn huy động được với cùng với việc tận dụng các lợi thế
của một NHTM quốc doanh lớn về vốn, nhân lực, uy tín, Ngân hàng Công
Thương chi nhánh 3 đã không ngừng mở rộng các hình thức tín dụng theo xu
hướng phát triển chung của nền kinh tế đồng thời có chiến lược tập trung phục vụ tốt nhất nhóm khách hàng của mình
Tại phòng khách hàng cá nhân với chức năng phục vụ tối ưu nhóm khách
hang là hộ kinh doanh cá thé, cá nhân thì công tác cho vay đã đạt được nhiều kết quả đáng kể
4.2.1 Doanh số cho vay cá nhân
Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh số tiền mà Ngân hàng cho khách hàng
vay trong một thời kỳ Qua bảng trên, ta thấy doanh số cho vay đều tăng qua 3 năm: năm 2006 là 160.852 triệu đồng, năm 2007 là 208.037 triệu đồng, năm
2009 là 232.563 triệu đồng; về tỷ lệ tăng thì năm 2007 tăng 29,3% so với năm
2006, năm 2008 tăng 11,8% so với năm 2007 Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày cảng tăng Ngoài ra, việc Ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi để khách hàng tiếp cận với nguồn vốn của Ngân
hàng, đây mạnh khuyến khích khách hàng sử dụng những sản phẩm dịch vụ mới
Trang 36250000 232583 208.037 200000 ¬ 160.852 150000 ¬ “oO oS = 2 © 100000 + 50000 + 0 2006 2007 2008 Nam
Hinh 7: DOANH SO CHO VAY CA NHAN CUA NGAN HANG CONG THUONG CHI NHANH 3 TU NAM 2006-2008
4.2.1.1 Doanh số cho vay cá nhân theo thời hạn
Khi nói đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng thì tín dụng ngắn hạn luôn được các ngân hàng quan tâm hàng đầu, bên cạnh việc hỗ trợ vốn cho các thành
phần kinh tế phát triển, đây còn là yếu tố quan trọng trong việc tạo ra lợi nhuận
cho ngân hàng Cho vay ngắn hạn thường chiếm tỷ trọng lớn vì đảm bảo thu hồi
vốn nhanh và ít rủi ro hơn cho vay trung và dài hạn Vì thế doanh số cho vay cá
nhân ngắn hạn của Ngân hàng tăng qua mỗi năm 2007 tăng 87,8% so với năm
2006, năm 2008 tăng 57,8% so với năm 2007
Trong cơ cầu cho vay, cho vay ngắn hạn ngày càng tăng về số lượng và tỷ trọng được nâng cao dần Cho vay trung và dài hạn có xu hướng giám xuống qua các năm Do định hướng phát triển của Ngân hàng là tập trung tăng trưởng du nợ bằng cách cho vay có trọng điểm sau đó sẽ đây mạnh cho vay phân tán theo đề án
Trang 37hơn một năm nên nó đòi hỏi khách hàng phải có phương án sản xuất kinh doanh
có hiệu quả, đảm bảo trả hết nợ cho Ngân hàng khi món vay đáo hạn, do đó nó
chiếm tỷ trọng nhỏ so với cho vay ngắn hạn Nhằm hạn chế rủi ro khi cho vay trung và đài hạn nên ngân hàng đã chủ động giảm dần tỷ trọng cho vay của loại hình này Hơn nữa vốn huy động từ khách hàng cũng phần lớn là ngắn hạn nên cho vay trung và dài hạn cũng bị hạn chế Vì thế mà doanh số cho vay trung và
dài hạn giảm qua các năm: năm 2007 giảm 6.752 triệu đồng tương ứng giảm
6,8% so với năm 2006, năm 2008 giảm 42.173 triệu đồng tương ứng giảm 45,5%
so với năm 2007
4.2.1.2 Doanh số cho vay cá nhân mục đích vay
Trong cơ cấu cho vay của Ngân hàng, cho vay sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng cao nhất chiếm trên 90% tổng doanh số cho vay, tuy nhiên tỷ trọng cho
vay có xu hướng ngày càng giám dần do đời sống của người dân ngày càng được nâng cao kéo theo nhu cầu ngày càng cao nhu cầu sử dụng các tiện nghỉ hiện đại, nhu cầu học tập và chữa bệnh ở nước ngoài cộng với sự chủ ñộng của Ngân hàng trong việc điều chỉnh cơ cấu cho vay cho phủ hợp với nhu cầu của khách hàng
-_ Sản xuất kinh doanh
TPHCM là một trung tâm kinh tế lớn nên việc cho vay sản xuất kinh doanh là một nhu cầu rất lớn, không chỉ riêng các doanh nghiệp mà các cá nhân cũng cần vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của mình, cho nên doanh số cho vay ở lĩnh vực này này cũng tăng rất nhanh qua mỗi năm: năm 2006 đạt 155.544 triệu đồng, nam 2007 la 189.938 triệu đồng tăng lên 22,1% so với năm 2006,
năm 2008 đạt 210.004 triệu đồng tăng 10,6% so với năm 2007 Nguyên nhân của sự tăng trưởng đó bên cạnh nhu cầu vốn của khách hàng để mở rộng sản xuất kinh doanh, còn nhờ nỗ lực tăng cường quảng bá hình ảnh Ngân hàng nhằm giới thiệu các sản phẩm tín dụng đến với khách hàng và tạo điều kiện để khách hàng
tiếp cận với nguồn vốn của Ngân hàng - Tiéu ding
Đây là loại hình cho vay phô biến và rất phát triển trong những năm gần đây Khi thu nhập cũng như đời sống ngày càng được nâng cao thì nhu cầu vay
tiêu dùng là một nhu cầu không thể thiếu Loại hình này những năm trước bị giới hạn ở một số đối tượng là cán bộ công chức nhưng hiện nay nó đã được phố biến
Trang 38rộng rãi từ cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp lớn, đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp nhà nước, thậm chí những hộ sản xuất kinh doanh
nhỏ Mục đích của khoản vay tiêu dùng là để mua nhà, sửa chữa nhà, mua quyền sử dụng đất để làm nhà ở, mua thiết bị nội thất gia đình, hay mua sắm phương
tiện đi lại, chẳng hạn như khách hàng muốn sở hữu một chiếc xe hơi nhưng họ tích luỹ chưa đủ Với đặc điểm của nó là cho vay trả góp trong thời hạn từ 1 đến 3 năm hoặc thời gian có thê linh động hơn tuỳ theo thoả thuận giữa Ngân hàng và khách hàng giúp cho khách hàng đễ dàng có được phương tiện, vật dụng
mình mong muốn khi tài chính có giới hạn Điều này làm cho doanh số cho vay của loại hình này tăng lên Cụ thể, năm 2006 là 5.308 triệu đồng đến năm 2007
tăng mạnh lên 17.475 triệu tương ứng với tỷ lệ tăng 229,2% so với năm 2006,
năm 2008 tăng 22,4% so với năm 2007
- Học tập và chữa bệnh ở nước ngoài
Với mục đích hỗ trợ tài chính cho học sinh, sinh viên, những người đã đi làm
có nhu cầu đi học ở nước ngoài, hoặc những người có nhu cầu vay để chữa bệnh ở nước ngoài Những khách hàng được ngân hàng cho vay diện này là những có
năng lực về tài chính sẵn nhưng chưa đủ cho nhu cầu nên cần hỗ trợ thêm một
phan Loại hình cho vay này được ngân hàng chú ý trong khoảng 2 năm gần đây vì vậy doanh số cho vay chiếm ty trọng thấp trong tổng doanh số cho vay Cụ thể
năm 2007 chiếm 0,3% và năm 2008 chiếm 0,5% doanh số cho vay
4.2.1.3 Doanh số cho vay cá nhân theo phương thức bảo đảm
Để đảm bảo an toàn cho nguồn vốn của mình, ngân hàng hạn chế cho vay những khoản vay không có tài sản đảm bảo Chính vì vậy mà tỷ trọng cho vay không có tài sản đảm bảo luôn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng doanh số cho vay
và giảm dần qua mỗi năm Cụ thể năm 2006 chiếm 3,9%, năm 2007 chiếm 3,2%, đến năm 2008 tỷ lệ này chỉ còn 1,1%
4.2.2 Doanh số thu nợ cá nhân
Doanh số thu nợ là chỉ tiêu phản ánh số tiền ngân hàng thu về từ các khoản cho vay, bao gồm cả những khoản cho vay của những năm trước Đây là vấn đề
rất quan trọng đối với các ngân hàng Việc thu hồi nợ có tốt hay không là do mỗi ngân hàng biết tính toán và tránh được những rủi ro có thể xảy ra, từ đó việc thu
Trang 39giá khách hàng của cán bộ tín dụng, đồng thời phản ánh hiệu quả hoạt động của ngân hàng
Nhìn chung doanh số thu nợ của Ngân hàng cũng tăng qua 3 năm, cụ thể là
vào năm 2007 doanh số thu nợ tăng 36.797 triệu đồng tương ứng 29,7% so với
năm 2006; năm 2008 tăng 2.679 triệu đồng tương ứng 1,7% Do năm 2007 tình
hình kinh tế diễn biến tốt hoạt động sản suất kinh doanh của người dân mang lại
hiệu quả cao nên công tác thu hồi vốn diễn ra thuân lợi Nhưng đến năm 2008
doanh số thu nợ tăng với tỷ lệ thấp hơn nhiều so với 2007 Nguyên nhân do tình hình kinh tế năm 2008 không ổn định do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới kéo theo sự suy giảm của thị trường chứng khoán và thị trường trường bất động sản, dẫn đến nguồn vốn của nền kinh tế bị ứ đọng Từ đó công tác thu
hồi vốn của ngân hàng một phần cũng bị ảnh hưởng 180000 160.813 163.492 160000 + 140000 + 124.016 120000 + 100000 + 80000 + Triệu đồng 60000 + 40000 + 20000 + 0 T T 2006 2007 2008 Nam
Hinh 8: DOANH SO THU NO CA NHAN CUA NGAN HANG CONG THUONG CHI NHANH 3- TPHCM TU NAM 2006-2008