Phân tích nợ quá hạn KH cá nhân của Techcombank Lý Thái Tổ

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại chi nhánh ngân hàng Techcombank Lý Thái Tổ, Hà Nội (Trang 39)

2. Khái quát về tín dụng:

2.2.3.4 Phân tích nợ quá hạn KH cá nhân của Techcombank Lý Thái Tổ

Như bao loại hình kinh doanh khác, hoạt động tín dụng NH là một hoạt Sinh viên: Ngô Hữu Hưng - Mã sv: BH210369 - Lớp TCDN21.11 39

Chuyên đề tốt nghiệp - TCDN GVHD: TS Nguyễn Thị Thùy Dương

động kinh doanh đặc thù, luôn tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro vì hoạt động tín dụng NH luôn gắn liền và có mối quan hệ chặt chẽ với mọi đối tượng KH. Nếu NH xem xét thận trọng trong quá trình cho vay và KH làm ăn có hiệu quả, sử dụng vốn đúng mục đích, trả nợ tiền vay đúng thời hạn thì tất nhiên là NQH sẽ ít. Ngược lại, nếu trong quá trình thẩm định và quyết định cho vay có nhiều thiếu sót, dẫn đến nguồn vốn vay sử dụng kém hiệu quả hoặc sai mục đích, KH chậm trả nợ vay thì NQH sẽ gia tăng. Vì vậy, việc tìm kiếm KH tin tưởng để cho vay là rất quan trọng, tuy nhiên cần phải năng động và phải quyết đoán, vì nếu quá thận trọng sẽ mất đi những cơ hội cho vay hấp dẫn có thể mang lại lợi nhuận cao.

* Nợ quá hạn KH cá nhân theo thời hạn:

NQH khách hàng cá nhân của TECHCOMBANK Lý Thái Tổ theo thời hạn (2009 – 2011) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Chênh lệch 2009/2010 Chênh lệch 2010/2011 Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối Ngắn hạn 1.350 1.270 2.370 -80 -6% 1.100 87% Trung dài hạn 546 550 880 4 1% 330 60% Tổng nợ quá hạn 1.896 1.820 3.250 -76 -4% 1.430 79%

Nguồn: Phòng tín dụng khách hàng cá nhân Techcombank Lý Thái Tổ

Đối với NQH ngắn hạn: Trong năm 2009 là 1.350 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 71% trong tổng NQH. Năm 2010, NQH ngắn hạn là 1.270 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 70%), giảm 80 triệu đồng so với năm 2009, tương đương giảm 6%. Sang năm 2011 NQH ngắn hạn là 2.370 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 73%), tăng 1.100 triệu đồng, tương đương 87%. Nguyên nhân làm cho NQH ngắn hạn trong năm 2011 tăng mạnh là trong giai đoạn nửa cuối năm 2011 tình hình sản xuất đối với lĩnh vực nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, giá cả nguyên liệu đầu vào không giảm và có xu hướng gia tăng nhưng giá lúa thì thấp nên nhiều hộ nông dân gặp khó khăn, không có khả năng thanh toán cho NH khi đến hạn nên đã làm cho NQH của Techcombank Lý Thái Tổ trong năm 2011 gia tăng nhanh.

Đối với NQH trung - dài hạn: Năm 2009 là 546 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 29%). Năm 2010 là 550 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 30%), tăng 4 triệu đồng so với năm 2009, tương đương 1%. Năm 2011 NQH trung – dài hạn là 880 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 27%), tăng 330 triệu đồng so với năm 2010, tương đương 60%. Qua bảng số liệu ta thấy NQH trong giai đoạn (2009 – 2011) ít biến động, NQH gia tăng mạnh chủ yếu là trong năm 2011, nguyên nhân là do ảnh hưởng của những biến động trong nền kinh tế trong năm 2009 và 2010 do đó đã làm cho NQH trong năm 2011 tăng cao.

Chuyên đề tốt nghiệp - TCDN GVHD: TS Nguyễn Thị Thùy Dương

* Nợ quá hạn của KH cá nhân theo mục đích tín dụng:

Nợ quá hạn khách hàng cá nhân của TECHCOMBANK Lý Thái Tổ theo mục đích tín dụng giai đoạn (2009 – 2011)

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Chênh lệch 2009/2010 Chênh lệch 2010/2011 Tuyệt

đối Tươngđối Tuyệtđối Tươngđối

CVNN 1.049 1.002 1.735 -47 -4% 733 73%

CV SXKD 323 311 750 -12 -4% 439 141%

CV tiêu dùng 381 368 560 -13 -3% 192 52%

CV khác 143 139 205 -4 -3% 66 47%

Tổng 1.896 1.820 3.250 -76 -4% 1.430 79%

Nguồn: Phòng tín dụng khách hàng cá nhân TECHCOMBANK Lý Thái Tổ

Qua bảng số liệu trên cho thấy tình hình NQH tại chi nhánh có sự biến động. Thực tế, hoạt động tín dụng NH ở bất kỳ giai đoạn nào cũng đều phát sinh NQH và đây là một vấn đề không thể tránh khỏi.

Trong NQH, có một bộ phận nợ khó đòi hoặc không thu hồi được gây ra những rủi ro trong TD. Về phía NH, NQH xuất phát từ những nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan, vấn đề là NH cần tìm ra nguyên nhân của NQH và có biện pháp khắc phục kịp thời.

Tổng NQH năm 2009 tại chi nhánh 1.896 triệu đồng, sang năm 2010 NQH đã có dấu hiệu giảm nhẹ và còn 1.820 triệu đồng, giảm 76 triệu đồng (tương đương giảm 4%) so với năm 2009. Tuy nhiên, năm 2011 NQH đã tăng đột biến lên 3.250 triệu đồng, tăng 1.430 triệu đồng (tương đương 79%) so với năm 2010. Nguyên nhân chủ yếu là trong năm 2010, tình hình kinh tế trong nước có nhiều biến động, do đó các ngành nghề kinh doanh gặp khó khăn, đặc biệt là nông nghiệp điều này đã dẫn đến NQH trong năm 2011 tăng đột biến. Cụ thể nợ quá hạn trong SXNN trong năm 2011 là 1.735 triệu đồng, nợ quá hạn trong SXKD 750 triệu đồng, nợ quá hạn trong cho vay tiêu dùng là 560 triệu đồng và cho vay khác là 205 triệu đồng.

Bên cạnh những nguyên nhân dẫn đến NQH như phân tích trên, cũng còn những nguyên nhân khác góp phần làm tăng NQH như:

- Tính chất công việc, ngành nghề của KH có mức độ rủi ro cao.

- Ý thức bảo toàn vốn của KH còn thấp. Do năng lực, tầm hiểu biết, kinh nghiệm kinh doanh của KH còn hạn chế dẫn đến khó khăn trong việc quản lý.

- Sử dụng vốn sai mục đích.

- Những lý do khách quan như: thiên tai, những điều kiện bất thường của tự nhiên làm ảnh hưởng không thuận lợi cho người kinh doanh.

Mặc dù NH có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn và có nhiều kinh nghiệm nhưng trong công tác thu hồi nợ vẫn gặp không ít khó khăn. Việc xử lý nợ đến hạn còn chưa nhanh chóng kịp thời làm phát sinh các khoản NQH. Điểm này cho thấy công tác thẩm định TD, thu hồi nợ của cán bộ TD vẫn chưa cao.

2.3 Đánh giá thực trạng cho vay đối với khách hàng cá nhân tại chi nhánh ngân hàng Techcombank Lý Thái Tổ:

Chuyên đề tốt nghiệp - TCDN GVHD: TS Nguyễn Thị Thùy Dương

Trên cơ sở đi vay để cho vay, hoạt động TD là hoạt động kinh doanh chính của NH. Hoạt động cho vay được diễn ra thường xuyên, liên tục và thông thường tăng giảm theo tính chất mùa vụ, biến động thị trường. Để có thể đánh giá được hoạt động TD của chi nhánh Techcombank Lý Thái Tổ cần phân tích các chỉ số tài chính sau:

Một số chỉ tiêu tài chính đánh giá tình hình hoạt động TD cá nhân của Chi nhánh Techcombank Lý Thái Tổ giai đoạn (2009 – 2011)

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm

2009 2010 2011

1. Doanh số thu nợ Triệu đồng 163.993 195.152 249.068

2. Doanh số cho vay Triệu đồng 187.402 208.953 278.871

3. Tổng dư nợ Triệu đồng 196.833 210.634 240.437

4. Nợ quá hạn Triệu đồng 1.896 1.820 3.250

5. Tổng VHĐ Triệu đồng 194.104 219.338 423.950

6. Tổng nguồn vốn Triệu đồng 345.852 378.673 591.479

7. Dư nợ bình quân Triệu đồng 185.129 203.734 225.536

8. Hệ số thu nợ (1/2) % 87,51% 93,40% 89,31%

9. Nợ quá hạn / tổng dư nợ (4/3) % 0,96% 0,86% 1,35%

10. Vòng quay vốn tín dụng (1/7) Lần 0,89 0,96 1,10

11. Dư nợ cá nhân / VHĐ (3/5) % 101% 96% 57%

Qua các chỉ tiêu trên cho thấy, NH đã đạt được những kết quả đáng kể trong thời gian qua trên những lĩnh vực hoạt động TD cá nhân của mình. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động vẫn không thể tránh khỏi những vướng mắc, nhưng nhìn chung công tác thu nợ luôn được chú trọng và tăng cường, NQH vẫn còn nằm trong phạm vi an toàn, vòng quay vốn gia tăng qua các năm.

* Hệ số thu nợ tín dụng đối với khách hàng cá nhân

Hệ số thu nợ là hệ số biểu hiện khả năng thu nợ tại NH. Hệ số càng cao càng thể hiện đồng vốn cho vay càng an toàn và công tác thu nợ được thực hiện tốt. Hệ số thu nợ tại NH có xu hướng tăng, cụ thể năm 2009 là 87,51%, sang năm 2010 hệ số này tăng tới 93,40%, sang năm 2011 hệ số thu nợ giảm còn 89,31%. Nguyên nhân là trong năm 2011 doanh số cho vay gia tăng đột biến, tuy nhiên doanh số thu nợ cũng gia tăng với tốc độ khá nhanh, do đó hệ số thu nợ vẫn nằm ở mức tốt. Hệ số thu nợ đạt được mức cao như vậy một phần là do công tác thu nợ tại NH luôn được thực hiện tốt, một phần là do có một số khoản nợ được KH tất toán trước hạn, và doanh số thu nợ gia tăng nhanh chóng.

* Nợ quá hạn / Tổng dư nợ tín dụng đối với khách hàng cá nhân

Xét ở chỉ tiêu Nợ quá hạn/Tổng dư nợ, đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng của NH một cách rõ rệt, nó đo lường chất lượng nghiệp vụ Sinh viên: Ngô Hữu Hưng - Mã sv: BH210369 - Lớp TCDN21.11 42

Chuyên đề tốt nghiệp - TCDN GVHD: TS Nguyễn Thị Thùy Dương

TD của NH. Tỷ lệ này càng thấp nghĩa là chất lượng TD của NH càng cao. Năm 2009 tỷ lệ này là 0,96% nhưng sang năm 2010 lại giảm xuống còn 0,86%, tuy bước qua năm 2011 tỷ lệ nợ quá hạn / Tổng dư nợ tín dụng đối với KH cá nhân có tăng lên 1,35% nhưng tỷ lệ NQH của chi nhánh vẫn nằm dưới mức cho phép của NHNN là 5%. Có được kết quả này là do NH đã đề ra những giải pháp hữu hiệu và triệt để nhằm hạn chế tỷ lệ NQH một cách tốt nhất.

* Vòng quay vốn tín dụng đối với khách hàng cá nhân

Hệ số vòng quay vốn TD là chỉ tiêu đo lường tốc độ luân chuyển vốn TD nhanh hay chậm. Hệ số này càng lớn thì hiệu quả hoạt động TD càng cao. Vòng quay vốn TD của Techcombank Lý Thái Tổ, Hà Nội trong năm 2009 đạt ở mức cao là 0,89 lần, năm 2010 là 0,96 lần và năm 2011 là 1,10 lần. Ta thấy vòng quay vốn TD không ngừng gia tăng qua các năm, đây là kết quả đáng mừng cho hoạt động TD của NH và làm căn cứ cho xu hướng hoạt động trong vài năm tới. Đạt được điều đó phần lớn là do trong hoạt động cho vay, cán bộ TD của NH đã chấp hành đúng nguyên tắc, sáng suốt và khách quan, thực hiện tốt công tác thu hồi nợ đảm bảo nhanh chóng, kịp thời và đầy đủ, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động TD của NH.

* Dư nợ cá nhân / VHĐ

Dư nợ cá nhân trên vốn huy động giúp ta có thể so sánh khả năng cho vay của NH với khả năng huy động vốn, đồng thời để xác định hiệu quả của một đồng vốn huy động được. Hay nói cách khác, đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng sử dụng vốn huy động của NH vào công tác cấp TD cá nhân. Dư nợ cho vay cá nhân trên vốn huy động của chi nhánh biến động như sau:

Năm 2009, dư nợ cho vay / VHĐ đối với KH cá nhân là 101%. Điều này có nghĩa là cứ trong 1,01 đồng vốn cho vay KH cá nhân thì có sự tham gia của 1 đồng VHĐ. Qua đó cho thấy VHĐ đáp ứng được phần lớn việc cho vay KH cá nhân và NH không phải sử dụng nhiều nguồn vốn khác cho hoạt động TD này. Tuy nhiên, nếu xét về cả hai mặt tín dụng KH cá nhân và tín dụng KH doanh nghiệp thì lượng vốn này chưa tương xứng với dư nợ cho vay, NH sẽ gặp khó khăn trong việc mở rộng qui mô TD. Do vậy, NH cần có nhiều giải pháp để nâng cao nguồn VHĐ nhằm phục vụ nhu cầu vay vốn của KH.

Sang năm 2010, chỉ tiêu dư nợ cho vay / VHĐ đối với KH cá nhân là 96%. Tức vốn huy động ngoài việc phục vụ cho TD cá nhân còn giúp NH thực hiện các hoạt động kinh doanh khác.

Năm 2011, nhằm thu hút KH trong việc gửi tiết kiệm, NH đã có nhiều chính sách khuyến mãi như tăng lãi suất tiền gửi, với chương trình dự thưởng đặc biệt...Vì vậy vốn huy động tăng lên nhiều hơn so với dư nợ cá nhân và chỉ số dư nợ cá nhân trên vốn huy động đạt 57%. Có nghĩa là: nguồn vốn huy động ngoài mục đích cho vay KH cá nhân, NH còn có thể sử dụng 43% VHĐ để phục vụ cho các hoạt động kinh doanh khác.

Nhìn chung, nhu cầu vay vốn của KH cá nhân để mở rộng sản xuất, để Sinh viên: Ngô Hữu Hưng - Mã sv: BH210369 - Lớp TCDN21.11 43

Chuyên đề tốt nghiệp - TCDN GVHD: TS Nguyễn Thị Thùy Dương

phục vụ cho những nhu cầu thiết yếu ngày càng tăng. Bên cạnh đó, tình hình huy động vốn của NH cũng rất tốt, được thể hiện NH không chỉ đủ vốn đáp ứng nhu cầu vay vốn của KH mà còn có vốn để kinh doanh các hoạt động khác.

CHƯƠNG 3:

Chuyên đề tốt nghiệp - TCDN GVHD: TS Nguyễn Thị Thùy Dương

MỘT SỐ GIẢI GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TECHCOMBANK LÝ THÁI TỔ, HÀ NỘI :

3.1. Định hướng về hoạt động cho vay của ngân hàng đối với khách hàng cá nhân:

Định hướng phát triển năm 2012 của Techcombank là Hiệu quả -An toàn - Tăng trưởng, tập trung các nội dung sau:

- Tăng cường huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn tín dụng tăng cao.

- Thực hiện tăng trưởng tín dụng hợp lý, coi trọng chất lượng tín dụng. - Xử lý kiên quyết để giảm nợ quá hạn, không để phát sinh nợ quá hạn mới.

- Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, thực hiện chính sách khách hàng tốt. - Quản trị lãi suất và rủi ro tỷ giá có hiệu quả, kết hợp với các sản phẩm phục vụ xuất khẩu.

- Đẩy mạnh tốc độ phát triển tín dụng TD với doanh số cho vay cao hơn 50% tổng doanh số cho vay của ngân hàng, nhưng trước tiên đạt mức tăng 20% so với năm 2010 vào năm 2011 đối với cho vay TD.

- Giảm tỉ lệ nợ quá hạn đến mức thấp nhất có thể được trên phần dư nợ cho vay so với năm 2008

- Ngân hàng phải giữ vai trò tích cực hơn trong việc thu thập, cung cấp những thông tin cần thiết để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của khách hàng.

- Nâng cao trình độ cán bộ tín dụng hơn nữa theo hướng cho vay trên cơ sở hiểu biết khách hàng, không đơn thuần chỉ cho vay trên tài sản thế chấp

- Nghiên cứu thị trường để phát hiện cơ hội nghề nghiệp, cho vay đa dạng hơn nhằm thoả mãn nhu cầu đa dạng của khách hàng.

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàngcá nhân tại chi nhánh ngân hàng Techcombank Lý Thái Tổ, Hà Nội: cá nhân tại chi nhánh ngân hàng Techcombank Lý Thái Tổ, Hà Nội:

Mặc dù môi trường kinh doanh có nhiều thách thức khó khăn trong năm 2011, với chiến lược phát triển đúng đắn đã được hoạch định và triển khai từ nhiều năm trước cùng sự nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên ngân hàng Techcombank nhằm cung cấp các sản phẩm dịch vụ tiện lợi, giàu tiện ích đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, Techcombank đã đạt được kết quả kinh doanh tốt, duy trì tốc độ phát triển nhanh và mạnh mẽ.

3.2.1. Nâng cao hiệu quả công tác thẩm định:

Thẩm định các dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh được coi là một khâu quan trọng nhất trước khi quyết định cho vay hay bảo lãnh. Các đơn vị kinh doanh khi tiến hành tiếp xúc, thẩm định trực tiếp khách hàng và đề xuất cấp tín dụng cần tuyệt đối tuân thủ các quy định của ngân hàng. Cần gắn trách

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại chi nhánh ngân hàng Techcombank Lý Thái Tổ, Hà Nội (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w