Nợ quá hạn của Techcombank Lý Thái Tổ

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại chi nhánh ngân hàng Techcombank Lý Thái Tổ, Hà Nội (Trang 30)

2. Khái quát về tín dụng:

2.2.2.4 Nợ quá hạn của Techcombank Lý Thái Tổ

Tín dụng NH là một trong những hoạt động mang lại lợi nhuận cao, chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu thu nhập của NH, nhưng đồng thời cũng là lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vấn đề NQH và nợ xấu luôn là mối lo đối với tất cả cán bộ làm công tác TD cũng như các nhà lãnh đạo NH, bởi vì việc thẩm định giải quyết một món vay đã khó, thu hồi đầy đủ gốc lẫn lãi là công việc khó hơn. Thông thường đa số KH đều vay trả đúng hạn, uy tín. Tuy nhiên cũng không hiếm KH không chịu trả nợ với nhiều nguyên nhân khác nhau, làm phát sinh NQH thậm chí trở thành nợ tồn đọng, do đó cần có biện pháp xử lý để lành mạnh hoá tài chính NH.

Nợ quá hạn của TECHCOMBANK Lý Thái Tổ giai đoạn (2009 – 2011)

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Chênh lệch 2009/2010 Chênh lệch 2010/2011 Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối 1. NQH Cá nhân 1.896 1.820 3.250 -76 -4% 1.430 79% 2. NQH Doanh nghiệp 206 194 1.521 -12 -6% 1.327 684% 3. Tổng NQH (1+2) 2.102 2.014 4.771 -88 -4% 2.757 137%

Nguồn: Phòng tín dụng TECHCOMBANK Lý Thái Tổ

Qua bảng số liệu trên cho thấy tình hình NQH tại chi nhánh có sự biến động lớn trong năm 2011. Trong thực tế, hoạt động tín dụng NH ở bất kỳ giai đoạn nào cũng đều phát sinh NQH và đây cũng là một vấn đề hết sức bình thường. Tuy nhiên mỗi NH đều phải cố gắng tìm ra giải pháp để hạn chế NQH đến mức thấp nhất có thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng.

Đối với KH cá nhân của Techcombank Lý Thái Tổ: Tình hình NQH trong năm 2009 là 1.896 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 90%), năm 2010 là 1.820 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 90%), giảm 76 triệu đồng so với năm 2009, tương đương giảm 4%. Trong năm 2011, NQH là 3.250 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 68%), tăng 1.430 triệu đồng so với năm 2010, tương đương 79%. NQH của Techcombank Lý Thái Tổ trong năm 2011 tập trung chủ yếu ở các KH là những thành phần kinh tế tư nhân, những hộ kinh doanh cá thể. NQH tồn tại chủ yếu là do nguyên nhân chủ quan, nhiều hộ đã cố tình không trả nợ vay khi đến hạn gây nhiều khó khăn cho NH. Bên cạnh đó còn có những khoản nợ mà người vay không thanh toán được do chịu sự ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân khách quan như: ảnh hưởng của lạm phát, giá cả biến động, tình hình kinh tế bất ổn. Bởi vì hầu hết các hộ vay là để đầu tư mở rộng sản xuất, mua bất động sản với nhiều mục đích khác nhau, từ đó cũng không thể trả nợ NH đúng hạn.

Chuyên đề tốt nghiệp - TCDN GVHD: TS Nguyễn Thị Thùy Dương

Đối với KH doanh nghiệp: Trong năm 2009 và 2010, NQH khách hàng doanh nghiệp của Techconbank Lý Thái Tổ biến động theo chiều hướng tốt, cụ thể trong năm 2009 NQH là 206 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 10%), năm 2010 là 194 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 10%), giảm 12 triệu đồng so với năm 2007, tương đương giảm 6%. Tuy nhiên năm 2011 NQH khách hàng doanh nghiệp của Techconbank Lý Thái Tổ gia tăng đến 1.521 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 32%), tăng 1.327 triệu đồng so với năm 2010, tương đương tăng 684%. Nguyên nhân làm cho NQH trong năm 2011 tăng đột biến là do khủng hoảng kinh tế xảy ra trong năm 2009 và 2010 làm cho tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước nói chung và ở Hà Nội nói riêng gặp không ít khó khăn, một số doanh nghiệp phải phá sản, giải thể nên không có khả năng trả nợ NH.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại chi nhánh ngân hàng Techcombank Lý Thái Tổ, Hà Nội (Trang 30)