Chức năng và nhiệm vụ của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng 38 3.2.2 Tình trạng bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học hiện 3.2.3 Các mối đe dọa đối với bảo tồn thiên nhiên,
Trang 1Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn của đề tài 2
1.3.2 Tình hình các khu bảo tồn thiên nhiên, Vườn Quốc gia ở Việt Nam 19
CHƯƠNG 2: ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
Trang 22.1 Địa điểm nghiên cứu 23
2.3 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 32
3.2 Hoạt động quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng của Ban quản lý Vườn
3.2.1 Chức năng và nhiệm vụ của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng 38 3.2.2 Tình trạng bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học hiện
3.2.3 Các mối đe dọa đối với bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học và biện
3.3 Đời sống và hoạt động của cộng đồng trong Vườn Quốc gia Phong
3.3.1 Cộng đồng dân cư sống trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng 57
3.3.3 Nhận thức và các hình thức tham gia của người dân vào công tác bảo
3.3.4 Mối quan hệ giữa chính quyền địa phương, cộng đồng dân cư với
Trang 33.4 Đề xuất các giải pháp lôi kéo cộng đồng cùng tham gia bảo vệ tài
nguyên rừng và đa dạng sinh học ở Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng 76 3.4.1 Hoàn chỉnh các chính sách liên quan đến quyền lợi của cộng đồng 76 3.4.2 Chính sách đối với cộng đồng và hoạt động của Vườn Quốc gia 76
Trang 4DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT
VQG PN KB Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
Trang 5DANH MỤC CÁC BẢNG Trang 2.1: Diện tích các xã thuộc Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng 24 2.2: Diện tích các phân khu chức năng của vùng nghiên cứu 25 2.3: Thống kê các loại đất chính trong khu vực Vườn Quốc gia 26 2.4: Diện tích các kiểu thảm thực vật và sinh cảnh của VQG PN - KB 30 2.5: Thống kê hệ thực vật Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng 32 2.6: Thống kê hệ động vật Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng 32 3.1: Tầm quan trọng của các loại đất tại địa phương dựa trên hạng mục sử dụng 35 3.2: Tầm quan trọng của rừng dựa hạng mục sử dụng 35 3.3 : Cơ cấu cán bộ Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng 41 3.4 : Chỉ số theo dõi tình trạng bảo tồn của VQG PN - KB 46 3.5: Số loài động vật có xương sống đặc hữu ở VQG PN - KB 49 3.6: Số lượng các loài động vật bị đe dọa ở VQG PN - KB 50 3.7: Các loài thú được bảo tồn tại VQG PN - KB 52
3.9: Thành phần dân tộc Vân Kiều của các xã trong VQG PN - KB 59 3.10: Đối tượng thu hái lâm sản được điều tra qua dân tộc Arem 63 3.11: Số loài và lượng động vật bị săn bắn tại VQG PN - KB 65 3.12: Khai thác gỗ và sử dụng cây gỗ tại VQG PN - KB 67 3.13: Cây thuốc và khai thác sử dụng tại VQG PN - KB 68 3.14: Số lượng rau, củ, quả được thu hái tính bình quân cho các hộ 69 3.15: Nhận thức của người dân về vấn đề bảo tồn 72
Trang 6DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ Trang 1.1: Sơ đồ các bước chính của cộng đồng tham gia vào dự án sử dụng
2.2: Rừng kín thường xanh điển hình cho VQG PN - KB 29 2.3: Bản đồ thảm thực vật rừng của VQG PN - KB 29 3.1: Biểu đồ phân loại đất theo mức độ quan trọng (tất cả các nhóm) 36 3.2: Biểu đồ tầm quan trọng của các loại rừng (tất cả các nhóm) 37 3.3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý VQG Phong Nha - Kẻ Bàng 42 3.4: Khu nuôi thả linh trưởng bán hoang dã của VQG PN - KB 51 3.5: Trạm cứu hộ động vật hoang dã của VQG PN - KB 51
Trang 7MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Vườn Quốc Gia Phong Nha - Kẻ Bàng (VQG PN - KB) đã được biết đến từ những năm 1920 và đã được đưa vào danh sách các khu rừng đặc dụng từ năm 1986 (quyết định số 194/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ngày 9/8/1986) và chính thức trở thành VQG vào tháng 5 năm 2000 (Quyết định số 189/2001/QĐ-TTg ngày 12/12/2001) Với những giá trị nổi bật toàn cầu do tính đại diện cho quá trình lịch
sử địa chất, địa mạo, VQG PN - KB đã được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới (tại phiên họp thứ 27, ngày 3/7/2003)
Không chỉ có giá trị về mặt địa chất, địa mạo mà tồn tại trên đó là các giá trị
đa dạng sinh học có tầm quan trọng toàn cầu VQG PN - KB nằm trong vùng Trung Trường Sơn có tính đa dạng sinh học rất cao, được đánh giá là một trong 200 trung tâm đa dạng sinh học của thế giới[26] Sự phong phú của địa chất, địa mạo đã tạo ra cho PN - KB có 15 kiểu sinh cảnh rộng lớn với 10 kiểu thảm thực vật quan trọng
Độ che phủ của rừng PN - KB đạt 93,57% và diện tích rừng nguyên sinh đạt trên 83,74% nên PN - KB là khu bảo tồn có độ che phủ và tỷ lệ rừng nguyên sinh lớn nhất trong các khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam Đặc biệt, ở đây còn tồn tại kiểu rừng kín thường xanh nhiệt đới trên núi đá vôi ở độ cao 700m với diện tích 22.500ha là kiểu rừng độc đáo nhất ở Việt Nam và trên thế giới
Tuy nhiên, do đặc điểm tự nhiên và dân số, công tác bảo vệ ở đây cực kỳ khó khăn, luôn đối mặt với người dân địa phương Cộng đồng dân cư các xã ven đồi thu nhập chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp không có nghề phụ, trình độ canh tác lúa nước, phong tục tập quán lạc hậu, các nhu cầu cần thiết như gỗ, củi đều từ VQG Mặt khác mâu thuẫn giữa người dân địa phương và Ban quản lý VQG PN -
KB luôn xảy ra Chính vì vậy mà việc quản lý và bảo tồn ĐDSH có sự tham gia của cộng đồng tại VQG PN - KB là một giải pháp tối ưu hiện nay mà nó đã được các nước trên thế giới cũng như một số VQG, KBT của Việt Nam áp dụng có kết quả tốt
Trong bối cảnh đó, các vấn đề nghiên cứu được đặt ra như sau:
Trang 8- Làm thế nào để công tác quản lý và bảo tồn ĐDSH ở VQG PN - KB được hiệu quả
- Làm thế nào để người dân sống quanh VQG PN - KB hiểu được giá trị của tài nguyên thiên nhiên và ĐDSH để từ đó họ nhận thức được và tham gia một cách
tự giác vào công tác bảo tồn ĐĐSH ở VQG PN – KB trên cơ sở sinh kế bền vững
Để giải quyết các vấn đề nêu trên, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Bảo tồn đa dạng sinh học dựa vào cộng đồng tại Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng huyện, Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình”
Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Đây là cơ sở khoa học có thể áp dụng cho việc nghiên cứu xây
dựng các mô hình quản lý rừng và ĐDSH cộng đồng ở VQG PN - KB Cung cấp phương pháp phân tích , lựa chọn, tìm kiếm những giải pháp thích hợp để nâng cao vai trò của người dân cùng kết hợp với Ban quản lý VQG thực hiện tốt hơn việc quản lý và bảo vệ ĐDSH
- Ý nghĩa thực tiễn: Đánh giá được hiện trạng sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong
khu vực nghiên cứu, nhận thức về bảo tồn ĐDSH trong khu vực sinh sống của mình
để từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao vai trò của người dân trong công tác bảo tồn ĐDSH ở VQG PN - KB
Mục tiêu nghiên cứu
Đưa nguyên lý bảo vệ TNTN dựa vào cộng đồng vào thực tiễn PN - KB, thông qua các hoạt động dưới đây:
- Tìm hiểu thực trạng sử dụng tài nguyên của cộng đồng ở VQG PN - KB
- Đánh giá vai trò của cộng đồng và ban quản lý trong công tác bảo vệ, quản lý và phát triển ĐDSH ở VQG PN - KB
- Khuyến khích cộng đồng trong công tác bảo tồn, bảo vệ ĐDSH
- Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao vai trò của cộng đồng trong công tác bảo tồn ĐDSH VQG PN - KB
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Trang 9Đối tượng nghiên cứu là Ban quản lý VQG PN - KB và các hộ gia đình của các xã thuộc huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình Nhưng do hạn chế về thời gian và nguồn lực do vậy đề tài này chỉ tiến hành nghiên cứu ở 2 xã là xã Tân Trạch, xã Thượng Trạch thuộc huyện Bố Trạch
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp kế thừa tài liệu
- Phương pháp điều tra nông thôn PRA và RRA
Kết cấu luận văn
Phần mở đầu
Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Địa điểm, thời gian và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Trang 10CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Khái niệm
1.1.1 Khái niệm về đa dạng sinh học, nguyên nhân cụ thể của suy thoái đa dạng sinh học
Đa dạng sinh học là sản phẩm của một quá trình tiến hóa lâu dài Trong quá trình đó mỗi loài đã tích lũy cho mình những gen chống chịu được bệnh tật, thích nghi được với các điều kiện sinh thái đặc thù Mỗi loài có một vai trò nhất định trong hệ sinh thái, là mắt xích khép kín trong chu trình vật chất của hệ[5]
Thuật ngữ đa dạng sinh học (ĐDSH) dùng để mô tả sự phong phú và đa dạng của giới tự nhiên ĐDSH là sự phong phú của mọi cơ thể sống từ mọi nguồn, trong các hệ sinh thái (HST) trên đất liền, dưới biển và các HST dưới nước khác và mọi
tổ hợp sinh thái mà chúng tạo nên ĐDSH bao gồm sự đa dạng trong loài (đa dạng
di truyền), giữa các loài (đa dạng loài) và các HST (đa dạng HST) ĐDSH bao gồm
cả các nguồn tài nguyên di truyền, các cơ thể hay các bộ phận của cơ thể, các quần thể hay các hợp phần sinh học khác của HST, hiện đang có giá trị sử dụng hay có tiềm năng sử dụng cho loài người[1]
Tính ĐDSH bao gồm tất cả các loài thực vật, động vật và vi sinh vật đang tồn tại và tương tác lẫn nhau trong HST[25]
Nguyên nhân cụ thể của suy thoái đa dạng sinh học
- Sự thay đổi nơi cư trú của các loài sinh vật và dịch vụ hệ sinh thái do tác động trực tiếp và gián tiếp của con người
- Mở rộng đất canh tác nông nghiệp vào đất rừng là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất: hình thức du canh đã biến 13 triệu ha rừng trước đây thành đất trống, đồi trọc Vùng ven biển, nhân dân nhiều nơi phá rừng ngập mặn quai đê lấn biển để trồng lúa, phá rừng làm ao nuôi tôm đã làm nhiều rừng ngập mặn biến mất
- Khai thác gỗ trái phép, khai thác củi phục vụ nhu cầu sinh hoạt con người
đã làm rừng bị cạn kiệt nhanh chóng, các loài gỗ quí còn lại không đáng kể Khai
Trang 11thác các lâm sản ngoài gỗ như song mây, tre nứa, lá, cây dược liệu để bán trên thị trường trong nước và xuất khẩu, khu hệ động vật hoang dã bị khai thác bừa bãi làm nghèo tính đa dạng
- Cháy rừng: hiện tượng cháy rừng ngày càng phổ biến với nhiều nguyên nhân khác nhau, riêng quý I/1998 đã có 1.116 vụ cháy rừng, huỷ hoại 16.059 ha rừng
- Sự xâm nhập của các loài sinh vật lạ, cạnh tranh nơi ở và thức ăn với loài bản địa dẫn đến sự suy vong của các loài bản địa này
- Những nguyên nhân khác như việc xây dựng đường sá, cầu cống, đường dây điện, hồ chứa nước, đập thuỷ điện
Nguyên nhân sâu xa: từ hậu quả của chiến tranh, sự tăng dân số đã gây ra những biến động lớn về phân bố dân cư Với gần 80% dân số sống ở nông thôn, đời sống phụ thuộc vào nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên đã tạo nên thói quen xấu trong việc khai thác và sử dụng tài nguyên cũng góp phần quan trọng làm suy thoái
đa dạng sinh học Toàn cầu hoá cũng đòi hỏi phải sản xuất hàng hoá để thỏa mãn nhu cầu thị trường ngày càng rộng lớn và cân bằng chi thu của những nước nghèo nên ảnh hưởng tiêu cực đến đa dạng sinh học[15]
1.1.2 Khái niệm về bảo tồn đa dạng sinh học
Loài người đang phá huỷ một trong những nguồn tài nguyên quí giá nhất mà không thể thay thế được trên thế giới là ĐDSH, cơ sở của sự sống còn, sự thịnh vượng và sự phát triển bền vững của xã hội loài người Tất cả các tài sản quí giá đó rất cần thiết để đáp ứng các nhu cầu hàng ngày của loài người hiện nay, trong tương lai cũng như đã đáp ứng cho tổ tiên trước kia Thế nhưng chúng ta đã không biết giữ gìn nguồn tài nguyên quí giá đó mà lại đang khai thác quá mức, tiêu hao và phá huỷ
nó với danh nghĩa là để phát triển Sự suy thoái ĐDSH trên Trái đất đang hàng ngày hàng giờ âm thầm phá huỷ khả năng phát triển của loài người[13]
Để đảm bảo sự phát triển bền vững phải bảo tồn ĐDSH và biết cách sử dụng
nó một cách bền vững Đối với các loại tài nguyên sinh học, là dạng tài nguyên có khả năng tái tạo được, điều quan trọng là tạo được sản lượng ổn định tối đa mà
Trang 12không làm cạn kiệt nguồn tài nguyên cơ sở Sản lượng này hoàn toàn có hạn và không thể khai thác quá khả năng chịu đựng, nếu không muốn làm giảm năng suất trong tương lai Vấn đề là phải biết kiềm chế, biết cách sử dụng một cách khôn khéo, và làm ổn định nhu cầu trong giới hạn cho phép bằng cách sớm ổn định dân
số, nâng cao nhận thức của mọi người về ĐDSH đối với cuộc sống của họ, và tăng quyền chủ động của họ trong việc quản lý, sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên
thiên nhiên mà cuộc sống của họ phụ thuộc vào đó
Mục tiêu của bảo tồn, quản lý ĐDSH và sử dụng bền vững các tài nguyên sinh học là “nhằm giữ được sự cân bằng tối đa giữa bảo tồn sự đa dạng của thiên nhiên và tăng cường chất lượng cuộc sống của con người” Để có thể thực hiện được mục tiêu nói trên và phát triển bền vững, các chính phủ, các công dân, các tổ chức quốc tế, các tổ chức kinh doanh và các tổ chức phi chính phủ cần phải cộng tác chặt chẽ với nhau để tìm ra con đường phát triển mà không làm đảo lộn các quá trình cơ bản của hành tinh, và bảo tồn được sự ĐDSH Mục tiêu quan trọng nhất của chiến lược phát triển bền vững là bảo tồn ĐDSH được càng nhiều càng tốt[13]
Hiện nay có nhiều phương pháp bảo tồn khác nhau Có thể phân chia các phương pháp và công cụ thành các nhóm như sau:
Bảo tồn nguyên vị (in situ):
Bảo tồn nguyên vị bao gồm các phương pháp và công cụ nhằm mục đích bảo
vệ các loài, các chủng và các sinh cảnh, các hệ sinh thái trong điều kiện tự nhiên mà loài đang tồn tại Tuỳ theo đối tượng bảo tồn mà các hành động quản lý thay đổi Thông thường bảo tồn nguyên vị được thực hiện bằng cách thành lập các khu bảo tồn và đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp Theo Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) thì có 6 loại khu bảo tồn: Loại I: Khu bảo tồn nghiêm ngặt (hay khu bảo tồn hoang dã), Loại II : Vườn quốc gia, chủ yếu để bảo tồn các hệ sinh thái
và sử dụng vào việc du lịch, giải trí , giáo dục; Loại III: Công trình thiên nhiên, chủ yếu bảo tồn các cảnh quan thiên nhiên đặc biệt; Loại IV: Khu bảo tồn sinh cảnh hay các loài, chủ yếu là nơi bảo tồn một số sinh cảnh hay các loài đặc biệt cần bảo vệ; Loại V: Khu bảo tồn cảnh quan đất liền hay cảnh quan biển, chủ yếu bảo tồn các
Trang 13cảnh quan thiên nhiên đẹp, sử dụng cho giải trí và du lịch; Loại VI: Khu bảo tồn quản lý tài nguyên thiên nhiên, chủ yếu quản lý với mục đích sử dụng một cách bền vững các hệ sinh thái và tài nguyên thiên nhiên
Bảo tồn chuyển vị ( ex situ):
Bảo tồn chuyển vị bao gồm các biện pháp di dời các loài cây, con và các vi sinh vật ra khỏi môi trường sống thiên nhiên của chúng Mục đích của việc di dời này là để nhân giống, lưu giữ, nhân nuôi vô tính hay cứu hộ trong trường hợp: (1) nơi sinh sống bị suy thoái hay huỷ hoại không thể lưu giữ lâu hơn các loài nói trên, (2) dùng để làm vật liệu cho nghiên cứu, thực nghiệm và phát triển sản phẩm mới,
để nâng cao kiến thức cho cộng đồng Bảo tồn chuyển vị bao gồm các vườn thực vật, vườn động vật, các bể nuôi thuỷ hải sản, các bộ sưu tập vi sinh vật, các bảo tàng, các ngân hàng hạt giống, bộ sưu tập các chất mầm, mô cấy Do các sinh vật hay các phần của cơ thể sinh vật được lưu giữ trong môi trường nhân tạo, nên chúng
bị tách khỏi quá trình tiến hoá tự nhiên Vì thế mà mối liên hệ gắn bó giữa bảo tồn chuyển vị với bảo tồn nguyên vị rất bổ ích cho công tác bảo tồn ĐDSH[13]
1.1.3 Khái niệm về cộng đồng
Cộng đồng nói chung thường được hiểu là những nhóm người, được tập hợp dưới nhiều hình thức khác nhau như theo lứa tuổi, theo nghề nghiệp, theo huyết thống, theo tổ chức đoàn thể, v.v…
Tuy nhiên cộng đồng được nới tới ở đây là một đơn vị cấp địa phương của một tổ chức xã hội bao gồm các cá nhân, gia đình, thể chế và các cấu trúc khác đóng góp cho cuộc sống hàng ngày của một xã hội, một nhóm người trong một khu vực địa lí xác định, có thể được biến đổi bởi quá trình vận động lịch sử[16]
Hay nói cách khác, cộng đồng là tập hợp những người sống gắn bó với nhau thành một xã hội nhỏ có những điểm tương đồng về mặt văn hóa, kinh tế, xã hội truyền thống, phong tục, tập quán, có quan hệ trong sản xuất và đời sống gắn bó với nhau và có ranh giới không gian trong một thôn bản Theo quan niệm này, “cộng đồng” chính là cộng đồng dân cư thôn bản” (sau đây “thôn bản” được gọi chung là
“thôn’ cho phù hợp với Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004)[7]
Trang 14Theo Điều 3 Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 “cộng đồng dân cư thôn là tập hợp toàn bộ các hộ gia đình, cá nhân sống trong cùng một thôn, làng, ấp, buôn, phum, sóc hoặc đơn vị tương đương”
Động lực cộng đồng là kết quả tác động tổng hợp của các yếu tố bên trong và bên ngoài cộng đồng Ví dụ về các yếu tố này bao gồm các mối quan hệ quyền lực trong gia đình như giữa nam giới và nữ giới, quan hệ giữa các gia đình, quan hệ giữa con người và các thể chế như ngân hàng, trường học , quan hệ giữa con người
và cấu trúc quyền lực chính thống (cơ quan chính quyền địa phương, các tổ chức tổ chức xã hội,…), quan hệ giữa con người và các yếu tố ngoại lực (Quyết định của Chính phủ, áp lực kinh tế bên ngoài,…)[16]
Cộng đồng trong công tác bảo tồn ĐDSH:
Thuật ngữ “Dựa vào cộng đồng” là một nguyên tắc mà những người sử dụng tài nguyên cũng phải là người quản lý hợp pháp đối với nguồn tài nguyên đó Điều này giúp phân biệt nó với các chiến lược quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác hoặc là có tính tập trung hoá cao hoặc là không có sự tham gia của các cộng đồng phụ thuộc trực tiếp vào nguồn tài nguyên đó
Kinh nghiệm ở nhiều nước cho thấy những hệ thống quản lý tập trung hoá đã
tỏ ra không hiệu quả trong việc quản lý nguồn tài nguyên theo cách bền vững Do
đó rất nhiều cộng đồng cả cộng đồng ven biển đã đánh mất ý thức “làm chủ” và trách nhiệm đối với vùng ven biển của họ Thông qua những tiến trình đa dạng của mình, quản lý bảo tồn tài nguyên dựa vào cộng đồng hy vọng sẽ khôi phục lại ý thức “làm chủ” và trách nhiệm này
Quản lý bảo tồn tài nguyên dựa vào cộng đồng cũng là một quá trình mà qua
đó những cộng đồng được tăng quyền lực về chính trị và kinh tế để họ có thể đòi và giành được quyền kiểm soát quản lý và tiếp cận một cách hợp pháp đối với nguồn tài nguyên của họ Sự vận động nhằm khởi xướng một vấn đề như thế tốt hơn hết phải được bắt đầu từ bản thân cộng đồng Tuy nhiên do yếu về quyền lực nên hầu hết các cộng đồng đều thiếu khả năng tự khởi xướng quá trình thay đổi Chính điều này là một trong những nhân tố đã dẫn đến các tổ chức và cơ quan bên ngoài tham
Trang 15gia, làm cho những quá trình liên quan đến Quản lý bảo tồn dựa vào cộng đồng trở nên dễ dàng hơn, kể cả việc tổ chức cộng đồng
Nguồn: Isobel W Heathcote, 1998
Hình 1.1: Sơ đồ các bước chính của cộng đồng tham gia vào dự án sử dụng
bền vững tài nguyên đa dạng sinh học
1 Hiểu biết về dự án: Thông tin cho cộng đồng có liên quan về nội dung, mục tiêu của dự án để cộng đồng có thể tham gia bàn bạc xem có nên thực hiện dự
án ấy hay không và tác động (tích cực và tiêu cực) của dự án như thế nào đến cộng đồng và họ cũng có thể tham gia vào các quyết định của dự án ngay từ đầu Đó là điều tối cần thiết của một dự án dựa vào cộng đồng
2 Đồng thuận về thay đổi: Những dự án về sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên thường là những dự án về thay đổi từ sử dụng không bền vững sang bền vững Những thay đổi ấy phải có được sự đồng thuận của cộng đồng vì đấy chính là chìa khoá thành công của dự án Vì cộng đồng là nguồn lực chính thực hiện dự án
Hiểu biết về dự án Đồng thuận về thay đổi Thiết lập quá trình thay đổi
Mô tả đặc trưng của hệ thống Xác định mục tiêu của cộng đồng Đưa ra nhũng phương án về thay đổi Tuyển chọn các phương án thay thế thích hợp
Ổn định các thay đổi Duy trì và giám sát
Trang 163 Thiết lập quá trình thay đổi: Sau khi đã có sự đồng thuận về thay đổi thì phải xác lập quá trình thay đổi về không gian, thời gian, các bước tiến hành, tiến độ v.v…
4 Mô tả đặc trưng của hệ thống: Phần này tập trung mô tả các bên liên quan trong dự án quản lý bảo tồn dựa vào cộng đồng bao gồm:
- Các cán bộ có liên quan từ trung ương đến địa phương (đặc biệt là những cán bộ ra quyết định và thông thạo về quy hoạch)
- Các cán bộ dự án thông hiểu về dự án và các cộng đồng có năng lực làm việc dễ dàng với cộng đồng và tiếp thụ được ý tưởng của những người đại diện cho cộng đồng
- Những công ty tư nhân và những cơ quan khác quan tâm tới ý nghĩa kinh tế của dự án (đặc biệt là những người làm công tác kinh doanh các mặt hàng liên quan đến dự án)
- Những nhóm sở thích (những nhóm được thành lập để đại diện cho những lợi ích cụ thể của người dân nói chung) bao gồm từ những người lãnh đạo đến những thành viên bình thường của những nhóm này Những người làm công tác giúp dân xây dựng mô hình nên trước hết phải thành lập đựơc những nhóm này để làm hạt nhân cho việc xây dựng mô hình, sau đó mới tìm cách nhân rộng nếu mô hình thành công
- Những nhóm và cá nhân khác trong cộng đồng bao gồm cả những cá nhân công dân, những nhà chuyên môn về luật, y và những cá nhân khác nói chung nhưng không nhất thiết phải có quan hệ kinh tế trong dự án Nếu tất cả những cán
bộ, các nhóm và các cá nhân khác nhau tìm được một đồng thuận về mục tiêu của
dự án thì chắc chắn sẽ thành công
5 Xác định mục tiêu của cộng đồng: Nếu đã đồng thuận về thay đổi thì việc xác định mục tiêu sẽ trở nên đơn giản hơn Tuy nhiên mục tiêu phải thể hiện được quyền lợi thiết thân của cộng đồng nếu không thì việc tham gia của họ chỉ là chiếu
Trang 17lệ và như vậy thì dự án sẽ không thành công Mặt khác thì mục tiêu cũng phải thể hiện và thực hiện được những thay đổi theo chiều hướng sử dụng bền vững tài nguyên đa dạng sinh học
6 Đưa ra những khả năng thay đổi: Trước khi quyết định thay đổi như thế nào thì nên đưa ra một số khả năng để cộng đồng thảo luận và tìm ta những khả năng tối ưu chứ không nên chỉ đưa một hkả năng Đồng thời đó cũng là những phương án dự phòng để có thể phải thay đổi một khi phát hiện ra những thiếu sót trong quá trình xây dựng dự án
7 Tuyển chọn những phương án thay thế thích hợp: Như đã nói ở trên là phải đưa ra một số phương án thay đổi để cộng đồng lựa chọn Cũng không nhất thiết là chỉ chọn một phương án mà có thể là một vài cùng thực hiện thì mới đạt được mục tiêu của dự án vì mục tiêu của một dự án thường cũng không phải là một
8 Ổn định những thay đổi: Sau khi thống nhất tuyển chọn phương án thì phải ổn định và không thay đổi nữa nếu không thì không thể tiến hành thục hiện dự
án
9 Duy trì và giám sát: Bước này đặc biệt quan trọng vì nếu thiếu nó dự án sẽ không thể được thực hiện một cách có kết quả Đặc biệt là công tác giám sát nhằm phát hiện ra những khó khăn vướng mắc để kịp thời điều chỉnh Nếu không dự án sẽ không đạt được mục tiêu Vì đây là dự án dựa vào cộng đồng nên nhất thiết phải có
sự tham gia của cộng ngay từ đầu và phải làm sao để duy trì được sự tham gia của
họ cho đến bước cuối cùng là duy trì và giám sát[32]
Dưới đây là một ví dụ về Quản lý tài nguyên ven biển dựa vào cộng đồng để minh họa cho những điều đã trình bày ở trên về quản lý tài nguyên đa dạng sinh học dựa vào cộng đồng
Như nhiều tài nguyên thiên nhiên, việc quản lý tài nguyên ven biển thông qua các cơ quan trung ương đã bị thất bại trong việc hạn chế khai thác tài nguyên quá mức và những tác động huỷ diệt Cho nên nhiều quốc gia hiện nay đang trở lại kiểm soát tài nguyên thiên nhiên ở cấp địa phương bởi vì những người phụ thuộc
Trang 18trực tiếp vào những nguồn tài nguyên thường là những người tận tâm, có ý thức và
là những người bảo vệ có khả năng
Quản lý tài nguyên ven biển dựa vào cộng đồng là quá trình quản lý tài nguyên ven biển do những người phụ thuộc vào nguồn tài nguyên đề xướng Vì vậy ngày càng có nhiều người sử dụng tài nguyên tham gia vào quản lý nguồn tài nguyên ven biển và trách nhiệm quản lý mang tính chất địa phương ý thức trách nhiệm, sự tuân thủ pháp luật do đó cũng tăng lên
Quản lý tài nguyên ven biển dựa vào cộng đồng là hoạt động nhằm định hướng các vấn đề thông qua kiểm soát quản lý tài nguyên mang tính địa phương hơn Khi quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng trở nên tiến bộ hơn nó sẽ giải quyết các vấn đề của cộng đồng ven biển một cách toàn diện hơn Quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng là một nỗ lực làm cho cộng đồng “được kiểm soát hơn”
Trong tương lai, sinh kế bền vững không chỉ đơn thuần là “ Sinh kế thay thế”
mà nó còn bao gồm cả các khía cạnh văn hoá, xã hội và chính trị đang tác động một cách mạnh mẽ đến cuộc sống của con người Nếu muốn con người có trách nhiệm trong việc quản lý, thì lợi ích của họ phải rõ ràng, thực chất, công bằng, những mục đích thương mại đơn thuần là không thể chấp nhận được Việc đánh giá một cách toàn diện là thực sự cần thiết Hầu hết các hệ sinh thái bị suy thoái vì nguyên nhân này hay nguyên nhân khác đều phải được hồi phục Kiểm soát việc sử dụng và lạm dụng tài nguyên sẽ mang lại năng suất tiềm năng cho vùng ven biển và cộng đồng ven biển, với sự chăm sóc và quan tâm thích đáng, có thể cải thiện được phúc lợi của chính cộng đồng ven biển trước mắt cũng như trong tương lai
Quản lý tài nguyên ven biển dựa vào cộng đồng là chiến lược toàn diện nhằm xác định những vấn đề mang tính chất nhiều mặt ảnh hưởng đến môi trường ven biển thông qua sự tham gia tích cực và có ý nghĩa của cộng đồng ven biển Điều quan trọng là chiến dịch này tìm cách xác định vấn đề cốt lõi của sự tiếp cận tài nguyên một cách tự do cùng với tất cả hậu quả bất công và không hiệu quả, bằng
Trang 19cách tăng cường sự tiếp cận và kiểm soát của cộng đồng đối với nguồn tài nguyên của họ
Ngoài ra còn phải quan tâm đến những khía cạnh khác của Quản lý bảo tồn như: Những nguyên tắc của Quản lý bảo tồn dựa vào cộng đồng bao gồm: tăng quyền lực (trao quyền), sự công bằng, tính hợp lý về sinh thái và sự phát triển bền vững, tôn trọng những tri thức truyền thống/bản địa, sự bình đẳng giới v.v…[7]
Trong lịch sử hình thành và phát triển của loài người, nhất là do nguy cơ tăng dân số và quá trình công nghiệp hóa, thế giới tự nhiên vốn đa dạng nay đang bị phá hoại, làm nghèo nàn, thậm chí nhiều giống loài bị tiêu diệt dẫn đến tuyệt diệt Bởi vậy, một trong các vấn đề lớn của nhân loại trong thế kỷ 21 là phải bảo tồn và làm giàu trở lại thế giới tự nhiên vốn có
Trong nhiều thập kỷ qua, chúng ta đã nhận thấy rằng các khu bảo tồn thiên nhiên, VQG có vai trò quan trọng trong toàn bộ việc quy hoạch đất đai và phát triển kinh tế của đất nước Các khu bảo tồn đã đem lại nhiều lợi ích cho nhân dân Giá trị của các khu bảo tồn ngày càng được công nhận và có lẽ trong tương lai sẽ lớn hơn nhiều Các khu bảo tồn không những là nơi lưu trữ các vật liệu thiên nhiên để phát triển công nghệ sinh học cho ngành y tế, nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp mà còn giữ chức năng tự nhiên của các hệ sinh thái, bảo vệ đất đai, điều hòa khí hậu, đối phó với thay đổi khí hậu toàn cầu và giúp con người thích nghi với một thế giới đang thay đổi (Meneely, 1996) Mặc dầu các khu bảo tồn có tầm quan trọng như vậy, nhưng quản lý các khu bảo tồn quả thật không dễ dàng, nhất là đối với các nước đang phát triển[14]
Do vậy, một bài toán mà chúng ta cần phải giải là tạo nên sự gắn bó vốn đã
có và phát huy vai trò và sự tham gia của mỗi cộng đồng cư dân vào việc bảo tồn các khu bảo tồn thiên nhiên, VQG Phải coi việc phát triển xã hội toàn diện của cộng đồng, nhất là vấn đề bảo tồn và làm giàu bản sắc văn hóa của cộng đồng như
là một bộ phận hữu cơ của việc bảo tồn các khu bảo tồn thiên nhiên, VQG Không chỉ dừng lại ở mức tạo nên sự gắn kết giữa các cộng đồng cư dân với các khu bảo tồn thiên nhiên, VQG mà hơn thế nữa trong nhận thức và hành động thực tiễn của
Trang 20chúng ta phải coi các cộng đồng cư dân cùng với các cơ quan chức năng của Nhà nước thực sự là người chủ của các khu bảo tồn thiên nhiên và VQG ấy
1.1.4 Khái niệm về phí chi trả dịch vụ môi trường
Hơn 10 năm qua, khái niệm chi trả dịch vụ môi trường và các ứng dụng của
nó đã và đang nhận được sự quan tâm đáng kể của các nhà nghiên cứu môi trường, các nhà khoa học và nhà hoạch định chính sách trong toàn khu vực Đông Nam Á
Đây là kết quả của sự quan tâm của chính phủ Viêt nam, cụ thể là của Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng (RCFEE), Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (FSIV), Bộ Tài nguyên và Môi trường (MONRE), và là đóng góp đáng kể của đối tác RUPES, trong đó có Tổ chức Winrock Quốc tế, Trung tâm Nông Lâm nghiệp thế giới (ICRAF), Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế (CIFOR), Quỹ Quốc Tế Bảo Vệ Thiên Nhiên (WWF), Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN) trong 5 năm qua
Với cách làm này thì từng người dân của cộng đồng có thể được hưởng lợi trực tiếp từ dịch vụ họ mang lại Nói cách khác, những người cung cấp dịch vụ môi trường cần phải được chi trả hoặc bồi hoàn cho những gì họ làm để duy trì chức năng của hệ sinh thái, và những người sử dụng dịch vụ môi trường nên chi trả cho những dịch vụ này Ở Việt Nam, thuật ngữ dịch vụ hệ sinh thái được sử dụng phổ biến hơn thuật ngữ dịch vụ môi trường bởi vì dịch vụ môi trường đang được hiểu là theo nghĩa bảo vệ môi trường như các vấn đề ô nhiễm Thuật ngữ dịch vụ hệ sinh
Trang 21thái được sử dụng trong dự thảo Luật Đa dạng sinh học và khung chính sách thí điểm của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn
Phí chi trả dịch vụ môi trường rừng (MTR) là loại phí nhằm thực hiện xã hội hóa nghề rừng, để bảo vệ, phát triển rừng cùng các hệ sinh thái Đặc biệt là bảo vệ nguồn nước cho việc sản xuất điện, nước sinh hoạt và hoạt động du lịch Việc tạo ra dịch vụ chi trả môi trường rừng là một điều cần thiết, nhằm nâng cao công tác bảo
Sau 2 năm thực hiện thí điểm, Bộ NN&PTNT sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan hoàn thiện chính sách chi trả dịch vụ MTR để áp dụng chung trên phạm vi cả nước Các loại rừng được dự định áp dụng chi trả dịch vụ môi trường là rừng phòng
hộ và rừng đặc dụng
Có 2 hình thức chi trả dịch vụ môi trường rừng là:
Thứ nhất là chi trả dịch vụ môi trường rừng trực tiếp bao gồm các hoạt động giao dịch, trao đổi giữa người bán và người mua Người lao động lâm nghiệp (các chủ rừng) tạo được hoặc bảo vệ, giữ gìn được môi trường, cảnh quan thiên nhiên trong rừng; những người muốn vào rừng để thăm quan, nghỉ dưỡng, nghiên cứu khoa học phải trả tiền mua vé
Thứ hai là chi trả dịch vụ môi trường rừng gián tiếp, nếu giao dịch giữa người bán và người mua không thể thực hiện được trực tiếp, cần thông qua một bên trung gian làm đại diện cho cả 2 phía bởi những chủ rừng không thể đi bán cho từng người hưởng lợi Với số lượng những người hưởng lợi đông thì Nhà nước sẽ đại diện để thu tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng giữa người mua và người bán
Theo ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm Lâm (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết: “Rừng tạo ra các dịch vụ về môi trường
Trang 22như điều tiết nguồn nước, hạn chế lũ lụt, cung cấp nước cho thủy điện cho đến nay chưa có cơ chế nào để những tổ chức, cá nhân sử dụng những điều trên trả lợi nhuận cho người chăm sóc rừng”
Do đó, Có 3 loại dịch vụ MTR sẽ thực hiện trong đợt thí điểm này là dịch vụ
về du lịch, dịch vụ về điều tiết, cung ứng nguồn nước và dịch vụ về bảo vệ đất, hạn chế xói mòn, chống bồi lắng lòng hồ
Trong thời gian thí điểm, phí dịch vụ sẽ tính với các biểu giá tuỳ vào đối tượng Đối với các nhà máy thủy điện có giá 20 đồng/kwh điện thương phẩm, các
cơ sở sản xuất và cung cấp nước sinh hoạt được tính theo giá 40 đồng/m3 nước thương phẩm
Riêng các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch thì định mức chi trả tiền sử dụng dịch vụ MTR được xác định bằng 0,5 đến 2%, tính trên doanh thu du lịch thực hiện trong kỳ Trong đó tỷ lệ % trên doanh thu du lịch sẽ do UBND tỉnh xem xét và quy định cụ thể
Tổng số tiền thu được từ phí chi trả MTR sẽ phân lại 10% cho các hoạt động của Quỹ bảo vệ và phát triển rừng, 10% cho chi phí quản lý Ngoài ra, 80% còn lại dùng để trả tiền công khoán bảo vệ rừng ổn định lâu dài cho chủ rừng có thể là các
cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư thôn, bản[27]
1.2 Trên thế giới
Sau 1930, tiếp theo cuộc cách mạng công nghiệp, thế giới bước vào giai đoạn mới của phát triển kỹ nghệ sản xuất Đặc biệt sau Chiến tranh thế giới thứ II,
sự phát triển nhanh chóng của sản xuất và các tiến bộ khoa học kỹ thuật con người
đã có khả năng khuấy động tự nhiên, khai thác nguồn tài nguyên một cách quá mức, đặc biệt ở vùng nhiệt đới, dẫn tới sự suy thoái các hệ sinh thái, làm nghèo kiệt nguồn ĐDSH, thậm chí hủy diệt nguồn tài nguyên quý giá đó để đáp ứng cho nhu cầu ngày càng tăng của mình Đến nay đã có hơn 40% diện tích rừng nhiệt đới nguyên thuỷ bị phá huỷ, trung bình hàng năm có khoảng 6-7 triệu hecta đất trồng trọt bị mất khả năng sản xuất do xói mòn Ước tính 5-10% số loài trên thế giới sẽ
Trang 23biến mất vào khoảng giữa những năm 1990 đến 2020, và số loài bị tiêu diệt sẽ tăng lên đến 25% vào khoảng năm 2050 (IUCN, UNEP, WWF, 1996)
Qua một cuộc thăm dò rộng rãi, năm 1987 Ủy ban Môi trường và Phát triển Liên Hợp Quốc đã xuất bản một báo cáo nổi tiếng “Tương lai phải đến của chúng ta”, trong đó đã sắp xếp những khái niệm, định nghĩa, yếu tố và chính sách đối với phát triển và bảo vệ đa dạng sinh học, tài nguyên thiên nhiên
Theo Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) trong báo cáo “Công nghiệp Rừng thế kỷ 21” Khi quản lý một cách đúng đắn, 1/5 diện tích rừng trên thế giới hiện nay có thể cung cấp các sản phẩm gỗ thỏa mãn đủ nhu cầu của tương lai Để làm được điều đó, chỉ cần 10 công ty thống trị ngành này trên toàn cầu chấp nhận các quy trình quản lý hiệu quả của Hội đồng Quản trị Rừng Thế giới (FSC), trên cơ
sở duy trì tốt 600 triệu ha rừng của trái đất
Tiến sĩ Chris Elliott, Giám đốc Chương trình “Rừng cho sự sống” của WWF, cho rằng: “Phát hiện này rất có giá trị, tuy nhiên quản lý rừng có trách nhiệm mới là vấn đề then chốt WWF tin rằng sự cam kết của 10 công ty hàng đầu sẽ mang lại động cơ thúc đẩy và sức ép buộc ngành công nghiệp rừng phải thay đổi” Hiện đã
có 6 công ty tiêu thụ và chế biến gỗ lớn nhất thế giới ủng hộ lời kêu gọi Vấn đề là bao giờ những đơn vị còn lại cố gắng đạt được Chứng chỉ Quản lý Rừng bền vững
Nhận thức được tầm quan trọng của ĐDSH đối với sự tồn tại của xã hội loài người và đứng trước sự suy giảm với tốc độ ngày càng nhanh của ĐDSH, con người
đã bắt đầu những hoạt động có hiệu quả để bảo tồn nguồn tài nguyên quý giá này Nhiều hội thảo đã được tổ chức và nhiều cuốn sách có nội dung liên quan đã được xuất bản từ những năm đầu thập kỹ 90 của thế kỹ trước Tất cả các tài liệu đó đều mang tính chiến lược và chương trình hành động nhằm hướng dẫn về bảo tồn ĐDSH, làm nền tảng cho công tác bảo tồn và phát triển trong tương lai Chính phủ các nước trên thế giới đã thông qua 05 Công ước quốc tế liên quan đến bảo tồn ĐDSH:
Trang 24- Công ước ĐDSH (CBD) đã được ký kết tại Hội nghị thượng đỉnh Rio de Janeiro tháng 6/1992 và có hiệu lực vào cuối năm 1993, cho đến nay đã được 127 nước phê chuẩn;
- Công ước về đất ngập nước (RAMSAR);
- Công ước CITES;
- Công ước di sản Thế giới
- Công ước bảo tồn các loài di cư (CMS)
+ Ngày 3/12/2004, Luật Bảo vệ và phát triển rừng được Quốc hội thông qua,
đã công nhận Cộng đồng là một chủ thể được giao rừng và các quyền và nghĩa vụ
quy định cụ thể tại các Điều 29 và 30
+ Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8 ngày 29/11/2005, Quốc hội khóa XI
+ Quyết định 192/2003/QĐ-TTg ngày 17/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Chiến lượng quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam đến năm 2010
+ Quyết định 62/2005/QĐ-BNN ngày 12/10/2205 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về việc ban hành bản quy định về tiêu chuẩn Rừng đặc dụng
+ Ngày 13 tháng 11 năm 2008 Quốc hội khóa 12 kỳ thứ 4 đã ban hành Luật Đa dạng sinh học số 20/2008
Trang 25Như vậy, công tác bảo tồn đa dạng sinh học của Việt Nam đã hình thành, phát triển trong gần 50 năm qua (kể từ ngày thành lập khu rừng cấm Cúc Phương 7/7/1962) Trong quá trình phát triển chúng ta đã từng bước bổ sung, mở rộng, hình thành được một hệ thống khu bảo tồn rừng và đất ngập nước ven biển Chúng ta cũng đã xây dựng, bổ sung, các quy định của pháp luật, các văn bản có liên quan đến việc quản lý tài nguyên rừng và đa dạng sinh học Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để triển khai các hoạt động bảo tồn
1.3.2 Tình hình các khu bảo tồn thiên nhiên, Vườn Quốc gia ở Việt Nam
Ở Việt Nam có khoảng 197 khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN), trong đó
có 30 vườn quốc gia (tính tới thời điểm hiện nay) Một đặc điểm nổi bật cần phải được chú ý về bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam là công tác bảo tồn thiên nhiên phát triển rất chậm so với khai thác rừng Sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc, năm 1954, miền Bắc bước vào khôi phục kinh tế, nhu cầu về
gỗ rất lớn để phục vụ cho việc khôi phục lại đường sắt, cầu cống, công sở, nhà cửa,… Thế nhưng đến ngày 7/7/1962 khu bảo tồn thiên nhiên đầu tiên của Việt Nam mới ra đời, đó là VQG Cúc Phương Từ đó cho đến năm 1977, có nghĩa là trong vòng 15 năm tiếp theo, ở nước ta không thành lập thêm một khu bảo tồn thiên nhiên nào nữa, trong khi việc khai thác rừng vẫn được tiến hành mạnh mẽ hơn Các khu rừng có tính ĐDSH cao, thuận lợi cho việc thiết lập khu bảo tồn bị thu hẹp và xa dần Từ khi thống nhất đất nước, Chính phủ Việt Nam đã thực sự quan tâm đến công tác bảo tồn, chỉ trong vòng 9 năm, từ năm 1977 đến năm
1986, có hơn 80 khu bảo tồn tài nguyên thiên nhiên mới ra đời Do ra đời trong những hoàn cảnh như vậy, nên các KBTTN có những đặc điểm cơ bản sau:
+ Hầu hết các KBTTN đều nằm ở vùng xa xôi hẻo lánh, có địa hình hiểm trở, thuộc lãnh thổ của nhiều tỉnh hoặc tiếp giáp với nhiều biên giới quốc gia
+ Gần 100% số cư dân sống trong KBTTN hoặc trên vùng đệm của KBTTN là đồng bào thuộc dân tộc ít người, có mức sống thấp, còn tồn tại một
số tập quán lạc hậu như: phát nương làm rẫy, săn bắt động vật bừa bãi, du canh
Trang 26du cư Số lượng dân cư sống trong KBTTN và trên vùng đệm rất đông, có nơi đạt tới 5-10 vạn người
+ Cuộc sống của người dân sống trên vùng đệm của khu bảo tồn còn phụ thuộc nhiều vào tài nguyên của KBTTN như: củi đun, gỗ gia dụng, lâm sản phụ, chăn thả gia súc,…
Xuất phát từ 3 đặc điểm trên, ta có thể nhận định rằng hiệu quả của công tác bảo vệ các KBTTN ở Việt Nam phụ thuộc nhiều vào việc giải quyết những vấn đề tồn tại trên vùng đệm: nâng cao đời sống của nhân dân vùng đệm; chuyển đổi hoặc thay thế tập quán dùng củi, gỗ bừa bãi của người dân sống trên vùng đệm, nâng cao trình độ kỹ thuật nông nghiệp, lâm nghiệp, đẩy mạnh thâm canh, nâng cao năng suất cây trồng, nhanh chóng từ bỏ lối canh tác du canh, quảng canh, nâng cao trình độ hiểu biết về bảo tồn, sử dụng hợp lý và bền vững về tài nguyên thiên nhiên cho nhân dân địa phương[14]
Nhận xét: Qua tìm hiểu các tài liệu trên cho thấy công tác quản lý bảo vệ
bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng Nhiệm
vụ này riêng lực lượng chuyên trách không thể làm nổi mà phải có sự phối hợp đồng bộ, tức là phải phối hợp giữa cán bộ chuyên trách và cộng đồng Muốn để trở thành xã hội hóa công tác bảo tồn, trước hết chính sách của Đảng và Nhà nước phải thực sự phục vụ lợi ích cho người dân, có nghĩa là phải tạo công ăn việc làm cho dân ở quanh vùng được bảo vệ Thực tế thì ở những nơi có các dự án đã áp dụng những phương pháp mới trong cả quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch, quản lý vốn,… có sự tham gia của người dân thì công tác bảo vệ bảo tồn đa dạng sinh học, tài nguyên thiên nhiên được tốt hơn
Tuy nhiên đến nay cho thấy hình thức quản lý bảo vệ bảo tồn đa dạng sinh học, tài nguyên thiên nhiên có sự tham gia của cộng động còn gặp nhiều khó khăn
về chính sách giao đất, giao rừng, về chế độ khoán bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng mới Nhu cầu về đất đai để sản xuất của người dân còn thiếu, đất đai ngày một bạc màu mà dân số ngày càng tăng, lao động dư thừa
Trang 27Việc sản xuất nông nghiệp của nông dân trong vùng chủ yếu là trồng cây lương thực trên đất rẫy bạc màu hoặc là lúa một vụ, vì vậy thời vụ nông nhàn kéo dài, các ngành nghề khác chưa được phát triển nên đa số người dân sống gần rừng bám vào rừng để kiếm sống bằng các hành vi vi phạm và bằng nhiều hình thức khác nhau, dẫn đến làm mất đa dạng sinh học, tàn phá tài nguyên thiên nhiên
1.4 Tại khu vực nghiên cứu
+ Theo luật đất đai của nước Cộng hòa XHCNVN được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003 tại kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XI, Chính phủ Việt Nam sở hữu toàn bộ đất đai quốc gia Ban quản lý VQG PN - KB trực thuộc UBND tỉnh, chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ vùng lõi VQG (86.754ha) UBND các huyện và các xã chịu trách nhiệm quản lý vùng đệm (203.245ha trên cơ sở ranh giới VQG với các xã)
+ Quyết định 2236 VH/QĐ ngày 12/12/1993 của UBND tỉnh Quảng Bình thành lập khu BTTN Phong Nha
+ Quyết định số 189/2001/QĐ-TTg ngày 12/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển hạng khu Bảo tồn thiên nhiên Phong Nha thành VQG Phong Nha - Kẻ Bàng
+ Quyết định số 24/2002/QĐ-UB ngày 20/3/2002 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc thành lập Ban quản lý VQG Phong Nha - Kẻ Bàng
+ Quyết đinh số 65/2003/QĐ-UB ngày 28/11/2003 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc tổ chức lại bộ máy quản lý VQG Phong Nha - Kẻ Bàng
- Lịch sử và quá trình phát triển VQG PN - Kẻ Bàng:
+ Trước năm 1920 Phong Nha - Kẻ Bàng ít được biết đến vì quá xa xôi hiểm trở Sau năm 1920 nó được biết đến nhưng chỉ mang ý nghĩa là nơi có động Phong Nha nổi tiếng và bắt đầu có những khách du lịch đến viếng thăm Năm 1937 phòng
du lịch của tòa Khâm sứ Pháp ở Huế đã cho xuất bản 1 tờ gấp nhỏ giới thiệu du lịch tỉnh Quảng Bình trong đó có động Phong Nha và tuyến du lịch Phong Nha Tuyến
du lịch này được xếp vào hàng thứ 2 ở Đông dương và có chỉ dẫn khá kỹ về cách đến tham quan
Trang 28+ Trong những năm chống giặc ngoại xâm, những khu rừng của Phong Nha -
Kẻ Bàng và riêng động Phong Nha là nơi cất giữ kho tàng đạn dược và là nơi đóng quân của bộ đội ta Ngoài ra còn có đường vận chuyển hàng hóa ra chiến trường
+ Sau năm 1975 chính quyền địa phương đã nhận thức được vai trò quan trọng của Phong Nha - Kẻ Bàng và tổ chức nhiều hình thức bảo vệ khu di sản có giá trị này
+ Năm 1986 đã hình thành khu rừng cấm quốc gia với diện tích là 5.000ha + Từ năm 1990 các hoạt động du lịch phục hồi trở lại và đã có một nhà đón khách 2 tầng xây tại bến phà Xuân Sơn cách động Phong Nha 1 giờ đi thuyền
+ Năm 1994 khu bảo tồn thiên nhiên Phong Nha chính thức thành lập, Ban quản lý khu Bảo tồn thiên nhiên đã thực hiện nhiệm vụ quản lý rừng và bảo tồn đa dạng sinh học của khu vực Từ năm 1996 những dự án và các cuộc khảo sát về đa dạng sinh học khu Phong Nha - Kẻ Bàng đã tạo cơ sở để hình thành dự án xây dựng VQG Phong Nha - Kẻ Bàng và tháng 5/2000 Chính phủ Việt Nam đã có quyết định chính thức nâng hạng khu bảo tồn thiên nhiên Phong Nha thành VQG PN - KB Đến tháng 7/2003 VQG PN - KB được công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới (tại phiên họp thứ 27, ngày 3/7/2003)[23]
Trang 29CHƯƠNG 2 ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Địa điểm nghiên cứu
2.1.1 Vị trí địa lý và ranh giới
Hình 2.1 Bản đồ Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
Trang 30Bảng 2.1: Diện tích các xã thuộc VQG Phong Nha - Kẻ Bàng
Trang 31Bảng 2.2: Diện tích các phân khu chức năng của vùng nghiên cứu
(ha) Cộng PK bảo vệ
nghiêm ngặt
PK hành chính dịch vụ
PK phục hồi sinh thái
Nguồn: Dự án đầu tư VQG Phong Nha - Kẻ Bàng 2001
2.1.2 Địa hình, địa chất
Vùng đệm VQG Phong Kha Kẻ Bàng là vùng chuyển tiếp giữa các vùng, có
sự xen kẽ phức tạp giữa các khối đá vôi và địa hình lục nguyên Các quá trình địa chất nội - ngoại sinh phức tạp đã và đang diễn ra từ nguyên đại trung sinh kỷ Triat cho đến nay, là nguyên nhân tạo nên sự đa dạng của địa hình và địa mạo khu vực:
a Địa hình phi đá vôi: đồi núi thấp, đỉnh tròn, các bề mặt san bằng, các thềm mài mòn - tích tụ dọc thung lũng sông Son, sông Chày và phân bố ven rìa khối đá vôi trung tâm
b Địa hình chuyển tiếp, có sự xen kẽ phức tạp giữa các khối đá vôi và địa hình lục địa
c Địa hình đá vôi đặc trưng cho đá vôi cổ nhiệt đới được hình thành chủ yếu trong giai đoạn Kainozoi chiếm khoảng 90% diện tích vùng di sản tạo nên một hoang mạc đá vôi lớn nhất thế giới (Pierre G 1966)
Cấu trúc địa chất thể hiện tính đa dạng và lịch sử phát triển lâu dài của vỏ Trái đất: Có đầy đủ các giai đoạn phát triển chính (từ kỷ Ordovic) đến nay, trải qua
5 chu kỳ kiến tạo lớn, tương ứng với 5 giai đoạn tiến hóa địa chất của thế giới:
- Giai đoạn Ordovic muộn - Silur (463.9 - 430 triệu năm)
- Giai đoạn từ Devon giữa đến Devon muộn (386 - 362,5 triệu năm)
- Giai đoạn Carbon – Permi (362,5 - 245 triệu năm)
- Giai đoạn tạo núi Mezozoi (Trias, Jura, Creta)
- Giai đoạn Kainozoi
Trang 32Theo phân loại Việt Nam Phân loại FAO - UNESCO Ha %
Đất đen Macgalit - Feralit phát
triển trên núi đá vôi (MgFv)
Rhodic/Acric Ferrasols Không
đáng kể Đất Feralit màu đỏ, nâu trên núi
Macma acid (Fa)
Ferralit Acrisols (Acf)
2.917 + 1.638
3,4 + 1,9
Núi đá vôi dạng khối uốn nếp
có quá trình đá vôi (Karst)
Lime stone moutain with Karst juvenility 64.286 74,5
Nguồn: Dự án đầu tư VQG Phong Nha - Kẻ Bàng 2001
2.1.4 Khí hậu thủy văn
2.1.4.1 Khí hậu
Chế độ nhiệt:
Nhiệt độ trung bình năm ở PN - KB khá cao (230C - 250C) Do ảnh hưởng của khối núi đá vôi rộng lớn nên nhiệt độ giao động khá lớn Nhiệt độ thấp nhất có thể xuống đến 5 - 70C trong tháng 1 Tháng nóng nhất là tháng 7 > 400C
Trang 33Thời tiết lạnh nhất trong năm vào các tháng 12, 1, 2 Các tháng nóng nhất trong năm là các tháng 6, 7, 8, với nhiệt độ trung bình trên 280C Nhiệt độ mùa hè
đã cao lại chịu ảnh hưởng của gió “Lào” khô và nóng Đó là kết quả của dãy núi đá vôi cao gần 1.000m chắn dọc biên giới Việt Lào Nhiệt độ cao tuyệt đối nhiều lần đạt trên 400C
Là một vùng núi đá vôi rộng lớn, nên sự dao động nhiệt độ giữa các ngày và đêm rất lớn Đặc biệt vào những ngày hè nóng bức, biên độ thường trên 100C Mùa đông sự dao động nhiệt vẫn trên 80C
Chế độ mưa ẩm:
VQG Phong Nha - Kẻ Bàng nằm trong vùng có lượng mưa lớn, bình quân từ 2.000 - 2.500mm/năm Khu vực núi cao giáp biên giới Việt Lào lượng mưa còn lên đến 3.000mm/năm (Minh Hóa) Tổng lượng mưa trong mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 12) rất cao, chiếm tới 88% tổng lượng mưa trong năm Số ngày mưa vùng ven biển chỉ là 135 ngày, ở miền núi số ngày mưa là 160 ngày
Biến trình mưa năm có hai cực đại: chính vào tháng 10 (500 - 600mm) và phụ vào tháng 5 hoặc tháng 6 (trên 100mm); một cực tiểu vào tháng 2 hoặc 3 (30-40mm)
Các tháng mùa khô tuy có lượng mưa thấp về trị số, nhưng số ngày mưa bình quân tháng tối thiểu là 10 ngày (mưa tiểu mãn)
Lượng mưa lớn, số lượng ngày mưa cũng lớn và trải đều trong năm đã tạo điều kiện lý tưởng cho một khu hệ rừng nhiệt đới trên núi đá vôi điển hình giá trị mang tính toàn cầu phát triển
Lượng bóc hơi khá cao, bình quân khoảng 1.000 - 1.300mm/năm Lượng bốc hơi lớn nhất vào các tháng 5, 6, 7, 8 vì thời gian này chịu ảnh hưởng của gió “Lào” khô nóng
Độ ẩm tương đối của không khí ở mức trung bình khoảng từ 83 - 84%, chênh lệch độ ẩm giữa các tháng không nhiều Mùa khô có độ ẩm thấp hơn nhiều, chỉ còn
ở mức 66 - 68%, cá biệt có ngày xuống tới 28% Đây là những ngày gió “Lào” thổi mạnh, thời tiết rất khô, nóng, những ngày này có thể đe dọa cháy rừng và hỏa hoạn
Trang 34Chế độ gió:
Có hai mùa gió chính là mùa đông và mùa hè
Gió mùa đông: từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau, thịnh hành là hướng gió Đông Bắc xen giữa các đợt gió Đông Bắc là những ngày gió Đông hoặc Đông Nam
Gió mùa hè: Các ngọn núi cao trong vùng đã ngăn hướng gió Tây Nam và đổi hướng thành gió Tây Bắc từ tháng 5 đến tháng 8 Gió này khô nóng gây không
ít khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và công tác bảo vệ rừng
Ngoài ra còn có gió Đông và Đông Nam thổi từ biển vào chủ yếu từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau, thường thổi đan xen với gió mùa Đông Bắc Nhìn chung gió Đông Nam có tốc độ thấp, trừ trường hợp giông bão, sức gió mạnh nhất có thể lên đến cấp 10, 11
2.1.4.2 Thủy văn
Khu vực VQG nằm gọn trong lưu vực của các dòng sông suối trong vùng: sông Rào Thương, Chày, Troóc, Son,… đều là thượng nguồn của sông Gianh VQG bao gồm một vùng đá vôi rộng lớn, vì thế hiện tượng nước chảy ngầm là phổ biến Trên bản đồ không thấy các song, suối lớn Chỉ có một số khe suối nhỏ đổ vào suối Rào Thương, chảy lộ thiên nhưng bị ngắt quãng khi chảy ngầm qua các hang động, sau khi quy tụ lại chảy về sông Chày, sông Troóc và hợp lưu vào sông Son và đổ vào thượng nguồn sông Gianh Mùa mưa, các suối cạn có nước dâng cao, tạo dòng chảy lớn, xảy ra cục bộ, nhưng sau cơn mưa nước rút rất nhanh qua các “mắt hút” Mùa lũ từ tháng 9 đến tháng 11 trùng vào những tháng mưa lớn nhất Lũ lớn cũng thường xuất hiện vào giữa tháng 9 và tháng 10
Ngoài mùa mưa lũ chính, sông Son còn chịu ảnh hưởng của đợt mưa phụ (mưa tiểu mãn) vào tháng 5, 6 Mưa tiểu mãn đôi khi gây lũ lụt lớn Khi lũ lụt nước sông Son mang nhiều phù sa, bồi đắp cho các dải đất ven bờ và làm biến dạng dòng sông do hiện tượng “bồi, lở”
Mùa nước cạn vào tháng 1 - 7, trong khu vực Phong Nha, các khe suối nhỏ trở thành “khe suối chết” Sông Chày và sông Son có mực nước rất thấp và dòng chảy tối thiểu[23]
Trang 35là một VQG có độ che phủ và tỷ lệ rừng nguyên sinh lớn nhất trong hệ thống các khu rừng đặc dụng của Việt Nam và các khu vực núi đá vôi trên thế giới
Kết quả tương tác về địa chất, địa mạo và khí hậu thủy văn đã tạo ra sự đa dạng về các kiểu thảm thực vật, đặc biệt là các kiểu sinh cảnh rừng Dựa theo hệ thống phân loại và vẽ bản đồ các kiểu thảm thực vật ở Châu Á của Tổ chức Lương thực Thế giới (FAO, 1989), thảm thực vật rừng ở VQG Phong Nha - Kẻ Bàng có các kiểu chủ yếu sau:
Hình 2.2: Rừng kín thường xanh điển
hình cho VQG PN - KB
Phần lớn địa hình núi đá vôi của
VQG đều được phủ kín bằng kiểu rừng kín thường xanh, với 90% tổng diện tích của VQG Loại đất ở đây chủ yếu là dạng núi đá vôi uốn nếp có địa hình Karst và các thực vật bám trên các đỉnh núi, vách đá dựng đứng và phát triển tốt ở các thung
Hình 2.3: Bản đồ thảm thực vật rừng
của VQG PN - KB
Trang 36lũng là đất Feralit màu đỏ phát triển trên các sườn núi đá vôi thoải, đất Macglit - Feralit phong hóa trong các hốc đá trên sườn và đỉnh núi đá vôi và đất dốc tụ trong thung lũng đá vôi
Bảng 2.4: Diện tích các kiểu thảm thực vật và sinh cảnh của VQG PN - KB
Mã
Diện tích (ha) %
1.1 Rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới chủ yếu cây lá
rộng trên núi đá vôi >700m 21.461,0 25,03 1.2 Rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới chủ yếu cây lá
1.3 Rừng kín nhiệt đới chủ yếu cây lá kim trên núi đá vôi
2.1 Rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới chủ yếu cây lá
rộng trên núi đá vôi <700m 45.337,3 52,87 2.2 Rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới chủ yếu cây lá
Nguồn: Ban quản lý VQG PN - KB 2006
Các yếu tố khí hậu mang tính nhiệt đới rõ nét với lượng mưa lớn trên 2.000mm/năm và độ ẩm không khí cao trung bình trên 80% Đặc điểm này quyết định thành phần thực vật chủ yếu ở đây là các họ nhiệt đới Nhưng nếu so với các vườn Quốc gia Cúc Phương, Cát Bà cũng là rừng núi đá, thì PN - KB có những đặc
Trang 37điểm khác biệt về thành phần loài Ở đây, sự ưu thế của các loài thuộc các họ như:
Dẻ (Fagaceae), Re (Lauraceae) như ở Cúc Phương không thấy được hiện,…
Đặc biệt, ở đây tồn tại kiểu rừng kín thường xanh nhiệt đới trên núi đá vôi ở
độ cao trên 700m với diện tích 21.500ha là kiểu rừng độc nhất đáo nhất ở Việt Nam
và trên thế giới Hơn nữa, một diện tích trên 1.000ha rừng cây Bách xanh núi đá
(Calocedrus rupestris) chiếm ưu thế trên núi đá vôi, ở độ cao trên 700m đã được
xác định là loài mới và đặc hữu cho VQG và được coi là kiểu rừng duy nhất trên thế giới có tầm quan trọng đặc biệt toàn cầu
Ngoài ra còn có đất canh tác nông nghiệp tại những bản như bản Arem, bản
Cà Roòng, bản Ban,… Đây là đất đồi phù sa ven sông đã được khai thác từ lâu để trồng lúa và hoa màu, còn đất sườn đồi hay thung lũng được khai phá để làm nương rẫy
Áp dụng khung phân loại các yếu tố địa lý của Nguyễn Nghĩa Thìn 1997[39]
để phân ra các yếu tố địa lý (xem phụ lục phụ biểu 5) Điều kiện lập địa ở đây là sinh cảnh quan trọng cho các loài cây có giá trị cao về kinh tế và khoa học đang bị
đe dọa Trong khu vực có tới 116 loài thực vật bị đe dọa được ghi trong sách đỏ Việt Nam phần thực vật[3] và danh mục đỏ IUCN 2000[34]
2.1.5.2 Khu hệ thực vật rừng
Sự đa dạng về các kiểu rừng và sinh cảnh, tất yếu dẫn đến đa dạng về hệ thực vật Kết quả bước đầu của các cuộc khảo sát hệ thực vật VQG Phong Nha - Kẻ Bàng đã thống kê được 195 họ, 857 chi, 2.702 loài thực vật bậc cao có mạch phân theo các nhóm sau (bảng 2.5):
Do vị trí ở trung tâm khu vực miền Trung Việt Nam nên hệ thực vật VQG Phong Nha - Kẻ Bàng thể hiện nơi giao lưu của hai khu hệ thực vật phía Nam và phía Bắc ở đây là ranh giới tận cùng phía Nam của một số loài thực vật phía Bắc
như: Nghiến (Burretiodendron hsienmu), Chò nước (platanus kerrii), Chò nâu (Dipterocarpus retusus),… và cũng là ranh giới tận cùng phía Bắc của một số loài thực vật phía Nam như: Dầu ke (Dipterocarpus kerrii), Dầu đọt tím (Depterocarpus grandiflorus),…
Trang 38Bảng 2.5: Thống kê hệ thực vật VQG Phong Nha - Kẻ Bàng
1991 đến nay đã thống kê được 736 loài động vật có xương sống:
Bảng 2.6: Thống kê hệ động vật VQG Phong Nha - Kẻ Bàng
Nguồn: Ban quản lý VQG PN - KB 2006
2.2 Thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu tại khu vực nghiên cứu từ tháng 8 đến tháng 9 năm
2009 để thu thập số liệu và phỏng vấn hộ dân
2.3 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp luận
Mỗi cộng đồng dân cư sinh sống bên trong hay bao quanh khu bảo tồn, VQG
đã có lịch sử hình thành và phát triển hàng ngàn năm, ở họ đã hình thành nên sự
Trang 39thích ứng môi trường, những kinh nghiệm sản xuất, và hoạt động sống Chính vì vậy, một mặt chúng ta phải tôn trọng các truyền thống văn hóa ấy, coi đó là một phần của khu bảo tồn thiên nhiên, VQG mà chúng ta cần phải bảo vệ và tạo điều kiện phát triển Mặt khác chúng ta cũng cần phải phát huy sự tham gia của cộng đồng vào việc bảo tồn ĐDSH ở VQG Như vậy nghiên cứu, điều tra các hoạt động sản xuất, sự gia tăng dân số, sự phụ thuộc của người dân vào các hệ sinh thái sẽ cho
ta các thông tin đầy đủ để từ đó có các biện pháp nhằm tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào quá trình bảo tồn ĐDSH
2.3.2 Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp kế thừa tài liệu: thu thập các tài liệu liên quan đến quá trình trình nghiên cứu Như tài liệu có sẵn, số liệu thống kê ở các Bộ các Ban ngành và địa phương, v.v… Để từ đó hệ thống hóa các tài liệu, số liệu rời rạc sẵn có theo hướng nghiên cứu, phù hợp với điều kiện tài nguyên, kinh tế và môi trường khu vực nghiên cứu
+ Phương pháp điều tra nông thôn PRA và RRA:
PRA (Paticipatory Rural Appraisal) là phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân Đây là một phương pháp nghiên cứu bán cấu trúc Tập trung
và có hệ thống được thực hiện tại cộng đồng bởi những chuyên gia và người dân địa phương Dùng phương pháp này để phỏng vấn người dân tại các cộng đồng như nông dân, cán bộ xã, huyện, các cán bộ làm công tác quản lý, bảo vệ tại VQG PN - KB
RRA (Rapid Rural Appraisal) là phương pháp đánh giá nhanh nông thôn Đây là phương pháp tiếp cận nhanh đa ngành, sử dụng tổng hợp hệ thống cac công
cụ đánh giá xã hội có quan hệ xã hội lẫn nhau, tạo điều kiện đối thoại giữa các nhà phát triển nông thôn và người dân, thu thập thông tin để xác định các vấn đề cần nghiên cứu[22]
Trang 40CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Tầm quan trọng của các loại đất và rừng
3.1.1 Tầm quan trọng của các loại đất
Kết quả của hoạt động đánh giá bằng phương pháp cho điểm của nhóm nam
và nữ cho thấy người dân đánh giá rừng là loại đất quan trọng nhất (42% ở nam và 33% ở nữ xem ở biểu đồ 3.1) Cả rừng tự nhiên cũng như rừng trồng đều quan trọng đối với người dân do chúng mang lại rất nhiều sản phẩm phục vụ sinh kế của người dân như: nhựa mủ, gỗ, mây, củi, thuốc men, thức ăn,… Rừng tự nhiên cũng có vai trò bảo vệ làng xã khỏi lũ lụt và xói mòn Người dân đánh giá vườn là loại đất quan trọng thứ hai, đặc biệt đối với những người sống ở các vùng cao của VQG PN - KB, vì vườn cung cấp thức ăn cho gia súc và cây trái dùng để bán lấy tiền nhằm tăng thu nhập Họ cho rằng ruộng lúa là loại đất ít quan trọng nhất bởi
vì chúng chỉ thuộc về những người dân ở các xã vùng đệm (nơi mà đất màu mỡ và bằng phẳng), và cũng bởi vì tại nơi này lúa là cây trồng chỉ mới được canh tác gần đây và có thể được thay thế bằng sắn hoặc lạc Những người không có ruộng lúa thì có thể mua gạo ở chợ
Tầm quan trọng mà người dân gắn cho rừng được lý giải bởi các sản phẩm được bán ra, và bởi sự đóng góp mà nó mang lại đối với sinh kế của địa phương Rừng trong tương lai cũng sẽ hỗ trợ cho sinh kế của người dân (bảng 3.1) Ruộng lúa mang lại ít giá trị sử dụng, chỉ được xem là một trong những nguồn lương thực cho người và gia súc Gia súc được thả trên đồng ruộng khi hoạt động thu hoạch đã kết thúc
Vườn và rừng đều quan trọng cho tương lai bởi vì chúng có thể mang lại nguồn thu nhập tất yếu Đất trống được xếp ở vị trí thứ 3 cho giá trị sử dụng trong tương lai Hơn nữa nó là quỹ đất của hoạt động trồng rừng Rừng chiếm ưu thế hơn
cả ngoại trừ 4 hạng mục sử dụng (được liệt kê ở bảng 3.1)