Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường vào lúc khu vực hoá, toàn cầu hoá đã và đang là những xu thế phát triển chủ yếu và tất yếu của quan hệ quốc tế hiện đại. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đã và đang thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyên môn hoá và hợp tác hoá giữa các quốc gia, làm cho lực lượng sản xuất được quốc tế hoá cao độ. Những tiến bộ của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, đã dưa các quốc gia gắn kết lại gần nhau, dẫn tới sự hình thành những mạng lưới toàn cầu. Trước những biến đổi to lớn đó, hầu hết các nước trên thế giới đều phải điều chỉnh lại cơ cấu kinh tế, điều chỉnh chính sách theo hướng mở cửa và hội nhập, giảm và tiến tới giỡ bỏ hàng rào thuế quan, phi thuế quan làm cho việc trao đổi hàng hoá, luân chuyển vốn, lao động và kỹ thuật trên thế giới ngày càng thông thoáng hơn, mở đường cho kinh té quốc tế phát triển. Trên thế giới đã hình thành nhiều cường quốc kinh tế như:Mỹ,Nhật...... tổ chức hợp tác khu vực như: Liên minh châu âu (EU1993), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN1967), Hợp Tác Á Âu (ASEM1996).... đặc biệt là WTO. Công ty cổ phần may 10 – một đơn vị lớn, có tiềm lực mạnh, có năng lực quản lý và tổ chức sản xuất tốt, có uy tín trên thị trường quốc tế, đã đạt được những thành công bước đầu khi thâm nhập vào những thị trường này. Trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt Công ty sẽ gặp không ít những khó khăn và thách thức mới. Trong thời gian thực tập, khảo sát và nghiên cứu tại phòng kinh doanh của công ty cổ phần May 10 thuộc tổng Công ty Dệt may Việt Nam (VINATEX) em thấy hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của Công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể góp phần đưa May 10 trở thành một trong những công ty may hàng đầu của Việt Nam và Đông Nam Á. Tuy nhiên, trong Công tác xuất khẩu của Công ty sang những thị trường này còn một số hạn chế. Vì vậy, em đã lựa chọn đề tài Định hưóng phát triển thị trường của công ty may 10 tại thị trường Mĩ Nhật và một số nước EU