Vì vậy, các công ty đặc biệt là hoạt động trong lĩnh vực xây dựng không chỉ đầutư mở rộng quy mô mà còn chú trọng đến chiều sâu về khoa học công nghệ tiên tiến và quản lý chặt chẽ, khai
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I 2
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 7 2
1.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Sông Đà 7 2
1.1.1 Giới thiệu về Công ty Sông Đà 7 2
1.1.2 Lĩnh vực kinh doanh, mục tiêu và phạm vi hoạt động của Công ty 5
1.1.3 Lịch sử phát triển của Công ty Cồ phần Sông Đà 7 6
1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý công ty cổ phần Sông Đà 7 10
1.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Sông Đà 7 14
2 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Công ty Cổ phần Sông Đà 7 15
2.1 Tổ chức bộ máy kế toán 15
2.2 Tổ chức vận dụng chế độ kế toán 19
PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 7 25
1 Đặc điểm, phân loại và tính giá TSCĐ tại Công ty Cổ phần Sông Đà 7 25
1.1 Đặc điểm tài sản cố định tại Công ty Cổ phần Sông Đà 7 25
1.2 Phân loại TSCĐ tại Công ty Cổ phần Sông Đà 7 26
1.3 Tính giá TSCĐ tại Công ty Cổ phần Sông Đà 7 29
2 Hạch toán các nghiệp vụ chủ yếu về biến động Tài sản cố định tại Công ty Cổ phần Sông Đà 7 29
2.1 Hạch toán chi tiết TSCĐ tại Công ty Cổ phần Sông Đà 7 29
2.2 Hạch toán tổng hợp TSCĐ tại Công ty Cổ phần Sông Đà 7 52
3 Hạch toán khấu hao Tài sản cố định tại Công ty Cổ phần Sông Đà 7 58
3.1 Phương pháp tính khấu hao TSCĐ đang áp dụng tại Công ty 58
3.2 Phương pháp hạch toán khấu hao TSCĐ tại Công ty tại Công ty Sông Đà 7 58
4 Hạch toán sửa chữa Tài sản cố định tại Công ty Cổ phần Sông Đà 7 63
4.1 Hạch toán sửa chữa thường xuyên TSCĐ tại Công ty Cổ phần Sông Đà 7 63
4.2 Hạch toán sửa chữa lớn TSCĐ theo kế hoạch 64
5 Đánh giá hiệu quả quản lý và sử dụng TSCĐ tại Công ty CP Sông Đà 7 66
PHẦN III : MỘT VÀI Ý KIẾN NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC HẠCH TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 7 70
1 Đánh giá thực trạng công tác quản lý, sử dụng và tổ chức hạch toán kế toán TSCĐ tại Công ty Cổ phần Sông Đà 7 70
1.1 Những ưu điểm trong công tác quản lý và hạch toán TSCĐ tại Công ty Cổ phần Sông Đà 7 70
1.2 Những nhược điểm trong hạch toán kế toán TSCĐ tại Công ty Cổ phần Sông Đà 7 73
2 Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Sông Đà 7 75
2.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ tại Công ty Cổ phần Sông Đà 7 75
2.2 Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác quản lý và hạch toán TSCĐ tại Công ty Cổ phần Sông Đà 7 75
KẾT LUẬN 84
Trang 2ĐHĐCĐ : Đại hội đồng cổ đông
GTGT : Giá trị gia tăng
QLDN : Quản lý doanh nghiệp
SAS : Songda accounting systemSCL : Sửa chữa lớn
Trang 3DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ SỬ DỤNG
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I 2
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 7 2
1.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Sông Đà 7 2
1.1.1 Giới thiệu về Công ty Sông Đà 7 2
1.1.2 Lĩnh vực kinh doanh, mục tiêu và phạm vi hoạt động của Công ty 5
1.1.3 Lịch sử phát triển của Công ty Cồ phần Sông Đà 7 6
1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý công ty cổ phần Sông Đà 7 10
1.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Sông Đà 7 14
2 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Công ty Cổ phần Sông Đà 7 15
2.1 Tổ chức bộ máy kế toán 15
2.2 Tổ chức vận dụng chế độ kế toán 19
2.2.1 Chính sách, nguyên tắc kế toán áp dụng tại Công ty Cổ phần Sông Đà 7 19
2.2.2 Tổ chức vận dụng chứng từ và tài khoản của Công ty: 20
2.2.3 Hệ thống sổ sách kế toán tại công ty cổ phần Sông Đà 7 22
2.2.4 Vận dụng hệ thống báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Sông Đà 7: 24
PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 7 25
1 Đặc điểm, phân loại và tính giá TSCĐ tại Công ty Cổ phần Sông Đà 7 25
1.1 Đặc điểm tài sản cố định tại Công ty Cổ phần Sông Đà 7 25
1.2 Phân loại TSCĐ tại Công ty Cổ phần Sông Đà 7 26
1.2.1.Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện 26
1.2.2 Phân loại TSCĐ theo tình hình sử dụng 27
1.2.3.Phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành 28
1.3 Tính giá TSCĐ tại Công ty Cổ phần Sông Đà 7 29
2 Hạch toán các nghiệp vụ chủ yếu về biến động Tài sản cố định tại Công ty Cổ phần Sông Đà 7 29
2.1 Hạch toán chi tiết TSCĐ tại Công ty Cổ phần Sông Đà 7 29
2.1.1.Thủ tục, chứng từ kế toán sử dụng trong hạch toán TSCĐ 29
2.1.2 Trình tự hạch toán TSCĐ 30
2.2 Hạch toán tổng hợp TSCĐ tại Công ty Cổ phần Sông Đà 7 52
2.2.1 Tài khoản kế toán sử dụng 52
2.2.2 Quy trình ghi sổ các nghiệp vụ kế toán tăng, giảm tài sản cố định 53
3 Hạch toán khấu hao Tài sản cố định tại Công ty Cổ phần Sông Đà 7 58
3.1 Phương pháp tính khấu hao TSCĐ đang áp dụng tại Công ty 58
3.2 Phương pháp hạch toán khấu hao TSCĐ tại Công ty tại Công ty Sông Đà 7 58
4 Hạch toán sửa chữa Tài sản cố định tại Công ty Cổ phần Sông Đà 7 63
4.1 Hạch toán sửa chữa thường xuyên TSCĐ tại Công ty Cổ phần Sông Đà 7 63
4.2 Hạch toán sửa chữa lớn TSCĐ theo kế hoạch 64
5 Đánh giá hiệu quả quản lý và sử dụng TSCĐ tại Công ty CP Sông Đà 7 66
PHẦN III : MỘT VÀI Ý KIẾN NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC HẠCH TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 7 70
1 Đánh giá thực trạng công tác quản lý, sử dụng và tổ chức hạch toán kế toán TSCĐ tại Công ty Cổ phần Sông Đà 7 70
Trang 41.1 Những ưu điểm trong công tác quản lý và hạch toán TSCĐ tại Công ty Cổ phần
Sông Đà 7 70
1.1.1 Những ưu điểm trong công tác quản lý TSCĐ tại Công ty 70
1.1.2 Ưu điểm trong hạch toán TSCĐ tại Công ty Cổ phần Sông Đà 7 71
1.2 Những nhược điểm trong hạch toán kế toán TSCĐ tại Công ty Cổ phần Sông Đà 7 73
2 Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Sông Đà 7 75
2.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ tại Công ty Cổ phần Sông Đà 7 75
2.2 Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác quản lý và hạch toán TSCĐ tại Công ty Cổ phần Sông Đà 7 75
2.2.1 Đối với công tác hạch toán kế toán TSCĐ 76
2.2.2 Đối với việc tổ chức quản lý TSCĐ cà công tác đầu tư TSCĐ 79
2.2.3 Đối với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ 81
KẾT LUẬN 84
Sơ đồ 1: Tổ chức quản lý Công ty CP Sông Đà 7 Error: Reference source not found
Sơ đồ 2: Tổ chức bộ máy kế toán của công ty CP Sông Đà 7.Error: Reference source not found
Sơ đồ 3: Quy trình hạch toán nghiệp vụ kinh tế phát sinh Error: Reference source not found
Sơ đồ 4: Quy trình hạch toán TSCĐ theo hình thức NKC Error: Reference source not found
Sơ đồ 5: Luân chuyển chứng từ trong nghiệp vụ kế toán tăng TSCĐ Error: Reference source not found
Sơ đồ 6: Luân chuyển chứng từ trong nghiệp vụ điều chuyển TSCĐ Error: Reference source not found
Trang 5ty Vì vậy, các công ty đặc biệt là hoạt động trong lĩnh vực xây dựng không chỉ đầu
tư mở rộng quy mô mà còn chú trọng đến chiều sâu về khoa học công nghệ tiên tiến
và quản lý chặt chẽ, khai thác tối đa thời gian hữu dụng của tài sản cố định
Công ty Cổ phần Sông Đà 7 là một công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp,
do đó tài sản chủ yếu của Công ty là các nhà xưởng, vật kiến trúc, máy móc thiết bị,các máy thi công xây lắp, phương tiện vận tải… Hầu hết được nhập khẩu từ nướcngoài, có giá trị lớn, thời gian sử dụng tương đối lâu dài Do đặc điểm hoạt độngsản xuất của Công ty là các chi nhánh, xí nghiệp, tổ đội xây dựng tại các công trìnhphân bố rải rác trên khắp cả nước, nên để tạo điều kiện cho việc quản lý cần chú ýđến việc thông tin kế toán kịp thời để việc hạch toán tài sản cố định được nhanhchóng, góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Từ những đặc điểm trên và tầm quan trọng của hạch toán tài sản cố định tạiCông ty, từ kinh nghiệm thực tế tìm hiểu trong quá trình thực tập tại Công ty, tôi đã
chọn đề tài : “Hoàn thiện hạch toán kế toán Tài sản cố định với việc quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty Cổ phần Sông Đà 7” cho
chuyên đề thực tập của mình với kết cấu thành 3 phần chính như sau:
PHẦN I : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 7
PHẦN II : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 7
PHẦN III : MỘT VÀI Ý KIẾN NHĂM NÂNG CAO CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ
TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 7
Trang 6PHẦN I GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 7
1.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Sông Đà 7
1.1.1 Giới thiệu về Công ty Sông Đà 7
Công ty cổ phần Sông Đà 7 với tên gọi ban đầu là Công trường bê tông trựcthuộc Công ty xây dựng Thủy điện Thác Bà được thành lập năm 1975, trực tiếp thamgia xây dựng Nhà máy thủy điện Thác Bà có công suất 110 MW, đây là nhà máy thủyđiện đầu tiên của Việt Nam Từ năm 1976 tham gia xây dựng Nhà máy thủy điện HòaBình công suất 1920 MW trên Sông Đà, tháng 3 năm 1980 Công trường III khai thác
đá sáp nhập vào Công trường bê tông lấy tên là Xí nghiệp bê tông nghiền sàng Tháng
3 năm 1993 đổi tên là : Công ty sản xuất vật liệu xây dựng , năm 1994 đổi tên là Công
ty vật liệu xây dựng và sau đó là Công ty Sông Đà 7 Ngày 01 tháng 01năm 2006chuyển đổi thành Công ty cổ phần sông Đà 7 theo Quyết định số 2335/QĐ- BXD ngày
19 tháng 12 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng
Lịch sử phát triển của Công ty SĐ7 gắn liền với sự phát triển của Tổng công
ty Sông Đà, gắn liền với các công trình thủy điện, công nghiệp, giao thông vận tải quan trọng của đất nước như : Nhà máy thủy điện Thác Bà ( 110 MW), Hòa Bình( 1920 MW), Vĩnh Sơn (66MW), Sông Hinh ( 66MW), Yaly ( 720MW), TuyênQuang ( 342 MW) Hiện nay đang cung cấp trên 90% đá dăm, cát nhân tạo phục vụcho bê tông đầm lăn( RCC) 50% bê tông tươi ( CVC), tham gia xây lắp 3/6 tổ máy 1/4 đập tràn của nhà máy thủy điện Sơn La ( 2.400MW); Đường dây 500 KV BắcNam; Nhà máy giấy Bãi Bằng, nhà máy dệt Minh Phương, nhà máy xi măng Sông
Đà, Yaly, Chiềng Sinh Sơn La; Đường giao thông khu vực Bắc Giang, Hòa Bình,đường Hồ Chí Minh
Trải qua hơn 30 năm xây dựng và phát triển Công ty cổ phần Sông Đà 7 trởthành một công ty mạnh của Tổng công ty Sông Đà một Tổng công ty xây dựnghàng đầu của Việt Nam Từ một đơn vị chuyên sản xuất vật liệu xây dựng đến nayCông ty đã phát triển với 6 công ty con,5 xí nghiệp và 1 chi nhánh trực thuộc, hoạt
Trang 7động trên các tỉnh : Lâm Đồng, Lào cai, Cao Bằng, Sơn La, Điện Biên, Hòa Bình,
Hà Nội hoạt động trên nhiều lĩnh vực SXKD khác nhau: Xây dựng các công trìnhcông nghiệp, công cộng, nhà ở và xây dựng khác, công trình thủy lợi, thủy điện,giao thông ; Xây dựng đường dây và trạm biến áp điện đến 500 KV, công trìnhthông tin, bưu điện, hầm lò, đường hầm, các công trình cấp thoát nước và lắp đặt;Khai thác mỏ, khoan phun, khoan phụt, gia cố địa chất công trình, xử lý chốngthấm, đóng cọc móng, khoan khai thác nước; Sản xuất, kinh doanh vật tư, vật liệuxây dựng, cấu kiện bê tông, phụ tùng, phụ kiện bằng kim loại phục vụ xây dựng;Sửa chữa cơ khí, ô tô, xe máy; Kinh doanh vận tải, nhà , bất động sản với quyền sởhữu hoặc cho thuê; Đầu tư, xây lắp các công trình thủy điện vừa và nhỏ; Sản xuấtkinh doanh điện thương phẩm; Xuất, nhập khẩu hàng hóa, vật tư, thiết bị, máy móc,phụ tùng phục vụ thi công các công trình xây dựng; Nhận ủy thác đầu tư của tổchức và cá nhân
Các dự án Công ty làm chủ đầu tư:
- Dự án thuỷ điện Yantansien ( Lâm Đồng ) công suất 20,8MW do Công tynắm giữ 54% vốn điều lệ
- Dự án Thuỷ điện Nậm He ( Điện Biên )công suất 14 MW Công ty nắm giữ
51 % vốn điều lệ
- Dự án Thuỷ điện Tiên Thanh ( Cao Bằng) công suất 15 MW Công ty nắmgiữ 54 % vốn điều lệ
Công ty tham gia góp vốn các dự án sau:
- Dự án thuỷ điện Sử-Pán 2 – Lào Cai công suất 35MW Công ty góp 28% vốnđiều lệ ( trong đó vốn điều lệ 140 tỷ đ)
- Dự án thuỷ điện Nho Quế – Hà Giang Công ty góp 12% ( trong số vốn điều
lệ của công trình là 200tỷ đ)
- Dự án thuỷ điện Bắc Giang – Lạng Sơn công ty góp 22% = 13,2tỷ đ
- Dự án thuỷ điện Đắc Di – Quảng Nam công suất 15MW công ty góp 10%vốn điều lệ
- Dự án thuỷ điện Bảo Lâm - Hà Giang công ty góp 10% vốn điều lệ
Trang 8Đầu tư tài chính:
- Công ty Cp khoáng sản & luyện kim Việt Nam 4,2tỷ đ
- Công ty Cp PV- INCONES góp 25 tỷ đ = 10% vốn điều lệ
- Khu kinh tế Hải Hà: 10tỷ đ
- Công ty tài chính Sông Đà :5 tỷ đ
- Ngân hàng CP năng lượng VN:4 tỷ đ
- Quỹ đầu tư VN:5 tỷ đ
- Quỹ Công nghiệp năng lượng VN: 20tỷđ
- Công ty CP Sắt Thạch Khê: 6 tỷ đ
- Cty TNHH Hoá chất – muối mỏ Việt Lào : 7,5 tỷđ
- Công ty TNHH VLXD Tây Bắc 14,4 tỷ đ ( 50% vốn điều lệ)
Ngày nay Công ty có đội ngũ hơn 1700 cán bộ và công nhân kỹ thuật, trong
đó 154 cán bộ kỹ thuật, quản lý có trình độ đại học và trên đại học
Cùng với việc phát triển về đội ngũ CBCNV, Công ty liên tục đầu tư nâng caotrình độ kỹ thuật, năng lực quản lý của cán bộ cũng như tay nghề cho công nhân kỹthuật Hiện tại Công ty cổ phần Sông Đà 7 có một dàn xe máy, thiết bị hiện đạinhập khẩu từ các nước công nghiệp phát triển như : Nhật, Hàn quốc, Thụy Điển,Phần Lan Với đội ngũ CBCNV lành nghề và giàu kinh nghiệm, năng lực xe máythiết bị hiện đại, tiên tiến Công ty cổ phần sông Đà 7 luôn hoàn thành nhiệm vụđược TCT Sông Đà giao
Bằng nỗ lực không mệt mỏi tập thể CBCN Công ty đã được Nhà nước tặng 2Huân chương lao động hạng ba, 1 huân chương lao động hạng hai và nhiều phầnthưởng cao quý khác
Với truyền thống và kinh nghiệm của Công ty trong quá trình xây dựng vàtrưởng thành, với tinh thần đoàn kết cùng với sức mạnh hiện có của Công ty vềnhiều mặt Công ty cổ phần Sông Đà 7 tiếp tục phấn đấu phát triển toàn diện gópphần tích cực vào công cuộc đổi mới và phát triển đất nước– Tất cả vì sự phát triểnbền vững và phồn vinh của Công ty cổ phần Sông Đà 7 và Tổng công ty Sông Đà Tên Công ty : Công ty cổ phần Sông Đà 7
Trang 9Tên quốc tế : Songda 7 Joint Stock Company
Tên viết tắt : Songda 7 JSC
Địa chỉ : Xã Ít Ong - Huyện Mường La - Tỉnh Sơn La
Văn phòng đại diện tại Hà Nội : Tòa nhà Tập Đoàn Sông Đà - Số 32 đường
Phạm Hùng - huyện Từ Liêm - thành phố Hà Nội
Điện thoại : 04 3787 8230 - Fax: 04 3787 8229 –
Email : songda7.sd@gmail.com
1.1.2 Lĩnh vực kinh doanh, mục tiêu và phạm vi hoạt động của Công ty
Lĩnh vực kinh doanh của Công ty
Kể từ ngày thành lập, Công ty không ngừng củng cố và phát triển, luôn cốgắng hoàn thành tốt các chức năng, nhiệm vụ lĩnh vực hoạt động chính của công ty.Sau đây là một số ngành nghề kinh doanh của Công ty theo giấy đăng ký kinhdoanh :
* Đầu tư, quản lý vốn đầu tư và trực tiếp sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực:
o Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, thủyđiện, hạ tầng kỹ thuật, đường dây và trạm biến thế điện;
o Đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng đô thị và khu công nghiệp;
o Dịch vụ tư vấn xây dựng và đấu thầu các công trình;
o Khai thác mỏ, sản xuất vật liệu xây dựng;
o Nhận thầu thi công bằng phương pháp khoan mìn nổ;
o Đầu tư xây dựng, vận hành khai khác và kinh doanh các nhà máy điện, nhàmáy xi măng;
o Chế tạo và lắp đặt các cấu kiện cơ khí, xây dựng, phụ tùng ô tô, phụ tùngmáy xây dựng và xe máy;
o Dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng ô tô, xe máy, các loại máy xây dựng;
o Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị công nghệ xây dựng;
o Kinh doanh vận tải hàng hóa, xăng, dầu, mỡ, bất động sản và văn phòng cho
Trang 10o Nhận uỷ thác đầu tư từ các tổ chức và cá nhân;
o Các nghành nghề kinh doanh khác không trái với quy định của Pháp luật
* Đầu tư tài chính vào các công ty con, công ty liên kết.
Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng quản trị sẽ quyết định việc thu hẹp hoặc
mở rộng các ngành nghề kinh doanh của Công ty không trái với quy định của Điều
lệ này và các quy định pháp luật có liên quan
Mục tiêu hoạt động của Công ty Cổ phần Sông Đà 7
Xây dựng và phát triển Công ty trở thành một doanh nghiệp mạnh, có khảnăng thi công trọn gói các công trình ở trong nước và quốc tế; lấy hiệu quả kinh tếlàm thước đo chủ yếu cho sự phát triển bền vững của Công ty; thực hiện đa dạnghoá ngành nghề, đa dạng hoá sản phẩm trong xây lắp trên cơ sở duy trì và phát triểnnghề xây dựng thuỷ điện truyền thống; phát huy cao độ mọi nguồn lực để khôngngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao đời sống của người lao động, gópphần quan trọng vào sự nghiệp phát triển của Công ty
Kinh doanh có lãi, bảo đảm an toàn và phát triển vốn đầu tư tại Công ty vàcác doanh nghiệp khác; tối đa hoá lợi nhuận, phát triển hoạt động sản xuất, kinhdoanh, đem lại lợi ích tối ưu cho các cổ đông, đóng góp cho ngân sách Nhà nướcthông qua các loại thuế từ kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, đồng thời đemlại việc làm, tạo thu nhập ổn định cho người lao động
Tối đa hoá hiệu quả hoạt động của toàn Công ty
Phạm vi kinh doanh và hoạt động của Công ty Cổ phần Sông Đà 7
•Công ty được phép lập kế hoạch và tiến hành tất cả các hoạt động kinh doanhtheo quy định của Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Điều lệ này, phù hợpvới quy định của pháp luật hiện hành và thực hiện các biện pháp thích hợp để đạtđược các mục tiêu của Công ty
•Công ty có thể tiến hành hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực khác phápluật không cấm và được Hội đồng quản trị phê chuẩn
1.1.3 Lịch sử phát triển của Công ty Cồ phần Sông Đà 7
Công ty cổ phần Sông Đà 7 ngày nay được kết tinh từ trí tuệ, công sức của
Trang 11nhiều thế hệ CBCNV, trưởng thành cùng sự phát triển của Tổng công ty Sông Đà
và đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta Công ty cổ phần Sông Đà 7 đượcthành lập năm 1975 với tên gọi ban đầu là Công trường bê tông trực thuộc Công tyxây dựng Thủy điện Thác Bà, trực tiếp tham gia xây dựng nhà máy thủy điện Thác
Bà có công suất 110 MW, đây là nhà máy thủy điện đầu tiên của Việt Nam Từ năm
1976 tham gia xây dựng Nhà máy thủy điện Hòa Bình công suất 1920 MW trênSông Đà, tháng 3 năm 1980 Công trường III khai thác đá sáp nhập vào Côngtrường bê tông lấy tên là Xí nghiệp bê tông nghiền sàng Tháng 3 năm 1993 đổitên Công ty sản xuất vật liệu xây dựng, Năm 1994 đổi tên là Công ty vật liệu xâydựng sau đó là Công ty Sông Đà 7 Ngày 01 tháng 01năm 2006 chuyển đổi thànhCông ty cổ phần Sông Đà 7 theo Quyết định số 2335/QĐ- BXD ngày 19 tháng 12năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, ngày 25 tháng 12 năm 2006 cổ phiếu củaCông ty cổ phần Sông Đà 7 chính thức giao dịch trên sàn Hastc- Hà Nội
Từ ngày thành lập đến nay trải qua hơn 30 năm xây dựng và trưởng thành,phát triển ngành nghề truyền thống là sản xuất vật liệu xây dựng phục vụ các côngtrình thủy điện trọng điểm Quốc gia, Công ty CP Sông Đà 7 đã làm nên những mốcson chói lọi đồng thời vượt qua những bước thăng trầm gian khó tưởng chừngkhông vượt qua được, nhưng bằng trí tuệ, niềm tin và lòng quả cảm của những thế
hệ cán bộ, công nhân Công ty đã để lại tấm gương sáng cho những thế hệ đi sau trântrọng về thành quả, công sức đóng góp vào trang sử vàng truyền thống của nhữngngười xây dựng thủy điện Việt Nam
Năm 1976 nhận nhiệm vụ của Tổng công ty Sông Đà những cán bộ, côngnhân ba lô trên vai chuyển từ thủy điện Thác Bà- Yên Bái đến Hòa Bình góp sứccùng tập thể CBCN Tổng công ty Sông Đà chinh phục dòng Sông Đà, khai thácnguồn than trắng phục vụ tổ quốc Nơi đây không thể kể hết những khó khăn chồngchất và những trở ngại mà tập thể CBCNV Công ty đã vượt qua, đa số CBCNVxuất thân từ nông dân chân chất một nắng hai sương chỉ biết đến hạt lúa củ khoaivươn lên học tập nắm bắt công nghệ hiện đại của Liên Xô lúc bấy giờ như : vậnhành máy khoan BMK, nổ mìn khai thác đá, vận hành các trạm nghiền sàng PDCY
Trang 12-200, trạm nghiền sàng 186-187, trạm 3500m3/năm, trạm trộn bê tông CB -93 đãcung cấp 2 triệu m3 bê tông đảm bảo tiến độ công trường Thủy điện Hòa Bình là trường học lớn của tuổi trẻ TCT nói chung và tuổi trẻ Công ty nói riêng biểu hiệncủa lòng dũng cảm, truyền thống hiếu học, cầu thị tiến bộ , nhiều cán bộ, công nhân
đã trưởng thành tại công trường thanh niên cộng sản này
Năm 1995 các tổ máy của thủy điện Hòa Bình lần lượt hòa lưới điện quốc giacũng là lúc những chàng Sơn Tinh thời nay lại ra đi đến với những dòng sông mới,công trình mới như Vĩnh Sơn, Sông Hinh, Yaly Tây Nguyên hùng vỹ ghi nhận sựtrưởng thành vượt bậc của tập thể cán bộ, công nhân của Công ty Tây Nguyên vớithời tiết biến động bất thường, ngổn ngang tàn tích chiến tranh như bom, mìn, chấtđộc hóa học nhưng với truyền thống đoàn kết vượt qua mọi khó khăn tập thểCBCNV Công ty đã góp sức mình vào việc xây dựng thành công nhà máy thủy điệnYaly công suất 720 MW, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ TCT giao
Năm 2000 Công ty tham gia thi công đường Hồ Chí Minh đoạn Aroàng ThừaThiên Huế đến Atép tỉnh Quảng Nam
Năm 2002 Công ty chuyển trụ sở đến Na Hang - Tuyên Quang tham gia xâydựng nhà máy thủy điện Tuyên Quang công suất 342MW Là đơn vị thi công chínhkênh dẫn dòng, gia cố bê tông đê quai thượng lưu, đập trọng lực (D1-D5), trái tràn,1/2 đập tràn, dốc nước, mũi phun góp phần để ngày 15/12/2008 3 tổ máy của nhàmáy thủy điện Tuyên Quang đã hòa lưới điện Quốc gia
Năm 2004 toàn bộ bộ máy Công ty chuyển đến Sơn La tham gia xây dựng nhàmáy thủy điện có quy mô lớn nhất Đông nam Á với công suất là 2400MW Đếnnay Công ty có 1700 cán bộ, công nhân trong đó cán bộ có trình độ đại học và trênđại học là: 156 người, cán bộ có trình độ cao đẳng, trung cấp : 95 người Là đơn vịchủ lực tham gia xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La, nhà máy thủy điện có quy
mô lớn nhất Đông Nam Á, cung cấp trên 90% đá dăm, cát nhân tạo cho bê tôngđầm lăn, tương đương 4 triệu m3 ( Đây là công nghệ mới được áp dụng thi công tạiViệt Nam), Tham gia thi công một phần khoan nổ khai thác mỏ đá Bản Pênh cungcấp đá cho công trường
Trang 13Được giao xây lắp cửa nhận nước, 3/6 tổ máy của nhà máy, 1/4 đập tràn, vớigần 1 triệu m3 bê tông Sản xuất vật liệu cho bê tông đầm lăn ( RCC) 1 triệu 700nghìn m3, đảm bảo tiến độ thi công bê tông đầm lăn năm 2008 và dự trữ vật liệucho những năm tiếp theo.
Thi công bê tông (CVC) 248 nghìn M3, đập tràn đã giao cho đơn vị lắp đặtthiết bị van cung xả sâu, đang thi công bê tông trên cao trình 173,6 , thi công phầntràn cong xả mặt Tại nhà máy thủy điện thi công các tổ máy 4,5,6 đảm bảo tiến độ lắp máy đặt ống áp lực
Giá trị hợp đồng của công ty trên thủy điện Sơn La: Trên hai nghìn tỷ đồng
Một số thông tin về kết quả sản xuất kinh doanh:
Chỉ tiêu chủ yếu Đ.Vị Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tổng giá trị SXKD 10 6 đ 84.787 189.687 305.500 443.707 271.923 288.163 809.445
Doanh thu 10 6 đ 78.500 152.125 303.386 439.209 271.830 243.525 832.845 Nộp ngân sách 10 6 đ 1.523 2.097 1.183 14.373 12.440 9.132 26.052 Lợi nhuận 10 6 đ 2.004 2.097 1.183 4.714 10.889 11.153 44.317
Thu nhập b quân 10 3 đ 901 1.400 1.600 1.881 2.000 2.280 3.566
Hiện nay Công ty cổ phần Sông Đà 7 có các Công ty con, xí nghiệp sau:
1 Công ty cổ phần thủy điện Cao Nguyên - Sông Đà : Đầu tư xây dựng, vậnhành nhà máy thủy điện Yatansien công suất 19,5 MW, kinh doanh điện tại khu vựcTây Nguyên
2 Công ty cổ phần năng lượng Sông Đà - Điện Biên: Đầu tư xây dựng, vậnhành nhà máy thủy điện Nậm He công suất 16 MW, kinh doanh điện khu vực TâyBắc
3 Công ty cổ phần năng lượng Cao Bằng: Đầu tư xây dựng, vận hành nhàmáy thủy điện Tiên Thanh công suất 16,5 MW, kinh doanh điện tại Cao Bằng
4 Công ty cổ phần Sông Đà 702: Kinh doanh xây lắp Đang tiến hành làmcác thủ tục để đầu tư xây dựng nhà máy thủy điện Nậm Thi công suất 12 MW, kinhdoanh điện
5 Công ty cổ phần Sông Đà 704: Kinh doanh, sản xuất vật liệu xây dựng
Trang 146 Công ty cổ phần đầu tư đô thị và khu công nghiệp Sông Đà 7 : Kinh doanh xây lắp & bất động sản 4 dự án nhà tại Xuân Phương & Phùng Quang Hà Nội.
7 Chi nhánh Hà Nội: Đầu tư khu đô thị 60 ha và nhà vườn sinh thái 132 hatại Đồng Quang- Quốc Oai- Hà Nội
8 Xí nghiệp Sông Đà 705 : Kinh doanh xây lắp
9 Xí nghiệp Sông Đà 706: Chuyên khoan nổ khai thác đá, thi công cơ giới
10 Xí nghiệp Sông Đà 707: Kinh doanh xây lắp
11 Xí nghiệp Cơ khí: Chuyên gia công cơ khí phục vụ xây lắp
Từ một đơn vị nhỏ sau hơn 30 năm xây dựng và trưởng thành đến nay Công ty
cổ phần Sông Đà 7 đã phát triển thành một trong những đơn vị mạnh của Tổng công
ty Sông Đà với đội ngũ cán bộ, công nhân hùng hậu có năng lực đảm nhận thi côngxây lắp, sản xuất vật liệu xây dựng và kinh doanh đa ngành nghề
1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý công ty cổ phần Sông Đà 7
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có quyền lực cao nhất của Công ty Cổ phầnSông Đà 7, bao gồm tất cả các cổ đông có thẩm quyền tham dự theo quy định củađiều lệ công ty Đại hội đồng cổ đông sẽ thông qua các quyết định thuộc thẩmquyền bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp khi được số cổ đông đại biểu ít nhất80% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả các cổ đông dự họp chấp thuận, đồng thờitham gia góp ý kiến xây dựng và biểu quyết thông qua điều lệ tổ chức hoạt động vàđịnh hướng phát triển của Công ty Bên cạnh đó kiểm soát hoạt động của hội đồngquản trị và ban kiểm soát Sau đây là mô hình tổ chức công ty Cổ phần Sông Đà 7:
Trang 15SƠ ĐỒ 1: Tổ chức quản lý Công ty CP Sông Đà 7
(Nguồn: Phòng Tổ chức Công ty Cổ phần Sông Đà 7)
TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC VẬT TƯ-CƠ GIỚI PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT
PHÒNG KT-KH PHÒNG VT-CG PHÒNG TC-HC PHÒNG TC-KT PHÒNG KINH TẾ-CÔNG NGHỆ-AN TOÀN
CHI NHÁNH SĐ 904
CHI NHÁNH SĐ 905
CHI NHÁNH SĐ 907
CHI NHÁNH SĐ 908
C.TY TNHH CKSC SÔNG
ĐÀ 9
C.TY CỔ PHẦN SĐ 901
C.TY CỔ PHẦN SĐ 906
C.TY CỔ PHẦN SĐ 909
C.TY CỔ PHẦN NẬM MU
BQL DA TĐ NGHỆ
AN &
BẮC GIANG
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC KINH DOANH
SĐ 903
BAN QL
DA TĐ NẬM KHÁNH
Trang 16 Hội đồng quản trị : là cơ quan quản lý Công ty do Đại hội đồng cổ đông
bầu ra, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề quan trọng liênquan đến mục đích, quyền lợi của Công ty như các quyết định chiến lược phát triểncông ty, phương án đầu tư, bổ nhiệm, bãi nhiệm chức năng Tổng giám đốc và cácchức năng quản lý khác… Trừ các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổđông Hội đồng quản trị có quyền và nghĩa vụ giám sát Tổng giám đốc điều hành vànhững người quản lý khác trong Công ty Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị
do Pháp luật và điều lệ công ty, các quy chế nội bộ cua công ty và nghị quyết Đạihội đồng cổ đông quy định Đứng đầu Hội đồng quản trị của Công ty Cổ phần Sông
Đà 7 là KS Nguyễn Thông Hoa
Ban kiểm soát : Là cơ quan do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ
kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong hoạt động quản lý của Hội đồng quản trị, hoạtđộng điều hành kinh doanh của Tổng giám đốc, trong ghi chép sổ kế toán và báocáo tài chính, kiến nghị bổ sung , sửa đổi, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hànhhoạt động kinh doanh của công ty… Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồngquản trị và Tổng giám đốc
Tổng giám đốc điều hành công ty : là người điều hành, quyết định các vấn
đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồngquản trị về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao Hiện nay, người nắmcương vị Tổng giám đốc là Kĩ sư Nguyễn Hữu Danh
Các phó tổng giám đốc : gồm có 4 phó tổng giám đốc, bao gồm : Phó tổng
giám đốc kinh doanh, phó tổng giám đốc vật tư- cơ giới, phó tổng giám đốc kỹthuật, phó tổng giám đốc sản xuất Và một kế toán trưởng do Hội đồng quản trị bổnhiệm Ban giám đốc có nhiệm vụ:
Tổ chức điều hành, quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công tytheo nghị quyết, quyết định của hội đồng quản trị, nghị quyết của ĐHĐCĐ, điều lệcông ty và tuân thủ pháp luật
Xây dựng và trình HĐQT các quy chế quản lý điều hành nội bộ, kế hoạchsản xuất kinh doanh và kế hoạch tài chính hàng năm và dài hạn của công ty
Trang 17 Đề nghị HĐQT quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng kỷ luậtđối với phó Tổng giám đốc, kế toán trưởng, giám đốc chi nhánh, trưởng vănphòng đại diện
Ký kết và thực hiện các hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự theo quy địnhcủa pháp luật
Báo cáo HĐQT về tình hình hoạt động, kết quả sản xuất kinh doanh, chịutrách nhiệm trước HĐQT, ĐHĐCĐ và pháp luật về những sai phạm gây tổn thấtcho công ty
Thực hiện các Nghị quyết của HĐQT và ĐHĐCĐ, kế hoach kinh doanh và
kế hoạch đầu tư của công ty đã được HĐQT và ĐHĐCĐ thông qua
Các nhiệm vụ khác được quy định tại điều lệ
Các phòng nghiệp vụ công ty : bao gồm:
o Phòng tổ chức- hành chính: Có chức năng tham mưu giúp HĐQT và Tổng giám đốc thực hiện các chức năng cụ thể sau: công tác tổ chức và công tác cán bộ;
công tác đào tạo, công tác thi đua khen thưởng và kỷ luật; công tác hành chính vănphòng
o Phòng kinh tế- kế hoạch: Là bộ phận chức năng giúp việc cho HĐQT và
giám đốc các lĩnh vực cụ thể như: công tác kinh tế, công tác đấu thầu mua sắmthiết bị, xe máy; công tác hợp đồng kinh tế; công tác kế hoạch
o Phòng Kỹ thuật công nghệ và an toàn: Là bộ phận chức năng giúp việc cho
HĐQT và giám đốc trong các lĩnh vực cụ thể như sau: quản lý kỹ thuật, chất lượng
và tiến độ các công trình đấu thầu hoặc nhận thầu thi công hoặc các công trình doCông ty làm chủ đầu tư xây dựng; nghiên cứu hướng dẫn và hỗ trợ ứng dụng côngnghệ, các tiến bộ kỹ thuật, các sáng kiến cải thiện kỹ thuật, biện pháp hợp lý hoásản xuất trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Công ty, quản lý về an toàn bảo
hộ lao động trong Công ty; tìm kiếm phát triển thị trường và tiếp nhận đấu thầu thicông các công trình trong phạm vi ngàng nghề kinh doanh của Công ty; lập và trìnhduyệt các dự án đầu tư của Công ty
Trang 18o Phòng vật tư- cơ giới: Là bộ phận chức năng giúp thực hiện các lĩnh vực
công tác cụ thể sau: chức năng quản lý cơ giới; quản lý toàn bộ máy móc thiết bị vàtài sản của Công ty; chức năng quản lý vật tư, đảm bảo cung ứng kịp thời các nhucầu vật tư, phụ tùng thiết yếu nhằm đáp ứng công tác sản xuất và phục vụ sản xuất,công tác phục hồi sửa chữa máy móc; xuất nhập khẩu vật tư phụ tùng
o Phòng Tài chính- kế toán: là bộ phận giúp Tổng giám đốc tổ chức bộ máy
Tài chính- Kế toán- Tín dụng Mặt khác giúp giám đốc kiểm tra kiểm soát bằngđồng tiền các hoạt động kinh tế- tài chính trong Công ty theo các quy định về quản
lý tài chính của Nhà nước, của Tổng công ty và Công ty cổ phần
o Ngoài ra, còn có Ban chuẩn bị các dự án: đây là bộ phận có chức năng làm
các công việc bước đầu trong công tác dự án
1.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Sông Đà 7
Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh chính của Công ty Cổ phần Sông Đàxây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, thuỷ điện, thuỷ lợi…Vì vậy hìnhthức kinh doanh của Công ty là nhận thầu xây dựng các công trình của nhà đầu tư.Ngoài ra, Công ty còn tiến hành đầu tư xây dựng, chế tạo và lắp đặt các cấu kiện cơkhí, xây dựng, phụ tùng ô tô, phụ tùng máy xây dựng, dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng
ô tô, xe máy, các loại máy xây dựng… Với ngành nghề kinh doanh đa dạng, cùngđội ngũ công nhân đông đảo, để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh luôn có lãi
và đạt được mục tiêu đề ra, Công ty đã xây dựng bộ máy quản lý hoạt động sản xuấtkinh doanh phù hợp nhất Công ty Cổ phần Sông Đà 7 bao gồm các đơn vị thànhviên là các chi nhánh Sông Đà, các công ty cổ phần nhỏ, ban quản lý dự án… Vớiviệc phân chia này, mỗi đơn vị thành viên đảm nhận một vài nghành nghề kinhdoanh Nhờ vậy, việc quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đượcthuận lợi hơn Các đơn vị thành viên tiến hành sản xuất kinh doanh độc lập nhưngđến cuối năm, kế toán tại Công ty tổng hợp kết quả kinh doanh của cả Công ty
Trang 192 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Công ty Cổ phần Sông Đà 7 2.1 Tổ chức bộ máy kế toán
Công ty Cổ phần Sông Đà 7 tổ chức công tác kế toán theo hình thức vừa tậptrung vừa phân tán Tại các chi nhánh, xí nghiệp trực thuộc Công ty có tổ chức bộmáy kế toán riêng tiến hành hạch toán phân tán, các đơn vị làm nhiệm vụ từ khâuhạch toán ban đầu, ghi sổ kế toán đến khâu lập báo cáo kế toán gửi về phòng kếtoán Công ty Phòng kế toán Công ty làm nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra kế toántoàn đơn vị, nhận báo cáo kế toán của các xí nghiệp, chi nhánh độc lập, tổng hợp sốliệu để lập báo cáo kế toán toàn Công ty Riêng các tổ đội trực thuộc làm nhiệm vụxây lắp không có bộ máy kế toán riêng mà tiến hành hạch toán tập trung tại Công
ty Tại đó, chỉ có một kế toán viên làm nhiệm vụ hạch toán ban đầu sau đó gửi cácchứng từ về phòng kế toán
Hiện nay, phòng Tài chính- kế toán của Công ty có 8 người, được phân côngnhiệm vụ và chức năng theo mô hình sau đây :
Trang 20Sơ đồ 2: Tổ chức bộ máy kế toán của công ty CP Sông Đà 7
(Nguồn: Phòng Tài chính kế toán Công ty Cổ phần Sông Đà 7)
* Kế toán trưởng : Là người phụ trách chung và trực tiếp phụ trách.
- Tổ chức bộ máy kế toán, cán bộ kế toán toàn Công ty
- Kiểm soát trực tiếp các Hợp đồng xây dựng; Thương mại đầu tư; Liên doanh
- Tổ chức và thực hiện thu hồi tiền bán hàng tổ chức tuần hoàn và chu chuyển vốn
- Tổ chức công tác kiểm toán các hoạt động kinh tế, tài chính của toàn Công ty
- Quản lý, cấp phát vốn các công trình tự đầu tư của Công ty
- Công tác phân tích hoạt động kinh tế
- Tổ chức thông tin kinh tế tài chính
Phó phòng kế
toán 1
Phó phòng kếtoán 2
Kế toán
CP sảnxuất, tínhgiá thànhsản phẩm
Kế toánxác địnhkết quảkinhdoanh
Kế toánlập cácloại báocáo
Phòng kếtoán chinhánh 705
Phòng kếtoán chinhánh 706
Phòng kếtoán chinhánh 707
Kế toán các tổ, độixây lắp, các xưởng
Kế toán trưởng
Trang 21- Hướng dẫn chế độ, chính sách của Nhà nước và Quy định của Tổng công ty
về tài chính kế toán
- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty về công tác Tài chính kế toán củaCông ty
Hiện nay, kế toán trưởng tại Công ty là ông Nguyễn Hồng Trường
* Hai phó kế toán trưởng:
- Thay mặt kế toán trưởng điều hành công tác tài chính kế toán toàn Công tykhi kế toán trưởng đi vắng
- Tổ chức chỉ đạo công tác lập, duyệt xử lý, luân chuyển chứng từ kế toán đểhằng ngày nhập vào máy kịp thời
- Tổ chức chỉ đạo công tác lập kế hoạch tài chính tín dụng tổng hợp tháng,quý, năm của Công ty, giao kế hoạch cho các đơn vị trực thuộc Lập báo cáo tìnhhình thực hiện kế hoạch của Công ty, đơn vị trực thuộc
- Công tác đầu tư vốn ra bên ngoài, kiểm tra thanh lý các Hợp đồng kinh tế,khoản thu nội bộ Công ty và các Công ty Cổ phần; thanh toán công nợ nội bộ TổngCông ty và Công ty; tham gia các công tác thanh tra tài chính nội bộ và công tácphân tích hoạt động SXKD
- Thường xuyên hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn cho các thành viên trongphòng, bố trí sắp xếp cán bộ kế toán của công ty có thời gian đi học để nâng caotrình độ
- Theo dõi, đôn đốc công tác thu hồi vốn và thu hồi tiền bán hàng; tình hìnhthực hiện nghĩa vụ với Ngân sách của toàn Công ty; làm việc với cơ quan Nhà nước
để giải quyết; chỉ đạo công tác quản lý và phát hành Hoá đơn VAT; kê khai hoànthuế
- Chỉ đạo việc quyết toán sửa chữa lớn TSCĐ; dự thảo các tờ trình, quyết định
về quản lý vốn và tài sản của Công ty
- Tổ chức tham gia kiểm toán tài chính, quyết toán các đơn vị trực tiếp theoquy định của công ty
* Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
Trang 22- Hàng ngày căn cứ chứng từ kế toán nhận từ kế toán viên, phụ trách kế toán,sau khi đã kiểm tra, xử lý hoàn thiện chứng từ của kế toán viên , tiến hành phân loạiđịnh khoản kế toán và cập nhật vào máy kịp thời.
- Kế toán theo dõi khoản công nợ nội bộ Tổng công ty và các đơn vị trựcthuộc
- Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
- Lập báo cáo tháng, quý, năm theo sự hướng dẫn của phó phòng kế toán
* Kế toán xác định kết quả kinh doanh
- Kế toán thuế và các khoản phải nộp vào ngân sách
- Kế toán ngân hàng và tiền lương và các khoản kèm theo lương, theo dõi hỗtrợ xuất đầu tư, theo dõi việc sử dụng kinh phí công đoàn
* Kế toán vật tư:
- Tổ chức chỉ đạo công tác quản lý vật tư tài sản, việc sử dụng và quyết toánvật tư phụ tùng hàng tháng từ đó có kiến nghị biện pháp nhằm khắc phục những saisót trong công tác quản lý vật tư tài sản của Công ty và các đơn vị trực thuộc
- Theo dõi tiền mặt trên tài khoản 111, các bảng kê…
- Chịu trách nhiệm kiểm tra theo dõi tạm ứng, thanh quyết toán cho chủ côngtrình Kế toán các khoản phải thu của khách hàng, thu khác, tạm ứng…
- Lưu công văn đi, đến
-Kế toán TSCĐ kiêm luôn nhiệm vụ thủ quỹ: Căn cứ vào phiếu thu đã đượcgiám đốc, kế toán trưởng ký làm thủ tục chi tiền Cuối ngày, tổng hợp phiếu thu, chi
Trang 23lập bảng kê giao cho kế toán nhật ký ghi sổ, sau đó chốt sổ, cùng kế toán tiền mặtkiểm kê quỹ.
- Tham gia công tác tổng hợp quyết toán tháng, quý, năm của toàn công tydưới sự chỉ đạo của phó phòng kế toán
Đối với các chi nhánh và xí nghiệp có một bộ máy kế toán riêng Bộ máy kếtoán lại bao gồm kế toán trưởng, phó phòng kế toán và kế toán viên
Đối với các tổ đội xây lắp, mỗi xưởng lại có một kế toán phụ trách, thực hiệnthu thập xử lý chứng từ ban đầu rồi gửi lên phòng Tài chính của chi nhánh, xínghiệp, Công ty ( nếu có)
Sau mỗi tháng, quý, năm, kế toán các xí nghiệp, chi nhánh gửi số liệu đã tổnghợp lên phòng kế toán của Công ty để tiến hành tổng hợp
2.2 Tổ chức vận dụng chế độ kế toán
2.2.1 Chính sách, nguyên tắc kế toán áp dụng tại Công ty Cổ phần Sông Đà 7
Hệ thống chế độ kế toán của Công ty tuân theo quyết định 15/QĐ- BTC ngày
20 tháng 03 năm 2006 của Bộ Tài Chính
- Một niên độ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày31/12 hàng năm
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi kế toán: Việt Nam đồng
- Phương pháp về chuyển đổi các đồng tiền khác: theo tỷ giá công bố củaNgân hàng Nhà nước Việt Nam tại thời điểm hạch toán
- Hình thức sổ kế toán áp dụng: hình thức sổ Nhật ký chung thực hiện trênmáy vi tính
Trang 24- Phương pháp kế toán hàng tồn kho
+ Nguyên tắc đánh giá HTK: Theo giá vốn
+ Phương pháp hạch toán HTK: Kê khai thường xuyên
- Tình hình trích lập và hoàn nhập dự phòng
+ Phương pháp tính các khoản dự phòng: Công ty CP Sông Đà 7 lập cáckhoản dự phòng tuân thủ theo Thông tư số 64 ngày 15/09/1997 về việc hướng dẫntrích lập dự phòng giảm giá HTK, công nợ khó đòi, giảm giá chứng khoán tại DNNhà nước
- Phương pháp xác định doanh thu: Doanh thu được ghi nhận khi có khốilượng công trình hoàn thành bàn giao được khách hàng chấp nhận thanh toán
2.2.2 Tổ chức vận dụng chứng từ và tài khoản của Công ty:
Ngoài ra, để tiện lợi cho việc hạch toán và cung cấp thông tin cho các nhàquản lý, Công ty còn mở thêm Phiếu hạch toán có mẫu như sau:
Trang 25Biểu 1: Phiếu hạch toán hoàn tạm ứng
Tài khoản Phát sinh Nợ Phát sinh Có
15/QĐ-ty được chia tới cấp 8 với tiêu thức phân loại là chia hệ thống tài khoản theotừng đối tượng cụ thể trong và ngoài Công ty Có sự khác biệt này xuất phát từnhu cầu quản lý tài chính của Tổng công ty Sông Đà và để phục vụ tốt cho côngtác quản lý hoạt động kinh doanh của Ban giám đốc, đòi hỏi phải chi tiết cácquan hệ thanh toán Thêm vào đó, Công ty có một số lượng lớn các chi nhánh, xínghiệp, đội trực thuộc và quan hệ với nhiều Ngân hàng, nhiều công ty trong vàngoài Tổng công ty Sông Đà Do đó, để thuận lợi cho việc hạch toán kế toán
Trang 26một cách khoa học, dựa trên quyết định của Bộ Tài chính, Công ty đã tiến hànhphân cấp tài khoản kế toán chi tiết theo đối tượng.
VD: Tài khoản 241 Xây dựng cơ bản dở dang
2411 Mua sắm TSCĐ
241101 Đầu tư mua sắm TSCĐ
24110106 Máy in HP 1320
24110107 Máy vi tính Intel P4 D820
24110109 Máy chiếu Panasonic
24110111 Máy photocopy Ricoh
2.2.3 Hệ thống sổ sách kế toán tại công ty cổ phần Sông Đà 7
Việc lựa chọn hình thức sổ kế toán thích hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi choviệc hệ thống hoá và xử lý thông tin ban đầu Bởi vậy, việc tổ chức hệ thống sổ sáchhợp lý có vai trò quan trọng để cung cấp thông tin kịp thời và báo cáo định kỳ
Do đặc điểm hoạt động của Công ty là các nghiệp vụ phát sinh nhiều, công tylựa chọn áp dụng hình thức sổ kế toán “ Nhật ký chung” và sử dụng phần mềm kếtoán riêng do Tổng công ty cung cấp là “ Songda accounting system” ( SAS) Vớihình thức này, kế toán sử dụng những sổ sách theo biểu mẫu quy định, đó là các sổ:Nhật ký chung, sổ kế toán chi tiết, sổ cái tài khoản, bảng tổng hợp chi tiết, bảng cânđối số phát sinh Cụ thể như sau:
- Nhật ký chung: mở cho đối tượng có liên quan đến mọi nghiệp vụ phát sinhtheo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế của Tài khoản đó, từ đó phục vụ choviệc ghi Sổ Cái
- Sổ chi tiết: mở cho các đối tượng đòi hỏi phải theo dõi chi tiết, cụ thể như
sổ chi tiết các tài khoản 152, 153, 154, 621, 622, 623, 627, 211…
Trang 27- Sổ cái tài khoản: mở cho các tài khoản 153, 334, 621, 622, 627, 141, 154,211…
- Bảng tổng hợp chi tiết: Tổng hợp số liệu của tất cả các tài khoản trên sổ kếtoán chi tiết
- Bảng cân đối số phát sinh: được lập cho tất cả các tài khoản
Sau đây là sơ đồ thể hiện quy trình hạch toán nghiệp vụ kinh tế phát sinh tạicông ty cổ phần Sông Đà 7
Sơ đồ 3: Quy trình hạch toán nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Ghi hàng ngày
Ghi cuối kỳ
Đối chiếu
Chứng từ gốc và các bảng phân bổ
Cơ sở dữ liệu chứng từ, nghiệp
vụ
tiết
Bảng cân đối phát
sinh
Báo cáo kế toán
In các báo cáo tài chính, sổ kế toán
Cập nhật chứng từ vào máy
Tự động trên máy vi tính
Trang 28(Nguồn: Phòng Tài chính kế toán Công ty Cổ phần Sông Đà 7)
Hằng ngày, kế toán viên căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làmcăn cứ ghi sổ Xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máytính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán
Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổNhật ký chung, Sổ cái tài khoản và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan
Cuối tháng, kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ và lập báo cáo tài chính.Việc đối chiếu số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết luôn được thực hiện tự động vàđảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ
2.2.4 Vận dụng hệ thống báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Sông Đà 7:
Công ty Cổ phần Sông Đà 7 lập các báo cáo tài chính sau:
+ Bảng cân đối kế toán
+ Báo cáo kết quả kinh doanh
+ Bảng thuyết minh báo cáo tài chính
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Các báo cáo đều theo mẫu quy định của Bộ tài chính Ngoài ra, do đặc điểmCông ty có nhiều chi nhánh, xí nghiệp, nắm giữ cổ phần chi phối tại các công ty cổphần khác, nên cuối mỗi quý, kế toán tại Công ty Cổ phần Sông Đà 7 không nhữngnộp báo cáo tài chính riêng về kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty mà còntiến hành lập báo cáo tài chính hợp nhất bao gồm các chi nhánh, xí nghiệp và cáccông ty cổ phần
Ngoài ra vào cuối mỗi quý, kế toán Công ty Cổ Phần Sông Đà 7 bên cạnh việclập báo cáo tài chính còn lập rất nhiều các báo cáo quản trị theo quy định của Tổngcông ty Sông Đà như: Báo cáo chi phí và tính giá thành; Báo cáo chi phí quản lý;Báo cáo tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng; Báo cáo chi phí XDCB dở dang
Trang 29PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 7.
1 Đặc điểm, phân loại và tính giá TSCĐ tại Công ty Cổ phần Sông Đà 7
1.1 Đặc điểm tài sản cố định tại Công ty Cổ phần Sông Đà 7
Công ty Cổ phần Sông Đà 7 với chức năng kinh doanh chính là xây dựng cáccông trình, sản xuất lắp đặt các cấu kiện xây dựng và kết cấu cơ khí công trình, sảnxuất vật liệu, lắp đặt các thiết bị công nghệ, kinh doanh cho thuê nhà… Do vậy, Tàisản cố định của Công ty chủ yếu là nhà cửa, vật kiến trúc, các máy móc san, lấp, ủi,kéo; xe cơ giới vận tải, các máy khoan, nổ…
Ngay từ khi mới thành lập, là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, với nguồnNgân sách cấp, Công ty đã chú trọng tới việc đầu tư các máy móc thiết bị hiện đạiphục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty So với các Công ty kháctrong cùng ngành thì TSCĐ của Công ty được trang bị khá đầy đủ cả về số lượnglẫn chất lượng
Từ ngày 04 tháng 01 năm 2006, khi Công ty chuyển đổi thành Công ty Cổphần, cùng với thời gian gần đây do yêu cầu của công việc thi công các công trình,Công ty đang trang bị thêm các máy móc thiết bị bằng nguồn vốn tự có của mình,nguồn vốn tín dụng và nguồn vốn khác Các máy móc thiết bị của Công ty có giá trịlớn khấu hao trong nhiều năm và chủ yếu nhập từ các nước Nhật Bản, Hàn Quốc,Nga, Đức… Hơn nữa, Công ty có rất nhiều các chi nhánh, các tổ đội xây dựng đượcphân bố rải rác ở nhiều công trình trên khắp cả nước như đội Nậm Chiếm trên Sơn
La, công trình thuỷ điện Nậm An- Hà Giang, công trình thuỷ điện CHDCND Lào, công trình thuỷ điện Sông Giằng- Quảng Nam… Vì vậy, TSCĐ tạicông ty do các tổ đội xây dựng ở các công trình nắm giữ nên TSCĐ có đặc điểmriêng biệt với các đơn vị sản xuất khác
Xekhaman-Do những đặc điểm trên về TSCĐ, đòi hỏi Công ty phải quản lý chặt chẽ cả
về mặt giá trị và hiện vật Công việc này cũng đòi hỏi biện pháp quản lý tốt
- Về mặt hiện vật: Phòng vật tư cơ giới trực tiếp lập sổ sách theo dõi vềcông tác cơ giới, vật tư và các loại tài sản thuộc Công ty quản lý Các chi nhánh vàcác đội phụ thuộc trực tiếp sử dụng tài sản và theo dõi theo nguyên giá, giá trị khấuhao và giá trị còn lại
Trang 30- Về mặt giá trị: Phòng Tài chính- Kế toán trực tiếp lập sổ sách, theo dõitình hình tăng giảm của Tài sản cố định theo chỉ tiêu giá trị, tính toán, ghichép việc tính khấu hao TSCĐ, thu hồi vốn đầu tư để tái đầu tư TSCĐ Công ty Cổ phần Sông Đà 7 chỉ tiến hành đánh giá lại giá trị của TSCĐ khi
có quyết định của Nhà nước, khi thay đổi loại hình doanh nghiệp
Vào cuối năm Tài chính, Công ty Cổ phần Sông Đà 7 tiến hành kiểm kê vàxác định giá trị TSCĐ còn lại chỉ nhằm mục đích quản lý xem xét tình hình sử dụngTSCĐ tại Công ty như TSCĐ nào không còn sử dụng để thanh lý, TSCĐ nào khôngthoả mãn điều kiện là TSCĐ để chuyển thành công cụ, dụng cụ, còn số chênh lệchtăng giảm khi đánh giá lại Công ty sẽ quy rõ trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức
để từ đó có biện pháp giải quyết
Do Công ty Cổ phần Sông Đà 7 hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực xây lắpnên phần lớn các máy móc thiết bị có giá trị lớn, được nhập khẩu nên việc sửa chữalớn TSCĐ của Công ty chủ yếu là sửa chữa lớn theo kế hoạch
1.2 Phân loại TSCĐ tại Công ty Cổ phần Sông Đà 7
Do đặc điểm quản lý TSCĐ, Công ty không chỉ tiến hành quản lý và sử dụng tàisản phục vụ trực tiếp cho hoạt động của Công ty mà còn quản lý tài sản tại các chinhánh, xí nghiệp Cho nên giá trị tài sản mà Công ty quản lý là rất lớn Để thuận lợicho công tác quản lý và hạch toán TSCĐ, Công ty Cổ phần Sông Đà 7 đã phân loạiTSCĐ theo các tiêu thức như phân loại theo hình thái biểu hiện, phân loại theo tình hình sử dụng vàphân loại theo nguồn hình thành Cụ thể, cách thức phân loại như sau:
1.2.1.Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện
Ngay khi Công ty có nghiệp vụ biến động tăng giảm TSCĐ, kế toán tài sản tạiCông ty tiến hành phân loại TSCĐ chi tiết theo TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình.Cách thức phân loại này tạo điều kiện cho kế toán quản lý tốt TSCĐ trong quá trình
sử dụng và là cơ sở cho việc phân bổ đúng chi phí khấu hao và chi phí kinh doanhtrong kỳ
Trang 31
Bảng 3: Cơ cấu TSCĐ theo hình thái biểu hiện năm 2007
1.2.2 Phân loại TSCĐ theo tình hình sử dụng
Tuỳ theo mục đích sử dụng TSCĐ mà phân chia thành nhiều loại khác nhau.Chính nhờ đó mà Công ty nắm được cơ cấu tài sản phục vụ cho sản xuất, tài sảnkhông cần dùng đến, tài sản chờ xử lý… Từ đó để thực hiện tối ưu hoá loại ích kinhdoanh trong việc sử dụng tài sản một cách hợp lý, Công ty có thể thanh lý những tàisản không cần dùng đến và có biện pháp xử lý tốt nhất với các tài sản chờ xử lý…
Trang 32
Bảng 4: Cơ cấu TSCĐ theo tình hình sử dụng
1.2.3.Phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành.
Công ty Cổ phần Sông Đà 7 là một công ty lớn hoạt động trong lĩnh vực xâydựng, hơn nữa do trước đây Công ty được Nhà nước quản lý, mới chuyển sangcông ty Cổ phần từ đầu năm 2006 nên TSCĐ của Công ty rất đa dạng về nguồnhình thành: từ nguồn Ngân sách Nhà nước cấp, từ nguồn vốn tự bổ sung, từ tín dụng
Trang 331.3 Tính giá TSCĐ tại Công ty Cổ phần Sông Đà 7
Công ty tiến hành tính giá TSCĐ theo nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị cònlại theo Quyết định số 206/2003/QĐ- BTC về việc quản lý TSCĐ và trích khấu haoTSCĐ Cụ thể từng trường hợp sẽ được trình bày sau, trong phần hạch toán TSCĐ
2 Hạch toán các nghiệp vụ chủ yếu về biến động Tài sản cố định tại Công ty
Cổ phần Sông Đà 7
2.1 Hạch toán chi tiết TSCĐ tại Công ty Cổ phần Sông Đà 7
2.1.1.Thủ tục, chứng từ kế toán sử dụng trong hạch toán TSCĐ
Để hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ ở Công ty Cổ phần Sông
Đà 7 đều phải dựa vào các chứng từ tăng, giảm, khấu hao TSCĐ và các chứng từkhác liên quan
Ví dụ trong việc phân loại chứng từ trong phần hành TSCĐ
+ GIAM: giảm tài sản
- GIAM 01: nhượng bán tài sản
- GIAM 02: điều chuyển nội bộ sang đơn vị khác
- GIAM 03: thanh lý tài sản
- GIAM 04: góp vốn liên doanh
+ KHAO: trích khấu hao
- KHAO 01: trích khấu hao TSCĐ hữu hình
- KHAO 02: trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính
- KHAO 03: trích khấu hao TSCĐ vô hình
+ TANG: tăng tài sản
- TANG 01: mua sắm mới
- TANG 02: đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành
- TANG 03: chuyển từ công cụ lao động nhỏ
- TANG 04: điều chuyển nội bộ từ đơn vị khác
- TANG 05: nhận góp vốn liên doanh
- TANG 06: được biếu tặng
+ TDOI: thay đổi giá trị tài sản
Trang 34- TDOI 02: đánh giá lại giảm tài sản
Trong mỗi trường hợp cụ thể trong hạch toán TSCĐ, kế toán sừ dụng cácchứng từ thích hợp Cụ thể:
Các chứng từ tăng TSCĐ do mua sắm mới mà công ty sử dụng baogồm: biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản đánh giá lại TSCĐ, thẻTSCĐ và các chứng từ liên quan khác như: hoá đơn giá trị gia tăng,giấy đề nghị mua hàng…
Kế toán chi tiết nghiệp vụ TSCĐ tăng do điều chuyển nội bộ, kếtoán sử dụng các chứng từ sau: giấy đề nghị của các chi nhánh, tổđội, quyết định của Giám đốc Công ty Cổ phần Công Đà 7 về việcđiều chuyển tài sản, biên bản bàn giao tài sản
2.1.2 Trình tự hạch toán TSCĐ
Trang 35Sơ đồ 4: Quy trình hạch toán TSCĐ theo hình thức NKC
(Nguồn: Phòng Tài chính kế toán Công ty Cổ phần Sông Đà 7)
Chứng từ tăng, giảm, bảng khấu hao tài sản cố định
Chứng từ mã hoá nhập dữ liệu vào máy
Bảng tổng hợp chi tiết
Báo cáo kế toán
In các báo cáo kế toán, các sổ kế toán.
Trang 36Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổNhật ký chung, Sổ cái tài khoản 211, 212, 213, 214 và các sổ, thẻ kế toán chi tiếtTSCĐ
Cuối tháng, kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ và lập báo cáo tài chính.Việc đối chiếu số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết luôn được thực hiện tự động vàđảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ
Hạch toán TSCĐ tăng do mua sắm tại Công ty Cổ phần Sông Đà 7
Quy trình luân chuyển chứng từ tổng quát khi tăng TSCĐ do mua sắm đượcminh hoạ theo sơ đồ dưới đây:
Sơ đồ 5: Luân chuyển chứng từ trong nghiệp vụ kế toán tăng TSCĐ
(1) (2)
Để trình bày cụ thể những chứng từ sử dụng, quy trình luân chuyển chứng từ vàhạch toán kế toán tăng TSCĐ của Công ty do mua sắm, lấy ví dụ điển hình về việcmua sắm 1 ôtô tải ben tự đổ CAT 769D nhằm phục vụ cho nhu cầu hoạt động củaChi nhánh Sông Đà 702
Phòng Vật tư- Cơ giới viết giấy đề nghị mua hàng
Trang 37Dựa vào tình hình thực tế nhu cầu sử dụng tài sản cũng như việc nâng cao năngsuất lao động, chất lượng công trình đắp đập tại thuỷ điện Sơn La do Chi nhánhSông Đà 702 đang thi công Chi nhánh Sông Đà 702 có nhiệm vụ lập kế hoạch muasắm TSCĐ mà cụ thể là máy thi công để gửi về phòng Vật tư- Cơ giới của Công tySông Đà 7 Sau đó, phòng Vật tư- Cơ giới viết giấy đề nghị trình Tổng giám đốcTổng Công ty Sông Đà phê duyệt (1) Tại đây, Tổng Giám đốc sẽ tiến hành xemxét, kiểm tra và phê duyệt để có quyết định về phòng Vật tư- Cơ giới (2) Căn cứvào quyết định của Tổng Giám đốc, chuyển cho phòng Kinh tế có trách nhiệm lấybáo giá của ôtô tải ben tự đổ CAT 769D, lựa chọn mua và tiến hành kí Hợp đồngvới bên bán là Công ty TNHH Hưng Thiên (3) Các bên tiến hành bàn giao 1 ôtô tảiben, lập biên bản bàn giao, Công ty Cổ phần Sông Đà 7 nhận Hoá đơn GTGT củabên bán Khi hoàn thành bàn giao hai bên tiến hành thanh lý Hợp đồng và lập biênbản thanh lý Hợp đồng Căn cứ vào Hoá đơn GTGT mà bên bán phát hành, Công tytiến hành thanh toán bằng tiền gửi Ngân hàng Dựa vào các chứng từ trên mà phòng
Kế toán- Tài chính nhập vào máy tính, phần mềm kế toán SAS sẽ tự động chuyển
số liệu vào phiếu hạch toán, sổ chi tiết TSCĐ, Sổ Nhật ký chung và Sổ Cái TSCĐ(4)
Từ kế hoạch mua sắm TSCĐ sử dụng trong năm, Chi nhánh Sông Đà 702 gửi
Tờ trình lên Công ty Cổ phần Sông Đà 7 có mẫu như sau:
Trang 38CÔNG TY CP SÔNG ĐÀ 7 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMCHI NHÁNH SÔNG ĐÀ 702 Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
Sơn La, ngày 28 tháng 5 năm 2007
TỜ TRÌNH
( v/v: trang bị thêm xe máy, thiết bị)
Kính gửi: Giám đốc Công ty Cổ phần Sông Đà 7
Phòng Quản lý Vật tư- Cơ giới Công ty
Căn cứ theo:
- Năng lực thiết bị hiện có của Chi nhánh Sông Đà 7
- Tiến độ và khối lượng công việc tại công trình thuỷ điện Sơn La
Chi nhánh Sông Đà 702 kính trình Giám đốc Công ty và Phòng Quản lý Vật
tư-Cơ giới Công ty đầu tư thêm cho đơn vị 1 xe ôtô tải ben tự đổ ( trọng tải từ 30- 50tấn)
Rất mong được sự lưu tâm giải quyết của các quý ông Xin chân thành cảm ơn!
GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH ( Ký, họ tên)
Biểu mẫu 2: Tờ trình về việc trang bị thêm xe máy, thiết bị
Công ty Cổ phần Sông Đà 7 có nhu cầu mua mới 1 ôtô tải ben tự đổ CAT 769D,Công ty làm một giấy Đề nghị yêu cầu Tổng công ty đồng ý xét duyệt Mẫu giấyyêu cầu Tổng công ty như sau:
Trang 39Công ty CP Sông Đà 7 Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
Số: 385 CT/QL-CG-VT Hà Nội, ngày 07 tháng 06 năm 2007
GIẤY ĐỀ NGHỊ
Kính gửi: Tổng giám đốc Tổng công ty Sông Đà
Căn cứ:
- Kế hoạch đầu tư, đổi mới trang thiết bị của Tổng Công ty
- Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2007 của Công ty Sông Đà 7
- Tình hình thực tế của đơn vị thi công tại chi nhánh Sông Đà 702
- Tình trạng máy móc thiết bị hiện có của Công ty, Công ty Sông Đà 7 đềnghị:
Tổng giám đốc duyệt mua một số TSCĐ sau:
1 Ôtô tải ben tự đổ CAT 769D (
Biểu mẫu 3: Giấy đề nghị duyệt mua TSCĐ
Sau khi nhận được giấy đề nghị của Công ty Cổ phần Sông Đà 7 gửi lên, TổngCông ty xem xét, ý kiến phản hồi được ghi trong quyết định phê duyệt như sau:
Trang 40BỘ XÂY DỰNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
Số 189 TCT/ HĐQT Hà Nội, ngày 15 tháng 06 năm 2007
QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ
( v/v: Phê duyệt giấy đề nghị mua ôtô tải ben
tự đổ CAT 769D 38- 40 tấn)Căn cứ:
- Kế hoạch đầu tư đổi mới trang thiết bị của Tổng công ty
- Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2007 của Công ty Sông Đà 7
- Giấy đề nghị số 385 của Giám đốc Công ty Cổ phần Sông Đà 7
Điều 3 : Các ông giám đốc, trưởng phòng quản lý Vật tư- Cơ giới, kế toántrưởng, trưởng phòng tổ chức hành chính công ty Sông Đà 7 có trách nhiệmthi hành quyết định này
Nơi gửi: Tổng giám đốc Tổng Công ty
- Điều 3 ( ký, đóng dấu, họ tên)
- Lưu tại phòng QL VT- CG
Biểu mẫu 4: Quyết định của HĐQT phê duyệt mua TSCĐ
Sau khi nhận được quyết định phê duyệt của Tổng công ty, Công ty Cổ phầnSông Đà 7 lấy báo giá của ôtô tải ben tự đổ cần mua cụ thể như sau: