2. Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Sông Đà 7
1.2.2. Phân loại TSCĐ theo tình hình sử dụng
Tuỳ theo mục đích sử dụng TSCĐ mà phân chia thành nhiều loại khác nhau. Chính nhờ đó mà Công ty nắm được cơ cấu tài sản phục vụ cho sản xuất, tài sản không cần dùng đến, tài sản chờ xử lý… Từ đó để thực hiện tối ưu hoá loại ích kinh doanh trong việc sử dụng tài sản một cách hợp lý, Công ty có thể thanh lý những tài sản không cần dùng đến và có biện pháp xử lý tốt nhất với các tài sản chờ xử lý…
Bảng 4: Cơ cấu TSCĐ theo tình hình sử dụng
Đơn vị tính: đồng
Loại TSCĐ Năm 2007
Nguyên giá Giá trị còn lại TSCĐ dùng cho sản xuất kinh
doanh
801.176.803.870 445.410.632.927
TSCĐ phúc lợi 0 0
TSCĐ chờ xử lý 0 0
Cộng 801.176.803.870 445.410.632.927
(Nguồn: Phòng Tài chính kế toán Công ty Cổ phần Sông Đà 7)
1.2.3.Phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành.
Công ty Cổ phần Sông Đà 7 là một công ty lớn hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, hơn nữa do trước đây Công ty được Nhà nước quản lý, mới chuyển sang công ty Cổ phần từ đầu năm 2006 nên TSCĐ của Công ty rất đa dạng về nguồn hình thành: từ nguồn Ngân sách Nhà nước cấp, từ nguồn vốn tự bổ sung, từ tín dụng và từ các nguồn khác…
Bảng 5: Cơ cấu TSCĐ theo nguồn hình thành
Đơn vị tính: đồng
Nguồn hình thành Năm 2007
Nguyên giá Giá trị còn lại
Từ Ngân sách 914.037.214 9.120.534 Tự bổ sung 5.442.322.568 1.178.651.665 Tín dụng 708.544.604.887 372.882.900.192 Nguồn khác 86.275.839.201 70.139.960.536 Cộng 801.176.803.87 0 445.410.632.927 (Nguồn: Phòng Tài chính kế toán Công ty Cổ phần Sông Đà 7)
1.3. Tính giá TSCĐ tại Công ty Cổ phần Sông Đà 7
Công ty tiến hành tính giá TSCĐ theo nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại theo Quyết định số 206/2003/QĐ- BTC về việc quản lý TSCĐ và trích khấu hao TSCĐ. Cụ thể từng trường hợp sẽ được trình bày sau, trong phần hạch toán TSCĐ.
2. Hạch toán các nghiệp vụ chủ yếu về biến động Tài sản cố định tại Công tyCổ phần Sông Đà 7Cổ phần Sông Đà 7 Cổ phần Sông Đà 7
2.1. Hạch toán chi tiết TSCĐ tại Công ty Cổ phần Sông Đà 7
2.1.1.Thủ tục, chứng từ kế toán sử dụng trong hạch toán TSCĐ
Để hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ ở Công ty Cổ phần Sông Đà 7 đều phải dựa vào các chứng từ tăng, giảm, khấu hao TSCĐ và các chứng từ khác liên quan.
Ví dụ trong việc phân loại chứng từ trong phần hành TSCĐ + GIAM: giảm tài sản
- GIAM 01: nhượng bán tài sản
- GIAM 02: điều chuyển nội bộ sang đơn vị khác - GIAM 03: thanh lý tài sản
- GIAM 04: góp vốn liên doanh + KHAO: trích khấu hao
- KHAO 01: trích khấu hao TSCĐ hữu hình - KHAO 02: trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính - KHAO 03: trích khấu hao TSCĐ vô hình + TANG: tăng tài sản
- TANG 01: mua sắm mới
- TANG 02: đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành - TANG 03: chuyển từ công cụ lao động nhỏ - TANG 04: điều chuyển nội bộ từ đơn vị khác - TANG 05: nhận góp vốn liên doanh
- TANG 06: được biếu tặng + TDOI: thay đổi giá trị tài sản
- TDOI 02: đánh giá lại giảm tài sản
Trong mỗi trường hợp cụ thể trong hạch toán TSCĐ, kế toán sừ dụng các chứng từ thích hợp. Cụ thể:
Các chứng từ tăng TSCĐ do mua sắm mới mà công ty sử dụng bao gồm: biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản đánh giá lại TSCĐ, thẻ TSCĐ và các chứng từ liên quan khác như: hoá đơn giá trị gia tăng, giấy đề nghị mua hàng…
Kế toán chi tiết nghiệp vụ TSCĐ tăng do điều chuyển nội bộ, kế toán sử dụng các chứng từ sau: giấy đề nghị của các chi nhánh, tổ đội, quyết định của Giám đốc Công ty Cổ phần Công Đà 7 về việc điều chuyển tài sản, biên bản bàn giao tài sản.