2. Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Sông Đà 7
2.2.4. Vận dụng hệ thống báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Sông Đà 7:
Công ty Cổ phần Sông Đà 7 lập các báo cáo tài chính sau: + Bảng cân đối kế toán
+ Báo cáo kết quả kinh doanh
+ Bảng thuyết minh báo cáo tài chính + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Các báo cáo đều theo mẫu quy định của Bộ tài chính. Ngoài ra, do đặc điểm Công ty có nhiều chi nhánh, xí nghiệp, nắm giữ cổ phần chi phối tại các công ty cổ phần khác, nên cuối mỗi quý, kế toán tại Công ty Cổ phần Sông Đà 7 không những nộp báo cáo tài chính riêng về kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty mà còn tiến hành lập báo cáo tài chính hợp nhất bao gồm các chi nhánh, xí nghiệp và các công ty cổ phần.
Ngoài ra vào cuối mỗi quý, kế toán Công ty Cổ Phần Sông Đà 7 bên cạnh việc lập báo cáo tài chính còn lập rất nhiều các báo cáo quản trị theo quy định của Tổng công ty Sông Đà như: Báo cáo chi phí và tính giá thành; Báo cáo chi phí quản lý; Báo cáo tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng; Báo cáo chi phí XDCB dở dang.
PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 7.
1. Đặc điểm, phân loại và tính giá TSCĐ tại Công ty Cổ phần Sông Đà 71.1. Đặc điểm tài sản cố định tại Công ty Cổ phần Sông Đà 71.1. Đặc điểm tài sản cố định tại Công ty Cổ phần Sông Đà 7 1.1. Đặc điểm tài sản cố định tại Công ty Cổ phần Sông Đà 7
Công ty Cổ phần Sông Đà 7 với chức năng kinh doanh chính là xây dựng các công trình, sản xuất lắp đặt các cấu kiện xây dựng và kết cấu cơ khí công trình, sản xuất vật liệu, lắp đặt các thiết bị công nghệ, kinh doanh cho thuê nhà… Do vậy, Tài sản cố định của Công ty chủ yếu là nhà cửa, vật kiến trúc, các máy móc san, lấp, ủi, kéo; xe cơ giới vận tải, các máy khoan, nổ…
Ngay từ khi mới thành lập, là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, với nguồn Ngân sách cấp, Công ty đã chú trọng tới việc đầu tư các máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. So với các Công ty khác trong cùng ngành thì TSCĐ của Công ty được trang bị khá đầy đủ cả về số lượng lẫn chất lượng.
Từ ngày 04 tháng 01 năm 2006, khi Công ty chuyển đổi thành Công ty Cổ phần, cùng với thời gian gần đây do yêu cầu của công việc thi công các công trình, Công ty đang trang bị thêm các máy móc thiết bị bằng nguồn vốn tự có của mình, nguồn vốn tín dụng và nguồn vốn khác. Các máy móc thiết bị của Công ty có giá trị lớn khấu hao trong nhiều năm và chủ yếu nhập từ các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Đức… Hơn nữa, Công ty có rất nhiều các chi nhánh, các tổ đội xây dựng được phân bố rải rác ở nhiều công trình trên khắp cả nước như đội Nậm Chiếm trên Sơn La, công trình thuỷ điện Nậm An- Hà Giang, công trình thuỷ điện Xekhaman- CHDCND Lào, công trình thuỷ điện Sông Giằng- Quảng Nam… Vì vậy, TSCĐ tại công ty do các tổ đội xây dựng ở các công trình nắm giữ nên TSCĐ có đặc điểm riêng biệt với các đơn vị sản xuất khác.
Do những đặc điểm trên về TSCĐ, đòi hỏi Công ty phải quản lý chặt chẽ cả về mặt giá trị và hiện vật. Công việc này cũng đòi hỏi biện pháp quản lý tốt.
- Về mặt hiện vật: Phòng vật tư cơ giới trực tiếp lập sổ sách theo dõi về công tác cơ giới, vật tư và các loại tài sản thuộc Công ty quản lý. Các chi nhánh và các đội phụ thuộc trực tiếp sử dụng tài sản và theo dõi theo nguyên giá, giá trị khấu hao và giá trị còn lại.
- Về mặt giá trị: Phòng Tài chính- Kế toán trực tiếp lập sổ sách, theo dõi tình hình tăng giảm của Tài sản cố định theo chỉ tiêu giá trị, tính toán, ghi chép việc tính khấu hao TSCĐ, thu hồi vốn đầu tư để tái đầu tư TSCĐ. Công ty Cổ phần Sông Đà 7 chỉ tiến hành đánh giá lại giá trị của TSCĐ khi có quyết định của Nhà nước, khi thay đổi loại hình doanh nghiệp.
Vào cuối năm Tài chính, Công ty Cổ phần Sông Đà 7 tiến hành kiểm kê và xác định giá trị TSCĐ còn lại chỉ nhằm mục đích quản lý xem xét tình hình sử dụng TSCĐ tại Công ty như TSCĐ nào không còn sử dụng để thanh lý, TSCĐ nào không thoả mãn điều kiện là TSCĐ để chuyển thành công cụ, dụng cụ, còn số chênh lệch tăng giảm khi đánh giá lại Công ty sẽ quy rõ trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức để từ đó có biện pháp giải quyết.
Do Công ty Cổ phần Sông Đà 7 hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực xây lắp nên phần lớn các máy móc thiết bị có giá trị lớn, được nhập khẩu nên việc sửa chữa lớn TSCĐ của Công ty chủ yếu là sửa chữa lớn theo kế hoạch.
1.2. Phân loại TSCĐ tại Công ty Cổ phần Sông Đà 7
Do đặc điểm quản lý TSCĐ, Công ty không chỉ tiến hành quản lý và sử dụng tài sản phục vụ trực tiếp cho hoạt động của Công ty mà còn quản lý tài sản tại các chi nhánh, xí nghiệp. Cho nên giá trị tài sản mà Công ty quản lý là rất lớn. Để thuận lợi cho công tác quản lý và hạch toán TSCĐ, Công ty Cổ phần Sông Đà 7 đã phân loại TSCĐ theo các tiêu thức như phân loại theo hình thái biểu hiện, phân loại theo tình hình sử dụng và phân loại theo nguồn hình thành. Cụ thể, cách thức phân loại như sau:
1.2.1.Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện
Ngay khi Công ty có nghiệp vụ biến động tăng giảm TSCĐ, kế toán tài sản tại Công ty tiến hành phân loại TSCĐ chi tiết theo TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình. Cách thức phân loại này tạo điều kiện cho kế toán quản lý tốt TSCĐ trong quá trình sử dụng và là cơ sở cho việc phân bổ đúng chi phí khấu hao và chi phí kinh doanh trong kỳ
Bảng 3: Cơ cấu TSCĐ theo hình thái biểu hiện năm 2007
Đơn vị tính: đồng
Loại TSCĐ Năm 2007
Nguyên giá Giá trị còn lại
TSCĐ hữu hình 793.576.553.870 439.878.556.247
- Nhà cửa, vật kiến trúc 186.326.553.650 152.731.876.743 - Máy móc, thiết bị 280.869.031.756 120.980.655.456 - Phương tiện vận tải 323.655.590.870 164.886.235.545 - Thiết bị, dụng cụ quản lý 2.375.535.931 1.021.876.788 - TSCĐ hữu hình khác 349.841.663 257.911.715
TSCĐ vô hình 7.600.250.000 5.632.076.680
- Thương hiệu Sông Đà 7.412.700.000 5.456.000.030 - Quyền sử dụng đất 103.000.000 103.000.000 - Phần mềm máy tính 84.550.000 53.076.650
Cộng 801.176.803.870 445.410.632.927
(Nguồn: Phòng Tài chính kế toán Công ty Cổ phần Sông Đà 7)